Báo cáo Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10 Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU 3

I. Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 3

1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 3

2. Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 4

3. Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu 7

4. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu 8

4.1 Đối với nền kinh tế quốc dân 8

4.2 Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu 9

5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công 10

5.1 Doanh thu gia công (TR) 10

5.2 Chi phí gia công (TC) 10

5.2 Lợi nhuận gia công (P) 10

5.4 Tỷ suất doanh thu / chi phí 11

5.5 Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu 11

II. Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu 11

1. Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu 11

2. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu 12

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu 13

1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13

1.1 Môi trường chính trị - luật pháp 13

1.2 Môi trường khoa học – công nghệ 16

1.3 Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu 17

1.4 Đối thủ cạnh tranh 20

2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 21

2.1 Nguồn nhân lực 21

2.2 Nguồn vốn 22

2.3 Cơ sở vật chất của công ty 23

Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 24

I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 10 24

1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần May 10 24

1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 26

2. Các nguồn lực của công ty 31

3. Môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 40

3.1 Môi trường bên ngoài 40

3.2 Môi trường bên trong của doanh nghiệp 44

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua của công ty cổ phần May 10 48

II. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 53

1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 53

1.1 Lựa chọn bên đặt gia công 53

1.2 Ký kết hợp đồng gia công 54

1.3 Thực hiện hợp đồng gia công 56

1.4 Kiểm soát hoạt động gia công 58

2.Thực trạng kết quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 59

2.1. Doanh thu các mặt hàng gia công 59

2.2. Cơ cấu các mặt hàng gia công 62

2.3. Thị trường tiêu thụ và bạn hàng 67

2.4. Tình hình kí kết hợp đồng gia công 71

2.5 Tình hình thực hiện đơn giá gia công tại công ty cổ phần May 10 74

2.6 Chi phí hoạt động gia công của công ty May 10 77

2.7 Hiệu quả hoạt động gia công 81

III. Đánh giá hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10 84

1. Điểm mạnh 84

1.1 Xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với nhiều bạn hàng quốc tế 85

1.2 Dây chuyền công nghệ hiện đại 85

1.3 Công ty đã áp dụng đồng bộ ba hệ thống quản lý 86

1.4 Đạt chất lượng cao về sản phẩm 86

2. Điểm yếu 87

2.1 Hạn chế trong nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 87

2.2 Chưa hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài 88

2.3 Công ty chỉ xuất khẩu theo điều kiện FOB 88

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 90

I. Cơ sở đề xuất giải pháp 90

1. Một số nét về ngành may mặc Việt Nam 90

2. Định hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam 92

3. Định hướng phát triển của công ty cổ phần May 10 94

3.1 Mục tiêu của công tty 94

3.2. Phương hướng phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 95

II. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của công ty cổ phần May 10 96

1. Cơ hội 96

2. Thách thức 97

III. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 98

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10 98

1.1 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 98

1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động 100

1.3 Nâng cao tính cạnh tranh của công ty 102

1.4 Quản lí và sử dụng vốn có hiệu quả 104

1.5 Mở rộng thị trường nguyên phụ liệu 106

2. Kiến nghị 108

2.1 Kiến nghị đối với công ty 108

2.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10 Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,684 481,2 94,316 20,55 78,7 14,41 -150484 -13,81 Lợi nhuận tỷ đồng 12,964 14,391 15,83 16,5 1,427 11 1,439 10 0,67 7,28 Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tỷ đồng 417,872 482,465 505,347 383,5 64,593 15,46 22,882 4,47 -121,847 -24,12 Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa tỷ đồng 39,769 69,533 65 97,7 29,764 74,84 -4,533 -6,52 32,7 50,31 Nộp ngân sách tỷ đồng 1.96 2.2 2,4 6,03 0,24 12,25 0.2 9.09 3,63 123,88 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty) doanh thu trong quá trình từ năm 2004 – 2007 có xu hướng tăng. Đây là một chiều hướng tốt, thể hiện công ty đang ngày càng phát triển. Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá công ty làm ăn có hiệu quả, phản ánh các hoạt động của công ty đều được thực hiện tốt. Trong năm 2004, lợi nhuận công ty đạt 12,964 tỷ, sang năm 2005 tăng lên 14,391 tỷ đồng, tăng 1,427 tỷ đồng tương ứng với 11%, năm 2006, lợi nhuận tăng 1,439 tỷ đồng, tương ứng với 10% so với năm 2005. Năm 2007, lợi nhuận tăng nhẹ chỉ tăng 0,67 tỷ đồng, tương ứng với 7,28% so với năm 2006. Năm 2007, tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự tiết kiệm trong chi phí sản xuất, chi phí quản lí và chi phí bán hàng của công ty. Các xí nghiệp của công ty đã chuyển sản xuất từ hai ca thành một ca, làm năng suất lao động tăng thêm 10%, trong khi đó chi phí về điện năng giảm được 8%. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động gia công tăng 20% nên lợi nhuận của công ty vẫn duy trì được và tăng nhẹ so với năm 2006. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu Là một công ty kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc nên doanh thu từ hoạt động này hàng năm chiếm từ 75% - 80% tổng doanh thu của toàn bộ công ty. Năm 2004, doanh thu từ hoạt động này đạt 417,872 tỷ đồng thì sang năm 2005 tăng lên 482,465 tỷ đồng, tức là tăng thêm 64,593 tỷ đồng tương đương tăng 15,46% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng thêm 22,882 tỷ đồng, tức tăng 4,47% so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu này giảm xuống còn 383,5 tỷ đồng, tương đương với giảm 121,847 tỷ, tức 24,12%. Như vậy, tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2005 là cao nhất và năm 2007, doanh thu xuất khẩu của công ty lại giảm xuống. Năm 2006, tỷ lệ tăng doanh thu giảm xuống là do có sự khó khăn trong thị trường nước ngoài. Ngành dệt may của Việt Nam bị kiện bán phá giá, làm cho tình hình sản xuất không ổn định. Bên cạnh đó, do việc bị các khó khăn tại thị trường nước ngoài. Hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng Chương trình giám sát hàng nhập khẩu của Việt Nam và cứ 6 tháng một lần đánh giá kết quả tại thị trường Mỹ. Mặc dù chưa bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may nhưng đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng ở thị trường này. Đối với thị trường EU, tuy chưa bị áp thuế chống bán phá giá nhưng sự không ổn định cũng khiến cho lượng đơn đặt hàng giảm sút đi nhiều so với các năm trước. Khó khăn tại các thị trường tiềm năng khiến cho các doanh nghiệp đặt hàng dệt may của Việt Nam giảm xuống. Tình hình chung này đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sang năm 2007, sự không ổn định tại thị trường thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm xuống 24,12% so với năm 2005. Như vậy, ảnh hưởng rất lớn từ thị trường bên ngoài đã làm giảm đáng kể doanh thu của công ty. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp cụ thể để tìm được các đơn đặt hàng mới, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển thương hiệu của công ty, đặc biệt với sản phẩm xuất khẩu chủ đạo là sơ mi nam và veston cao cấp để nâng cao được doanh thu và mở rộng thị trường, tạo ra sự phát triển ổn định cho công ty Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa Bán hàng nội địa không phải là nguồn thu lớn nhất của công ty May 10. Nó chỉ chiếm từ 15% - 20% doanh thu của toàn công ty nhưng đây lại là một nguồn doanh thu tiềm năng của công ty. Với dân số 85 triệu người và cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện sẽ gia tăng những nhu cầu làm đẹp cho bản thân, thị trường nội địa sẽ là thị trường lớn nếu như công ty có thể xâm nhập và chiếm lĩnh. Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa năm 2004 là 39,769 tỷ đồng, sang năm 2005, doanh thu này tăng lên 69,533 tỷ, tức tăng 29,764 tỷ đồng tương đương với 74,84%. Đây cũng là năm mà doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa có sự gia tăng về mặt tương đối là cao nhất. Năm 2006, doanh thu từ hoạt động này giảm xuống còn 65 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,533% về tuyệt đối và 6,52% về tương đối. Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa trong năm 2006 giảm xuống không đáng kể nhưng sang năm 2007, doanh thu này đã tăng lên nhanh chóng, đạt mức 97,7 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 32,7 tỷ đồng tương ứng với 50,31% so với năm 2006. Có được kết quả này là do công ty đã quan tâm nhiều hơn tới thị trường nội địa, có nhiều biện pháp để kích thích sức mua từ thị trường nội địa. Trong năm 2007, công ty đã mở rộng phân phối bằng cách tiến hành đầu tư thêm các đại lý, chú ý phát triển thương hiệu của công ty bằng việc quảng cáo, in logo của công ty lên các túi xách bán hàng, các cửa hiệu đại lý và tổ chức tài trợ cho các hoạt động xã hội khác. Chính nhờ những nỗ lực phát triển thương hiệu của công ty nên doanh thu từ thị trường nội địa đã tăng nhanh chóng trong năm 2007. Nộp ngân sách Nộp ngân sách vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cổ phần May 10 cũng vậy. Trong các năm 2004 – 2008, khoản nộp ngân sách của công ty luôn tăng, đóng góp cho ngân sách nhà nước một nguồn thu rất lớn. Năm 2004, công ty nộp ngân sách 1,96 tỷ đồng, sang năm 2005 là 2,2 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 0,24 tỷ, tương ứng với 12,25%, năm 2006 nộp 2,4 tỷ, tăng hơn năm 2005 là 0,2 tỷ tương ứng là 9,09%. Năm 2007, công ty nộp 6,03 tỷ, tăng 3,63 tỷ so với năm 2006, tương ứng với tăng 123,88%. Như vậy, với sự phát triển của mình, hàng năm công ty cổ phần May 10 đều đóng góp cho ngân sách nhà nước những khoản thu rất lớn, thực hiện tốt chính sách của nhà nước đề ra. II. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 1.1 Lựa chọn bên đặt gia công Lựa chọn bên đặt gia công là khâu đầu tiên trong hoạt động nhận gia công xuất khẩu hàng may mặc. Trong quá trình lựa chọn bên đặt gia công, các cán bộ ban Marketing đóng vai trò quan trọng. Các cán bộ ban Marketing tiến hành nghiên cứu thị trường của công ty, tuy nhiên, công tác nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở các khâu nghiên cứu lượng cung của thị trường, giá cả của các đơn đặt hàng, giá nguyên phụ liệu, giá bán thành phẩm có thể, giá bán sản phẩm của bên đối tác cho khách hàng của họ,… và môi trường luật pháp chính trị của thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên phụ liệu. Việc tìm đối tác gia công của công ty chủ yếu dựa vào việc tham gia các hội chợ về may mặc trong nước và quốc tế. Khách hàng thông qua hội chợ này biết tới công ty và tự tìm đến với công ty thiết lập quan hệ làm ăn. Trong tất cả các đơn đặt hàng gia công của công ty thì số hợp đồng mà bên đối tác tìm đến chiếm 90% tổng số hợp đồng, còn khách hàng mà công ty tìm được rất ít, chỉ chiếm 10%. Một số khách hàng mà công ty tìm được có thể kể tới: MTA Co., GIMENO Ltd. Bên cạnh việc tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, các cán bộ công ty còn tìm kiếm đối tác thông qua các thông tin trên mạng Internet. Những nguồn thông tin mà công ty hay sử dụng là nguồn thông tin của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam, các đại sứ quán, tham tán, thương vụ của Việt Nam tại các nước bạn hàng và các nước mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao, các tổ chức xúc tiến thương mại ở các nước,… 1.2 Ký kết hợp đồng gia công Sau khi lựa chọn được đối tác đặt gia công thì bước tiếp theo là tổ chức kí kết hợp đồng gia công. Ban Marketing và phòng kế hoạch của công ty chịu trách nhiệm kí kết, thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu. Phòng kế hoạch của công ty phụ trách bộ phận gia công của công ty, trong đó có hai phó phòng trực tiếp chịu trách nhiệm hoạt động mảng gia công, bao gồm một phó phòng chịu trách nhiệm mảng gia công theo phương thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm, một phó phòng chịu trách nhiệm mảng gia công theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Khi khách hàng có yêu cầu đặt gia công thì bộ phận Marketing và bộ phận phụ trách gia công sẽ phụ trách kí hợp đồng với khách hàng đó. Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng Nếu là khách hàng quen thuộc của công ty, đã đặt hàng với số lượng lớn, thời gian dài với mức giá cụ thể thì những hợp đồng này sẽ được gửi cho cán bộ phụ trách mặt hàng gia công đã từng kí hợp đồng với khách hàng trước đó. Tại bộ phận gia công của công ty có 4 cán bộ phụ trách các mặt hàng khác nhau. Nếu khách hàng không chấp nhận mức giá cũ mà yêu cầu đàm phán mức giá mới hoặc công ty yêu cầu đàm phán mức giá mới thì các cán bộ trên sẽ lưu hồ sơ của khách hàng bằng một phiếu yêu cầu hoặc dùng chính văn bản chào giá của khách hàng làm phiếu yêu cầu, đánh số theo dõi và trình lên cho trưởng phòng kế hoạch, các phó phòng phụ trách bộ phận gia công xem xét và quyết định. Với những khách hàng mới thì việc chào giá gia công cũng tương tự như khi khách hàng quen thuộc của công ty không chấp nhận mức giá cũ, hoặc khi công ty không chấp nhận mức giá gia công đã kí ở những hợp đồng trước đó. Bước 2: Xem xét khả năng đáp ứng của công ty Trưởng và các phó phòng kế hoạch sẽ xem xét các phiếu yêu cầu do các cán bộ phụ trách mặt hàng của công ty trình lên. Các nội dung chủ yếu cần phải xem xét trong phiếu yêu cầu là: Loại hàng đặt gia công, số lượng sản phẩm đặt hàng và tính toán khả năng đáp ứng của công ty Đơn giá và giá trị của từng mặt hàng, từng sản phẩm Khả năng công nghệ của công ty có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng Bên cung cấp nguyên phụ liệu Thời hạn giao hàng Điều kiện thanh toán Sau khi xem xét và thấy khả năng của công ty có thể đáp ứng được, trưởng và phó phòng kế hoạch sẽ hoàn thành biểu mẫu “Xem xét hợp đồng” hoặc biểu mẫu “Xem xét phụ lục hợp đồng”. Trưởng phòng kế hoạch kí tên vào biểu mẫu và trình lên Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt. Nếu tổng giám đốc đồng ý thì gửi một xác nhận tới khách hàng bằng mail, sau đó tiến hành kí kết hợp đồng. Nếu tổng giám đốc không đồng ý có thể e-mail để đàm phán. Nếu hai bên vẫn không đồng ý thì sẽ tổ chức gặp mặt để đàm phán. Bước 3: Soạn thảo và kí kết hợp đồng Việc soạn thảo hợp đồng có thể do công ty cổ phần May 10 hoặc do bên đặt gia công soạn thảo. Nếu do công ty phụ trách soạn thảo thì việc soạn thảo sẽ do cán bộ phụ trách các mặt hàng phụ trách. Việc soạn thảo hợp đồng sẽ dựa trên các điều khoản giữa công ty và khách hàng đã đàm phán. Sau khi soạn xong hợp đồng, cán bộ phụ trách hợp đồng trình lên cho trưởng phòng kế hoạch xem xét và kiểm tra lại, và trình lên cho Tổng giám đốc kí. Nếu Tổng giám đốc hoặc người phụ trách kí hợp đồng hoặc bên đặt gia công không đồng ý với hợp đồng này thì các cán bộ phụ trách soạn thảo sẽ phải soạn lại cho phù hợp. Sau khi kí kết được hợp đồng, các cán bộ này sẽ phải tiến hành theo dõi hợp đồng bằng sổ theo dõi hợp đồng. Nếu một trong hai bên phát sinh những yêu cầu khác so với hợp đồng thì những nội dung ấy của hợp đồng ấy sẽ được xem xét sửa đổi. Nếu những yêu cầu sửa đổi được đưa ra từ phía đối tác thì cán bộ phụ trách sẽ lưu những yêu cầu này bằng phiếu “Yêu cầu sửa đổi bổ sung hợp đồng và phụ lục hợp đồng”, sau đó trình phó phòng, trưởng phòng kế hoạch, cuối cùng trình Tổng giám đốc để xem xét. 1.3 Thực hiện hợp đồng gia công Sau khi kí kết được hợp đồng gia công thì bước sản xuất sản phẩm của đơn hàng gia công được thực hiện. Tuy nhiên, cũng có khi công ty phải sản xuất mẫu sản phẩm cho công ty đặt gia công kiểm tra năng lực sản xuất của công ty. Nếu phải sản xuất hàng mẫu cho phía đối tác thì trước tiên các cán bộ mặt hàng sẽ nhận các tài liệu kĩ thuật của sản phẩm, dịch sang tiếng Việt và giao cho phòng kĩ thuật tổ chức hoạt động sản xuất hàng mẫu. Sau khi hàng mẫu được chấp nhận, hợp đồng được kí kết thì công ty bắt đầu tổ chức sản xuất hàng theo hợp đồng đã kí. Quy trình của thực hiện hợp đồng gia công như sau: Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất Trên cơ sở tài liệu kĩ thuật do các cán bộ mặt hàng gửi sang, phòng kĩ thuật kết hợp với các cán bộ định mức kĩ thuật của phòng kế hoạch lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng, trong quý, từ đó lên kế hoạch nhập nguyên phụ liệu, kế hoạch sản xuất theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng kế hoạch, sau đó trình Tổng giám đốc kí duyệt. Bước 2: Tiến hành nhập nguyên phụ liệu Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu của sản phẩm và kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, và dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và Trưởng phòng kế hoạch các cán bộ phòng kế hoạch sẽ tiến hành nhập nguyên phụ liệu. Đối với các hợp đồng gia công nhập nguyên liệu, giao thành phẩm thì các cán bộ phụ trách mặt hàng cùng với Trưởng phòng kế hoạch và các phó phòng phối hợp với bên đặt gia công tiến hành nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất. Đối với các hợp đồng mua nguyên liệu bán thành phẩm thì các cán bộ phụ trách mặt hàng sau khi có sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và Trưởng phòng kế hoạch sẽ tiến hành hỏi giá, đặt hàng các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu và nếu mức giá hợp lí thì sẽ tiến hành đặt hàng với các đơn vị đó và lưu ý họ về thời gian dự tính đặt mua hàng để các đơn vị đó giao hàng đúng thời hạn, tránh cho công ty khỏi bị động khi tiến hành sản xuất. Khi nguyên phụ liệu được nhập về kho, các cán bộ tại phòng kho vận tiến hành nhận hàng, đối chiếu với bảng kê khai hàng hóa để kiểm tra số lượng, chất lượng hàng thực nhập và thông báo cho các cán bộ mặt hàng biết để họ làm bảng cân đối giữa nguyên phụ liệu nhập về và kế hoạch sản xuất, sau đó trình lên cho Trưởng phòng kế hoạch và Tổng giám đốc phê duyệt. Bước 3: Tổ chức sản xuất Sau khi nhập nguyên phụ liệu về, tùy theo tình hình nhập nguyên phụ liệu mà Trưởng phòng kế hoạch dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc tiến hành kí phát Lệnh sản xuất chuyển tới các phân xưởng, xí nghiệp để bắt đầu tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất cán bộ mặt hàng phải chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ sản xuất thường xuyên, nếu có sự cố gì thì phải tìm hiểu nguyên nhâ và báo cáo kịp thời lên các phó phòng để tìm hướng giải quyết. Mặt khác, cán bộ mặt hàng phải thường xuyên liên lạc với bên đặt gia công hoặc bên đặt hàng nguyên phụ liệu để đôn đốc họ giao nguyên phụ liệu còn thiếu và thông báo cho bên đặt gia công tiến độ sản xuất của công ty. Bước 4: Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu Sau khi sản xuất xong lô hàng, cán bộ mặt hàng thông báo cho bên đối tác về thời gian giao hàng để tiến hành xuất khẩu. Công ty cổ phần May 10 chủ yếu xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng nên công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Các cán bộ tại bộ phận FOB của công ty tiến hành thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu như sau: Kiểm tra LC. Xin giấy phép xuất khẩu. Làm thủ tục Hải quan. Giao hàng tại cảng. Làm thủ tục thanh toán. 1.4 Kiểm soát hoạt động gia công Trong quá trình từ khi công ty tiến hành lựa chọn đối tác gia công, sản xuất và xuất khẩu hàng, các cán bộ mặt hàng của công ty cùng với Trưởng phòng kế hoạch, phó phòng kế hoạch dưới sự chỉ đạo của giám đốc luôn giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra quy trình nhập nguyên phụ liệu để sản xuất. Khi nguyên phụ liệu đã được nhập kho, các cán bộ quản lý kho cùng với phòng QA sẽ tiến hành kiểm tra số lượng nguyên phụ liệu thực nhập, đối chiếu với hàng mẫu để kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, giám sát để nguyên phụ liệu không bị giảm chất lượng khi đưa vào sản xuất, đồng thời cũng tiến hành bảo quản để các sản phẩm sản xuất ra giữ được chất lượng khi giao hàng. Trong quá trình sản xuất, các cán bộ mặt hàng phối hợp với các tổ trưởng tổ sản xuất và quản lý các phân xưởng để theo dõi quá trình sản xuất, đồng thời phòng QA cũng kiểm tra để phối hợp với phòng kĩ thuật loại các sản phẩm lỗi, hỏng để nâng cao chất lượng lô hàng, tạo uy tín cho công ty. 2.Thực trạng kết quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 2.1. Doanh thu các mặt hàng gia công Gia công là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty cổ phần May 10. Sự tăng lên của doanh thu có đóng góp rất lớn từ hoạt động gia công xuất khẩu. Doanh thu gia công qua 3 năm 2004 – 2006 không ngừng tăng lên, năm 2005 là 385,877 tỷ đồng tăng 87,894 tỷ, tương đương 29,54% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu tăng 11,36% so với năm 2005. Tuy nhiên, sang năm 2007 do có sự khó khăn về thị trường quốc tế nên doanh thu giảm mạnh. Doanh thu năm 2007 giảm 46,299 tỷ đồng, tương ứng giảm 10,76% so với năm 2006. Về cơ cấu doanh thu, doanh thu gia công xuất khẩu luôn chiếm trên 80% trong tổng doanh thu gia công, trong đó cao nhất là năm 2004 với 89,79%, thấp nhất là năm 2005 với 84,77%. Doanh thu xuất khẩu trong 3 năm 2004 – 2006 có xu hướng tăng dần lên theo thời gian, từ 267,478 tỷ đồng năm 2004 lên 327,1 tỷ đồng năm 2005 tương ứng với tăng 59,63 tỷ đồng, năm 2006 mức doanh thu gia công xuất khẩu tăng lên 374,907 tỷ đồng, tăng 47,799 tỷ so với năm 2005, tương ứng với 14,61%. Mức tăng trưởng của tổng doanh thu gia công xuất khẩu trong 3 năm đó luôn tăng ổn định trên 10% năm. Sang năm 2007, doanh thu gia công xuất khẩu giảm mạnh do các đơn đặt hàng gia công từ thị trường quốc tế giảm. Doanh thu gia công quốc tế của công ty giảm 46,247 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 12,33%. Bảng 5: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % +/- % Tổng doanh thu 297,893 100 385,877 100 429,729 100 383,5 100 87,984 29,54 43,852 11,36 -46,229 -10,76 Xuất khẩu 267,478 89,79 327,108 84,77 374,907 87,24 328,66 85.7 59,630 22,29 47,799 14,61 -46,247 -12,33 Áo sơ mi nam 53,817 20,12 76,347 23,34 99,088 26,43 89,067 27,1 22,530 41,86 22,741 29,79 -10,021 -10,11 Áo sơ mi nữ 21,318 7,97 26,692 8,16 36,928 9,85 33,983 10,34 5,374 25,21 10,236 38,35 -3,035 -8,22 Áo veston 53,094 19,85 56,1 17,15 72,432 19,32 63,168 19,22 3,005 5,66 16,333 29,11 -9,264 -12,79 Quần âu 56,572 21,15 61,267 18,73 86,866 23,17 72,897 22,18 4,695 8,30 25,599 41,78 -13,969 -16,08 Áo Jacket 19,044 7,12 18,776 5,74 20,095 5,36 16,63 5,06 -0,268 -1,41 1,319 7,02 -3,465 -17,39 Quần áo ngủ 31,937 11,94 44,225 13,52 19,608 5,23 11,339 3,45 12,288 38,48 -24,647 -55,73 -8,269 -42,17 Áo Tshirt 31,696 11,85 43,702 13,36 39,890 10,64 41,575 12,65 12,006 37,88 -3,812 -8,72 1,685 4,22 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty cổ phần May 10 Các mặt hàng gia công xuất khẩu trong 3 năm 2004 – 2006 tăng doanh thu đáng kể, trừ mặt hàng quần áo ngủ và áo Tshirt có giảm vào năm 2006 do hai mặt hàng này không được các bạn hàng đặt hàng mà thay vào đó là các hợp đồng gia công hàng sơ mi nam. nữ và quần âu. Trong 3 năm 2004 – 2006 doanh thu của 3 mặt hàng này tăng mạnh. Năm 2005 doanh thu áo sơ mi nam tăng 22,53 tỷ đồng, tương ứng với 41,86% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu áo sơ mi nam tăng 22,741 tỷ đồng, tương ứng tăng 29,79% so với năm 2005. Mặt hàng áo sơ mi nữ tuy chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng doanh thu gia công xuất khẩu nhưng cũng có sự tăng mạnh trong 3 năm đó. Năm 2005 doanh thu gia công xuất khẩu sơ mi nữ tăng 5,374 tỷ, tương ứng với 25,21% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu mặt hàng này tăng 10,236 tỷ đồng, tương ứng với 38,35% so với năm 2005. Mặt hàng quần âu năm 2005 tăng nhẹ so với năm 2004 nhưng sang năm 2006, mặt hàng này có doanh thu tăng cao nhất trong tổng số mặt hàng gia công xuất khẩu, tăng 25,599 tỷ đồng, ứng với 41,78%. Tuy vậy, sang năm 2007, tất cả các mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty đều giảm mạnh, chỉ có mặt hàng áo Tshirt là tăng nhẹ, tăng 1,685 tỷ đồng, tương ứng với tăng 4,22%. Sự khó khăn trong thị trường quốc tế đã làm cho các đơn đặt hàng gia công giảm mạnh, khiến cho tất cả các mặt hàng gia công của công ty giảm từ 10% đến 42,17%, trong đó quần áo ngủ giảm mạnh nhất ( 42,17%), áo sơ mi nữ giảm ít nhất ( 8,22%). Doanh thu tất cả các mặt hàng giảm đã khiến cho tổng doanh thu gia công giảm xuống 10,76% so với năm 2006. Doanh thu của các mặt hàng gia công tuy chủ yếu là tăng lên nhưng luôn có sự biến động, vì vậy cái khó của công ty là phải duy trì được các khách hàng cũ và tìm được các khách hàng mới để tăng doanh thu, tăng các mặt hàng thế mạnh của công ty đã có trên thị trường xuất khẩu. Qua bảng doanh thu gia công xuất khẩu của công ty cổ phần May 10, chúng ta thấy các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty trong gia công là áo sơ mi nam, quần âu, veston, áo sơ mi nữ. Đây là một điều tất yếu vì các mặt hàng này của công ty được đánh giá cao bởi chất lượng và đã có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Các mặt hàng áo Jacket, quần áo ngủ, áo Tshirt có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong gia công xuất khẩu vì các đơn đặt hàng của công ty chủ yếu đặt hàng gia công may áo sơ mi và veston. 2.2. Cơ cấu các mặt hàng gia công Công ty May 10 là một công ty sản xuất hàng may mặc, trong đó gia công quốc tế chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động này luôn mang lại doanh thu tăng với tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của cả công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình gia công quốc tế của công ty cổ phần May 10, chúng ta đi tìm hiểu chi tiết về cơ cấu các mặt hàng mà công ty cổ phần May 10 tham gia gia công để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động gia công quốc tế của công ty. Trước hết, qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy mặt hàng chủ lực của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu là các mặt hàng áo sơ mi nam, áo veston, quần âu và áo sơ mi nữ. Các mặt hàng trên luôn chiếm sản lượng cao trong tỷ trọng sản xuất của công ty. Xét về tổng sản lượng thì qua 3 năm 2004 – 2006, sản lượng của toàn công ty trong hoạt động gia công luôn tăng trưởng. Năm 2005, tổng sản lượng gia công tăng cao nhất trong 3 năm với sự gia tăng thêm so với năm 2004 là 37,58%. Năm 2006 tổng sản lượng chỉ tăng nhẹ so với năm 2005 (0,5%). Sang năm 2004, do khó khăn trong thị trường, tổng sản lượng đã giảm đi đáng kể, giảm 30,08% so với năm 2006. Trong tổng sản lượng gia công thì sản lượng gia công hàng quốc tế chiếm một tỷ trọng khá lớn (trên 80% mỗi năm) và cao nhất là năm 2004 với tỷ lệ 90,27% trong tổng sản lượng hàng gia công. Điều này cho thấy hoạt động gia công quốc tế của công ty cổ phần May 10 đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động gia công nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Trong các mặt hàng mà công ty nhận gia công xuất khẩu, mặt hàng đầu tiên cần nhắc đến là mặt hàng áo sơ mi nam. Tỷ lệ áo sơ mi nam xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng qua 4 năm. Năm 2004, áo sơ mi nam chiếm 19,33% tổng sản lượng của toàn bộ hàng gia công xuất khẩu thì sang năm 2005, tỷ lệ này là 20,41%, tăng 775.776 chiếc, tương ứng tăng 39,47% so với năm 2004. Năm 2006, tỷ lệ của mặt hàng này là 25,33% so với tổng sản lượng hàng xuất khẩu, tăng 26,87% so với năm 2005. Sang năm 2007, tỷ lệ áo sơ mi nam gia công xuất khẩu chiếm 27,34% trong tổng sản lượng. Tuy về lượng tuyệt đối, lượng áo sơ mi nam gia công xuất khẩu năm 2007 giảm 898.507 chiếc so với năm 2006 nhưng về lượng tương đối thì tỷ lệ mặt hàng này vẫn tăng trong tổng sản lượng. Nguyên nhân của sự tăng lên về giá trị tương đối của mặt hàng này là do mặt hàng này của công ty trên thị trường thế giới đã có uy tín, công nhân của công ty sản xuất lành nghề nên chất lượng sản phẩm cao, được nhiều bạn hàng ưa chuộng, vì vậy các đơn đặt hàng áo sơ mi nam tăng lên, khiến cho tỷ lệ áo sơ mi nam xuất khẩu trong tổng sản lượng cao. Tương tự như mặt hàng áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ cũng có sự tăng trưởng trong tổng sản phẩm gia công xuất khẩu. Tỷ lệ áo sơ mi nữ xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 tăng từ 8,34% năm 2004 lên 12,56% vào năm 2007. Tuy năm 2005, tỷ lệ này có giảm xuống còn 7,55% nhưng xét trong cả thời kì 2004 – 2008 thì tỷ lệ này vẫn tăng cao. Năm 2005, tỷ lệ áo sơ mi nữ xuất khẩu giảm xuống nhưng trên thực tế, sản lượng áo sơ mi nữ xuất khẩu vẫn tăng 164.718 chiếc, tương đương với tăng 19,41% về sản lượng. Vì vậy, việc sản xuất áo sơ mi nữ trong thời gian vừa qua vẫn có sự gia tăng rõ rệt. Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty 2004 – 2007 Đơn vị: Chiếc Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % +/- % Tổng sản lượng 11.266.523 100 15.500.552 100 15.577.298 100 10.890.961 100 4.234.029 37.58 767.46 0.50 -4.686.337 -30.08 Xuất khẩu 10.169.910 90.27 13.428.381 86.63 13.729.545 88.14 9.434.840 86.63 3.258.471 32.04 301.164 2.24 -4.294.705 -31.28 Áo sơ mi nam 1.965.599 19.33 2.741.365 20.41 3.477.992 25.33 2.579.485 27.34 775.766 39.47 736.627 26.87 -898.507 -25.83 Áo sơ mi nữ 848.646 8.34 1.013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10 Thực trạng và giải pháp.DOC