MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG
ChươngI:Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu Intimex 2
I.Lịch sử hình thành của công ty xuất nhập khẩu Intimex 2
II.Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của công ty 4
1.Chức năng 4
2.Nhiệm vô 5
3.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 6
Chương II: Tình hình hoạt động của công ty xuất nhập khẩu Intimex 8
I.Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.Tình hình hoạt động xuất khẩu 8
2.Tình hình hoạt động nhập khẩu 10
II.Tình hình một số hoạt động khác 11
1.Kinh doanh nội địa 11
2.Hoạt động đầu tư 13
III.Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty 15
1.Những kết quả đạt được 15
2.Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 16
Chương III:Định hướng và muck tiêu phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian tới 18
I.Nhận định thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới 18
1.Thuận lợi 18
2.Khó khăn 19
II. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian tới 20
1.Về hoạt động xuất khẩu 20
2.Về hoạt động nhập khẩu 22
3.Về hoạt động kinh doanh nội địa 23
4.Về hoạt động đầu tư 25
III.Một số kiến nghị 25
1.Về đầu tư 25
2.Về cấp vốn 25
PHẦN III: KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC 28
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh 2, phòng nghiệp vụ kinh doanh 6 và phòng nghiệp vụ kinh doanh 10.
Công ty còn có các đơn vị trực thuộc:
-Trung tâm thương mại;
-Xí nghiệp xe máy và xÝ nghiệp may Intimex;
-Chi nhánh Hải Phòng;
-Chi nhánh Nghệ An;
-Chi nhánh Đà Nẵng;
-Chi nhánh tp Hồ Chí Minh;
-Chi nhánh Đồng Nai;
3.2.Chức năng các phòng ban của công ty.
Giám đốc: Điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước Bộ thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Các phòng ban:
Nhiệm vụ của phòng ban do giám đốc quy định cụ thể, các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ đơn vị trực thuộc (chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng, kho vận…) thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng theo quy chế tổ chức và hoạt động đối với từng đơn vị trực thuộc theo cấp quản lý.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
Vì Intimex là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp nên hoạt động xuất nhập khẩu của công ty rất đa dạng và phong phó.
1.Tình hình hoạt động xuất khẩu
Trong những năm gần đây công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất nhập khẩu, đồng thời trong 6 năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên khoảng 4 lần. Ta có thể thấy rõ hơn tình hình tăng kim ngạch xuất khẩu qua bảng sau:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Intimex trong trong giai đoạn (1996-2003)
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Tên chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng KNXK
7867
13158
10250
23001
50185
50000
54000
76638
Trong đó:
XKTT
5885
9879
5850
20813
49185
49000
52970
66212
XKUT
1982
3279
4400
2188
1000
1000
1030
10425
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Intimex (1996-2003)
Sù gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu nằm trong chiến lược tăng trưởng thông qua xuất khẩu của công ty được vạch ra từ cuối năm 1998. Chỉ trong vòng ba năm (1998- 2000) sự tăng nhanh về xuất khẩu đã góp phần làm cho quy mô kinh doanh của công ty đã tăng nhanh chóng (gấp hơn hai lần), trong đó riêng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 5 lần.
Xuất khẩu từ chỗ có vị trí thứ yếu, nay đã có vị trí chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả kinh doanh trong ba năm gần đây đã phản ánh sự thay đổi về cơ cấu của kim ngạch xuất nhập khẩu theo hướng là: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch ngày càng tăng và ngược lại tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngach ngày càng giảm. Đến năm 2000 hoạt động xuất khẩu đang đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh cũng sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh.
Ta có thể thấy sự thay đổi về cơ cấu xuất nhập khẩu của công ty nhưng năm gần đây qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu xuất nhập khẩu trong của công ty giai đoạn (1996-2003)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Nhập khẩu
63
63
67
31
25
27
32.5
30
Xuất khẩu
37
37
33
69
75
73
67.5
70
Tổng sè
100
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Intimex (1996-2003)
Trong xuất khẩu thì phần trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt trong hai năm qua phần xuất khẩu uỷ thác (XKUT) không đáng kể. Với việc tăng cường hoạt động kinh doanh trực tiếp đã phản ánh sự cố gắng của công ty trong việc đầu tư tiền vốn trên thương trường để kinh doanh thực sự. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi vốn cho kinh doanh rất lớn. Nhu cầu vốn càng lớn hơn khi quy mô kinh doanh đang tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn giữa thập kỷ 90 định hướng về mặt hàng xuất khẩu của công ty không rõ ràng, mặt hàng nông sản giữ vai trò thứ yếu trong số các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Do vậy chỉ tiêu xuất khẩu luôn là nỗi lo trong lúc cơ chế Nhà nước đối với xuất khẩu ngày càng thông thoáng. Vào những năm 1996, 1997 với việc được phép tham gia vào các chương trình trả nợ bằng các hàng công nghiệp đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu các mặt hàng này. Năm 1998, các chương trình trả nợ không còn, đứng trước khó khăn nghiêm trọng của hoạt động xuất khẩu, ban giám đốc công ty đã quyết tâm thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lấy đó làm mặt hàng xuất khẩu chính trước mắt. Với việc tập trung tháo gỡ những khó khăn về vốn, về chi phí cho xuất khẩu nông sản và hàng loạt những các biện pháp hỗ trợ khác, chỉ trong thời gian ngắn công ty đã hoàn thành kế hoạch xuất khẩu của Bộ Thương mại giao. Năm 1998 tỷ trọng hàng nông sản chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu, năm 1999 chiếm trên 80% và năm 2000 chiếm trên 90%. Cho đến nay thì hàng nông sản đã trở thành mặt hàng giữ vị trí chủ yếu trong xuất khẩu của công ty.
Trong số các mặt hàng nông sản thì cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 1999 tỷ trọng của hai mặt hàng này chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 chiếm tới 82,8%. Mặc dù, trong hai năm qua công ty đã và đang cố gắng mở rộng ra các mặt hàng nông sản khác như: cao su, lạc nhân, gạo…( xem phụ lục 2)
2. Tình hình hoạt động nhập khẩu
Về hoạt động nhập khẩu thì trong nhưng năm qua công ty cũng chú trọng phát triển theo hướng hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm phục vụ cho hoạt động đầu tư và kinh doanh nội địa. Công ty đã giành được vai trò là đại lý phân phối cho những hãng sản xuất hàng lớn trên thế giới. Trong hai năm qua đó có nhiều cố gắng nên bước đầu đã phát triển làm đại lý cho một số hãng mỹ phẩm, sữa, tã lót trẻ em… Đây là một cố gắng rất lớn trong việc gắn hoạt động nhập khẩu với việc bán buôn chiếm lĩnh thị trường trong nội địa. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ so với thị trường.
Hoạt động nhập khẩu vật tư nguyên liệu và trang thiết bị máy móc trong thời gian qua nói chung là yếu. Một phần do trước đây không có định hướng kinh doanh mặt hàng này. Đến năm 1996 Công ty mới xin được bổ sung cho phép nhập khẩu trang thiết bị máy móc. Đến cuối năm 1999, đứng trước tình hình hoạt động nhập khẩu ngày càng bị giảm sút nhất là hàng tiêu dùng, ban giám đốc công ty đã đặt ra định hướng cần phải phát triển kinh doanh các nhóm hàng vật tư nguyên vật liệu và trang thiết bị, nhưng do nền tảng đẩy mạnh mối quan hệ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chậm trong việc đẩy mạnh và phát triển kinh doanh nhóm hàng này. Tuy nhiên, do có định hướng nên tỷ trọng nhóm hàng trang thiết bị và vật tư nguyên liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu đã có vị trí ngày càng lớn.
TÌNH HÌNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC
1.Kinh doanh nội địa
Khác biệt với một số công ty xuất khẩu của Bộ Thương mại, công ty Intimex đã có một bề dày kinh doanh bán lẻ trên thị trường nội địa thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của riêng mình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo thời gian hoạt động này có những bước thăng trầm nhất định. Vào đầu những năm 1990, các cửa hàng tại khu vực Bờ Hồ đã được xây dựng thành cửa hàng bán lẻ thu ngoại tệ đầu tiên tại Hà Nội và phục vụ người Việt Nam lao động ở nước ngoài. Từ khi chức năng trên bị cắt bỏ, hoạt động kinh doanh của cả khu vực dần teo lại, cửa hàng, kho tàng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài bị phá vỡ. Đầu tư xây dựng siêu thị với quy mô quá nhỏ, mặt hàng kinh doanh nghèo nàn không có sức hút đối với khách hàng. Doanh số bán lẻ tại siêu thị chỉ đạt hơn một tỷ đồng/ năm. Đứng trước tình hình trên đầu năm 2000, công ty đã được Bộ Thương mại duyệt đầu tư cải tạo lại toàn bộ khu vực Bờ Hồ thành trung tâm thương mại gồm một siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh dịch vụ. Trung tâm thương mại Bờ Hồ đi vào hoạt động từ tháng 4/2001 với doanh thu bán lẻ tăng đáng kể đã khẳng định vai trò của doanh thu bán buôn, bán lẻ trong cơ cấu doanh thu của công ty. Đồng thời cũng khẳng định vị trí và sự thành công của một doanh nghiệp Nhà nước thị trường bán lẻ tại Hà Nội.
Đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng để xây công ty có thể hoạch định chiến lược phát triển của mình trong việc tham gia chiếm lĩnh thị trường bán buôn và bán lẻ của công ty trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường nội địa ngoài việc bán hàng nhập khẩu và bán lẻ, các phòng kinh doanh và các đơn vị còn tham gia hoạt động bán buôn. Tuy nhiên, hoạt động này không mạnh bởi thiếu cơ sở phát triển.
Từ khi Công ty Nông sản III được sát nhập vào Intimex, hoạt động kinh doanh nông sản nội địa (thu mua sắn khô, ngô hạt vào vụ, đồng thời dữ trữ bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc…) được phát huy trở lại. Do những hoạt động này vốn là thế mạnh của Công ty Nông sản III nay được sự hỗ trợ của công ty Intimex. Điều này góp phần đáng kể làm tăng doanh sè kinh doanh nội địa trong vòng 3 năm gần đây.
Ta có thể tham khảo cơ cấu doanh thu của công ty một số năm gần đây qua bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của công ty từ năm 1996 đến năm 2003
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng DT
207
239
242
425
1002
1150
1500
1811
-DTXK
60
60
85
268
710
700
721
847,7
-DTNK
120
120
100
87
190
250
390
363,3
-DTNĐ
50
50
57
70
102
200
389
600
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Intimex (1996-2003)
2. Hoạt động đầu tư
Một thời gian khá dài, gần suốt trong cả thập kỷ 90 công ty Intimex đã không có hoạt động đầu tư, hoặc nếu có cũng hết sức dè dặt với quy mô rất nhỏ. Hoạt động đầu tư sản xuất, gia công của công ty chủ yếu tập trung và được đẩy mạnh từ năm 1999 đến nay vẫn tiếp tục. Các công trình trọng điểm trong thời gian qua gồm:
Thứ nhất, sản xuất gia công hàng may mặc: Năm 1998 công ty đã đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng một xí nghiệp may xuất khẩu tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội với hai dây chuyền máy may công nghiệp. Tuy nhiên, do quy mô đầu tư còn nhỏ bé, công ty lại thiếu cán bộ hoạt động trong ngành may, do vậy trong ba năm xí nghiệp luôn lỗ vốn. Qua đó, có thể nhận thức một điều là xuất khẩu hàng dệt may không phải là thế mạnh của công ty. Một thực tế là xí nghiệp may rất thiếu lao động tay nghề cao, rất nhiều người đến với xí nghiệp chỉ để học nghề. Sau khi tay nghề đã khá đều xin chuyển sang các công ty khác, dẫn đến tình trạng xí nghiệp liên tục phải tuyển lao động mới và đào tạo từ đầu.
Trước tình hình như vậy, mặc dù quy mô đầu tư của xí nghiệp may hiện nay là quá nhỏ, không phù hợp nhưng chưa thể tiếp tục đầu tư được. Bản thân xí nghiệp may cần phải tự vươn lên thông qua hoạt động gia công và kinh doanh thương mại. Ngoài việc gia công hàng xuất khẩu, xí nghiệp cũng cần nghiên cứu phát triển gia công sản xuất hàng trong nước.
Thứ hai, xí nghiệp lắp ráp xe máy: Vào đầu năm 1999, được phép của Bộ thương mại và Bộ công nghiệp công ty Intimex đã đầu tư xây dựng một xí nghiệp lắp ráp xe máy dạng IKD tại số 11 đường Láng Hạ, Hà Nội. Từ khi ra đời xí nghiệp đã phát huy được nhiều tác dụng tốt: Năm 1999 lắp ráp được gần 3000 xe máy, năm 2000 lắp ráp được 15000 xe. Điều quan trọng nhất ở xí nghiệp này là công ty đã phục hồi được kinh doanh mặt hàng xe máy, vốn là mặt hàng có thế mạnh của công ty trong vòng 10 năm qua. Hoạt động kinh doanh xe máy dạng IKD đã đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận đáng kể trong lúc các hoạt động khác gặp khó khăn.
Ngoài ra trong hai năm 1999 và 2000 công ty đã tập trung chỉnh trang lại toàn bộ cở sơ làm việc và trang thiết bị tương đối hiện đại đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Trong các năm 2001-2003 trọng tâm đầu tư của công ty là tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng khu vực Trung tâm thương mại Bờ hồ, từ số nhà 22 đến 32 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Công trình đã được hoàn tất và đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 4 năm 2001. Hoạt động của hệ thống này đã phát huy được hiệu quả đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh doanh bán lẻ trên thị trường Hà Nội.
Bên cạnh đó công ty đã nghiên cứu và phát triển khai thác các dự án mới như:
Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Nghệ An;
Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy tại Hưng Yên;
Hai trung tâm tồn trữ và chế biến nông sản xuất khẩu tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai, và khu công nghiệp Bình Chuẩn, Bình Dương.
Các dự án này nhằm phục vụ mục đÝch cho sự phát triển của Công ty, chuẩn bị cho quá trình hội nhập.
Tính đến cuối năm 2003 một số dự án đã cơ bản được hoàn tất, chuẩn bị đưa vào vận hành sản xuất như: dự án Xí nghiệp chế biến tinh bột sắn tại Nghệ An, dự án Xí nghiệp chế biến nông sản xuÊt khẩu tại khu công nghiệp Bình Chuẩn, Bình Dương…
III.Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty
1.Những mặt kết quả đạt được
1.1.Hoạt động xuất nhập khẩu
Trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của công ty luôn tăng khá. Nó đã thực sự cho thấy đây là hoạt động chủ yếu của Intimex.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục từ năm 1998 trở lại đây (xem bảng 1). Trong đó đặc biệt là kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp luôn tăng nhanh hơn so với xuất khẩu uỷ thác. Do vậy tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng liên tục.
Về mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu của công ty khá phong phú từ hàng nông sản xuất khẩu đến hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp và hàng thuỷ sản…
Về thị trường xuất khẩu: Công ty đã chủ trương phát huy những thị trường truyền thống là Trung Quốc và các nước Đông Âu. Đồng thời, mở rộng phát triển sang các thị trường mới như thị trường Châu Âu, thị trường Mĩ…
1.2. Hoạt động kinh doanh nội địa
Đây là hoạt động rất được quan tâm hiện nay của công ty, nó được thể hiện bằng các dự án phát triển trung tâm thương mại Bờ hồ, với siêu thị Intimex và hệ thống các cửa hàng trên đường Lê Thái Tổ. Trong những năm gần đây doanh thu kinh doanh nội địa luôn chiếm phần khá đáng kể trong cơ cấu doanh thu của công ty. Đây là mảng hoạt động quan trọng vì nó thể hiện tính năng động trong hoạt động của công ty.
Trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng. Có thể nói nhập khẩu hàng tiêu dùng là mảng hoạt động mà các doanh nghiệp Việt Nam đa số chưa hoạt động hiệu quả. Nguyên nhân là do khả năng chi trả của thị trường trong nước nên những mặt hàng tiêu dùng mà ta nhập khẩu đa số là loại hàng được gọi là dùng xuất khẩu cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Tuy nhiên, với hệ thống các cửa hàng và siêu thị của minh công ty cung cấp các loại hàng hóa từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt với mục đích phục vụ khách nước ngoài. Các hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa trong thời gian qua góp phần thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ và hỗ trợ cho hoạt động tự sản xuất gia công của công ty ở trong nước.
1.3.Hoạt động đầu tư
Trong giai đoạn gần đây hoạt động đầu tư của công ty còng thu được một số kết quả nhất định. Trong đó đáng kể nhất là các nhà máy chế biến nông sản, nó vừa hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nội địa, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đồng thời nó còn phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp chế biến ở trong nước.
2.Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
2.1.Hoạt động xuất nhập khẩu
Về thị trường xuất khẩu: Tuy thời gian gần đây công ty chủ trương mở rộng phát triển thị trường nhưng chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu sang những thị trường truyền thống. Những thị trường mới có yêu cầu cao vẫn còn rất hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên những thị trường này còn thấp.
Một thực tế nữa là đa số các mặt hàng xuất khẩu của công ty lại được xuất khẩu qua những thị trường gián tiếp đặc biệt là qua Singapore. Điều này làm cho lợi nhuận của công ty không cao.
Về mặt hàng xuất khẩu: Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu vẫn chỉ tập trung vào những mặt hàng nông sản truyền thống như cà phê, hạt tiêu, cao su… những mặt hàng khác gần đây được quan tâm phát triển nhưng hiệu quả chưa cao. Trong đó, phải kể đến hàng thủ công mỹ nghệ và hàng dệt may khả năng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.
Nguyên nhân của những tồn tại này trong chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường và hoạt động Marketing của công ty còn chưa hiệu quả. Thêm nữa vì hoạt động đầu tư trong ngành dệt may của công ty còn nhiều yếu kém.
2.2.Hoạt động kinh doanh nội địa
Đây có thể nói là hoạt động có nhiều ưu điểm nhất của công ty trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cũng như nhiều siêu thị và cửa hàng khác của Việt Nam tình trạng mất trộm hàng hoá thường xuyên xảy ra.
Nguyên nhân của hiện tượng này có nhiều khách quan có mà chủ quan cũng có. Một phần là do công tác quản lý còn nhiều hạn chế, một phần là do ý thức của người tiêu dùng.
2.3. Hoạt động đầu tư
Đây là một trong những hoạt động bổ trợ cho hoạt động chính là xuất nhập khẩu của công ty. Hoạt động này có đặc điểm khác là mang tính lâu dài. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động mà có nhiều điểm phải bàn nhất. Trong thời gian gần đây nhiÒu dự án đầu tư của công ty không hợp lý.
Đầu tiên phải kể đến là xí nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy. Mặc dù khi mới đi vào hoạt động doanh thu của xí nghiệp là rất đáng kể nhưng một dự án như thế cần phải có tính lâu dài. Nhưng xí nghiệp xe máy lại tồn tại không lâu, hay nói đúng hơn là hoạt đông không lâu. Khi đầu tư vào xây dựng công ty đã không tính đến một thực tế là sản phẩm xe máy ở thị trường Việt Nam không còn là một sản phẩm có tiềm năng đầu tư.
Thêm nữa là tại xí nghiệp may có thể nói đây cũng là một dự án đầu tư có hoạt động không hiệu quả. Sản phẩm dệt may là sản phẩm rất có tiềm năng xuất khẩu và khá phù hợp với một nước lao động dồi dào như nước ta. Tuy nhiên xí nghiệp may lại không được quan tâm và đầu tư một cách thích đáng.
Chương III: Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian tới
Trong một vài năm tới hoạt động của công ty chủ yếu nhằm thực hiện tốt kế hoạch năm năm (2001-2005). Kết thúc tốt kế hoạch này giúp công ty bước vào một thời kỳ mới, đó là thời kỳ có sự thay đổi lớn trong nội bộ công ty cũng như các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước.
I.NHẬN ĐỊNH THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.Thuận lợi.
Thứ nhất, bối cảnh thế giới trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước nhảy vọt. Toàn cầu hoá là xu thế không thể đảo ngược vừa thúc đẩy sự hợp tác, vừa tăng sức Ðp cạnh tranh. Châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực nhiều nước ASEAN và Đông Á đang khôi phục. Cùng với quá trình hội nhập sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh thương mại, thị trường được rộng mở, rào cản thuế quan đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được giảm xuống, tạo cơ hội cạnh tranh mới .
Việt Nam: Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001-2005 là : Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người… Đồng thời đặt ra một số chỉ tiêu: GDP tăng bình quân 7.5%/ năm, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%.
Về phía công ty: Trong 3 năm qua, công ty đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược đổi mới và phát triển. Quá trình đổi mới về tổ chức cán bộ về cơ bản đã hoàn thành, các định hướng kinh doanh đã được xây dựng và hinh thành tương đố rõ nét, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đổi mới, các định hướng đầu tư để phát triển đã bắt đầu được triển khai. Đó là nội lực căn bản giúp công ty có thế đứng vững và phát triển.
2.Khó khăn
Tình hình kinh tế chính trị của thế giới gần đây diễn ra rất phức tạp. Với nguy cơ chủ nghĩa khủng bố và các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đã đưa thế giới vào một thời kỳ không ổn định mới với những đặc thù khác với giai đoạn trước đây. Kèm theo đó là những bất ổn về chính trị là những dấu hiệu về một chu kỳ suy thoái kinh tế mới.
Bên cạnh những bất lợi cơ bản nêu trên, đã và sẽ xuất hiện những thách thức mới. Quá trình hội nhập đặt ra cho các doanh nghiệp Thương Mại: tồn tại hay không tồn tại trong bối cảnh cơ cấu bộ máy tổ chức cồng kềnh, chính sách lao động, tiền lương chưa phù hợp với kinh tế thị trường, cơ sở vật chất lạc hậu đã xuống cấp nghiêm trọng, vốn lưu động đã bị thất thoát chiếm dụng phần lớn qua quá trình chuyển đổi cơ chế. Nằm trong bối cảnh chung bước vào thời kỳ chuyển đổi quan trọng, công ty xuất nhập khẩu Intimex mang trong minh đầy đủ những đặc điểm trên.
II.ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI.
Công ty vẫn tiếp tục duy trì chức năng chính của công ty là kinh doanh thương mại là chính, các hoạt động khác mang tính hỗ trợ để thuc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.
Hoạt động thương mại của công ty bao gồm ba lĩnh vực:
Kinh doanh xuất khẩu;
Kinh doanh nhập khẩu;
Bán buôn và bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước.
Các hoạt động hỗ trợ bao gồm:
Gia công sản xuất chế biến hàng xuất khẩu;
Sản xuất hàng tiêu dùng trong nước;
Các hoạt động khác.
1.Về hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mũi nhọn, có vị trí chủ yếu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Các chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu 2001-2005.
Do giá nông sản thế giới giảm trong năm 2000, 2001 và khả năng còn kéo dàI trong năm 2002 và 2003 nên những năm đầu của kế hoạch 5 năm mức tăng trưởng sẽ thấp hơn thậm chí không tăng trưởng, chỉ triển khai xong các chương trình đầu tư để chuyển hướng mạnh sang các mặt hàng khác, tránh phụ thuộc vào việc xuất khẩu hai mặt hàng là cà phê và hạt tiêu thì mới đảm bảo tăng tốc độ phát triển của hoạt động xuất khẩu một cách vượt bậc, cụ thể có hai giai đoạn của 5 năm: giai đoạn 1: đến năm 2003 là giai đoạn củng cố và duy trì, giai đoạn 2: từ 2004 sẽ có sự tăng tốc, cụ thể như sau:
Bảng 4: Chỉ tiêu các mặt hàng xuất khẩu 2001-2005
Đơn vị tính: Triệu USD
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
KH 2004
KH 2005
Tổng KN
Trong đó:
Hàng NS
Trong đó:
-Cà phê
-Hạt tiêu
-Cao su
-Lạc nhân
-Tinh bột sắn
-NS khác
Hàng thuỷ sản
Hàng TCMN
Hàng công nghiệp
50,0
46,7
23,75
19,5
1,7
1,75
0
0
0,2
3,1
50,0
46,5
26,0
15,5
2,5
1,7
0
0,3
0,5
0,5
2,5
50,0
45,0
24,5
15,0
2,5
2,0
0,5
0,5
1,7
0,8
3,5
54
47,5
24,0
14,0
3,0
2,5
3,5
0,5
2,0
1,0
3,5
58
49,5
24,0
14,0
3,0
2,5
5,5
0,5
4,0
1,0
3,5
65
56,0
24,0
14,0
3,5
3,0
10,5
1,0
4,5
1,0
3,5
Nguồn: Kế hoạch 2001-2005 của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, những biện pháp chủ yếu trong định hướng xuất khẩu là:
-Tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh về xuất khẩu hàng nông sản vốn có của công ty. Trong hàng nông sản ngoài các mặt hàng chính là cà phê và hạt tiêu sẽ tiếp tục mở rộng ra các mặt hàng khác như: cao su, gạo, chè đen, hạt điều, đậu các loại… trên cơ sở đó duy trì và mở rộng thị trường, bạn hàng đã có. Ngoài các bạn hàng sẵn có tại các nước xung quanh và châu Âu, đặc biệt chú ý đến các thị trường mới (Tây Á, châu Phi…) và các nước Đông Âu cũ là thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
-Chuyển hướng dần từ xuất khẩu các hàng có chất lượng thấp, thô sang hàng có chất lượng cao hơn trên cơ sở nghiên cứu đầu tư thiết bị chế biến cho hàng nông sản. Đặc biệt với việc xây dựng và đưa nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của công ty, tạo ra thế ổn định và vững chắc cho xuất khẩu.
-Chuyển hướng phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản để tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu mặt hàng này do những khó khăn của thị trường. Thông qua hoạt động xuất khẩu, xác định hướng đầu tư chiều sâu thích hợp để phát triển và tạo chỗ đứng vững chắc trong hoạt động kinh doanh mặt hàng này trong cả lĩnh vực xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
-Nghiên cứu phát triển xuất khẩu và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, trên cơ sở khai thác quan hệ với các làng nghề trong nước và quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với công ty còn là một mặt hàng đầy tiềm năng chưa được khai thác và phát huy. Tuy không có những kim ngạch lớn nhưng mặt hàng này có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều mặt hàng nông sản. Do vậy phải được chú trọng tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này là một phương án hướng quan trọng trong thời gian tới.
-Các mặt hàng công nghiệp trong đó có hàng may mặc sẵn không phải là mặt hàng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu nhưng cũng cần được quan tâm, khai thác triệt để các cơ hội để từng bước phát triển.
2.Về hoạt động nhập khẩu
Hoạt động xuất khẩu giữ vai trò thứ yếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng cũng rất quan trong nhằm tạo ra sự hài hoà của hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới hoạt động nhập khẩu sữ co những định hướng mới.
Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch nhập khẩu 2001-2005
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng sè
15,5
19,0
20,0
21,5
23,0
25,0
Nhóm hàng tiêu dùng
5,0
5,5
6,0
6,5
6,5
7,0
Nhóm hàng TTBM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 75.doc