MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 7
1.1 Khái niệm, vai trò ý nghĩa, mục tiêu và chức năng của quản trị nguồn nhân lực 7
1.1.1 Khái niệm .7
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa 7
1.1.3 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực. 8
1.1.4 Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. 8
1.2 Cơ sở lý luận về duy trì và phát triển nguồn nhân lực. 10
1.2.1 Khái niệm về duy trì và phát triển nguồn nhân lực 10
1.2.2 Phân loại hình thức đào tạo. 11
1.2.3 Làm thế nào để duy trì nguồn nhân lực 11
1.2.4 Các hình thức kích thích lao động. 14
1.2.5 Quan hệ lao động 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC ANH VIỆT 18
2.1 Khái quát về Công ty. 18
2.1.1 Tổng quan về Công ty. 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 19
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty 22
2.1.4 Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty. 23
2.2 Thực trạng về tình hình duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 26
2.2.1 Cơ cấu nhân lực tại Công ty 26
2.2.2 Quy chế lao động tại Công ty. 28
2.2.3 Thực trạng về lương, thưởng và đào tạo 32
2.3 Nhận xét: 38
2.3.1 Thuận lợi của Công ty 38
2.3.2 Những tồn tại hiện có của Công ty. 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY. 40
3.1 Hướng phát triển của công ty đối với nguồn nhân lực trong 5 năm tới 40
3.2 Đề xuất giải pháp đối với tình hình duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. 40
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh tin học Anh Việt- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản là: các lợi ích vật chất trực tiếp, các lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động. Việc cung cấp các lợi ích vật chất trực tiếp và gián tiếp là cơ chế chung mà chúng ta thường thấy tại các doanh nghiệp. Hình thức thứ ba khó nhìn thấy hơn và số lượng các doanh nghiệp chú ý đến yếu tố này trong việc thiết kế và thực hiện các cơ chế đãi ngộ cũng ít hơn.
Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là kết quả của nhiều lợi ích phi vật chất mà người lao động có được khi làm việc cho doanh nghiệp. Một môi trường làm việc an toàn, không nhàm chán và thân thiện là mong muốn của phần lớn người lao động. Bên cạnh đó, người lao động sẽ cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn nếu thành tích của họ được ghi nhận và đánh giá, nếu họ có được nhiều cơ hội để học tập hoặc thăng tiến trong việc phát triển nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh việc duy trì cả ba hình thức đãi ngộ, doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc về sự công bằng và minh bạch trong việc thực hiện các hình thức đãi ngộ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người lao động sẽ có phản ứng tiêu cực ở mức cao hơn nếu cho rằng họ được đối xử không công bằng so với trường hợp họ nhận được mức đãi ngộ thấp nhưng công bằng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Người lao động sẽ không cam kết làm việc ở một doanh nghiệp- nơi họ không nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặt biệt trong điều kiện nền kinh tế mở, người lao động ngày càng có nhiều thông tin và có nhiều cơ hội để lựa chọn, quyết định làm việc hay không làm việc cho doanh nghiệp.
Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của doanh nghiệp càng rõ ràng, càng chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:
Cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa các chức danh và các phương thức bổ nhiệm, điều động.
Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu nghề nghiệp.
Tạo môi trường để người lao động học tập.
Cơ chế để phát hiện và đào tạo nhân tài.
Quan hệ lao động.
Động viên nhân viên.
Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra. Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên có hiệu quả.
Theo Kotter (1990), vấn đề động viên nhân viên ở doanh nghiệp bao gồm các vấn đề sau:
Truyền đạt những định hướng chiến lược một cách đều đặn.
Việc truyền đạt phải đi xa hơn là chỉ thông báo đơn giản; nó phải tạo được sự hưng phấn đối với nhân viên khi gắn liền với những giá trị của họ.
Lôi kéo nhân viên tham gia vào việc quyết định thực hiện các định hướng chiến lược như thế nào - quá trình tham gia phải thật sự chứ không phải là chỉ làm một cách giả tạo.
Hổ trợ để nhân viên có thể thành công trong quá trình vươn tới để đạt được mục tiêu chiến lược.
Bảo đảm rằng những khen thưởng và biểu dương là đúng đắn.
Các biện pháp động viên nhân viên là:
- Thăng chức / Thăng tiến.
- Giao trách nhiệm.
- Thành tích (từ những thử thách).
- Biểu dương / Khen thưởng.
- Hổ trợ / Cải thiện môi trường làm việc.
- Tiền thù lao.
- Tham gia của nhân viên (trong quá trình xác định mục tiêu, thực hiện công việc).
- Làm phong phú công việc / mở rộng công việc à tránh nhàm chán trong công việc.
Tìm hiểu quan điểm, mức độ thỏa mãn của nhân viên.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu quan điểm, mức độ thỏa mãn của nhân viên và ý thức gắn kết đối với tổ chức thông qua việc định kỳ thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát.
Thỏa mãn với công việc thể hiện thái độ ảnh hưởng, ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc của họ. Khi đi làm, nhân viên thường mong muốn về:
s Hình ảnh, uy tín của công ty trên thị trường, trong cộng đồng.
s Bản chất công việc: những thách thức của công việc, cơ hội để sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc.
s Cơ hội đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân.
s Lãnh đạo: các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trên trực tiếp; sự hỗ trợ của cấp trên, phong cách lãnh đạo và khả năng của lãnh đạo thực hiện các chức năng quản trị trong tổ chức.
s Đồng nghiệp: các hành vi, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc.
s Tiền lương: tính công bằng trong trả lương.
s Phúc lợi: các yếu tố thuộc về bảo hiểm xã hội, y tế, bữa ăn trưa,…
s Điều kiện làm việc như điều kiện làm việc vệ sinh lao động, trang thiết bị, môi trường.
Ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên thể hiện thông qua ba tiêu thức:
Ø Nỗ lực, cố gắng của nhân viên đối với công việc: nhân viên trong tổ chức nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có cống hiến nhiều hơn cho công việc; và sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết giúp đỡ nhóm, tổ chức làm việc thành công.
Ø Niềm tự hào, yêu mến công ty: nhân viên yêu mến, tự hào về công ty; coi tổ chức, doanh nghiệp là nơi tốt nhất để làm việc.
Ø Trung thành với tổ chức: Nhân viên có ý định ở lại lâu dài cùng tổ chức/ doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC ANH VIỆT.
2.1 Khái quát về Công ty.
2.1.1 Tổng quan về Công ty.
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên đầy đủ: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tin Học Anh Việt.
Tên viết tắt: AVCOM.
Giám đốc điều hành: Ông Ngô Thái Hà.
Địa chỉ: 12-14 Nguyễn Trung Trực, Phường 1,Thành Phố Tân An, Tỉnh Long An.
Giấy CNĐKKD: 1100616732 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Long An cấp ngày 28/08/2007.
Mã số thuế: 1100616732- Fax: 0723836378.
Điện thoại: 0723835378.
Tài khoản giao dịch tại ngân hàng: 070005239549 NH Sacombank, PGD Tân An, CN Long An.
Website: www.anhviet.com.vn.
Năm 2001, Doanh nghiệp tư nhân Anh Việt được thành lập với chủ DN là 3 sáng lập viên là Bà Lê Thị Thai, Ông Nguyễn Anh Việt và Ông Nguyễn Anh Vũ. Doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại thiết bị văn phòng , thiết bị trường học, hệ thống máy tính…
Đến năm 2003, Doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty TNHH Anh Việt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5002000326 đăng ký ngày 18/02/3003 tại Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Long An.
2.1.1.2 Sứ mệnh và mục tiêu.
Công ty TNHH tin học Anh Việt với phương châm là “kết nối công nghệ, lĩnh hội tri thức” để trở thành Công ty hàng đầu tại tỉnh Long An trong ngành CNTT và cung cấp thiết bị giáo dục nhằm cung cấp đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất; góp phần ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục của Tỉnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
P. Kế Toán
P.Kỹ Thuật
P.Kinh Doanh
Văn Thư
Kho
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Hội đồng thành viên
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức.
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
v Hội đồng thành viên.
Quyết định phương hướng phát triển của Công ty.
Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng và Cán bộ quản lý quan trọng khác.
Quyết định chính sách lương thưởng của Công ty.
Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty.
Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
Quyết định giải thể Công ty.
Quyết định tăng giảm số nhân viên theo biên chế của từng bộ phận.
v Ban kiểm soát.
Đại diện cho hội đồng thành viên thực hiện chức năng kiểm tra giám soát hoạt động của Công ty.
Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tái chính hằng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý.
Báo cáo trước Hội đồng thành viên về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý.
Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
v Ban Giám đốc
Giám đốc
Đại diện cho hội đồng thành viên Công ty điều hành hoạt động của Công ty sao cho đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Tổ chức thực hiện các quy định của Hội đồng thành viên. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty.
Giúp Hội đồng thành viên xây dựng quy chế phối hợp, giúp các bộ phận hợp tác phối hợp công việc.
Đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng lao động, kinh doanh, liên kết theo đúng quy định pháp luật.
Lập kế hoạch kinh doanh hằng năm cho Công ty.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực.
Phó Giám đốc.
Có trách nhiệm và quyền hạn như giám đốc, cùng giám đốc tổ chức điều hành hoạt động của Công ty.
Thực hiện công việc theo sự phân công của giám đốc.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả của mình.
v Các phòng ban.
Phòng kinh doanh.
Tìm đầu ra cho các sản phẩm, liên hệ đối tác, tư vấn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Triển khai thực hiện kế hoạch mà ban giám đốc đã đề ra sau khi được Hội đồng thành viên phê duyệt.
Đôn đốc, phân công nhân viên thuộc bộ phận thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận mình phụ trách.
Phòng kế toán.
Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi của Công ty.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành kế hoạch thu chi ngân sách của Công ty.
Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu chi nguồn vốn, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.
Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính theo kỳ.
Phòng kỹ thuật.
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì, lắp ráp máy tính.
Thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng.
Tư vấn thi công các hệ thống mạng.
Tổ chức nhân viên theo dõi việc chăm sóc khách hàng. Tổ chức thực hiện công việc phù hợp điều kiện hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty.
Triển khai thực hiện công việc mà ban giám đốc đã đề ra. Phối hợp các bộ phận khác để hoàn chỉnh các dịch vụ cho khách hàng.
Văn thư- Thủ quỹ.
Soạn thảo văn bản, hợp đồng, lưu trữ, nhận văn bản đến và xử lý.
Lập dự toán văn phòng phẩm, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động.
Thực hiện lưu trữ các chứng từ theo quy định pháp luật.
Thu chi các khoản theo đúng pháp luật.
Kho.
Quản lý hàng hóa trong kho, nhập, xuất hàng, nắm chính xác lượng hàng tồn kho.
Quản lý không để thất thoát hay mất hàng hóa.
Theo dõi và cân đối lượng tồn kho.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Công ty hoạt động kinh doanh với 2 lĩnh vực chính là sản phẩm và dịch vụ.
2.1.3.1 Sản phẩm.
Thiết bị văn phòng: Máy tính để bàn và máy tính xách tay, máy in, máy quét, máy chiếu, máy photocopy, máy chấm công, máy hủy giấy, máy in, quét mã vạch, máy ảnh và máy quay kỹ thuật số.
Thiết bị mạng: Swicth, modem, cáp quang, cáp mạng, thiết bị lưu trữ.
Thiết bị trường học: phòng thực hành tin học, phòng lab học ngoại ngữ, thiết bị phát thanh học đường, kim từ điển.
Thiết bị gia dụng: máy lạnh, tivi, đầu đĩa, két sắt.
2.1.3.2 Dịch vụ.
Dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống: hệ thống mạng máy tính, hệ thống báo cháy báo trộm, hệ thống camera quan sát, hệ thống cáp số tự động, hệ thống phát thanh học đường, hệ thống phòng lab học ngoại ngữ, hệ thống phòng thực hành tin học, hệ thống thiết bị âm thanh hội nghị.
Dịch vụ bảo trì: máy tính, máy in, máy photocopy, hệ thống mạng.
Dịch vụ bảo hành: linh kiện và thiết bị tin học.
Dịch vụ sửa chữa: thiết bị văn phòng, thiết bị và hệ thống mạng, thiết bị trường học, thiết bị gia dụng.
Dịch vụ cho thuê thiết bị: máy chiếu, máy tính.
Dịch vụ thay thế linh kiện: linh kiện các loại máy văn phòng, thay mực máy in, thay mực máy photocopty.
2.1.4 Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện qua sự tăng, giảm doanh số hàng năm.
Bảng 2.1 Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
Năm
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
17.298.335.007
19.725.850.776
16.829.346.660
Lợi nhuận thuần
32.246.429
22.449.464
113.373.394
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008, 2009, 2010)
Hình 2.2 Đồ thị doanh thu thuần, lợi nhuận thuần qua các năm.
Đơn vị: VNĐ
Nhận xét: Qua 3 năm hoạt động, nhịp độ phát triển của Công ty tương đối không ổn định, năm 2009 có doanh thu thuần cao nhất nhưng lợi nhuận thuần lại thấp nhất, đến năm 2010 có doanh thu thuần thấp nhất nhưng lợi nhuận thuần cao nhất. Nhìn chung Công ty làm ăn có hiệu quả và hiệu quả nhất ở năm 2010.
Bảng 2.2 Tổng hợp doanh thu và lợi nhuận qua 2 năm 2009, 2010.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
20.976
17.880
-3.096
Các khoản giảm trừ doanh thu
1.250
1.051
-199
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
19.725
16.829
-2.896
Giá vốn hàng bán
16.987
14.119
-2.868
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.737
2.709
-28
Doanh thu hoạt động tài chính
3,7
4,76
1,06
Chi phí tài chính
74,2
62,1
-12,1
-Trong đó: chi phí lãi vay
74,2
62,1
-12,1
Chi phí quản lý kinh doanh
2.644
2.538
-106
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
22,5
113,373
90,873
Thu nhập khác
0
0
0
Chi phí khác
0
0
0
Lợi nhuận khác
0
0
0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
22,5
113,373
90,873
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
6,3
31,744
25,444
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
16,22
81,628
65,408
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2009, 2010)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm 3.096 triệu đồng cùng lúc lợi nhuận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 28 triệu đồng. Nhưng ngược lại ở năm 2010, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 90,873 triệu đồng; đó là do Công ty đã giảm mạnh phần chi phí lãi vay (giảm 12,1 triệu đồng), giảm 106 triệu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng 1,06 triệu đồng doanh thu hoạt động tài chính.
Nhìn một cách khái quát thì năm 2010 Công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2009.
2.2 Thực trạng về tình hình duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
2.2.1 Cơ cấu nhân lực tại Công ty.
Ø Về số lượng lao động.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động.
Lao động
Số lượng (Người)
Tỉ lệ (%)
Lao động gián tiếp
35
18,52
Lao động trực tiếp
155
81,48
Tổng số
190
100
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình nhân lực năm 2010)
Công ty có tổng số lượng nhân viên là 190 người. Với lực lượng lao động gián tiếp chiếm 18,25% (35 người) chủ yếu làm việc tại các phòng ban của Công ty như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự … và lao động trực tiếp chiếm 81,48% (155 người) chủ yếu làm việc trong các kho, phòng kỹ thuật, bán hàng. Ta có thể thấy được lực lượng lao động trực tiếp là lao động chiếm tỷ lệ đa số của Công ty.
Ø Về giới tính.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo giới tính.
Giới tính
Số lượng (Người)
Tỉ lệ (%)
Nam
132
69,26
Nữ
58
30,74
Tổng số
190
100
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình nhân lực năm 2010)
Số lượng lao động nam trong Công ty là 132 người (69,26%), lao động nữ là 58 người (chiếm 30,74%). Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm- dịch vụ tin học nên đòi hỏi sự khéo léo và trình độ về công nghệ thông tin, do đó tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính như vậy là khá hợp lý và đồng đều.
Ø Về trình độ học vấn của người lao động.
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn.
Trình độ học vấn
Số lượng (Người)
Tỉ lệ (%)
Trình độ đại học, cao đẳng
14
6,67
Trình độ trung cấp
99
52,59
Trình độ phổ thông
69
36,29
Trình độ cấp I, II
8
4,44
Tổng số
190
100
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình nhân lực năm 2010)
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh trình độ học vấn theo tỉ lệ %.
Vì lực lượng lao động chủ yếu của Công ty là lao động trực tiếp, nên đa số nhân viên ở trình độ trung cấp (52,59%) và phổ thông (36,29%), những nhân viên này chủ yếu làm những công việc như: bán hàng, tư vấn khách hàng, lắp đặt, bảo trì, sữa chữa, thay thế linh kiện… ; và nhân viên nằm trong tỉ lệ thấp nhất là nhân viên bảo vệ, giữ xe, vệ sinh, … chiếm tỉ lệ 4,44%.
2.2.2 Quy chế lao động tại Công ty.
r Thời gian lao động và nghỉ ngơi.
Nhân viên làm việc tại Công ty theo nguyên tắc nghiêm chỉnh chấp hành thời gian làm việc. Trong thời gian làm việc không được làm việc riêng, không được nghỉ ngơi quá thời gian quy định. Nếu đau ốm thì cần báo với ban điều hành, nghỉ do việc riêng cần làm đơn xin phép.
w Thời gian làm việc của nhân viên như sau:
- Sáng: từ 07 giờ đến 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
w Ngày nghỉ:
- Mỗi tuần được cấp nghỉ một ngày đó là ngày chủ nhật. Bên cạnh đó, các dịp lễ tết đều được nghỉ đúng theo quy định của Nhà nước.
- Ngoài ra, có các quy định rõ ràng về việc tăng giờ làm, nghỉ phép, giữ trật tự Công ty, vệ sinh lao động, bảo đảm tài sản, có các biện pháp xử phạt từ khiển trách đến sa thải và cả xử lý hành chính. Bên cạnh đó còn có các quy định khen thưởng nhân viên chấp hành tốt nội quy và các mức độ xử lý kỷ luật cho những người cố tình vi phạm hoặc thiếu ý thức.
w Nghỉ phép:
- Nhân viên được nghỉ phép 12 ngày/năm, nhân viên nào làm việc trên 5 năm thì được nghỉ phép thêm 1 ngày/năm.
- Công ty sẽ sắp xếp cho nhân viên nghỉ phép luân phiên tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của Công ty. Nếu nhân viên cần nghỉ để giải quyết công việc riêng thì phải làm đơn xin trước từ 2 đến 5 ngày để Công ty bố trí người thay thế.
- Công ty không giải quyết ngày nghỉ năm kết hợp với các dịp lễ, tết (trừ trường hợp đặc biệt), đồng thời cũng không thanh toán lương ngày phép cho những trường hợp nhân viên tự ý nghỉ.
w Tăng ca:
Nhân viên làm thêm giờ theo yêu cầu của Công ty thì được hưởng lương thêm giờ theo Luật lao động nhưng không quá 4 giờ/ngày, 16 giờ/tuần và không quá 14 giờ nếu làm thêm liên tục 4 ngày.
r Giữ gìn trật tự trong Công ty.
w Cấm nhân viên vào nơi làm việc trong những trường hợp sau:
- Say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
- Đi làm trễ quá 30 phút không có lý do chính đáng, không nộp thẻ cho bảo vệ.
- Không mặc đồng phục do Công ty đã cấp.
w Trật tự trong Công ty.
- Luôn có mặt tại vị trí làm việc, không đi lại lung tung, không đến những nơi không có phận sự.
- Cấm uống rượu, bia, cờ bạc trong phạm vi Công ty quản lý.
- Khi có tổ chức hội, họp của Công ty, nhân viên được thông báo phải có mặt đầy đủ, đúng giờ.
w Tiếp khách riêng.
- Nhân viên không được phép tiếp khách riêng trong giờ làm việc.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, người trong gia đình bị tai nạn, ốm nặng, qua đời phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để được giúp đỡ (nếu cấn thiết) và bố trí người thay thế.
r An toàn lao động- vệ sinh lao động.
w Nhân viên phải tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện về an toàn kỹ thuật, chấp hành nghiêm chỉnh những biện pháp an toàn nơi làm việc, chấp hành đúng lịch khám sức khỏe định kỳ.
w Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Báo cho người phụ trách trực tiếp biết ngay khi các thiết bị có nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc hỏng hóc để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Từ chối làm việc khi nhận thấy các thiết bị máy móc có nguy cơ xảy ra tai nạn.
- Có bệnh, mệt mỏi, không thể tiếp tục làm việc thì phải đến ngay phòng y tế để giải quyết điều trị hoặc gửi đi khám bệnh theo bảo hiểm y tế để đảm bảo an toàn .
w Trách nhiệm.
- Giữ gìn sạch sẽ, máy móc, thiết bị, nơi làm việc.
- Thu dọn các sản phẩm đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn cho mặt bằng làm việc.
- Không nấu nướng, ăn uống tại nơi làm việc.
- Không hút thuốc lá.
r Bảo đảm tài sản và bí mật công nghệ.
w Đối với nhân viên được giao quản lý, sử dụng tài sản, máy vi tính, máy văn phòng, máy fax, máy in, thiết bị, … phải chấp hành những quy định sau:
- Bảo quản tài liệu theo chế độ lưu trữ.
- Không được mang tài liệu ra khỏi cơ quan khi chưa được phép.
- Không được cung cấp tài liệu các loại cho bất cứ ai ngoài đơn vị khi chưa có sự chấp thuận của Giám Đốc.
- Giữ gìn bí mật công nghệ sản xuất – kinh doanh, các chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh, số liệu thống kê, tổng hợp của Công ty.
- Thực hiện đầy đủ, đúng nội quy về giao nhận hàng hóa và bảo vệ kho, phòng cháy chữa cháy.
w Nghiêm cấm:
- Mọi hành vi tham ô, trộm cắp, phá hoại, làm hư hỏng tài sản của Công ty hoặc có hành vi gian dối trong công tác.
- Mua sắm vật tư, thiết bị, nguyên liệu kém phẩm chất hoặc hư hỏng, không sử dụng được.
- Ký nghiệm thu hoặc cho nhập vật tư, thiết bị kém phẩm chất.
- Đưa người không có nhiệm vụ vào khu vực kinh doanh.
- Mang chất cháy, nổ vào khu vực làm việc.
- Hút thuốc lá trong khu vực làm việc.
r Vi phạm và kỷ luật.
w Vi phạm: Nhân viên không chấp hành đúng quy định của Công ty và các nội quy phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, bảo hộ lao động đều bị xem là vi phạm kỷ luật.
w Các mức kỷ luật:
- Khiển trách: đối với nhân viên vi phạm một trong các hành vi sau:
Nghỉ 3 ngày không có lý do chính đáng.
Có hành vi gây rối, mất trật tự tại đơn vị.
Đánh nhau, cờ bạc, uống rượu trong giờ làm việc, trong đơn vị.
Không chấp hành sự phân công của lãnh đạo.
- Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng đối với nhân viên vi phạm một trong các hành vi sau:
Lấy cắp của người cùng làm việc, Công ty.
Không chấp hành các nội quy lao động, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, làm hư hỏng ma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_o_ca_o_thu_c_ta_p_duy_tri_va_pha_t_trie_n_nguo_n_nhan_lu_c_ta_i_cong_ty_tnhh_tin_ho_c_anh_vie_t_thu_c_tra_ng_va_gia_i_pha_p_7526.doc