Báo cáo Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tỉnh Sơn La

Mặc dù công nghiệp có bước tăng trưởng, song tăng trưởng hàng năm không đều, có năm tăng gần 50%, có năm chỉ đạt 3%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2000 – 2004 đạt mức 18%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân hàng năm của giá trị gia tăng ngành công nghiệp (19,8%/năm). Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, tốc độ tăng chi phí trung gian trong ngành công nghiệp là không cao. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 451,35 tỷ đồng (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khá đã góp phần đưa GDP ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên và chiếm 17,51% tổng giá trị GDP của toàn Tỉnh trong năm 2004, ước thực hiện năm 2005, cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19% GDP toàn tỉnh. Điều tích cực của tăng trưởng công nghiệp là tất cả các ngành công nghiệp và các loại hình kinh tế đều có tăng trưởng.

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quân mỗi năm giảm 522 ha. Xây dựng nương định canh, nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. + Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây lương thực hàng hoá tập trung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh, tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất, giảm diện tích cây ngắn ngày trên nương đất dốc. Diện tích cây ngô năm 2000 đạt 51.645 ha, tăng 26.645 ha so với năm 1995, năm 2004 tăng lên 68.209 ha, tăng 16.564 ha so với năm 2000. Tổng sản lượng ngô năm 2004 đã đạt 217.831 tấn. + Đã và đang hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến: - Vùng chè tập trung chủ yếu ở Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Thuận Châu. Từng bước khôi phục và phát triển các vùng chè đặc sản có ưu thế như: vùng chè Tà Xùa (Bắc Yên). Đến năm 2003 tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 3.845 ha (trong đó 460 ha chè nhập ngoại chất lượng cao), sản lượng chè búp tươi đạt 13.065 tấn. Đã xây dựng được thương hiệu chè Mộc Châu trên thị trường thế giới. Năm 2005 ước thực hiện nâng diện tích chè lên 4.460 ha cho sản lượng 16.000 tấn chè búp tươi. - Vùng cà phê tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thị xã Sơn La, Thuận Châu, đang phát triển thêm tại các vùng ở huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai. Tổng diện tích cà phê năm 2004 đạt 2.650 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 2.459 ha. Sản lượng cà phê nhân năm 2004 đạt 2.122 tấn. Năm 2005 ước thực hiện được 2.900ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh 2.284 ha, cho sản lượng 2.028 tấn cà phê nhân. - Vùng mía nguyên liệu tập trung được phát triển tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, thị xã Sơn La, Bắc Yên để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy mía đường của tỉnh. Năm 2004 diện tích mía đạt 3.625 ha, trong đó diện tích vùng nguyên liệu là 3.500 ha, sản lượng mía cây đạt 164.728 tấn. Năng suất mía cây bình quân năm 2004 đạt 45,44 tấn/ha, cao gấp 1,24 lần năng suất bình quân năm 2000 song chưa đạt 90% năng suất mía bình quân của cả Nhà nước. Năm 2005, diện tích mía giảm xuống còn 3.500 ha vùng mía nguyên liệu tập trung cho nhà máy Mía đường Sơn La (giảm 125 ha so với năm 2004 cho sản lượng 180.000 tấn mía cây. - Vùng trồng dâu nuôi tằm được hình thành tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Thị xã Sơn La và Thuận Châu. Năm 2004 diện tích dâu đạt 410 ha, sản lượng kén đạt 125 tấn, sản lượng tơ đạt 12,3 tấn, năm 2005 diện tích dâu tăng lên 473 ha, sản lượng ước đạt 250 tấn kén. - Vùng cây ăn quả tập trung đã được hình thành và phát triển ở các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã. Năm 2004 tổng diện tích cây ăn quả đạt 24.981 ha, sản lượng quả đạt 55.996 tấn. Sản lượng cây ăn quả năm 2004 đã tăng mạnh so với năm 2000, tăng 33.0%. Một số cây ăn quả chủ yếu là nhãn, chuối, xoài, Sơn Tra… Năm 2005 diện tích cây ăn quả đạt 25.900 ha sản lượng quả ước đạt 65.000 tấn. 1.2. Chăn nuôi Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự thay đổi đáng kể. Năm 2000, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 200,26 tỷ đồng, đã tăng lên 390.350 tỷ đồng năm 2004. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chủ yếu do chăn nuôi gia súc quyết định, chiếm trên 60% giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp có sự biến động, từ mức 23% (năm 2001) đến 18 – 19% (năm 2002, 2003) và tăng lên 23,18% (năm 2004). Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ước đạt 583,85 tỷ đồng (giá hiện hành), chỉ chiếm 23,82% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt 18%/năm trong cả giai đoạn 2000 – 2004, giai đoạn 2001 - 2005 ước đạt 23,85%/năm. Như vậy tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Điều đó cho thấy sự phát triển ngành chăn nuôi là khá mạnh trong ngành nông nghiệp. Đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua tốc độ phát triển ổn định, tuy có năm có dịch bệnh xẩy ra ở một số xã. - Đàn trâu từ 124.290 con năm 2000 lên 139.595 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là 2,95%/năm. Ước thực hiện năm 2005 đạt 144.000 con, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 ước đạt 2,99%/năm. - Đàn bò từ 90.513 con năm 2000 lên 114.104 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là 5,95%/năm. Ước thực hiện năm 2005 đạt 119.000 con (trong đó bò sữa là 5.000 con). - Đàn lợn từ 399.323 con năm 2000 lên 452.857 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là 3,2%/năm. Ước thực hiện năm 2005 đạt 478.000 con. - Đàn gia cầm từ 2.841,86 nghìn con năm 2000 lên 3.171 nghìn con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là 2,8%/năm. Do năm 2004 do dịch cúm gia cầm bùng phát nên toàn tỉnh phải tiêu huỷ gần 14 vạn con gia cầm, đến năm 2005 số gia cầm tăng lên 3.450 nghìn con. Ngoài ra, năm 2004, Sơn La còn có đàn dê khoảng 62 nghìn con, đàn ngựa 17,8 ngàn con (chủ yếu sử dụng để vận chuyển). Sản lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm năm 2004 đạt 18,5 nghìn tấn (trong đó thịt lợn hơn 10 ngàn tấn), dự kiến năm 2005 sản lượng thịt đạt 25.000 tấn. Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Những năm gần đây chăn nuôi của Sơn La đã chuyển theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển. Sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầm như đàn bò lai Sind, dê bách thảo, đàn lợn hướng nạc được đưa vào sản xuất, phát triển ở các trung tâm đô thị, thị tứ, bước đầu nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi; các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, Vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp… đang được nhân rộng, nhất là gà thả vườn. Chăn nuôi bò sữa: điều đặc biệt trong chăn nuôi đại gia súc của Sơn La là sự phát triển của đàn bò sữa, tập trung ở Mộc Châu. Năm 1998 đã có 1.558 con bò sữa, đã tăng lên 3.784 con năm 2003, năm 2004 có 4.644 con. Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo giống mới có năng suất cao (4.000- 4.200 kg sữa/chu kỳ 305 ngày). Việc đổi mới hình thức quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi cùng với đầu tư dây truyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyên sản xuất sữa tươi tiệt trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa cô đặc, bơ, kem... nên đàn bò sữa đang ổn định và có khả năng phát triển phạm vi phát triển bò sữa. Riêng mô hình thí điểm thực hiện ở một số khu vực huyện Mai Sơn và Thị xã Sơn La không có hiệu quả. Đến năm 2004 đã có 7 Doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển bò thịt, bò sữa và có 449 hộ tại 3 huyện: Mộc Châu, Mai Sơn và Thị xã nhận nuôi bò sữa nhập khẩu tổng số 1.043 con. Tuy nhiên việc chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư khá cao; thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa; thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa; vùng chăn nuôi không tập trung, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng đã làm tăng giá thành sản xuất sữa. Các mô hình nuôi bò sữa tại thị xã Sơn La và Mai Sơn chưa hiệu quả. Ngoài gia súc gia cầm, những năm gần đây ở Sơn La đã phát triển mạnh đàn ong với hơn 100 trại nuôi ong. Năm 2000 có 10.000 đàn, cho sản lượng khoảng 310 tấn mật ong/năm. Năm 2004 tăng lên 15.715 đàn ong cho sản lượng 457 tấn mật. Ước thực hiện năm 2005 đạt 16.500 đàn ong, sản lượng đạt 550 tấn mật ong. Nhìn chung, Sơn La còn nhiều thế mạnh về chăn nuôi chưa được tận dụng cần được khai thác với tốc độ nhanh hơn nữa để tương xứng với tiềm năng sẵn có. Biểu 7. Kết quả sản xuất chăn nuôi Đơn vị 2000 2004 Ư 2005 GTSX ngành chăn nuôi (giá hiện hành) Triệu đ. 200.262 389.350 583.848 GTSX ngành chăn nuôi (giá so sánh 1994) Triệu. đ 141.106 217.210 233.500 Số lượng trâu Con 124.290 139.595 144.000 Số lượng bò Con 90.513 114.104 119.000 Số lượng lợn Con 399.923 452.857 478.000 Số lượng dê Con 36.273 62.000 65.000 Số lượng gia cầm 1.000 con 2.841,87 3.170,8 3.450 Sản lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm Tấn 10.899 18.500 25.000 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2003, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 4 năm (Cục Thống kê) 2. Lâm nghiệp Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 một cách cấp bách hơn những thời kỳ trước. Trong chỉ đạo, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt Luật bảo vệ và phát triển rừng theo các dự án 219, 327, 661, Chương trình trồng mới 5 triệu ha của Chính Phủ. Đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp nhà nước với các Nông lâm trường quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng, vườn ươm được xây dựng, củng cố. Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng nhờ chương trình dự án 327, 747, 1382, chương trình trồng 5 triệu ha rừng (661), chương trình gieo hạt bằng máy bay và nhất là thực hiện chương trình thâm canh, tăng vụ, phát triển cây lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, vì vậy đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Năm 2005 diện tích đất có rừng là 590.310 ha, trong đó rừng trồng 129.310 ha, rừng tự nhiên 461.000 ha. Độ che phủ tăng dần qua các năm từ 9,5% năm 1995 tăng lên 25,8% vào năm 2000 và đạt 37% năm 2003; năm 2004 đạt 40%, năm 2005 ước đạt 42%. Về công tác khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cường quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản có xu hướng giảm dần: Bình quân thời kỳ 1995-2000 sản lượng gỗ khai thác giảm 2,43%/năm. Mặt khác tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy ngày càng được hạn chế. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp không ngừng tăng lên mạnh mẽ (giá hiện hành) song tỷ trọng trong giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản biến động không đều. Năm 2003, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 365,5 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 18,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và năm 2004 đạt tỷ lệ 19,8%. Năm 2004, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 429,8 tỷ đồng, năm 2005 ước đạt 750 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp gần như không có. Tính theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất năm 2000 và năm 2004 không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu là do đóng cửa rừng nên các hoạt động khai thác các sản phẩm rừng bị hạn chế. Biểu 8. Kết quả sản xuất Lâm nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2004 Ư 2005 1. GTSX Lâm nghiệp (giá h.h) Triệu đ 322.140 429.790 750.000 2. GTSX Lâm nghiệp (giá 1994) Triệu.đ 160646 160040 165.996 3. Sản phẩm chủ yếu DT Trồng rừng tập trung Ha 7.946 4.489 4.000 Tu bổ, khoanh nuôi rừng Ha 127.497 172.156 150.000 Bảo vệ rừng Ha 361.981 493828 520.000 Gỗ tròn khai thác M3 87.053 47.690 50.000 Củi khai thác ste 1.319,6 1.500 1.550 Tre luồng khai thác 1000cây 5.549 6.000 6.200 Nguyên liệu giấy Tấn 7.605 6.000 6.000 3. Một số chỉ tiêu khác Độ che phủ rừng % 25,8 40 42 Diện tích đất có rừng Ha 363.024 562.200 590.310 Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La 2003, Báo cáo tình hình KT-XH 4 năm (Cục Thống kê). Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của Tỉnh Sơn La chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi, hai loại rừng này chiếm 58,4% diện tích rừng tự nhiên, rừng giàu hiện chỉ còn 6.517 ha, chiếm 1,48% diện tích rừng tự nhiên. Rừng sản xuất 29.680 ha, rừng đặc dụng 82.797 ha, rừng phòng hộ 477.833 ha. Tổng trữ lượng các loại rừng trên địa bàn tỉnh khoảng trên 16,5 triệu m3 gỗ và hơn 203,3 triệu cây tre nứa các loại, trong đó trữ lượng từ rừng tự nhiên chiếm trên 90% tổng trữ lượng rừng. Diện tích đất trống có khả năng dùng vào lâm nghiệp còn rất lớn, khoảng 646.800 ha. Diện tích rừng trồng tập trung bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2004 đạt khoảng 6000 ha. Điều đó cho thấy Sơn La có tiềm năng rất lớn về lâm nghiệp, song trong những năm tới cần phải có những chính sách phù hợp thì mới phát huy được thế mạnh về nghề rừng, đặc biệt là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sông Đà, duy trì nguồn nước cho công trình thuỷ điện Sơn La. 3. Thuỷ sản Sơn La có 1.670 ha diện tích đất có mặt nước, trong đó năm 1995 diện tích sử dụng là 855 ha, năm 2000 là 991 ha, năm 2004 đã sử dụng 1.476 ha để nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là ao hồ nhỏ nuôi cá), sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2000 đạt 2.181 tấn, tăng 32,66% so với năm 1995; năm 2004 đạt 3.148 tấn (trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 2.443 tấn chủ yếu là cá nuôi) tăng 49% so với năm 2000. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân còn thấp, năm 2004 đạt 2,13 tấn/ha. Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối hàng năm đạt 600 - 680 tấn, trong đó có trên 500 tấn cá. Năm 2005, sản lượng thuỷ sản tiếp tục tăng, ước đạt 3.430 tấn, tăng 282 tấn so với năm 2004. Biểu 9. Kết quả sản xuất thuỷ sản Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2004 Ư 2005 GTSX thuỷ sản (giá hiện hành) Triệu đ. 32.057 66.190 90.000 - Nuôi trồng thuỷ sản Triệu đ. 22.932 - - Khai thác thuỷ sản Triệu đ. 7.699 - - Dịch vụ thuỷ sản Triệu đ. 1.426 - GTSX thuỷ sản (giá so sánh 1994) Triệu đ. 21.320 31.570 34.096 Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 2.181 3.540 3.430 Diện tích mặt nước nuôi trồng Ha 991 1.476 1.550 Sản lượng thuỷ sản nuôi Tấn 1.638 2.443 2.500 Trong đó: Sản lượng cá nuôi Tấn 1.638 2.200 2.300 Nguồn: Niên giám thống kê 2003, Báo cáo tình hình KT-XH 4 năm (Cục Thống kê Sơn La) Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2000 là 32,057 tỷ đồng (giá hiện hành) đã tăng lên 45,14 tỷ đồng năm 2003. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2003 là 73,84% và đang có xu hướng tăng lên. Năm 2004, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản ước đạt 66,2 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 3% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản bình quân giai đoạn 2000 – 2004 đạt 10,3%/năm, năm 2005 ước đạt 34,1 tỷ đồng, tăng 8%. Ngoài diện tích nuôi thả, sau khi công trình Thuỷ điện hoàn thành Sơn La còn có hồ thủy điện Sông Đà với diện tích 20.000 ha và hàng trăm km sông suối có thể khai thác thuỷ sản theo phương thức đánh bắt. Sơn La có khoảng 200 km các đoạn sông suối có thể sử dụng để nuôi cá lồng như hồ sông Đà, Sông Mã, các suối Sập Vạt, Nậm Pàn, Nậm La... Tuy nhiên do đầu tư còn hạn chế, đặc biệt tình hình dịch bệnh cá chưa được khống chế nên sản xuất cá lồng chưa phát triển mạnh. Năm cao nhất là năm 1993, toàn tỉnh đã có 800 lồng cá, sau đó do dịch bệnh nên số lượng lồng cá giảm sút mạnh, năm 1994 chỉ còn 200 lồng, gần đây tỉnh đã chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật nên số lồng cá đã tăng lên được 500 lồng, năng suất bình quân đạt 0,5 tấn/lồng. Nếu được đầu tư đảm bảo về vốn và kỹ thuật, hạn chế được dịch bệnh, mỗi lồng cá có thể mang lại thu nhập từ 3,5 - 3,9 triệu đồng/năm. Là một tỉnh miền núi có mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản cả nuôi trồng và đánh bắt, Sơn La có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả đánh bắt cá… Đáp ứng được những yêu cầu đó, ngành thuỷ sản Sơn La sẽ khắc phục được những khó khăn hiện tại để có bước phát triển mạnh và vững chắc trong thời kỳ 2006-2020. III. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sơn La gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định quá ít ỏi, vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận với thị trường bên ngoài. Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp, tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến, đến nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang đi dần vào thế ổn định và từng bước phát triển. Đến thời kỳ 1999-2004 sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng, tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. Mặc dù công nghiệp có bước tăng trưởng, song tăng trưởng hàng năm không đều, có năm tăng gần 50%, có năm chỉ đạt 3%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2000 – 2004 đạt mức 18%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân hàng năm của giá trị gia tăng ngành công nghiệp (19,8%/năm). Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, tốc độ tăng chi phí trung gian trong ngành công nghiệp là không cao. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 451,35 tỷ đồng (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khá đã góp phần đưa GDP ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên và chiếm 17,51% tổng giá trị GDP của toàn Tỉnh trong năm 2004, ước thực hiện năm 2005, cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19% GDP toàn tỉnh. Điều tích cực của tăng trưởng công nghiệp là tất cả các ngành công nghiệp và các loại hình kinh tế đều có tăng trưởng. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng có những biến động trong suốt giai đoạn 1995 – 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến vẫn chiếm vị trí độc tôn, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn ngành với tỷ trọng ổn định ở khoảng 82 – 83% giá trị sản xuất toàn ngành (Giá trị gia tăng chiếm khoảng 70%). Ngành công nghiệp khai thác có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là khai thác đá và các mỏ khác. Tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của công nghiệp khai thác đều rất cao, cao nhất trong các ngành nhỏ của ngành công nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2004 lần lượt đạt 44,2%/năm và 40,8%/năm, đều gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân của cả ngành công nghiệp xét theo 2 chỉ tiêu trên. Điều đó góp phần tăng nhanh tỷ trọng của ngành khai thác trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp từ 1,2% năm 1995 lên 2,4 năm 2000 và đạt 5,7% năm 2004. Về cơ cấu thành phần kinh tế: khối công nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tỷ trọng của công nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 60 – 80% tổng giá trị sản xuất của ngành. Điều quan trọng là khối công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương đã vươn lên mạnh, chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất của ngành. Khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ giai đoạn 2000 – 2003 tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ 1995 – 1996, tỷ trọng giá trị sản xuất của kinh tế cá thể năm 2003 đạt 26,42% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, ngoài khu công nghiệp thuỷ điện Mường La, đã có cở sở cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung, đó là: Cụm CN Mộc Châu, Khu CN Mai Sơn, Cụm công nghiệp Thị xã. Biểu 10. Kết quả sản xuất công nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2004 Ư 2005 1. GTSX (giá hiện hành) Triệu đ. 213.668 525.000 988.060 - CN khai thác Triệu đ. 5.140 30.000 - CN chế biến Triệu đ. 178.264 430.000 - CN Điện, khí đốt, nước Triệu đ. 30.264 65.000 2. GTSX (giá so sánh) Triệu đ. 181383 351714 362.265 - CN khai thác Triệu đ. 4768 20626 - CN chế biến Triệu đ. 172683 324340 - CN Điện, khí đốt, nước Triệu đ. 3932 6748 3. Một số sản phẩm chính Than sạch 1000 tấn 7 3,5 4.000 Đá các loại 1000 m3 76 900 1.500 Cát sỏi 1000 m3 33 160 180 Gạo, ngô xay xát 1000 tấn 29 70 44 Thức ăn gia súc Tấn 163 1.750 Đường các loại Tấn 7.049 14.350 15.000 Chè chế biến Tấn 1.639 3.400 2.800 Bia 1000 lít 906 1.237 1.450 Nước ngọt 1000 lít 5 5 25 Quần áo may sẵn 1000 cái 189 300 400 Gạch nung 1000viên 57.689 90.740 130.000 Gạch lát hoa 1000viên 330 770 676 Xi măng 1000 tấn 55 91 100 Gỗ dán ván ép M3 - 560 Điện phát ra* 1000KWh 286 8.000 10.000 Nước máy 1000 m3 2.531 4.536 5.000 * Không kể điện lưới quốc gia Nguồn: Niên giám thống kê 2003, KH 2005. Nhìn chung, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Sơn La thời gian qua đã có những tiến bộ, tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp quan trọng như nhà máy mía đường công suất 1.500 tấn mía cây/ngày, xi măng công suất 8,2 vạn tấn/năm, bê tông ly tâm 1500 m3/năm, nhựa Atphan, gạch tuy nen 30 triệu viên/năm, thức ăn gia súc 7.500 tấn/năm… song tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh còn quá thấp, một số ngành chế biến bánh kẹo, hoa quả, mía đường bắt đầu hoạt động, sản phẩm chưa nhiều, ngành sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch tuy nen…) phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. IV. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 1. Xây dựng cơ bản Vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh và tập trung chủ yếu cho những công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông công nghiệp, phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá xã hội (trường học, trạm xá…), những năm gần đây vốn đầu tư xây dựng cơ bản do địa phương quản lý tương đối ổn định khoảng trên dưới 200 tỷ đồng/năm, trong đó vốn ngân sách Nhà nước năm 2000 là 101,98 tỷ đồng, năm 2003 là 120,23 tỷ đồng, năm 2004 chi 117,62 tỷ đồng, năm 2005 ước chi 150 tỷ đồng. Bằng nhiều nguồn vốn như chương trình: 06, 216, 327, 135, 925, ĐCĐC, giáo dục, y tế cùng với nguồn ngân sách tập trung đã góp phần cho tỉnh chuyển hướng sản xuất, phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng được hàng trăm công trình giao thông thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng… phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đã được tăng thêm: một số công trình thuỷ lợi trọng điểm, công nghiệp chế biến, trụ sở của một số huyện, thị xã, các công trình phúc lợi công cộng, văn hoá,… đã được xây dựng và nâng cấp. Điện lưới Quốc gia đã tới 10/11 huyện, thị. Huyện mới Sốp Cộp hiện đang triển khai thực hiện dự án nâng cấp hệ thống điện từ trạm điện hạ thế cho trung tâm cụm xã Sốp Cộp thành hệ thống điện lưới huyện Sốp Cộp năm 2004 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. 2. Mạng lưới giao thông - Giao thông đường bộ: Tính đến năm 2004 toàn tỉnh Sơn La có 5.240 km đường bộ (trong đó tuyến tỉnh lộ và huyện lộ là 1.806 km), đường ô tô đi được là 3.481 km, mật độ đường ô tô đạt 0,25km/km2 (không kể đường xã và đường ngõ xóm). Mật độ đường Quốc lộ và tỉnh lộ là 0,07km/km2, so với toàn quốc là 0,1023 km/km2. Các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn được xây dựng với tiêu chuẩn đạt cấp IV, V, VI, một số tuyến đường qua thị xã đạt cấp III và cấp II. Quốc lộ 6 từ Nà Bai (Hoà Bình) - Thị xã Sơn La (km70 - km321) đã được xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, hoàn thành vào đầu năm 2005 để phục vụ khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Các tuyến đường huyện lộ và đường xã chủ yếu là giao thông nông thôn và dân sinh, mặt đường quá độ và chạy trực tiếp trên nền đất. Đến nay đã có 198/201 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã, phường, còn 3 xã chưa có đường tới trung tâm, dự kiến hết năm 2005 đạt 100% các xã có đương ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 5.240 km đường bộ, trong đó tổng số đường ô tô đi được trong tỉnh là 4.804 km bao gồm: + Quốc lộ có 6 tuyến tổng chiều dài 582 km; Quốc lộ 6 (hiện đang nâng cấp loại III đoạn Hoà Bình - Sơn La) dài 230 km, quốc lộ 37 Lũng lô - Cò Nòi dài 108 km, quốc lộ 32b, Mường Cơi - Ngã Hai (Phú Thọ) dài 11km, Quốc lộ 279 Cáp Na - Mường Giàng cấp IV dài 32km và quốc lộ 43 (Gia Phù - Lóng Sập) cấp IV dài 104 km; Quốc lộ 4G (Sơn La - Sông Mã) dài 92 km. + Tỉnh lộ bao gồm 16 tuyến với tổng chiều dài 589 km. + Đường đô thị dài 191 km. + Đường huyện 87 tuyến dài 1.215 km. + Đường xã gần 1.000 tuyến dài 2.800 km. + Đường chuyên dùng 16 km + Ngoài ra còn có đường dân sinh ô tô chưa đi được là 436 km. Về chất lượng đường: + Mặt đường bê tông xi măng: 34 km, chiếm 0,71%. + Mặt đường Bê tông nhựa: 30km, chiếm 0,62%. + Mặt đường nhựa và Aphan: 1.130 km, chiếm 23,52%. + Mặt đường cấp phối: 910 km, chiếm 18,94%. + Mặt đường đất: 2.700 km, chiếm 56,21%. - Giao thông đường thuỷ: Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây Sơn la đã có thêm mạng lưới giao thông đường sông. Tổng chiều dài mạng lưới đường sông tỉnh Sơn La khoảng 300 km, gồm hai tuyến chính là Sông Đà dài 230 km và Sông Mã dài 70 km. Tuyến đường thuỷ trên Sông Đà đã và đang đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng để để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng các công trình trong khu vực và và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà, trong thời gian tới còn phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tỉnh sơn la.doc
Tài liệu liên quan