Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy việc hạch toán chi phí này chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí, đồng thời đảm bảo cho tính chính xác giá thành xây dựng.
Do đặc điểm của nghành xây lắp trước khi tiến hành thi công một công trình hay hạng mục công trình bộ phận kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế của từng công trình để lập dự toán chi phí nguyên liệu vật liệu cũng như các khoản mục chi phí khác. Khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí quan trọng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác, quản lý tốt chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Sau khi đã có định mức chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp cho từng công trình Công ty sẽ tạm ứng cho chủ nhiệm công trình đẻ tự mua và sử dụng. Nguyên liệu vật liệu khi mua về không nhập kho mà xuất thẳng đến chân công trình thi công (Do điều kiện bến bãi hạn chế, các công trình nằm phân tán không gần trụ sở Công ty).
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành của một đơn đặt hàng đó. Những đơn đặt hàng chưa sản xuẫt xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp theo đó đều là tập hợp chi phí của khối lượng xây lắp dở dang. Trên thực tế phương pháp này thường được áp dụng đối với các đơn vị sửa chữa nhà cửa,.. các công trình nhỏ…
*.Phương pháp giá thành định mức.
Giá thành định mức được xác định dựa vào định mức kinh tế kỹ thận hiện hành để tính. Nó bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên xây lắp hoặc giá thành sản phẩm của từng giai đoạn công trình, hạng mục công trình hoặc có thể tính luôn cho sản phẩm xây lắp.
Z thực tế của SP XL = Z định mức + Chênh lệch do thay + Chênh lệch do
đổi định mức thoát ly định mức
*. Phương pháp tính giá theo tổng cộng chi phí.
Giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình được tính bằng tổng các chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất cho tới khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình.
Z = C1 + C2 + … + Cn + D đk – D ck.
Z: giá thành thực tế toàn bộ công trình.
C1, C2… Chi phí xây dựng các giai đoạn.
D đk, D ck : chi phí thực tế SP dở đầu kỳ và cuối kỳ.
VII. các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng: 4 hình thức.
Hình thức nhật ký sổ cái.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán Nhật ký chung.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng thanh niên Hà Nội.
I. Đặc điểm chung của công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội:
. Quá trình hình thành và phát triển:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội ra đời và từng bước hoàn nhập vào nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước.
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội có:
* Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Youth Construction Company.
* Tên viết tắt: : YCC
* Trụ sở chính : 156 Xã Đàn II – Nam Đồng - Đống Đa
- Hà Nội.
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội là một công ty trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên phạm vi Hà Nội và một số công trình khác ở các vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận. Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội được thành lập từ năm 1970 với tiền thân là Đội thanh niên tình nguyện kiến thiết thủ đô, trực thuộc thành đoàn Hà Nội có nhiệm vụ tập hợp lực lượng thanh niên Hà Nội giáo dục và đào tạo để có tay nghề chuyên môn am hiểu kỹ thuật và tổ chức lao động sản xuất tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Đến tháng 10 năm 1972 được Thành phố ra quyết định số 452/QĐ-TCCQ vói tên gọi là Tổng đội thanh niên xung phong với nhiệm vụ tập hợp Đoàn viên thanh niên Hà Nội giáo dục và đào tạo trở thành người lao động mới đồng thời là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập làm kinh tế xây dựng thủ đô. Trong thời gian này Tổng đội thanh niên xung phong đã đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề, có khả năng thi công các công trình dân dụng, công nghiệp.
Từ năm 1976 đến năm 1985 đơn vị đã thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình trong đó tiêu biểu: công trình khu tập thể Kim Giang, một số hạng mục công trình ở nhà máy cơ khí Hà Nội, công trình ở Viện y học dân tộc, Nhà 67 Trần Hưng Đạo (thuộc Bộ văn hoá), trung tâm nghe nhìn, sửa chữa các trường phổ thông ở quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng...
Qua việc thi công nhiều công trình đó, trình độ của cán bộ trong đơn vị, khả năng tay nghề của công nhân ngày một được nâng cao. Đến tháng 7 năm 1985 đơn vị được UBND thành phố Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Giai đoạn từ những năm 1986 – 1988: thời gian này do Nhà nước thay đổi chính sách quản lý. Nền kinh tế chuyển từ kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh doanh (kinh tế thị trường) đòi hỏi đơn vị cũng phải thay đổi cách quản lý. Thời gian này đơn vị đã không theo kịp sự thay đổi đó nên có một thời gian dài XN không ký được hợp đồng, công nhân phải nghỉ việc không hưởng lương. Tình hình XN gặp nhiều khó khăn, đôi lúc tưởng khả năng không tồn tại.
Đến những năm 1989 – 1991 được sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội cùng các ngành đặc biệt là Thành đoàn Hà Nội, XN đã từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Với nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và mở thêm hướng sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình do xí nghiệp đang thi công là chính, đồng thời phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Năm 1990 xí nghiệp đã có bước tiến nhanh và mạnh trong sản xuất từ giá trị sản lượng 104 triệu đồng năm 1989, năm 1990 xí nghiệp đã đạt giá trị sản lượng 1400 triệu đồng, gấp 13 lần so với năm 1989. Toàn bộ công nhân trong đơn vị đều có việc làm ổn định, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao. Năm 1990 xí nghiệp đã bàn giao một số công trình có kỹ thuật và được UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao như công trình sửa chữa nhà 6 tầng cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội, khu thể thao và các công trình ở khu chuyên gia Phần Lan.Xí nghiệp đã được TW Đoàn thanh niên tặng bằng khen và cờ luân lưu đơn vị xuất sắc.
Năm 1991 xí nghiệp đã tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, xí nghiệp đã đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình. Các công trình do xí nghiệp thi công đã được ngành xây dựng và Thành phố đánh giá cao về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng như công trình Quận Ba Đình, công trình kè đá đảo Hồ Thiền Quang, nhà khiêu vũ văn hóa Thanh niên Hà Nội.
Với tổng giá trị sản lượng thực hiện năm 1991 là 4100 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 300 công nhân, chưa tính tới hàng trăm lao động hợp đồng ngắn hạn. Năm 1991 đơn vị đã được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen và cờ luân lưu đơn vị tiên tiến. Đến tháng 6 năm 1992 xí nghiệp lại một lần nữa được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định chuyển đổi thành Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội ngoài chức năng nhiệm vụ sản xuất vật liệu xây dựng và thi công các công trình, công ty còn được phép đảm nhận thêm các nhiệm vụ:
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh mua và bán nhà.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, thực hiện đổi mới công tác quản lý, xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp chuyển sang hạch toán kinh té XHCN, công tác tổ chức quản lý của công ty có nhiều đổi mới tích cực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Đặc biệt là để tạo điều kiện có một nguồn vốn vững chắc và sự phát triển lớn mạnh của Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định ngày 5 tháng 6 năm 2003: “ Công ty xây dựng Thanh Niên là một thành viên trực thuộc Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ”. Với quyết định này Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội xây dựng các công trình đòi hỏi có một nguồn vốn lớn trong những năm tiếp theo.
1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là đơn vị được Sở xây dựng đổi mới mô hình tổ chức là 3 cấp tổ chức sản xuất theo hình thức khoán gọn công việc, khoán sản phẩm, đến nay công ty đã có những kết quả khả quan. Bộ máy quản lý gọn nhẹ xong vẫn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, giá trị sản lượng kế hoạch – năng suất lao động và mức trích nộp ngân sách Nhà nước.
Từ những đặc trưng riêng của ngành xây dựng đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng phải có một lượng vốn tối thiểu, cần thiết. Với số vốn ban đầu là 1.412.148.070 đồng Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động, vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn này là vốn. Chính vì vậy Ban giám đốc Công ty đã huy động vốn nhàn rỗi của CB trong Công ty và các thành phần khác để hoạt động (như vay ngân hàng, liên doanh,...). Khi có đủ vốn Công ty lại mắc phải một khó khăn mới là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công ty muốn tồn tại đòi hỏi phải nâng cao quản lý kinh tế kỹ thuật cao sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ nhất và đạt được lợi nhuận tối đa. Chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ nhất cũng là những yếu tố trong chiến lược cạnh tranh thị trường nhưng điều đó không có nghĩa yếu tố chất lượng bị giảm mà ngược lại vẫn phải đảm bảo đủ, đúng yêu cầu chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín cho khách hàng và được thị trường chấp nhận.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt bởi sự chi phối của qui luật thị trường. Nhưng với sự năng động và sáng tạo của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ CNV Công ty đã cố gắng củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường và không ngừng phát triển, cải thiện thêm đời sống cho cán bộ CNV, tạo niềm tin cho họ,... Vì vậy, Công ty đã nhanh chóng ổn định và đi vào sản xuất, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ CNV của Công ty nói chung và Ban giám đốc Công ty xây dựng nói riêng đã tham gia thi công nhiều công trình lớn và đạt chất lượng cao như:
- Nhà mẫu thời trang thanh niên.
- Trường trung học phát thanh và truyền hình TW.
- Cải tạo nâng cấp khách sạn Hoàng Long.
- Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Niên Sông Hồng.
- Trường mầm non Nhật Tân quận Tây Hồ.
- Trung tâm y tế quận Thanh Xuân.
- Nhà biểu diễn nghệ thuật tổng hợp.
- Cung văn hoá thể thao thanh niên.
- Và nhiều công trình khác.
Cùng với việc củng cố, xây dựng và không ngừng đi lên của Công ty hiện nay, công ty có số vốn là 2.298.887.094 và 9 đội xây dựng với tổng số cán bộ CNV của công ty là 300 người trong đó 240 người lao động trực tiếp và 60 lao động gián tiếp. Với số tài sản hiện có, Công ty tiến hành xây dựng các kế hoạch thi công, công trình hợp lý nhằm đảm bảo có lãi và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Hiện nay, Công ty đang tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo chất lượng kinh doanh, và thực hiện kế hoạch giá thành.
2. Đặc điểm qui trình tổ chức sản xuất tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có đặc thù riêng, nó tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ đặc điểm trên, quá trình sản xuất của Công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công khác nhau. Do vậy, trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội, chúng ta nên đề cập đến một vài nét về quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty từ giai đoạn khảo sát thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và đưa vào sử dụng là một quá trình liên tục khép kín.
Các giai đoạn thực hiện công trình xây dựng của Công ty thường được tiến hành tuần tự các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
Giai đoạn V
Giai đoạn VI
Giai đoạn VII
Khảo sát thiết kế
Dọn mặt bằng, làm móng
Đúc bê tông
Xây thô và trát
Hoàn thiện
Nghiệm thu
Bàn giao
- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công một công trình, nó quyết định đến quá trình tồn tại của công trình. ở giai đoạn này đơn vị tiến hành khảo sát thực tế địa điểm của công trình từ đó thiết kế và chọn phương án thi công hợp lý.
- Giai đoạn II: Giai đoạn này có nhiệm vụ tạo mặt bằng công trình và thi công phần móng của công trình theo đúng thiết kế. Đây là công việc phức tạp và vô cùng khó khăn, nó quyết định độ bền vững của công trình.
- Giai đoạn III: Giai đoạn này có nhiệm vụ đổ nền, trần, dầm, cột của công trình theo thiết kế.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn này tiến hành xây thô các tường ngăn và trát.
- Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hoàn thiện, bao gồm các công việc trang trí nội thất, ngoại thất, điện, nước,... giai đoạn này quyết định tính thẩm mỹ của công trình.
- Giai đoạn VI và VII: Sau khi hoàn thiện công trình xong đơn vị tiến hành nghiệm thu và bàn giao các công trình cho các chủ đầu tư, theo đúng dự toán, thiết kế đã được duyệt (theo hợp đồng) để thanh toán.
Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
3.1. Đặc điểm quy trình tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty:
Do ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất có đặc thù riêng nên để thực hiện các giai đoạn trong quy trình sản xuất trên Công ty có các đội sản xuất trực thuộc. Các đội sản xuất này trực tiếp thực hiện các giai đoạn trong quy trình công nghệ.
Sơ đồ 9: Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty
Giám đốc Công ty
Đội xây dựng
số 1
Đội xây dựng
số 2
Đội xây dựng
số 4
Đội xây dựng
số 3
Tổ nề
1
Tổ nề
2
Tổ mộc
Tổ nề
1
Tổ nề
2
Tổ
mộc
Tổ
hàn
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
...
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
...
Các đội sản xuất là nơi tạo ra của cải, sản phẩm công trình xây dựng của Công ty. Cụ thể:
- Đội xây dựng số 1: chủ yếu thực hiện thi công các công trình về hạ tầng cơ sở, ống thoát nước, đường, nền, bãi.
- Đội xây dựng số 2: xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp,...
- Đội xây dựng số 3: xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp,...
- Đội xây dựng số 4: tuỳ theo nhiệm vụ sản xuất, thời điểm.
Mỗi đội có đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán thống kê của đội và có thể có một hoặc nhiều người thực hiện chức năng trên.
Đội có các tổ chức sản xuất, tuỳ theo quy mô sản xuất, tổ chức của đội mà có thể có từ 3 – 6 tổ sản xuất.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty được bố trí chặt chẽ, khoa học với mô hình một thủ trưởng được minh hoạ qua sơ đồ 3 dưới đây:
Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ban giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
tài vụ –
Kế toán
Phòng
kế hoạch
kỹ thuật
Phòng
công đoàn
đảng uỷ
Đội
xây
dựng
số 1
Đội
xây
dựng
số 3
Đội
xây
dựng
số 4
Đội
xây
dựng
số 5
Đội
xây
dựng
số 6
Đội
xây
dựng
số 7
Đội
xây
dựng
số 8
Đội
xây
dựng
số 9
Đội
cung
ứng
vật tư
Đội
xây
dựng
số 2
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Đứng đầu là giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chính trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên.
- Công ty có một phó giám đốc làm công tác tham mưu, giúp việc cho giám đốc và thay mặt giám đốc khi được uỷ quyền để ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về phần việc được phân công.
- Các phòng ban chức năng của Công ty gồm có:
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ khai thác thị trường, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, kiểm tra dự toán vào thầu, lập dự toán thi công, xây dựng tiến độ nội bộ phù hợp với tiến độ của toàn công trình, lập kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tổ chức thanh quyết toán công trình với bên A, giao khoán và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế nội bộ. Có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán để lập các kế hoạch tài chính của các công trình.
* Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết công việc của Công ty, tổ chức thực hiện công tác văn phòng, quản lý công văn giấy tờ có liên quan đến tổ chức và hành chính, giúp giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, hành chính của Công ty. Cung cấp các thông tin, chứng từ có liên quan để kế toán tập hợp hạch toán.
* Phòng tài vụ: Tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính kinh tế diễn ra tại Công ty theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định. Xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt theo kế hoạch của Công ty, thông tin kịp thời cho lãnh đạo và các phòng ban liên quan.
* Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý đội và tổ chức thi công theo yêu cầu, nhiệm vụ của Giám đốc giao, tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế nội bộ, thanh toán hợp đồng khoán của đội. Chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật – mỹ thuật theo đúng thiết kế quản lý lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, trực tiếp quản lý các đội là Giám đốc Công ty. Vì vậy các đội phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về những sai phạm nếu có. Tại các đội sản xuất cùng là nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của Công ty, do đó đây là nơi lập nên các chứng từ ban đầu như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,... làm cơ sở cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kế toán của đơn vị. Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán tập trung được minh hoạ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
vốn
bằng
tiền và
thanh
toán
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
vật tư,
thủ
quỹ
Kế toán
đội
Thủ kho
4.1. Chức năng – nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra và thu thập đầy đủ kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty đồng thời thực hiện toàn bộ công tác kế toán kinh tế của Công ty một cách đầy đủ, có chất lượng. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài sản kế toán theo quy định.
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội tổ chức công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty gồm có 6 ngưòi làm nhiệm vụ sau:
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế của Công ty, kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, kiểm tra tình hình biến động vật tư tài sản, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời làm công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách chung các phần hành kế toán.
- Kế toán vốn bằng tiền – thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay nợ, theo dõi tình hình thanh toán với cán bộ CNV, thanh toán tạm ứng, thanh toán với khách hàng. Đối chiếu xác nhận với cấp trên.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, khấu hao sửa chữa, thanh lý, nhượng bán.
- Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hóa, công cụ lao động mua vào, xuất sử dụng, tính và phân bổ chi phí vật liệu, công cụ lao động vào chi phí giá thành sản phẩm, phát hiện thừa thiếu, ứ đọng.
Đảm nhiệm trách nhiệm bảo quản quỹ tiền mặt, đảm nhận thu – chi tiền mặt,... Theo dõi và phản ánh trên sổ quỹ kịp thời.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và các khoản tạm ứng cho các đội.
- Nhân viên kinh tế đội: Thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng đội, định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời căn cứ theo quy định của hệ thống tài khoản thống nhất của Nhà nước. Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội đã xây dựng một hệ thống tài khoản gồm 40 tài khoản trong số 72 tài khoản trong bảng, và 3 trong số 7 tài khoản ngoài bảng của hệ thống tài khoản kế toán, áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 1141/TCQĐ - CĐKT ngày 01 tháng 01 năm 1995 của Bộ tài chính.
Hình thức sổ kế toán Công ty sử dụng:
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán này phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ cũng như yêu cầu quản lý của cán bộ kế toán. Niên độ kế toán được tính từ 01/01/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ thường được sử dụng là Đồng Việt Nam (VNĐ). Hệ thống sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp CTG)
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ (thẻ) hạch
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
CTGS
9
8
3
1
2
1
4
6
5
7
7
7
10
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ và hạch toán của Công ty
1, 2, 3, 4: Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ).
5, 6, 7: Ghi cuối tháng.
8, 9, 10: Quan hệ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
(1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ gốc từ đó đồng thời phân loại chứng từ.
(1a): Lập định khoản kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ.
(1b): Những chứng từ có liên quan đến ngững đối tượng phải hạch toán chi tiết, kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan.
(1c): Những chứng từ có liên quan đến tiền mặt như phiếu thu, phiếu chi kế toán tiến hành ghi vào sổ quỹ.
(2): Căn cứ vào các định khoản kế toán đã ghi trên chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành chuyển số liệu vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời kế toán tiến hành chuyển số liệu vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
(3): Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp, cộng sổ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết.
(4): Sau khi lập bảng tổng hợp chi tiết, kế toán có thể đối chiếu, so sánh, kiểm tra giữa số liệu trong sổ cái và số liệu trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
(5): Cuối kỳ, căn cứ vào các số liệu đã ghi trên sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối tài khoản và lập các báo cáo kế toán như: Bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Với đặc điểm của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là ngành sản xuất có quy mô lớn, số lượng nghiệp kinh tế phát sinh nhiều, số lượng tài khoản phải sử dụng nhiều, trình độ yêu cầu quản lý cao và nhân viên kế toán có trình độ đồng đều nên áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” là hợp lý, thuận lợi đơn giản trong việc ghi chép, thuận lợi cho việc sử dụng máy tính, kiểm tra đối chiếu, tránh được nhiều tiêu cực. Tuy nhiên các phần việc kế toán của Công ty vẫn chủ yếu làm bằng tay, việc ghi chép còn có nhiều trùng lặp.
Thực tế công tác kế toán chi phí, sản xuất tại
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
Đặc điểm chi phí, phân loại chi phí sản xuất tại Công ty:
Tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được biểu hiện về mặt giá trị bằng tiền.
Chi phí sản xuất trong Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Việc hạch toán chi phí theo từng loại sẽ nâng cao tính chất chi tiết của thông tin hạch toán, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nói chung đồng thời tạo cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất của Công ty, thúc đẩy Công ty không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất làm căn cứ cho kế toán tiến hành tập hợp chi phí. Tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí mà phân loại chi phí. Chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Thanh niên Hả Nội gồm các loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, đá, sắt, thép, xi măng, vôi cát.
Vật liệu xây dựng: Đinh, sơn, que hàn...
Vật liệu vận chuyển: Tôn tấm, cốt pha...
Vật kết cấu: Panel, dầm đúc sẵn...
Các nguyên liệu, nhiên liệu trực tiếp dùng cho máy thi công: Xăng, dầu, điện,...
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Bao gồm tiền lương chính của công nhân trực tiếp xây lắp, kể cả công nhân thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công:
Gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến máy thi công (máy cẩu tháp, máy xúc đào, máy thuê ngoài,...) khấu hao, chi phí thuê máy, tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công...
- Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí sản xuất thi công ở đội, đội công trình mà không hạch toán trực tiếp vào các nội dung trên được. Bao gồm chi phí về vật liệu, công cụ – dụng cụ, chi phí khác bằng tiền, các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT trích trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý...
Và các TK 141, 154,... được chi tiết cho từng Công trình. Sau khi cập nhật các chứng từ phát sinh đến từng công trình kế toán có thể theo rõi chi tiết hoặc tổng hợp cho tất cả các công trình,...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là các công trình, hạng mục công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20385.DOC