MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Những đóng góp mới của đề tài 6
7. Bố cục của đề tài 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 8
1.1.1 Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại 8
1.1.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 11
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 17
1.2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 17
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 18
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 20
1.2.4 Các giải pháp tăng vốn của Ngân hàng thương mại 22
Tóm tắt chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No & PTNT TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2008 24
2.1.1 Khái quát chung 24
2.1.2 Một số thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2008 24
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 25
2.2.1 Lịch sử hình thành 25
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 26
2.3 Thực trạng huy động vốn tại NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 28
2.3.1 Tình hình huy động vốn 28
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ 29
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế 30
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi 32
2.3.2 Tình hình biến động lãi suất trong hai năm 2007 và 2008 34
2.3.3 Tình hình hoạt động tín dụng 36
2.3.3.1 Tình hình dư nợ 36
2.3.3.2 Tình hình nợ xấu 40
2.3.4 Tình hình hoạt động tài chính của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai năm 2007 và 2008 42
2.4 Kết quả khảo sát thực tế 43
2.4.1 Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế 43
2.4.2 Phân tích các phương án trả lời của khách hàng được khảo sát 43
2.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 53
2.5.1 Những thành tựu mà Ngân hàng đạt được trong hai năm 2007 và 2008 53
2.5.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 55
Tóm tắt chương 2 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No & PTNT TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 58
3.1.1 Định hướng phát triển đến năm 2010 58
3.1.2 Định hướng hoạt động trong năm 2009 59
3.2 Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 60
3.2.1 Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ huy động vốn 60
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ huy động vốn 67
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 73
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 74
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng No & PTNT Việt Nam 74
Tóm tắt chương 3 76
KẾT LUẬN 77
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được nâng cao, càng ngày càng chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Đây chính là mong muốn lớn nhất mà Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng mong đợi.
2.3.1.3 Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn phân theo thời hạn gửi.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Giá trị
%
Tiền gửi không kỳ hạn
2.790,4
36,8%
2.336,7
26,4%
-453,7
-16,3%
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
1.904,1
25,1%
4.882,5
55,1%
2.978,4
156,4%
Tiền gửi kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng
2.268,2
30%
1.222,7
13,8%
-1.045,5
-46,1%
Tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên
610,4
8,1%
411,4
4,7%
-199
-32,6%
Tổng vốn huy động
7.573,1
100%
8.853,3
100%
1.280,2
16,9%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn năm 2007, 2008 phân theo thời hạn gửi.
Năm 2007, nguồn vốn huy động tại chỗ từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 2.790,4 tỷ đồng chiếm 36,8% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.904,1 tỷ đồng chiếm 25,1%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm 30% tương đương 2.268,2 tỷ đồng, còn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên thì chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 8,1% tương đương 610,4 tỷ đồng.
Bước qua năm 2008 ta thấy có sự thay đổi rõ rệt về kết cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn, cụ thể:
Tiền gửi không kỳ hạn giảm 16,3% tương đương 453,7 tỷ đồng và chỉ chiếm 26,4% trong tổng nguồn vốn.
Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại tăng đột biến và đạt 4.882,5 tỷ đồng, chiếm 55,1% lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ tăng của tiển gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng so với năm 2007 là 156,4% tương đương 2.978,4 tỷ đồng.
Nhưng điều cần chú ý ở đây lại là nguồn vốn huy động tại chỗ từ tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng giảm đột ngột gần một nửa, chỉ đạt 1.222,7 tỷ đồng chiếm 13,8% trong tổng nguồn vốn. Mức giảm là 46,1% tương đương 1.045,5 tỷ đồng. Và tiền gửi có thời hạn trên 24 tháng cũng tương tự, mức giảm là 32,6% tương đương 199 tỷ đồng, chỉ đạt 411,4 tỷ.
Sở dĩ có sự biến chuyển lớn như vậy là do chính sách điều chỉnh của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đưa ra nhằm đối phó với sự thay đổi lãi suất đến chóng mặt trong năm 2008. Như chúng ta đã biết bao giờ lãi suất huy động từ tiền gửi có thời hạn dài cũng cao hơn tiền gửi có thời hạn ngắn, nhưng năm 2008 thì điều này lại không xảy ra, hay nói rõ hơn là lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn cao hơn dài hạn. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên toàn thế giới mà thị trường tài chính là thị trường bị thiệt hại nhiều nhất, các Ngân hàng lớn trên thế giới rơi vào tình cảnh mất khả năng thanh khoản, thiếu khả năng an toàn vốn và họ cần phải huy động một lượng vốn ngắn hạn kịp thời để bù đắp trước mắt nhằm tránh mất uy tín của mình, chính bởi vậy mà cần phải nâng lãi suất huy động vốn ngắn hạn lên cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài hiện tượng lạ này. Đồng thời cùng thời điểm mà lãi suất huy động vốn tăng cao thì lãi vay cũng tăng cao, điều này đã làm cho các doanh nghiệp muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án mới không vay nữa, hay như các doanh nghiệp đang vay vốn tại Ngân hàng cũng gặp khó khăn lớn trong chuyện trả lãi dẫn đến thu nhập của Ngân hàng bị sụt giảm. Biến động liên tục khiến Ngân hàng không thể dự đoán trước được tình hình, nếu như trong lúc này Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn dài hạn mà một thời gian sau khi lãi suất cho vay cũng như huy động hạ, các doanh nghiệp thi nhau trả nợ để được hưởng mức lãi suất thấp hơn, nhưng mặt khác khách hàng gửi tiền lại không dại gì rút tiền sớm để mất lãi suất, Ngân hàng vẫn phải trả đầy đủ lãi dài hạn mà lại không thu được gì từ nguồn cho vay nên việc mất khả năng thanh khoản của Ngân hàng là điều hiển nhiên.
Do vậy, Ngân hàng không thể mạo hiểm huy động vốn dài hạn mà cần có vốn ngắn hạn để chủ động hơn trong chi trả, đây cũng chính là lý do quan trọng mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của Ngân hàng No & PNNT tỉnh Đồng Nai trong năm 2008 đạt kỷ lục như thế.
Nói tóm lại, nhìn tổng quát trong suốt hai năm qua tốc độ huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai vẫn đảm bảo tăng trưởng bền vững, điều này càng khẳng định thêm một lần nữa uy tín của Ngân hàng. Để đạt được thành quả này là nhờ vào những chính sách chỉ đạo xuyên suốt, đúng đắn và hợp lý của Ban giám đốc Ngân hàng, đồng thời còn nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng với phong cách phục vụ vui vẻ, tận tình, luôn sẵn sàng hướng dẫn cho khách hàng đến gửi tiền, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Mặt khác, Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai cũng hoàn thành xuất sắc chương trình hiện đại hóa IPCAS, giúp cho nhân viên của Ngân hàng làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn do đó mà thủ tục mở tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng bớt rườm rà, linh hoạt hơn rất nhiều. Thêm vào đó Ngân hàng luôn nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng để có thể mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các NHTM khác.
2.3.2 Tình hình biến động lãi suất trong hai năm 2007 và 2008.
Để làm rõ hơn những bất cập trong quá trình huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai ta đi sâu vào nghiên cứu lãi suất huy động với kỳ hạn 6 tháng làm đại diện như sau:
Bảng 2.4: Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng.
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2007
0,65
0,65
0,65
0,66
0,66
0,66
0,63
0,63
0,63
0,63
0,63
0,63
2008
0,77
0,77
1
0,88
1,25
1,42
1,42
1,42
1,37
1,31
0,86
0,67
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.4: Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng trong năm 2007, 2008
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, trong năm 2007 lãi suất Ngân hàng không có biến động gì nhiều, dường như chỉ tăng lên hoặc giảm xuống 0,01% giữa các tháng mà thôi.
Nhưng qua năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng, kinh tế khó khăn, các tập đoàn tài chính lớn liên tục thông báo phá sản chỉ vì mất khả năng an toàn vốn, khủng hoảng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới mà đặc biệt là Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Tác động đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là sự đóng băng của thị trường tài chính cộng với sự bất ổn của lãi suất Ngân hàng. Suốt một năm NHNN đã điều chỉnh 12 lần lãi suất cơ bản, và chi nhánh Hội sở Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai cũng phải thay đổi lãi suất liên tục để phù hợp tình hình bấy giờ.
Dễ nhận thấy rằng, trong 4 tháng đầu năm 2008 lãi suất đã bắt đầu có dấu hiệu biến động nhưng không đáng kể. Bước sang tháng 5, tháng 6 thì sự biến động rõ rệt hơn rất nhiều, nó không được tính theo quý hay tháng mà phải tính theo từng ngày một. Điển hình vào ngày 2/5 lãi suất là 0,95%/tháng, ngay sau đó vào ngày 19/5 đã tăng lên 1,18%/tháng, ngày 29/5 là 1,25%/tháng và đạt đỉnh điểm là 1,42%/ tháng vào ngày 17/6. Mức lãi suất này còn kéo dài tới tháng 7 và tháng 8. Điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn thu trong 6 tháng đầu năm giảm đáng kể. Tuy vậy Ngân hàng vẫn phải chấp nhận rủi ro khi đồng ý trả lãi tiền gửi cao chỉ vì mục đích là để có thể cạnh tranh được với các NHTM khác, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn ngắn hạn tạm thời đảm bảo khả năng thanh khoản, tránh làm mất uy tín.
Tình hình bớt căng thẳng hơn trong những tháng cuối năm 2008, Chính phủ ban hành chỉ thị kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất cơ bản, do vậy mà đồng loạt các Ngân hàng đã dần dần hạ lãi suất xuống, kể cả lãi suất huy động lẫn cho vay. Tình đến ngày 31/12, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 0,67%/tháng, đấy là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy Nhà nước ta đã thành công trong việc vực dậy nền kinh tế đang lâm vào bế tắc, các Ngân hàng lại hoạt động bình thường để hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra sau một thời gian gián đoạn, hy vọng sẽ có những khởi sắc trong năm 2009 sắp tới.
2.3.3 Tình hình hoạt động tín dụng.
2.3.3.1 Tình hình dư nợ.
a) Dư nợ phân theo thời gian.
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân theo thời gian.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Giá trị
%
Dư nợ ngắn hạn
3.419,5
60,9%
3.637,5
62,8%
218
6,4%
Dư nợ trung hạn
2.100,8
37,4%
2.025,5
35%
-75,3
-3,6%
Dư nợ dài hạn
93
1,7%
124,9
2,2%
31,9
34,3%
Tổng dư nợ
5.613,3
100%
5.787,9
100%
174,6
3,1%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ năm 2007, 2008 phân theo thời gian.
Nhìn vào số liệu thống kê và biểu đồ cho ta thấy, tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2008 là 5.787,9 tỷ đồng tăng 174,6 tỷ tương đương 3,1% so với năm 2007 là 5.613,3 tỷ đồng. Trong đó:
Dư nợ ngắn hạn chiếm 62,8% trong tổng dư nợ của Ngân hàng, đạt 3.637,5 tỷ đồng, mức tăng so với năm 2007 là 6,4% tương đương 218 tỷ.
Dư nợ trung hạn trong năm 2008 lại giảm nhưng mức giảm không nhiều, cụ thể giảm 3,6% tương đương 75,3 tỷ so với năm 2007 là 2.100,8 tỷ đồng.
Còn lại dư nợ dài hạn thì tăng một mức đáng kể 34,3% tương đương 31,9 tỷ đồng, đạt 124,9 tỷ trong năm 2008. Nhưng dư nợ dài hạn chỉ chiếm 2,2% trong tổng dư nợ.
b) Dư nợ phân theo nguyên tệ.
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân theo nguyên tệ.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Giá trị
%
Dư nợ nội tệ
4.777,9
85,1%
5.156,3
89,1%
378,4
7,9%
Dư nợ ngoại tệ
835,4
14,9%
631,6
10,9%
-203,8
-24,4%
Tổng dư nợ
5.613,3
100%
5.787,9
100%
174,6
3,1%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.6: Tình hình dư nợ năm 2007, 2008 phân theo nguyên tệ.
Trong năm 2007, dư nợ nội tệ chiếm 85,1% trong tổng dư nợ và đạt 4.777,9 tỷ đồng. Dư nợ ngoại tệ đạt 835,4 tỷ đồng, chiếm 14,9% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Bước sang năm 2008, dư nợ nội tệ tăng 7,9% tương đương 378,4 tỷ và đạt 5.156,3 tỷ đồng. Dư nợ nội tệ chiếm đến 89,1% trong tổng dư nợ. Còn dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 10,9% và đạt 631,6 tỷ đồng giảm so với năm 2007, mức giảm là 24,4% tương đương 203,8 tỷ đồng.
c) Dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Giá trị
%
Dư nợ DN Nhà nước
813,2
14,5%
24,2
0,4%
-789
-97%
Dư nợ HTX
3,6
0,1%
16,8
0,3%
13,2
366,7%
Dư nợ Cty TNHH, Cty CP
1324
23,6%
2.158,6
37,3%
835,2
63,1%
Dư nợ DN Tư nhân
346,6
6,2%
368,8
6,4%
22,2
6,4%
Dư nợ DN có vốn đầu tư nước ngoài
374
6,6%
198,8
3,4%
-175,2
-46,8%
Dư nợ hộ gia đình, cá nhân…
2.751,9
49%
3.020,7
52,2%
268,8
9,8%
Tổng dư nợ
5.613,3
100%
5.787,9
100%
174,6
3,1%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ năm 2007, 2008 phân theo thành phần kinh tế.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong cả hai năm 2007 và 2008 thì dư nợ hộ gia đình, cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là dư nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và phần còn lại là của DNNN, DNTN, HTX và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể tình hình biến động qua hai năm như sau:
Dư nợ DNNN năm 2007 là 813,2 tỷ đồng, năm 2008 là 24,2 tỷ đồng, giảm mạnh đến 97% tương đương 789 tỷ đồng.
Dư nợ HTX trong năm 2008 có khả quan hơn, đạt 16,8 tỷ đồng, tăng 366,7% hay 13,2 tỷ đồng.
Dư nợ của các công ty TNHH và CP tăng đáng kể, với năm 2007 chỉ đạt 1.324 tỷ đồng nhưng qua năm 2008 thì đạt 2.158,6 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng là 63,1% tương đương 835,2 tỷ.
Đối với DNTN trong năm 2008 thì dư nợ cũng tăng nhưng chỉ tăng ở mức độ chấp nhận được, tỷ lệ tăng là 6,4% tương đương 22,2 tỷ đồng và đạt 368,8 tỷ so với năm 2007 đạt 346,6 tỷ.
Ngược với công ty TNHH và CP, thì dư nợ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 175,2 tỷ hay 46,8% trong năm 2008 và chỉ đạt 198,8 tỷ đồng.
Còn lại là dư nợ của hộ gia đình và cá nhân tuy chỉ tăng 9,8% tương đương 268,8 tỷ so với năm 2007 là 2.751,9 tỷ đồng nhưng tỷ trọng của chúng lại chiếm nhiều nhất trong tổng dư nợ.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích số liệu ở trên ta nhận thấy rằng, trong năm 2008 Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đã chú trọng nhiều đến việc cho vay các công ty TNHH và CP, còn hầu hết DNNN hay như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều không thể tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng. Thêm nữa là yếu tố lãi suất cho vay tăng cao trong 6 tháng đầu năm cũng làm ảnh hưởng không ít tới quá trình vay vốn doanh nghiệp. Đây cũng là điểm cần lưu ý, trong những năm kế tiếp phải điều chỉnh lãi suất so cho phù hợp để doanh nghiệp có thể chấp nhận được mà Ngân hàng cũng không bị gây khó dễ khi cho vay.
Tóm lại, cho đến nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. Trong hai năm qua, hòa cùng với sự phát triển chung của cả nước, hoạt động tín dụng của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đã có những khởi sắc riêng. Thể hiện rõ nhất là chi nhánh không ngừng đưa ra các hình thức đầu tư đa dạng và phong phú như cho vay trực tiếp, tài trợ dự án,…không những thế còn đổi mới và hoàn thiện trong nghiệp vụ gắn với việc nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Để có được kết quả khả quan trên là do Ngân hàng luôn nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về khách hàng, không tập trung vào một số khách hàng, luôn giữ khách hàng tốt, khai thác mở rộng khách hàng tiềm năng có dự án khả thi để từ đó tăng lượng khách hàng cùng tăng trưởng dư nợ ổn định và kết hợp phân tán rủi ro. Đồng thời giảm dần dư nợ, ngưng cho vay vốn đối với những khách hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, năng lực tài chính kém, nhiều rủi ro và không có tài sản đảm bảo. Hy vọng rằng với những chính sách đúng đắn Ngân hàng sẽ phát triển được hết tiềm năng, tiềm lực của mình bắt kịp với sự biến động của thị trường trong năm tới.
2.3.3.2 Tình hình nợ xấu (nợ quá hạn).
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn trong năm 2007, 2008.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
%
Tổng vốn huy động
7.573,1
8.853,3
1.280,2
16,9%
Tổng dư nợ
5.613,3
5.787,9
174,6
3,1%
Nợ xấu
17,9
120,1
102,2
570,9%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
0,3%
2,1%
1,8%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng vốn huy động
0,2%
1,4%
1,2%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Biểu đồ 2.8: Tình hình nợ quá hạn trong năm 2007, 2008
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy, nợ xấu của Ngân hàng Hội sở trong năm 2008 tăng rất cao so với năm 2007. Cụ thể tăng 570,9% tương đương 102,2 tỷ đồng, giá trị lên tới 120,1 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2007 thì nợ xấu chỉ đạt 17,9 tỷ đồng. Đáng chú ý hơn, khi phân dư nợ ra thành 5 nhóm, bao gồm: nợ nhóm 1 là nhóm đủ tiêu chuẩn, nợ nhóm 2 là nhóm cần chú ý (nợ dưới 90 ngày), nợ nhóm 3 là nhóm dưới tiêu chuẩn (từ 91 ngày đến 180 ngày), nợ nhóm 4 là nhóm nghi ngờ (từ 181 ngày đến 360 ngày), nợ nhóm 5 là nhóm có khả năng mất vốn (trên 360 ngày), thì tất cả dư nợ đều thuộc nhóm 3,4 và 5 không có nhóm 1,2. Trong đó nhóm 3: 107,79 tỷ đồng; nhóm 4: 7,48 tỷ đồng; nhóm 5: 4,85 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu được đánh giá là đáng báo động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cần tập trung xử lý ngay. Nhưng trước hết phải hiểu rõ do đâu mà nợ xấu lai tăng đột biến như vậy.
Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế tài chính đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhà, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Đồng thời còn là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát của chính phủ. Hậu quả là lãi suất tín dụng tăng cao khiến doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận và năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng làm cho nợ xấu tăng, nguy cơ khó thu hồi hoặc không thể thu hồi vốn và lãi vay của Ngân hàng xảy ra là chuyện đương nhiên.
Đứng trước thách thức này Ban giám đốc ngân hàng cần có những giải pháp thiết thực để điều chỉnh, tránh cho Ngân hàng phải rơi vào tình huống mất khả năng thanh khoản, uy tín bị suy giảm. Các cán bộ tín dụng phải linh hoạt hơn trong việc bám sát khách hàng, bám sát địa bàn mình quản lý để thu hồi nợ nhanh chóng, kể cả việc cương quyết phát mãi tài sản tránh không để nợ tồn đọng quá lâu.
2.3.4 Tình hình hoạt động tài chính của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai năm 2007 và 2008.
Bảng 2.9: Tình hình hoạt động tài chính trong năm 2007, 2008.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
%
TỔNG THU
1.419
1.980
561
39,5%
Thu lãi từ tiền gửi và tiền vay
1.398,2
1.957,3
559,1
40%
Thu từ dịch vụ
20,8
22,7
1,9
9,1%
TỔNG CHI
1.217
1.748
531
43,6%
LỢI NHUẬN
202
232
30
14,9%
Tỷ lệ thu/chi
116,6%
113,3%
-3,3%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008 của NH No & PTNT tỉnh ĐN)[8]
Mặc dù năm 2008 là một năm khó khăn, nhưng bằng sự cố gắng không ngừng của toàn thể Ban lãnh đạo cùng nhân viên Ngân hàng đã đưa tổng thu nhập của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai năm 2008 tăng 561 tỷ đồng, tương đương 39,5% so với năm 2007 là 1.419 tỷ đồng. Trong đó:
Thu lãi từ tiền gửi và tiền vay là 1.957,3 tỷ, tăng 40% tương đương 559,1 tỷ so với năm 2007 là 1.398,2 tỷ đồng.
Thu lãi từ dịch vụ Ngân hàng là 22,7 tỷ tăng 9,1% hay 1,9 tỷ đồng so với năm 2007.
Bên cạnh đó, tổng chi của Ngân hàng cũng tăng vượt bậc từ 1.217 tỷ năm 2007 lên 1.748 tỷ năm 2008, tỷ lệ tăng là 43,6% tương đương 531 tỷ đồng.
Về lợi nhuận, thì năm 2007 chi nhánh Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đạt được lợi nhuận là 202 tỷ đồng, nhưng qua năm 2008 tình hình có thay đổi hơn, cụ thể lợi nhuận đạt được 232 tỷ đồng, tăng 14,9% tương đương với 30 tỷ.
Đây là một con số đáng ghi nhận cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng đã hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên đề ra, khoản thu từ tiền gửi và lãi vay tăng trưởng bền vững chứng tỏ chi nhánh vẫn chú tâm làm tốt công tác huy động vốn và tín dụng – là hai lĩnh vực chủ chốt. Bước qua năm 2009, Ngân hàng cần phải duy trì, phát huy hơn nữa. Thực hiện tốt “tăng thu giảm chi”, hưởng ứng nhanh chóng đợt vận động tiết kiệm của Ngân hàng Trung ương, luôn xứng đáng là Ngân hàng tiên phong trong mọi hoạt động.
2.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ.
Để đề tài có thể tiếp cận thực tế sâu rộng chứ không phải chỉ là lý thuyết suông em đã mạnh dạn tiến hành điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh. Công việc này giúp em nắm rõ hơn những nhu cầu, nguyện vọng, những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá từ khách hàng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, từ đó em có thể đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, khả năng và kiến thức còn hạn chế, bên cạnh đó còn gặp phải một số trở ngại khác từ phía khách hàng dẫn đến kết quả khảo sát chưa thể hiện được hết tình hình chung, chưa nắm bắt được đầy đủ nhu cầu, mong muốn, kiến nghị của khách hàng do vậy chỉ có thể đánh giá ở mức độ tương đối mà thôi.
2.4.1 Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế
- Địa bàn tiến hành thu thập thông tin: Thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai.
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân
- Tổng số khách hàng khảo sát thực tế: 250 khách hàng
- Tổng số phiếu khảo sát phát ra: 250 phiếu
- Tổng số phiếu khảo sát thu về: 200 phiếu.
- Tỷ lệ đạt được: 80%
- Thời gian khảo sát: từ ngày 15/2/2009 đến 15/3/2009
- Phương thức khảo sát: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng phiếu khảo sát in sẵn.
2.4.2 Phân tích các phương án trả lời của khách hàng được khảo sát
Câu hỏi 1: Khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng không ?
STT
Chỉ tiêu
Số chọn
Tỷ lệ
1
Có nhu cầu gửi tiền
176
88%
2
Không có nhu cầu gửi tiền
24
12%
3
Tổng số khách hàng được khảo sát
200
100%
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.9: Nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng
Tổng cộng có 176/200 khách hàng trả lời là “có” nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng chiếm 88% và 24/200 khách hàng trả lời là “không có” nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng chiếm 12%. Điều này cho ta thấy rõ một điều là nhu cầu gửi tiền của người dân vào Ngân hàng là rất lớn, Ngân hàng cần có những chính sách thu hút và đãi ngộ kịp thời, tránh làm giảm kỳ vọng của khách hàng vào Ngân hàng.
Câu hỏi 2: Khách hàng có sử dụng sản phẩm tiền gửi vào Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai ?
STT
Chỉ tiêu
Số chọn
Tỷ lệ
1
Có nhu cầu gửi tiền
133
66,5%
2
Không có nhu cầu gửi tiền
67
33,5%
3
Tổng số khách hàng được khảo sát
200
100%
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.10: Các khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, có 66,5% tỷ lệ phần trăm khách hàng đã sử dụng các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai và 33,5% tỷ lệ phần trăm khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi tại các NHTM khác hay không có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần thực hiện nhanh chóng hơn các biện pháp để thu hút lượng khách hàng giao dịch tại các Ngân hàng khác về với Ngân hàng mình để có thể tăng thị phần, chiếm ưu thế trong thị trường tài chính hiện nay.
Câu hỏi 3: Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích gì ?
STT
Chỉ tiêu
Số chọn
Tỷ lệ
1
Cất giữ an toàn
32
24,1%
2
Hưởng lãi
74
55,6%
3
Thanh toán qua Ngân hàng
4
3%
4
Lý do khác (tham dự chương trình khuyến mãi)
23
17,3%
5
Tổng số khách hàng được khảo sát
133
100%
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.11: Lý do khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ, hầu hết mục đích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng là để hưởng lãi (chiếm 55,6%), tiếp theo đó là để cất giữ an toàn (chiếm 24,1%), đến tham dự các chương trình khuyến mãi (chiếm 17,3%) và cuối cùng là để thanh toán qua Ngân hàng.
Độ lệch chuẩn bằng 0,975 < 1, do vậy độ chính xác của kết quả điều tra này có thể tin tưởng được.
Câu hỏi 4: Khách hàng quan tâm đến yếu tố nào khi quyết định gửi tiền vào Ngân hàng ?
STT
Chỉ tiêu
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Mẫu
1
Lãi suất
4,03
0,9843
133
2
Thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng
3,41
0,8620
133
3
Phong cách phục vụ của nhân viên
4,50
0,7449
133
4
Địa điểm giao dịch thuận tiện
4,03
0,8699
133
5
Tham dự chương trình khuyến mãi
4,30
0,9691
133
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.12: Mức độ quan tâm của khách hàng đến các yếu tố khi gửi tiền.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, yếu tố về phong cách phục vụ của nhân viên đạt giá trị trung bình cao nhất (4,5), điều này chứng tỏ rằng phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố được khách hàng quan tâm nhiều nhất, tiếp đến là quan tâm tới các chương trình khuyến mãi, hai yếu tố lãi suất và địa điểm giao dịch thuận tiện được đánh giá quan tâm bằng nhau, xếp thứ hạng cuối cùng nhưng vẫn được quan tâm ở mức độ cao là yếu tố thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng. Độ lệch chuẩn của các yếu tố đều nhỏ hơn 1 cho thấy các mẫu khảo sát tập trung và có độ tin cậy cao.
Câu hỏi 5: Khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai vì lý do nào ?
STT
Chỉ tiêu
Số chọn
Tỷ lệ
1
Lãi suất ở đây cao hơn các Ngân hàng khác
18
13,5%
2
Trụ sở gần, dễ đi lại
22
16,5%
3
Do quen biết cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng
22
16,5%
4
Do thái độ phục của nhân viên nhiệt tình, làm việc hiệu quả
41
30,9%
5
Lý do khác (tham dự chương trình khuyến mãi)
30
22,6%
6
Tổng số khách hàng được khảo sát
133
100%
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.13: Lý do khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai
Ta thấy, tất cả các lý do được nêu ra ở trên đều được khách hàng đánh giá với tỷ lệ đồng đều nhau. Cao nhất vẫn là ở yếu tố thái độ phục vụ của nhân viên rất nhiệt tình, làm việc có hiệu quả, rồi đến tham dự các chương trình khuyến mãi, quen biết cán bộ và trụ sở gần, thuận tiện cho việc đi lại, còn lãi suất cao hơn các Ngân hàng khác là yếu tố được đánh giá thấp nhất. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn đến việc điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với thời cuộc nhưng vẫn mang tính cạnh tranh cao, đem lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Câu hỏi 7: Khách hàng thường tìm hiểu thông tin về lãi suất và các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai qua đâu ?
STT
Chỉ tiêu
Số chọn
Tỷ lệ
1
Báo chí
9
6,8%
2
Bạn bè, người thân
11
8,3%
3
Cán bộ, nhân viên Ngân hàng tư vấn
15
11,3%
4
Theo dõi bảng thông báo tại Ngân hàng
59
44,2%
5
Tờ rơi, áp phích
38
28,6%
6
Website của Ngân hàng
1
0,8%
7
Tổng số khách hàng được khảo sát
133
100%
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 2/2009)
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ phổ biến của sản phẩm tiền gửi củaNgân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai
Trong tổng số 133 khách hàng tham gia phỏng vấn, có 9/133 khách hàng trả lời rằng thường tìm hiểu thông tin về các sản phẩm tiền gửi của Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HOANG PHUONG THAO - 05TC1.doc