MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.4
MỤC LỤC .5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.8
PHẦN THỨ NHẤT.12
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN .12
1.1. Mục tiêu của dự án .12
1.2. Nội dung chính của dự án.13
1.3. Sản phẩm đạt được của dự án.13
1.4. Tổ chức thực hiện dự án .14
1.5. Phạm vi quy hoạch .14
1.6. Cơ sở pháp lý:.14
1.7. Cơ sở khoa học .20
1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh
Quảng Ninh .20
1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch.29
1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch:.39
1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu.40
1.8. Cơ sở thực tiễn.56
PHẦN THỨ HAI.58
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH .58
2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn
ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.58
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.58
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.66
2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH.74
2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái .75
2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật.93
2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH .123
2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh.1386
2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh .141
2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH .143
2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh.167
2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh .167
2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo
tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh .172
2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH .208
2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh
thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh.212
2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới .212
2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
trên thế giới .217
2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồ
386 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Dự án Lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hiện không có đủ các chương trình, hướng dẫn (thuyết minh viên), tài liệu và
các cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái.
Hiện không có biện pháp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cụ thể nào nhằm
khai thác tối đa các dịch vụ hệ sinh thái.
Tỷ lệ nghèo ở một số khu vực vẫn ở mức cao (nơi có đa dạng sinh học cao).
(5) Chưa thực hiện thông qua Kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng
năng lực và kiến thức quản lý
- Chưa thực hiện điều tra có hệ thống, hệ thống đánh giá và giám sát đa dạng
sinh học ở tỉnh Quảng Ninh.
- Chưa có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về đa dạng sinh học.
- Khả năng ứng dụng KH&CN trong các mô hình bảo tồn còn hạn chế.
Mục tiêu cần đạt được
Liên quan tới việc xây dựng những mục tiêu mới trong Quy hoạch tổng thể môi
trường tỉnh Quảng Ninh, Kế hoạch hành động ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh đến 2020
cần phải phù hợp với những mục tiêu đa dạng sinh học Aichi CBD. Mục tiêu đa dạng
sinh học tỉnh Quảng Ninh cần đạt được như sau:
+ Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm ĐDSH bằng việc đưa đa
dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của chính phủ và đời sống xã hội.
+ Giảm áp lực trực tiếp trên ĐDSH và thúc đẩy khai thác bền vững.
+ Cải thiện tình trạng của ĐDSH bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái, loài và đa
dạng di truyền
+ Nâng cao lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ ĐDSH và hệ sinh thái
+ Tăng cường thực thi thông qua kế hoạch có sự tham gia, quản lý kiến thức và
xây dựng năng lực.
Dựa trên các mục tiêu, phương pháp tiếp cận ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh đạt được
như sau:
184
(1) Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học bằng
việc đưa đa dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của chính phủ và đời sống xã hội.
+ Chậm nhất là đến năm 2020, người dân của tỉnh nhận thức được giá trị của đa
dạng sinh học và những bước mà họ có thể làm để bảo tồn và khai thác đa dạng sinh
học một cách bền vững.
+ Chậm nhất là đến năm 2020, các giá trị đa dạng sinh học đã được tích hợp vào
các chiến lược phát triển của tỉnh và các chương trình xóa đói giảm nghèo và các quá
trình lập quy hoạch và đưa nội dung hạch toán kế toán quốc gia, ở mức độ phù hợp, và
đưa vào hệ thống báo cáo.
+ Chậm nhất là đến năm 2020, ưu đãi, bao gồm cả các khoản trợ cấp, gây ảnh
hưởng xấu tới ĐDSH sẽ được loại trừ, cắt giảm dần hoặc cải cách để giảm thiểu hoặc
tránh những tác động tiêu cực, và các tác động tích cực cho việc bảo tồn và sử dụng bền
vững ĐDSH sẽ được phát triển và áp dụng, phù hợp và hài hòa với Công ước quốc tế và
các nghĩa vụ quốc tế khác có liên quan, có tính đến điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Chậm nhất là đến năm 2020, Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan ở
các cấp đã có những bước để đạt được hoặc đã thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu
dùng bền vững và đã duy trì tốt những tác động gây ra bởi hoạt động sử dụng tài
nguyên thiên nhiên trong giới hạn sinh thái an toàn.
(2) Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy sử dụng bền vững.
+ Đến năm 2015, tỷ lệ mất mát đối với tất cả các môi trường sống tự nhiên, bao
gồm rừng, thảm thực vật biển và rạn san hô, được đưa về gần bằng không, và giảm
đáng kể suy thoái và phân mảnh.
+ Đến năm 2020 diện tích thuộc nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp
được quản lý bền vững, đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Đến năm 2020, ô nhiễm, bao gồm cả phú dưỡng, được đưa về cấp độ không
gây phương hại đến chức năng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
+ Đến năm 2020, các loài ngoại lai xâm hại và lộ trình được xác định và lập thứ
tự ưu tiên, các loài ưu tiên sẽ được kiểm soát hoặc loại trừ, và các biện pháp được đưa
ra để quản lý lộ tình nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và hình thành của chúng.
+ Đến năm 2015, giảm thiểu được những áp lực của con người đối với các rạn
san hô và hệ sinh thái dễ bị tổn thương khác bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hoặc
axit hóa đại dương, duy trì tính toàn vẹn và chức năng của chúng.
(3) Cải thiện tình trạng của đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái,
các loài và đa dạng di truyền
+ Đến năm 2020, những khu vực bảo tồn bao gồm cả những khu mở rộng và khu
mới thiết lập được bảo tồn thông qua các hệ thống kết nối thông suốt các khu bảo tồn
mang tính đại diện sinh thái được quản lý một cách hữu hiệu và hiệu quả cùng những
185
biện pháp bảo tồn theo khu vực có hiệu quả khác và tích hợp rộng hơn trong cảnh quan
trên đất và cảnh quan trên biển.
+ Đến năm 2020 sự tuyệt chủng của các loài bị đe dọa được biết đến đã được
ngăn chặn và tình trạng bảo tồn các loài đó, đặc biệt là những loài đang suy giảm,
được cải thiện và duy trì bền vững.
+ Đến năm 2020, sự đa dạng di truyền của cây trồng, vật nuôi và động vật thuần
hóa và loài hoang dã, bao gồm cả các các loài có giá trị kinh tế xã hội khác và loài có
giá trị vẫn được duy trì và thực hiện nhằm giảm thiểu xói mòn di truyền và bảo vệ sự
đa dạng di truyền của các loài.
(4). Nâng cao lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ
sinh thái.
+ Đến năm 2020, khả năng phục hồi hệ sinh thái và sự đóng góp của đa dạng
sinh học cho trữ lượng các bon được tăng cường, thông qua bảo tồn và phục hồi, bao
gồm phục hồi ít nhất là 15 phần trăm các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từ đó góp phần
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và chống sa mạc hóa.
+ Đến năm 2020, du lịch sinh thái không chỉ trong khu vực Vịnh Hạ Long mà
còn toàn bộ tỉnh Quảng Ninh được tăng cường bằng cách sử dụng tài nguyên thiên
nhiên bản địa và cảnh quan SATOYAMA một cách bền vững.
(5) Tăng cường thực thi thông qua kế hoạch có sự tham gia, quản lý kiến thức và
xây dựng năng lực.
+ Đến năm 2015 tỉnh đã phát triển, thông qua công cụ chính sách, và đã bắt đầu
thực hiện một kế hoạch hành động và chiến lược đa dạng sinh học quốc gia có hiệu
quả, có sự tham gia của cộng đồng
+ Đến năm 2020, những kiến thức truyền thống, những đổi mới và thực tiễn của
các cộng đồng bản địa và địa phương có liên quan để bảo tồn và sử dụng bền vững đa
dạng sinh học, và sử dụng thông lệ các nguồn tài nguyên sinh học, được tôn trọng,
tuân theo luật pháp quốc gia và nghĩa vụ quốc tế có liên quan, và tích hợp đầy đủ và
phản ánh trong việc thực hiện Công ước với sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các
cộng đồng bản địa và địa phương, các cấp có liên quan.
+ Đến năm 2020, kiến thức, cơ sở khoa học và công nghệ liên quan đến đa dạng
sinh học, giá trị của nó, chức năng, tình trạng và xu hướng, và hậu quả của sự mất mát,
được cải thiện, chia sẻ rộng rãi và chuyển giao và áp dụng.
+ Muộn nhất đến năm 2020, việc huy động nguồn lực tài chính để thực hiện có
hiệu quả Kế hoạch Chiến lược 2011-2020 từ tất cả các nguồn và phù hợp với quá trình
hợp nhất và thống nhất trong Chiến lược huy động nguồn lực được tăng lên một cách
bền vững so với mức hiện có.
* Đề xuất dự án đến năm 2020
186
+) Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học bằng
việc đưa đa dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của Chính phủ và đời sống xã hội.
(1) Lên Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh
Nhằm xúc tiến các hoạt động cụ thể về bảo tồn đa dạng sinh học, cần lập Quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 và kế hoạch hành động đa dạng sinh học dựa trên quy hoạch tổng thể này. Trong
kế hoạch hành động sẽ đề xuất các dự án ưu tiên khác cho tỉnh Quảng Ninh, bao gồm
cả vịnh Hạ Long. Kế hoạch hành động sẽ được điều chỉnh 5 năm một lần.
(2) Xúc tiến và khuyến khích giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức
Để thúc đẩy và khuyến khích sự hiểu biết về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng
sinh học và các biện pháp cần thiết, việc giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng nên
được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông (truyền hình, phát thanh, báo chí)
ở tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, để nâng cao hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học, các
sự kiện như ngày 22 tháng Năm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (IDB) nên được tổ
chức thường xuyên.
(3) Phát triển thể chế và xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên quan
Nhằm phổ biến các chính sách, pháp luật, và các tổ chức về bảo tồn đa dạng sinh
học, cần tiến hành phát triển thể chế và xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên
quan trong tỉnh Quảng Ninh. Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy
việc sử dụng bền vững.
(4) Khảo sát và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại
Để kiểm soát các thiệt hại do các loài ngoại lai xâm hại gây ra cho các hệ sinh
thái, nông nghiệp và du lịch, cần tiến hành khảo sát hiện trạng, kiểm tra các phương
pháp kiểm soát của các loài ngoại lai xâm hại ở tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là hệ sinh
thái đảo là rất dễ bị xâm hại bởi các loài ngoại lai xâm hại, điều tra và kiểm soát các
loài đó là rất quan trọng, đặc biệt tại di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và vườn
quốc gia Bái Tử Long.
(5) Phục hồi và cải tạo chức năng của rạn san hô, thảm thực vật cỏ biển và rong biển
+ Ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá trái phép, cần phát triển và thực hiện khôi
phục và cải tạo các rạn san hô, thảm thực vật cỏ biển và rong biển.
+) Cải thiện tình trạng ĐDSH của hệ sinh thái bảo vệ, đa dạng loài và di truyền
(6) Mở rộng và tăng cường khả năng bảo vệ cho các Khu Bảo tồn hiện có và
thành lập khu bảo tồn mới
Liên quan đến các khu bảo tồn mới, để bảo vệ hoang dã, việc thành lập khu vực
bảo vệ như bảo tồn thiên nhiên và khu vực bảo vệ biển là rất quan trọng để bảo vệ tính
187
hoang dã. Ngoài ra, để bảo tồn khu vực tự nhiên thứ cấp như cảnh quan SATOYAMA,
việc thiết lập khu bảo tồn như các khu Ramsar cũng rất quan trọng.
(7) Phát triển công nghệ canh tác và trồng trọt các loài thực vật quý hiếm và bản địa
Nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài thực vật đang bị đe dọa, có nguy cơ
tuyệt chủng và để khôi phục thảm thực vật tự nhiên, thì công nghệ canh tác và trồng
trọt các loài thực vật quý hiếm và bản địa ở tỉnh Quảng Ninh phải được phát triển.
(8) Xây dựng năng lực quản lý kiểm soát buôn lậu các loài đang bị đe dọa
Để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu các loài đang bi đe dọa, sẽ tiến hành xây
dựng năng lực quản lý cho đội ngũ nhân viên từ các tổ chức có liên quan.
(9) Thành lập trung tâm bảo tồn ngoại vi cho các loài thực vật và động vật
Để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài đang bị đe dọa nguy cấp, cần thành lập
trung tâm bảo tồn ngoại vi. Trung tâm bảo tồn ngoại vi nên bao gồm vườn thực vật để
bảo tồn các loài cây đang bị đe dọa và một trung tâm cứu hộ và phục hồi chức năng
của động vật hoang dã bị tổn thương. Tăng cường các lợi ích cho tất cả các bên từ từ
đa dạng sinh học và hệ sinh thái dịch vụ
(10) Thúc đẩy du lịch sinh thái
Để thúc đẩy lợi ích khai thác đa dạng sinh học, cần đẩy mạnh du lịch sinh thái ở
tỉnh Quảng Ninh. Nên xây dựng các chương trình du lịch sinh thái khác nhau phù hợp
với từng đặc điểm của đa dạng sinh học. Các điểm du lịch sinh thái đề xuất là khu vực
Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, các khu bảo tồn khác bao gồm khu vực
bảo vệ và khu Ramsar đề xuất.
Ngoài ra, nên xây dựng bảo tàng sinh thái vịnh Hạ Long để mang lại giá trị gia
tăng cho du lịch vịnh Hạ Long. Bảo tàng này không chỉ có các phương tiện trưng bày
triển lãm mà còn có những chức năng nghiên cứu đa dạng sinh học của tỉnh Quảng
Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long cùng hợp tác với trung tâm bảo ngoại vi được đề xuất
bao gồm cả vườn thực vật và cơ sở cứu hộ động vật hoang dã. Vườn quốc gia Bái Tử
Long đã có bảo tàng rồi, tuy nhiên, cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở triển lãm
phục vụ cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường hiệu quả.
(11) Thúc đẩy nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững
Để thúc đẩy lợi ích khai thác đa dạng sinh học, cần xúc tiến nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản bền vững như Sáng kiến SATOYAMA trong tỉnh Quảng Ninh.
Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với việc sử dụng hóa chất ít hơn
đóng vai trò rất hiệu quả cho bảo tồn đa dạng sinh học, và điều đó giúp có thể sản xuất
ra các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản giá trị cao.
(12) Bảo tồn và sử dụng có lợi nguồn gen
Để thúc đẩy lợi ích khai thác nguồn gen ở tỉnh Quảng Ninh, cần thành lập trung
188
tâm nghiên cứu nguồn gen. Trung tâm sẽ thực hiện những chức năng sau: tiến hành
nghiên cứu hiện trạng nguồn gen, lưu trữ và phát triển các phương pháp khai thác lợi
ích nguồn gen ở Quảng Ninh.
+) Tăng cường thực thi thông qua việc lên kế hoạch có sự tham gia của cộng
đồng, xây dựng năng lực và kiến thức quản lý
(13) Thực hiện khảo sát và giám sát toàn diện đa dạng sinh học
Để có được thông tin cơ bản cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học, cần tổ chức khảo sát đa dạng sinh học toàn diện và giám sát (thực vật, động vật,
đa dạng gen) tại tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ và sử dụng các kết quả
của các khảo sát.
(14) Thực hiện quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
Để bảo tồn và phát huy sử dụng bền vững đa dạng sinh học, người dân địa
phương nên tham gia việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các hệ sinh
thái rừng ngập mặn như một hệ thống quản lý dựa vào cộng đồng.
(15) Xúc tiến giáo dục môi trường
Để thúc đẩy và khuyến khích sự hiểu biết về tầm quan trọng của các biện pháp
cần thiết để đối với đa dạng sinh học, việc giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức
cần được tổ chức thông qua giáo dục trong các trường học ở tỉnh Quảng Ninh.
Khó khăn trong triển khai Quy hoạch môi trường Hạ Long:
Một số khu vực đề xuất khoanh vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo Quy hoạch môi
trường đã và đang chuyển hướng thành các khu vực phát triển kinh tế xã hội như khu vực
đất ngập nước ven biển tại Móng Cái; Quảng Yên
Tại Khu bảo tồn - Khu Ramsar Quảng Yên (vùng chim quan trọng) không được
thực hiện bởi diện tích ở khu vực này đã được quy hoạch cho khu công nghiệp Nam Tiền
Phong, Đầm Nhà Mạc tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên với diện tích 507,3 ha. Diện
tích Quy hoạch của liên doanh Amate với diện tích khoảng 5.789 ha, hướng sẽ trở thành
khu công nghiệp – đô thị tiêu biểu của vùng, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Đa dạng sinh học ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi đường cao tốc Hạ Long – Hải
Phòng, khu công nghiệp Vân Đồn và Sân bay Vân Đồn.
Giải pháp phòng ngừa, bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực này trong kỳ Quy hoạch
là : Thực hiện lượng giá giá trị đa dạng sinh học, so sánh và kiến nghị về việc bảo vệ rừng
tự nhiên và các hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo, song song với việc kiểm soát tốt tiến
độ triển khai các dự án, nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung về đa dạng sinh học
tại các báo cáo ĐTM, ĐMC, trong đó, đặc biệt lưu ý các công nghệ và nhiệm vụ bảo vệ
những diện tích rừng ngập mặn tự nhiên, đặc biệt là các cánh rừng ngập mặn phòng hộ,
189
các hệ sinh thái bãi triều, kiểm soát công tác bảo vệ môi trường, có những đánh giá tác
động tới hệ sinh thái của khu v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_du_an_lap_quy_hoach_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_tinh_qu.pdf