Báo cáo Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu trang 1

Chương I. Khái quát về hàng sành sứ thuỷ tinh 3

I. Khái niệm, đặc điểm của mặt hàng sành sứ thuỷ tinh 3

1. Khái niệm 3

2. Đặc điểm 3

3. Phân loại 3

4. Quy trình sản xuất 4

II. Lịch sử phát triển hàng sành sứ thuỷ tinh 7

III. Vai trò của xuất khẩu hàng sành sứ thuỷ tinh đối với

nền kinh tế Việt Nam 8

1.Vai trò 8

2.Lợi thế so sánh của sản xuất sành sứ thuỷ tinh 9

 

Chương II. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng sành sứ thuỷ tinh của Việt Nam

giai đoạn 1990 - 2002 tại Công ty XNK sành sứ thuỷ tinh Việt Nam

- Chi nhánh Hà Nội 10

I. Giới thiệu về VINACEGLASS 10

II. Thực trạng 12

1.Tỷ trọng và cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng

sành sứ thuỷ tinh 12

2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng sành sứ thuỷ tinh trong

10 năm trở lại đây 13

III Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng sành sứ thuỷ tinh

tại Công ty XNK sành sứ thuỷ tinh Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 13

1. Những thành tựu đạt được 13

2. Những tồn tại và nguyên nhân 14

 

Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

mặt khẩu sành sứ thuỷ tinh của Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2020. 17

I. Dự báo nhu cầu về sành sứ thuỷ tinh của

một số thị trường lớn của thế giới 17

II. Giải pháp để phát triển xuất khẩu hàng sành sứ thuỷ tinh 19

1.Giải pháp về phía nhà nước 19

2.Giải pháp về phía doanh nghiệp 19

Kết luận 27

Tài liệu tham khảo. 28

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng mà còn cả hình thức bao gói bên ngoài. Thực tế cho thấy người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hoá thì trước tiên đều lựa chọn hàng hoá có bao bi đẹp, hấp dẫn ngay cả khi chất lượng không được tốt cho lắm. Trong thời kỳ trước, chúng ta hầu như không chú trọng đến vấn đề bao bì bán lẻ cho hàng sành sứ thuỷ tinh. Nguyên nhân là do nhà sản xuất thiếu ý thức cạnh tranh về bao bì và không muốn tốn nhiều chi phí cho bao bì. Nhiều bạn hàng quốc tế rất ưa chuộng đồ sứ Việt Nam nhưng khi nhìn thấy những đồ sứ cao cấp được bao gói trong những hộp bìa các tông thô sơ thì không muốn đặt hàng nữa. Hiện nay, bao bì cho hàng sành sứ thuỷ tinh đã có những cải tiến rõ rệt. Nhũng mặt hàng sứ cao cấp như ấm, chén, bát, đĩa... được đóng gói trong hộp có xốp cứng đệm lót, bên ngoài gia cố bằng nilông trong suốt để tiện cho khách hàng vừa có thể nhìn thấy hàng hoá bên trong, vừa được hấp dẫn bởi hình thức bên ngoài. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để hàng hoá có chất lượng tốt, bao bì đẹp mà không đẩy giá thành lên cao. Chúng ta nên thiết kế bao bì nhỏ gọn, ít tốn diện tích để tiết kiệm chi phí bao bì đồng thời phù hợp với việc xếp dỡ vận chuyển. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH Sản xuất gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất sớm. Những di vật bằng gốm sứ được phát hiện qua khảo cổ cho thấy rằng Ai Cập cách đây 4000 năm đã làm gốm sứ. Ở Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm cũng đã sản xuất gốm sứ, gốm sứ đời Khang Hy rất nổi tiếng là trắng trong, màu sắc đẹp. Ở Việt Nam, thời thượng cổ ông cha ta cũng đã sản xuất được đồ gốm. Các di vật lịch sử bằng gốm của nền văn hoá thời Hùng Vương được phát hiện ở nhiều địa điểm khảo cổ trên cả nước. Điều đó chứng minh thời kỳ này tổ tiên ta đã có nền văn minh khá rực rỡ. Đặc biệt các sản phẩm gốm thời Lý Trần với các hoạ tiết trang trí kiểu hoa văn và nhiều màu sắc, mang tính dân tộc rất độc đáo, men ngọc và men Lý đẹp và quý, được nhiều người ưa thích. Thời kỳ này hàng gốm Việt Nam được xuất sang Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Các cơ sở gốm sứ lâu đời và rất nổi tiếng ở nước ta là Hương Canh, Bát Tràng, Móng Cái, Lái Thiêu, Biên Hoà... là các cơ sở sản xuất gạch ngói, sành sứ dân dụng và mỹ nghệ. Hiện nay, ở trong nước đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất gốm sứ có dây chuyền sản xuất tương đối hoàn chỉnh, hiện đại như công ty sứ Hải Dương, công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty sứ Thanh Trì, công ty sứ Minh Long... III/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 1.Vai trò: Đã từ lâu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng đã được thị trường quốc tế biết đến. So với các ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay là xuất khẩu da giày, dầu thô, thuỷ sản, may mặc... thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ có bề dày lịch sử tương đối lớn. Đã có thời kỳ, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40%-50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước( trước 1985). Sau này, mặt hàng không được quan tâm chú ý đúng mức nên tụt hậu nhanh chóng về kim ngạch xuất khẩu. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc mất đi thị trường rộng lớn khi Liên Xô( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Nói đến tác dụng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và sành sứ thuỷ tinh nói riêng, chúng ta không chỉ thấy nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu mang lại mà còn thấy được tác dụng cân bằng cán cân thương mại( hàng thủ công mỹ nghệ đã có lúc là phương tiện để trả nợ). Không ai có thể phủ nhận vai trò của xuất khẩu sành sứ thuỷ tinh từ trước tới nay. Trong tương lai, sành sứ thuỷ tinh sẽ tìm hướng đi mới, trong môi trường mới nhưng luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện Bộ thương mại đã đề ra kế hoạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ( trong đó bao gồm cả hàng sành sứ thuỷ tinh) đạt kim ngạch từ 900 triệu đến 1 tỷ USD vào năm 2005. Điều đó càng khẳng định vai trò của sành sứ thuỷ tinh Việt Nam ngày một lớn mạnh, vị thế không kém phần quan trọng so với bất cứ ngành hàng xuất khẩu nào. 2. Lợi thế so sánh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam là dễ dàng hạ giá thành bởi nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí lao động rẻ, giá trị trực thu ngoại tệ cao(95% - 97%), chi phí đầu tư thấp. Do đó, tiềm năng và lợi ích từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng là rất lớn. Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh ngày một phát huy trong bối cảnh quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Dòng vốn đổ về các nước có nguồn nguyên liệu rẻ, giá lao động thấp và lượng nhân công dồi dào. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định sản xuất hàng sành sứ thuỷ tinh có nhiều lợi thế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002 TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI. GIỚI THIỆU VỀ VINACEGLASS Tên đầy đủ : Tổng công ty sành sứ thuỷ tinh Việt Nam Tên giao dịch tiếng Anh: The VietNam Ceramic & Glass Corp. Tên viết tắt : VINACEGLASS Trụ sở chính : 20-24 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Năm thành lập : 1975 và thành lập lại năm 1990 CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG TY ĐÈN ĐIỆN QUANG CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG TỔNG CÔNG TY VINACEGLASS CÔNG TY THUỶ TINH PHẢ LẠI CÔNG TY THUỶ TINH HƯNG PHÚ CÔNG TY SỨ HẢI DƯƠNG CÔNG TY MỎ CAO LANH CHÍ LINH Công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam ( VINACEGLASS IMP – EXP COMPANY) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty sành sứ thuỷ tinh Việt Nam. Chi nhánh Hà Nội: 18C Phạm Đình Hồ – Hai bà Trưng – Hà Nội Chi nhánh Hưng Yên: Chi nhánh Chí Linh: Đại Bồ, Hoàng Tân, Chí Linh, Hải Dương Chi nhánh Đồng An: Đường số 2, Khu công nghiệp Đồng An Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội: đại diện Tổng công ty thực hiện các hoạt động: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: đồ gốm, đồ sứ, chậu hoa cây cảnh, cốc chén thuỷ tinh, đồ sư trang trí nội ngoại thất... Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gốm sứ thuỷ tinh, gạch lát, sứ vệ sinh... Ngoài ra, công ty hiện đang là đại lý, nhà phân phối các loại nguyên vật liệu cho các công ty nước ngoài như Johnson Mathey Ceramic – Anh, Zshimmer & Schwars - Đức, Commercial Mineral Limited – Australia, Lafrarge Prestia Co.,Ltd, Mineral resource development co. Ltd, ... Tóm lại, các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty gồm có: gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ gốm các sản phẩm gốm sứ sử dụng trong gia đình( ấm, chén, bát, đĩa...), gốm sứ trang trí( chậu hoa, lọ hoa, gốm trang trí...). Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty. Gốm sứ xây dựng gồm các sản phẩm gạch gói dùng trong xây dựng, gach ceramic lát nền, ốp tường, gạch granit, ngói tráng men, sứ vệ sinh... chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gốm sứ xây dựng cũng là mặt hàng kinh doanh chủ yếu cuả công ty. Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài này, em xin đi sâu phân tích về thực trạng xuất khẩu để thấy được đóng góp của xuất khẩu đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nhận thức được vai trò ngày một lớn mạnh của mặt hàng này đối với toàn ngành cũng như đối với nền kinh tế quốc dân. THỰC TRẠNG Tỷ trọng và cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sành sứ thuỷ tinh 6 tháng đầu năm 2002. STT MẶT HÀNG MÃ SỐ SỐ LƯỢNG ( CÁI/ BỘ) GIÁ TRỊ( USD) 1 Đồ gốm VN 812/ 004 7133 4648,20 2 - VN 813/ 004 10818 12833,86 3 - VN 814/004 4960 12878,20 4 - VN 827/ 004 4716 9813,6 5 - VN 828/004 14146 14244,18 6 Chậu cảnh ( có men ) VN 637/012 6024 12778,02 7 - VN 219/012 11112 11587,62 8 - VN 792/ 002 6396 12402,44 9 - VN 790/ 002 736 4294,10 10 - VN 222/ 012 11638 13089,92 11 - VN 801/ 012 1827 9441,59 12 Chậu hoa VN 509/ 012 1324 11842,5 13 - VN 423/ 018 1387 12125,68 14 - VN 785/ 005 4640 14215,68 15 - VN 787/ 005 4278 14697,78 16 - VN 514/ 012 43888 27716,80 17 Đồ trang trí để bàn VN 614/001 4252 14438,20 18 - VN 613/ 001 5128 14129,20 19 - VN 609/ 020 8403 13002,63 20 - VN 608/ 020 7204 11956,67 21 - VN 607/ 020 5679 14684,34 22 Cốc chén thuỷ tinh VNG 114/ 028 5554 11602,66 23 - VNG 115/ 028 5088 14922,84 24 - VNG 116/ 028 4308 11136,40 25 - VNG 117/ 028 6058 11898,16 26 Hàng TCMN khác VN 773/ 002 7141 11288,92 27 - VN 775/ 002 2822 763,58 28 - VN 805/ 002 1819 6241,05 29 - VN 743/ 025 1420 7909,5 30 - VN 794/ 002 13640 25000,0 31 - VN 771/ 002 1445 5886,29 32 - VN 770/ 002 1510 10748,05 2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu các mặt hàng sành sứ thuỷ tinh trong vòng 10 năm trở lại đây Nước Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 G.trị (USD) Tỷ trọng(%) G.trị (USD) Tỷ trọng(%) G.trị (USD) Tỷ trọng(%) Pháp 1.297.413 68 539.321 35,9 172.958 20,9 Hồng Kông 66.008 3,6 205.877 13,7 114.695 13,9 Nhật Bản 42.908 2,4 283.124 18,8 114.139 13,8 Đức 115.292 6 96.930 6,5 120.523 14,6 Nước khác 381.453 20 377.124 25,1 305.026 36,9 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH Những thành tựu đạt được Nhìn chung, tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Những thành tựu này đạt được trong một bối cảnh có rất nhiều khó khăn: Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm nghiêm trọng, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc đã gia nhập WTO... Theo thống kê từ Bộ thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2001 đạt 235 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002, mặc dù tình hình xuất khẩu chung suy giảm nhưng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vẫn đạt mức tăng trưởng cao. 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt 191 triệu USD. Nhờ tận dụng làng nghề truyền thống, công nhân lành nghề, giá nhân công rẻ mạt, một số nguyên liệu trong nước chất lượng ổn định, giá thành hợp lý có thể dùng thay thế nguyên liệu nhập khẩu, sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đã từng bước xây dựng được lòng tin với khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng. Hơn nữa, chúng ta đã không ngừng mở rộng thị trường: bên cạnh các khách hàng thường xuyên( Hà Lan, Bỉ...) công ty còn chú trọng xây dựng quan hệ với khách hàng mới( tập đoàn ATR- Thuỵ Điển). Những tồn tại và nguyên nhân Mặc dù hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đã thâm nhập thị trường thế giới nhưng số lượng còn khiêm tốn, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, giá cả cao hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Trước năm 1985, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ta chiếm 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, mặc dù về mặt giá trị đã tăng nhiều nhưng tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt chưa đầy 1%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về tỷ trọng trên xuất phát từ nhiều phía: a.Về vốn: Đối với mỗi một doanh nghiệp thì vấn đề vốn luôn luôn là vấn đề bức xúc. Tình trạng chung thường thấy là thiếu vốn cho nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu như cao lanh, men màu đòi hỏi chất lượng tốt thì hầu hết phải nhập khẩu từ bên ngoài. Hiện nay chúng ta đang tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế, để tìm cách hạ giá thành mà chất lượng không đổi, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào bên ngoài. Một nguyên nhân khác khiến vấn đề thiếu vốn càng trở nên trầm trọng là yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và chi đầu tư nghiên cứu khoa học. Để giao hàng với số lượng lớn thì không thể dựa trên làng nghề. Trình độ sản xuất thủ công, năng lực lao động thấp mà không đồng đều về chất lượng. Nhu cầu trang bị dây chuyền máy móc kỹ thuật tiên tiến là cần thiết nhưng đồng thời cũng đặt ra cho công ty nhiều khó khăn đáng kể. b.Về cơ chế quản lý xuất khẩu: Cơ chế quản lý xuất khẩu là vấn đề thời sự có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mỗi một thời kỳ, Nhà nước đều có những điều chỉnh cụ thể nhằm phù hợp hoá với thực tiễn, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trước kia, chúng ta áp dụng chế độ cơ quan chủ quản trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp không được tự do xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài. Hơn nữa, những cản trở từ chính sách, thể chế, thủ tục... làm cho việc xuất khẩu tiến hành chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa tương đối muộn so với các nước trong khu vực(1986) nên hàng hoá Việt Nam còn ít được thị trường quốc tế biết đến, nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự gây được sự chú ý cho khách hàng quốc tế. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần phải tự do hoá xuất khẩu tất cả những loại hàng hoá không phải là hàng quốc cấm, đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, cho phép các doanh nghiệp được tự do xuất khẩu hàng hoá mà không cần thông qua cơ quan chủ quản. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã từng bước thi hành giải pháp tự do hoá xuất khẩu nhưng chưa hoàn thiện. Trong những năm tới, giải pháp này vẫn được coi là không thể thiếu và tiếp tục được nghiên cứu để áp dụng một cách có lợi nhất nhằm thúc đẩy xuất khẩu nước nhà ngày một phát triển. c. Về môi trường cạnh tranh quốc tế Bên cạnh Trung Quốc là nước xuất khẩu gốm sứ lớn nhất thế giới, Việt Nam đã và đang gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ trong việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường thế giới. Việc chinh phục những khách hàng khó tính và thay đổi thói quen tiêu dùng của họ là không đơn giản. Hàng sành sứ thuỷ tinh xuất khẩu bị cạnh tranh không những về kiểu dáng mẫu mã mà cả chất lượng, giá cả. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu cách ứng xử của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu được đối thủ của mình, từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm để doanh nghiệm của mình có cách ứng xử đúng đắn và mang lại hiệu quả. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020. DỰ BÁO NHU CẦU SÀNH SỨ THUỶ TINH CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG LỚN CỦA THẾ GIỚI. Thị trường EU: 30% Đây là thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia và 367 triệu dân. EU và Việt Nam đã ký hiệp định khung hợp tác kinh tế thương mại, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc(MFN) tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc buôn bán giữa hai bên. Tỷ trọng xuất khẩu sang Châu Âu sẽ chiếm 30% xuất khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam, trong đó quan trọng nhất vẫn là thị trường Hà Lan. Thị trường Nhật Bản: 15% Nhật Bản là quốc đảo gồm 1,24 triệu dân, là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Đây là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai ( sau Mỹ) và cũng là một nước nhập khẩu lớn. Gần đây, nhập khẩu của Nhật Bản tăng khá mạnh, chủ yếu là từ các nước đang phát triển ở Châu Á. Nhật Bản là thị trường số một của Việt Nam trong nhiều năm nay: từ 1986 trở lại đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 13 – 14 lần; cán cân thương mại luôn trong tình trạng xuất siêu, đó là một điều hiếm thấy. Thị trường Bắc Mỹ: 20% Mỹ là thị trường rộng lớn, có tiềm lực lớn về tài chính. Ngày 3/2/1994, Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ ngoại thương Việt – Mỹ. Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết (13/7/200) tạo bước ngoặt cho giao lưu thương mại giữa hai nước. Tuy hàng Việt Nam đã được xuất khẩu sang Mỹ nhưng kim ngạch còn nhỏ. Hàng năm, Mỹ phải nhập khẩu một lượng lớn( 34 tỷ USD hàng dệt may; 1,8 tỷ USD cà phê; 2,5 tỷ USD hàng thuỷ sản...) trong khi tỷ trọng những hàng này của Việt Nam sang Mỹ còn quá ít ỏi. Do đó, khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn rất lớn. Thị trường ASEAN: 5% Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gần giống với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước ASEAN. Đây là khó khăn của chúng ta khi duy trì và phát triển xuất khẩu ở thị trường này. Liên bang Nga: 5% Khi nền kinh tế nước ta chưa mở cửa, thị trường Nga và các nước Đông Âu được coi là thị trường chính. Từ sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, chúng ta chưa chú ý đúng mức đến thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các thị trường khác, gồm cả Trung Quốc mới đạt 20%. Nhưng Nga và các nước Đông Âu là bạn hàng truyền thống đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó cần duy trì và phát triển mối quan hệ lâu năm này. Các nước NICs khác( Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan): 25% Trong đó, Hồng Kông là nước thường xuyên nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam để tái xuất sang thị trường khác. Trên đây là dự báo về nhu cầu sành sứ thuỷ tinh ở một số thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh tập trung quá mức vào một khu vực thị trường nhằm tránh những biến động kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, cần theo dõi thường xuyên tình hình các khu vực thị trường để có những điều chỉnh kịp thời. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG SÀNH SỨ THỦY TINH GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC Về chính sách thuế Để khuyến khích xuất khẩu đồng thời bảo vệ lợi ích cho nhà sản xuất, việc đưa ra những ưu đãi về thuế cho hàng hoá xuất khẩu là cần thiết: miễn giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với nguyên liệu; miễn các loại thuế trong 5 năm cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng để tạo sức bật cho doanh nghiệp. Hiện, Bộ thương mại và các bộ ngành liên quan đang gấp rút rà soát lại các loại phí, lệ phí để miễn giảm cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Về ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất sành sứ thuỷ tinh Nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư đối với các ngành, các doanh nghiệp sản xuất, khai thác hàng xuất khẩu. Để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng cùng với những ưu đãi về tín dụng, tài chính, thuế... Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, thị trường trong nước chịu không ít những ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhằm giúp nền kinh tế trong nước thích ứng với những thay đổi nhanh chóng đó, nhà nước cần phải có chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt, nói cách khác là giữ cho kim ngạch xuất khẩu luôn cân bằng kim ngạch nhập khẩu trong mọi biến động ở thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Về cải tiến chế độ thưởng xuất khẩu Ngoài các biện pháp trên, nhà nước cần có những chính sách thưởng xuất khẩu đối với những doanh nghiệp nhiều năm liền đạt kim ngạch xuất khẩu lớn. Về hỗ trợ vốn Vấn đề thiếu vốn trong các doanh nghiệp không còn mới lạ nhưng để giải quyết vấn đề nan giải này cần có những biện pháp mới để phù hợp với bối cảnh hiện nay. Để thúc đẩy sản xuất các ngành hàng xuất khẩu, nhà nước đã hỗ trợ một phần vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để cùng một lúc đáp ứng yêu cầu của tất cả các doanh nghiệp một lượng vốn lớn thì vẫn chưa được giải quyết ổn thoả. Giải pháp về phía doanh nghiệp Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn chưa thích ứng được với hoàn cảnh mới. Chúng ta cần sớm phát hiện những khiếm khuyết sẵn có trong lòng bản thân doanh nghiệp để đề ra những giải pháp khắc phục kịp thời, tạo đà phát triển một cách nhanh chóng đồng thời thích ứng với nhu cầu thời đại mới. A/Về công nghiệp hóa làng nghề Hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng sành sứ thuỷ tinh nói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối sản xuất thủ công vì có lịch sử khá lâu dài gắn bó với làng nghề. Công nghiệp hoá làng nghề là chủ trương đúng đắn và tích cực, góp phần giải phóng sức lao động và tạo đà phát triển cho hàng thủ công mỹ nghệ. Để thực hiện tốt công nghiệp hoá làng nghề, chúng ta cần từng bước làm tốt các khâu sau: áp dụng vật liệu mới vào làng nghề, nhập khẩu dây chuyền công nghệ tiên tiến nước ngoài, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, thuê chuyên gia nước ngoài, xây dựng viện nghiên cứu chế tạo nguyên liệu đầu vào, tiến tới hạn chế được việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ. Đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí , làm tăng sức cạnh tranh cho hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng trong tương lai gần các làng nghề truyền thống sẽ có thay đổi về chất trong sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề cần thiết trước mắt cần giải quyết là: tập trung công suất( hiện nay chỉ giới hạn lò 20 mét khối trở xuống, trong tương lai tiến tới 50 mét khối). Về năng lượng, chúng ta sẽ lên những phương án tập trung khí đốt thiên nhiên, đốt thử bằng cồn, kiểm soát nhiệt độ lò nung... Nhu cầu lò nung gaz ngày càng cần thiết, hạn chế hoàn toàn nung củi, nung than gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ người lao động. B/Về marketing Marketing ngày càng giữ vai trò quan trọng xuyên suốt các khâu từ san xuất lưu thông, phân phối đến tiêu thụ. Dựa trên những lý thuyết marketing chủ yếu, chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau: tìm kiếm và phát triển thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ; xây dựng chính sách chất lượng, chính sách mặt hàng, xây dựng thương hiệu... từ đó đề ra những giải pháp hữu quan. B1.Tìm kiếm và phát triển thị trường Trước kia trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế như sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào đều được quyết định bởi nhà nước thông qua những kế hoạch mang tính mệnh lệnh, thống nhất từ trên xuống dưới. Cơ chế này làm triệt tiêu các động lực sản xuất, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, kinh tế trì trệ. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI ( 12/1986) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới tư duy kinh tế và sự chuyển đổi cơ chế quản lý đối với khu vực kinh tế quốc doanh đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước. Một trong những biểu hiện là việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp điều tra thị trường, tự xây dựng và lựa chọn phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Để đưa ra quyết định cuối cùng về mặt hàng, số lượng cũng như chủng loại hàng hoá sản xuất thì mỗi doanh nghiệp đều phải trải qua nhiều bước khác nhau mà trước hết là điều tra nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường nhằm giải quyết những vấn đề: tìm ra thị trường triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, lĩnh vực phù hợp nhất đối với hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường giúp nhà kinh doanh biết trước được khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu, cần có những chiến lược và chính sách nào đó để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, công ty nên xây dựng phương án tìm kiếm và điều tra thị trường để định hướng mặt hàng sản xuất, số lượng cũng như chủng loại hàng hoá nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. a/ Phân đoạn thị trường: khi các thị trường nước ngoài đã được lựa chọn không có nghĩa các thị trường nước ngoài đã trở thành mục tiêu mở rộng của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp chỉ có một số đoạn thị trường nhất định là hấp dẫn hơn cả đối với doanh nghiệp và có nhiều cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập vào các đoạn thị trường đó. Khi tiến hành phân đoạn thị trường, ta cần thu thập và phân tích các thông tin có liên quan đến thị trường đó như: phân tích cơ cấu thị trường, phân tích nhu cầu thị trường, phân tích tính hiện thực và tập tính tinh thần của thị trường. Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp xác định được một số thị trường hoặc đoạn thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chính sách marketing phù hợp. b/ Định giá theo nhu cầu Giá cả được xác định trên cơ sở mua EXW, bán FOB, CFR với mục tiêu nâng cao doanh thu bán hàng, doanh nghiệp phải căn cứ vào giá cả thực tế cũng như nhu cầu thị trường để định ra một mức giá có tính cạnh tranh nhất cho khách hàng. Nếu đó là một thị trường hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp nên có chính sách ưu đãi về giá cả cho khách hàng như chiết khấu, giảm giá... hoặc những dịch vụ kèm theo như hậu mãi, bảo hành... Phương pháp thanh toán phổ biến nhất vẫn là phương thức tín dụng chứng từ ( L/C). Ngoài ra, đối với bạn hàng thường xuyên, doanh nghiệp chấp nhận phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện hay nhờ thu. Nhờ vậy, có thể tránh được những rủi ro trong thanh toán. c/ Các hoạt động hỗ trợ: Ngoài những hoạt đông giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường, tổ chức tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, việc xây dựng sàn giao dịch điện tử để quảng bá, giới thiệu và giao dịch, mua bán sản phẩm trên internet đang được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCI I) dự kiến như sau: Tháng 8/2002: lựa chọn thành viên Tháng 12/2002: Khai trương sàn giao dịch Tháng 1/2003: Tuyên truyền giới thiệu sàn giao dịch trên các hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế. Tháng 4/2003: Hỗ trợ các doanh nghiệp giao dịch, đàm phán, ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Tháng 1/2004: Triển khai việc mua hàng trực tiếp và thanh toán qua mạng với người tiêu dùng. B2.Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ: Việc dùng các trung gian phân phối để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng là biện pháp phổ biến vẫn thường áp dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên công ty nên mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nước ngoài thông qua việc xây dựng chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thủy tinh Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan