MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Phần 1: Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
I/Các di tích lịch sử văn hoá tại Đồ Sơn
1-Đền Nghè
2-Đền Bà Đế
3-Đền Dáu
4-Đền Mẫu (miếu Vừng)
5-Đình Ngọc-Suối Rồng -Đền Long Sơn
6- Đình Chài
7-Chùa Hang
8-Chùa Bàng Động (Vĩnh Khánh Tự )
9-Miếu Vạn Ngang
10-Di tích nền móng tháp Tường Long
11-Di tích Bến Nghiêng
12-Di tích Bến tàu không số
13- Lễ hội chọi trâu
14- Hội thi bơi thuyền rồng
15- Lễ hội mùa xuân
16- Hội Dáu
II/ Đánh giá sự hấp dẫn du lịch lịch, tiềm năng và hiện trạng khai thác của các di tích lịch sử tại Đồ Sơn
1- Du lịch văn hoá
2- Du lịch lễ hội
III/ Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường xung quanh các di tích lịch sử và khu vực diễn ra lễ hội tại Đồ Sơn
1- Tại môi trường xung quanh các di tích.
2- Tại môi trường quanh khu vực diễn ra lễ hội.
Phần 3:Kết luận và kiến nghị
1- Kết luận
2- Kiến nghị
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hiện trạng, khả năng khai thác và giải pháp sử dụng hợp lý tiềm năng du lịch di tích lịch sử –văn hoá của thị xã Đồ Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Phần 1: Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
I/Các di tích lịch sử văn hoá tại Đồ Sơn
1-Đền Nghè
2-Đền Bà Đế
3-Đền Dáu
4-Đền Mẫu (miếu Vừng)
5-Đình Ngọc-Suối Rồng -Đền Long Sơn
6- Đình Chài
7-Chùa Hang
8-Chùa Bàng Động (Vĩnh Khánh Tự )
9-Miếu Vạn Ngang
10-Di tích nền móng tháp Tường Long
11-Di tích Bến Nghiêng
12-Di tích Bến tàu không số
13- Lễ hội chọi trâu
14- Hội thi bơi thuyền rồng
15- Lễ hội mùa xuân
16- Hội Dáu
II/ Đánh giá sự hấp dẫn du lịch lịch, tiềm năng và hiện trạng khai thác của các di tích lịch sử tại Đồ Sơn
1- Du lịch văn hoá
2- Du lịch lễ hội
III/ Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường xung quanh các di tích lịch sử và khu vực diễn ra lễ hội tại Đồ Sơn
Tại môi trường xung quanh các di tích.
Tại môi trường quanh khu vực diễn ra lễ hội.
Phần 3:Kết luận và kiến nghị
1- Kết luận
2- Kiến nghị
PHẦN MỞ ĐẦU
Thị xã Đồ Sơn là một bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam . Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế- xã hội ,cùng với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Đồ Sơn đã và đang phát huy những tiềm năng vốn có của mình để nơi đây thực sự là một điểm đến lý tưởng cho du khách.
Hiện nay, du lịch Đồ Sơn chủ yếu gắn liền với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, bao gồm các hoạt động như nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, vui chơi giải trí và hội thảo . Tuy nhiên, Đồ Sơn còn là một nơi giàu có về tiềm năng du lịch di tích lịch sử –văn hoá với nhiều đền chùa, lễ hội. Có thể nói ngoài những địa danh và lễ hội đã và đang hấp dẫn du khách như Casino Đồ Sơn, đền Bà Đế, lễ hội chọi trâu, lễ hội đua thuyền rồng ; vẫn còn những địa danh khác như tháp Tường Long,di tích Bến Nghiêng , di tích Bến tàu Không Số hứa hẹn sẽ thu hút và hấp dẫn du khách nếu được đầu tư và quan tâm đúng mức.
Trên cơ sở nghiên cứu khả năng và hiện trạng khai thác các di tích lịch sử –văn hoá và lễ hội của Đồ Sơn, với mong muốn phát triển hơn nữa mảng du lịch này,tôi đưa ra báo cáo với tựa đề :
“ Hiện trạng, khả năng khai thác và giải pháp sử dụng hợp lý tiềm năng du lịch di tích lịch sử –văn hoá của thị xã Đồ Sơn’’
Báo cáo được thực hiện thông qua các quá trình :
-Tham khảo tài liệu
-Khảo sát thực địa tại Đồ Sơn
-Phỏng vấn khách du lịch
Mặc dù đã cố gắng , song báo cáo vẫn còn hạn chế; rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đánh giá từ phía các thầy cô.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1-Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp
Đây là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu như sách báo, tạp chí , bản đồ và các tài liệu khác liên quan đến địa phương cần điều tra, nghiên cứu. Phương pháp này có tác dụng cung cấp thông tin nhanh và có độ chính xác cao
2-Quan sát thực tế
Phương pháp này cung cấp thông tin nhanh về địa bàn thực tế, song đòi hỏi phải nhìn nhận các vấn đề một cách thân trọng, tuyệt đối tránh những cách nhìn mang tính áp đặt.
3-Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn ở đây bao gồm người dân Đồ Sơn và khách du lịch. Thông tin thu được rất đa dạng, thậm chí có nhiều ý kiến trái ngược nhau, do đó cần phải kiểm tra, lựa chọn để có thông tin chính xác.
PHẦN 2:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TẠI ĐỒ SƠN
Đồ Sơn là mảnh đất huyền thoại của cả quá khứ và hiện tại. Nơi đây có nhiều truyền thuyết và các di tích lịch sử –văn hoá , lễ hội độc đáo và đặc sắc. Hệ thống đình ,đền ,chùa của Đồ Sơn trước kia dày đặc.Tuy nhiên, trải qua năm tháng với những biến động của tự nhiên và lịch sử, đến nay một số đình, đền chùa miếu đã không còn nữa, hoặc chỉ còn lại một vài dấu tích cũ.
Mặc dù vậy,hiện tại, Đồ Sơn vẫn còn nhiều di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn
1-Đền Nghè
Đền Nghè được xây dựng năm Tự Đức thứ 28(1876) với kiểu kiến trúc chữ nhị ,mỗi ngôi nhà có 3 gian. Trước đây đền chỉ thờ thần Điểm Tước, nay thờ thêm Lục vị tiên công –những vị đứng đầu 6 dòng họ đã có công khai phá Đồ Sơn.
2-Đền Bà Đế
Đền Bà Đế vốn là một miếu nhỏ nằm dựa lưng vào chân núi Độc, mặt quay ra biển. Đền được xây vào năm 1736, đền thờ bà Ngô Thị Đế ( có tài liệu cho rằng tên bà là Đào Ngọc Hương ) và được coi là ngôi đền linh thiêng nhất Đồ Sơn. .
Truyền thuyết kể lại như sau :
Nàng Đế là cô thôn nữ xinh đẹp, nết na, có giọng hát rất hay và đi đến đâu cũng toả ra hương thơm ngào ngạt. Một lần , chúa Trịnh ngự thuyền ra sông, thấy nàng Đế xinh đẹp hát hay liền đem lòng yêu mến. Chúa về kinh, không ai biết chuyện giữa chúa và nàng. Sau đó nàng có mang. Không thanh minh nổi, nàng đành cam chịu luật lệ hà khắc vô nhân đạo của dân làng. Bọn hương lý trong làng đưa nàng ra chân núi Độc, buộc nàng vào cối đá rong dây chão rồi dùng sào đẩy nàng xuống biển cho đến chết. Cái chết oan khuất của người con gái trong trắng khiến dân thương cảm lập miếu thờ.
Hiện nay đền Bà Đế đã được cải tạo và xây mới.
3-Đền Dáu
Đền Dáu nằm trên đảo Dáu
Đây là ngôi đền nhỏ thờ Nam Hải thần vương. Tại đây, vào ngày giỗ Đức Ông( mùng 9 tháng 2 âm lịch hàng năm), các đòng họ đến rất đông và thường sắm lễ lớn để cúng. Buổi lễ diễn ra rất long trọng.
4-Đền Mẫu (miếu Vừng)
Đền được xây dựng năm 1929, thuộc phường Vạn Sơn. Đền nhỏ và thấp,trước cửa đền có cây lộc vừng rất lâu năm. Năm1995 đền được tu sửa. Hiện nay,đền thờ Phật Bà Quan Thế Âm và Mẫu Liễu Hạnh.
5-Đình Ngọc-Suối Rồng -Đền Long Sơn
Đình Ngọc nằm dưới chân núi Rồng, gần suối Rồng (thuộc phường Ngọc Xuyên). Nơi đây vốn thờ thần Điểm Tước, gần đây có thờ thêm ông tổ họ Đinh và họ Phạm. Đình có kiến trúc và quy mô vừa phải gồm 3 gian tiền đường và 5 gian hâu cung.
Cách đền 100m là suối Rồng. Mạch nước suối Rồng chảy ra từ trong núi ,quanh năm không hề cạn . Nước ở đây dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu đồng ruộng
Gần ngay đó có một ngôi đền nhỏ là đền Long Sơn (đền thờ cô Chín).
6- Đình Chài
Đình được xây dựng năm1864 tại Vạn Bún, đến 1934 thì chuyển về Vạn Thốc. Đình thờ Vua Bà ở cửa Đại Càn, tức mẹ Tống Thế Bính. Dân đến thờ chủ yếu là dân chài từ nơi khác đến.
7-Chùa Hang
Nằm trên địa bàn phường Vạn Sơn, chùa Hang là một hang đá xuyên sâu vào núi khoảng 20 m, long hang hình thang, phía trong cao chừng 1m, rộng 1,3m.Đây được coi là điểm đầu của hành trình Phật giáo vào đất Việt. Chùa có tượng Phật, bàn thờ và bát hương bằng đá nhưng nay đã mất.
8-Chùa Bàng Động (Vĩnh Khánh Tự )
Chùa nằm trên địa bàn làng Bàng Động, xã Bàng La. Chùa có từ thời Mạc, năm 1993 được trùng tạo lại trông khang trang hơn.
9-Miếu Vạn Ngang
Miếu được dựng cách đây hơn 100 năm, nằm trên đường lên Van Hoa. Miếu thờ Đức Thánh Trần cùng bộ tướng của ngài, nay thờ thêm Tam toà Thánh Mẫu và Hà tiên cô.
10-Di tích nền móng tháp Tường Long
Tháp Tường Long nằm trên đỉnh núi Chòi Mòng, ngọn núi đầu tiên thuộc dãy núi Rồng ,thuộc địa bàn xã Ngọc Xuyên
Tương truyền rằng:năm Mậu Tuất(1058),mùa thu tháng 9, vua Lý Thánh Tông ra cửa biển Ba Lộ, cho xây tháp ở Đồ Sơn.Năm sau, vua ban cho tháp này tên hiệu tháp Tường Long, ý muốn ghi lại điều tốt lành. Tháp Tường Long là một công trình kiến trúc độc đáo thờ Phật, là dấu tích duy nhất của thời Lý còn lại ở Hải Phòng. Đại Nam nhất thống chí có ghi chép tháp cao trăm thước ( tức là tương ứng với 45-50 mét ) .Tháp được xây bằng nhiều loại gạch theo kiểu nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc…-biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử với những biến cố tự nhiên và xã hội,tháp đã bị suy tàn. Hiện nay chỉ còn lại dấu tích nền móng tháp ở độ cao 91,7 mét trên đỉnh núi Rồng thuộc phường Ngọc Xuyên ,thị xã Đồ Sơn.
Nền móng tháp được xây dựng bằng gạch Bát Tràng . Chân tháp hình vuông, mỗi chiều khoảng 9,75 mét. Lòng tháp hình vuông, rỗng. Các viên gạch ở góc xếp đều hướng vào tâm tháp. Đa số các viên gạch xây tháp đều khoét gọn một khung hình chữ nhật ( 3 cm x15cm ) ở mỗi mặt , phía trong in nổi hai dòng chữ Hán : Lý gia đệ tam đế , Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo.
Quan sát một cách tổng thể cho thấy các viên gạch và các mẫu vật bằng đá, đất nung khá bừa bãi. Hiện nay người ta đã dựng hàng rào thép quây kín nền móng tháp và dựng mái che ở bên trên để bảo vệ tháp .
11-Di tích Bến Nghiêng
Bến Nghiêng nằm trên địa bàn phường Vạn Hương. Đây là một quân cảng nhỏ được xây dựng từ thời Pháp tạm chiếm. .Với vai trò là quân cảng để xe tăng đổ bộ, bến được xây với độ dốc thoai thoải khoảng3 độ đến 5 độ. Tên gọi của bến xuất phát từ chính độ dốc của nó. Nơi đây ngày 15-05-1955, những tên lính Pháp cuối cùng đã xuống tàu rời khỏi miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Hiện nay, di tích Bến Nghiêng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đã được dụng bia kỉ niệm
12-Di tích Bến tàu không số
Năm 1959, Bộ Chính trị quyết định mở tuyến đường chiến lược trên biển nhằm chi viện sức người sức của, vận chuyển vũ khí cho miền nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bến tàu không số nằm gần sườn dốc cạnh thung lũng Xanh đã là nơi bắt đầu của con đường huyền thoại -Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Hiện nay gần vụng Vạn Sét vẫn còn những hàng cọc nhô lên khỏi mặt nước là dấu tích oai hùng của bến xưa.
13- Lễ hội chọi trâu
Lễ hội chọi trâu là lễ hội lớn nhất của nhân dân Đồ Sơn, lễ hội này kéo dài từ 01/8 âm lịch tới 15/8 âm lịch hàng năm, nguồn gốc của lễ hội liên quan đến vị thần Điểm Tước, nhân dân Đồ Sơn tổ chức lễ hội để làm vui lòng thần.
Lễ hội này đã có từ hơn 900 năm nay, trước kia trong một thời gian dài, lễ hội đã bị mai một, năm 1991 nó được họ khôi phục và từ đó đến nay đã thu hút rất nhiều khách tham dự.
14- Hội thi bơi truyền thống
Trước kia sau tết Nguyên Đán nhân dân Đồ sơn tổ chức hội đua thuyền để cầu mong cho con người khoẻ mạnh, trời yên biển lặng để đánh được nhiều tôm cá,… Do nhiều lý do trong một thời gian dài hội thi đã không được duy trì, đến năm 1980 mới được khôi phục lại. Ngày nay Đồ Sơn tổ chức hội bơi thi thuyền rồng 2 lần một năm vào ngày mùng 4 sau tế âm lịch và ngày mùng 1 tháng năm là ngày khai mạc du lịch Đồ Sơn.
15- Hội Dáu
Hội Dáu tổ chức vào ngày mùng 8 đến ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút rất đông cư dân nghề cá ở Đồ Sơn và các vùng lân cận.
16- Lễ hội mùa xuân
Lễ hội xuân của cư dân Bằng La được tổ chức từ ngày mùng 7 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch. Trong 3 ngày đầu làng tổ chức tế thần. Những ngày còn lại làng tổ chức tế lễ và mở hội với các trò chơi dân gian xen kẽ như đấu vật, rước nước...
Ngày mùng 10 là ngày tế lớn nhất trong lễ hội và được gọi là tế đại yến, ngày này thu hút rất đông cư dân và khách tham gia.
II / ĐÁNH GIÁ SỰ HẤP DẪN DU LỊCH VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TẠI ĐỒ SƠN
Bán đảo Đồ Sơn có khá nhiều di tích lịch sử và lễ hội gắn liền với các huyền thoại và truyền thuyết. Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài nước ngày càng cao. Khách du lịch đến Đồ Sơn ngày một đông hơn, bình quân mỗi năm Đồ Sơn đón và phục vụ gần một triệu lượt khách du lịch. Bên cạnh mạng du lịch lễ hội đã và đang thu hút rất đông du khách tham gia thì lượng khách đến tham quan tại các di tích lịch sử nơi đây còn rất hạn chế. Điều đó chứng tỏ rằng sự hấp dẫn du lịch của các di tích lịch sử tại Đồ Sơn còn thấp.
1. Du lịch di tích lịch sử.
Nhìn chung mảng du lịch này còn kém hấp dẫn đối với du khách nguyên nhân của tình trạng này là do :
Do các di tích có quy mô nhỏ, lại nằm rải rác, thiếu các bãi gửi xe ; do đó việc đi lại chưa thuận tiện
Do việc tu sửa, tôn tạo một số di tích còn chưa được xúc tiến ; vì vậy một số di tích mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá như tháp Tường Long, bến K15 vẫn đang bị bỏ không.
Do việc quảng cáo tiếp thị cho các điểm du lịch chưa được quan tâm, khiến du khách thiếu thông tin ngay cả khi đã tới Đồ Sơn.
Do các sản phẩm du lịch còn kém phong phú, đa dạng, chất lượng không cao.
Trên cơ sở đánh giá sự hấp dẫn du lịch và hiện trạng thu hút khách, tôi cho rằng Đồ Sơn có một số di tích lịch sử khá hấp dẫn, đặc biệt khi chúng được cảI tạo và phục dựng, bao gồm: đền Bà Đế, di tích tháp Tường Long, Bến Nghiêng và Bến tàu không số.
Hiện trạngvà khả năng khai thác của các di tích này như sau :
1.Đền Bà Đế
Đền Bà Đế là ngôi đền rất linh thiêng. Mặt khác,phía trước và bên phải đều có bãI cát hẹp cùng nhiều hòn đá tảng cắm chân sâu xuống biển tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, có đồi núi với clif dựng đứng làm cho khung cảnh thêm hùng vĩ. Do đó nơi đây có khả năng hấp dẫn lớn đối với du khách với các mục đích :
- Du lịch tín ngưỡng, văn hoá :cầu nguyện
- Ngắm cảnh
- Nghiên cứu ,học tập
Hiện trạng :
Hiện nay, đền Bà Đế đã và đang thu hút khách đến tham quan cầu nguyện.Tuy nhiên, phần lớn khách là người Đồ Sơn, dân làng chài đến cầu nguyện; tập trung chủ yếu vào ngày lễ.
2 – Tháp Tường Long
Hiện nay việc sử dụng tháp hầu như mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu và hoc tập của một số ít người có quan tâm. Tuy nhiên, nếu tháp được phục dựng thì đây sẽ là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo mang nhiều giá trị về nghệ thuật cũng như văn hoá -lịch sử. Từ trên tháp du khách có thể nhìn bao quát khắp cả không gian rộng lớn và thoáng đãng, với màu xanh của cây cối cùng với bãi triều lầy và dòng nước sông mang phù sa ra biển. Con đường lên đỉnh tháp khúc khuỷu uốn lượn, với đa dạng về hệ thực vật cũng tạo ra sự hấp dẫn đối với những du khách muốn khám phá.
Tóm lại, nếu được tôn tạo tháp Tường Long hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch đầy hấp dẫn với những chức năng sau :
-Chức năng tham quan- ngắm cảnh
-Chức năng nghiên cứu,học tập
-Chức năng quân sự
3-Di tích Bến Nghiêng
Với vị trí thuận lợi, cấu trúc địa chất ổn định, nơi đây có thể khai thác với các mục đích :
-tham quan ngắm cảnh
-làm cảng biển
Hiện nay Bến Nghiêng đã được cải tạo làm bến tàu du lịch đi Hòn Dấu, đồng thời là cảng xuất phát của tàu du lịch đi Cát Bà, Hạ Long, Móng Cái. Tuy nhiên tiềm năng du lịch của nó chưa được phát huy : du khách chủ yếu chỉ coi đây là một bến tàu đơn thuần mà chưa thấy rõ giá trị lịch sử sâu sắc của nó.
4-Di tích Bến tàu không số
Di tích này có thể khai thác phục vu cho các mục đích :
-tham quan-tìm hiểu
-làm cảng biển
Tuy nhiên,hiện nay nó đang bị bỏ không
2. Du lịch lễ hội.
Du lịch lễ hội đã và đang hấp dẫn một lượng lớn du khách đến Đồ Sơn. Lễ hội chọi trâu hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách tham gia. Hội thi bơi thuyền rồng cũng thu hút một lượng lớn du khách nhưng khả năng hấp dẫn của nó chưa cao.
Hội thi bơi thuyền rồng năm nay (1/5/2005) được tổ chức tại bãi tắm quân đội và có 4 đội tham dự. Sau khi phát biểu tuyên bố khai mạc lễ hội, trống hội nổi lên 3 hồi 9 tiếng báo hiệu chuẩn bị cuộc đua. Mọi thuyền đua đều gắn đầu rồng và về vị trí chờ lệnh. Lệnh phát ra các thuyền đua vòng qua cọc tiêu từ phải sang trái và các tay thuyền ra sức chèo lái. Ở trên bờ ban tổ chức dùng loa phát thanh để tường thuật trực tiếp cuộc đua. Khan giả cổ vũ hăng hái làm cho không khí trên bờ khá sôi động náo nức. Tuy nhiên do sự cố nên ngay khi mới bắt đầu một thuyền đua dã bị lật và không thể tiếp tục cuộc đua. Sau đó vài phút 2 thuyền nữa cũng gần như phải dùng lại. Điều đó làm cho không khí lắng xuống. Chỉ có duy nhất một thuyền của xã Bằng La là bơi nhanh và sớm về đích giành chiến thắng.
Có thể thấy hội đua diễn ra không quyết liệt, khâu tổ chức còn sơ sài và công tác tập luyện của các đội chưa cao, vì vậy đa số du khách được hỏi đều cho rằng cuộc đua năm nay kém hấp dẫn. Theo đánh giá của những người bán hàng, lượng khách năm nay trong hội đua ít hơn năm ngoái. Thiết nghĩ công tác chuẩn bị cho hội đua cần tiến hành tốt hơn nữa để thu hút người xem.
III/ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KHU VỰC DIỄN RA LỄ HỘI TẠI ĐỒ SƠN
1. Tại khu vực xung quanh các di tích lịch sử.
Nhìn chung, tác động của các hoạt động du lịch đến các di tích lịch sử Đồ Sơn hiện nay là chưa đáng kể, chủ yếu là bởi lượng khách đến đây còn hạn chế. Các di tích nơi đây về cơ bản vẫn giữ được chất lượng môi trường và cảnh quan xung quanh sạch sẽ. Điểm chịu tác động lớn nhất là đền Bà Đế.
Quan sát tại đền Bà Đế cho thấy dich vụ ở đây còn khá sơ sài: quanh lối đi vào đền và cổng đền chỉ có vài quầy hàng bán đồ lưu niệm và đồ ăn, mức xả thải rất thấp và được thu gom. Khu vực quanh đền sạch sẽ và không khí tương đối trong lành. Nhưng đi dọc bờ biển vẫn quan sát thấy rác thải nằm rải rác, gồm túi nilông, vỏ đồ hộp, thậm chí có cả bơm kim tiêm... Lượng rác này do sóng đánh dạt vào bờ và cũng do hoạt động xả thải của khách, tuy không nhiều song nó gây phản cảm lớn đối với khách du lịch, làm giảm sự trang nghiêm nơi đây.
2. Tại khu vực xung quanh nơi diễn ra lễ hội.
Trong những ngày lễ hội, lượng khách tập trung rất lớn, do đó khu vực diễn ra lễ hội phải tiếp nhận một lượng lượng lớn rác thải chủ yếu là vỏ hộp, bao bì, túi ni lông và thực phẩm thừa. Tuy nhiên công tác thu gom khá tốt nên các khu vực này không bị ảnh hưởng đáng kể, trừ đảo Dáu. Đảo Dáu là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sau mỗi kì hội Dáu môi trường ở đây bị suy giảm đáng kể. Do đó cần có biện pháp khắc phục.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/KẾT LUẬN
Du lịch Đồ Sơn hiện nay đang trong quá trình phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của nó trong chiến lược phát triển du lịch du lịch của thành phố Hải Phòng. Với truyền thống lịch sử hào hùng và nhiều nét văn hoá độc đáo, Đồ Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch di tích lịch sử, văn hoá. Thế nhưng hiện nay mảng du lịch này vẫn còn rất hạn chế.
II/KIẾN NGHỊ
Nhằm phát huy tiềm năng du lịch di tích lịch sử văn hoá Đồ Sơn, tôi xin đưa ra các giải pháp nhằm sử dung và khai thác hợp lý sau:
1-Tu sửa, cải tạo các di tích đã xuống cấp và phục dựng lại các di tích bị hư hại, đổ nát.
2-Xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá, bến bãi ...) phục vụ cho việc đi lại , ăn nghỉ, vui chơi của du khách nhằm thu hút và giữ chân du khách đến và nghỉ lại tại Đồ Sơn nói chung.
3-Định hướng tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo về du lịch Đồ Sơn nói chung và du lịch di tích văn hoá lịch sử nói riêng.
4-Phát hành các ấn phẩm du lịch về các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội; đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch trong và ngoài nước để hấp dẫn du khách và cung cấp thông tin du lịch cho họ.
5-Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa vào đồ lưu niệm ý nghĩa và hình ảnh về di tích liên quan ,ví dụ như làm mô hình thu nhỏ về tháp Tường Long...
6- Tăng cường công tác tổ chức các lễ hội.
7- Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong các kế hoạch phát triển du lịch.
8-Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch
9-Phát triển du lịch gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Cần có những biện pháp khai thác hợp lý để giảm sức ép của hoạt động du lịch đến các di tích và môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, đối với từng di tích cần có kế hoạch và biện pháp sử dụng riêng, phụ thuộc vào tính hấp dẫn , tiềm năng và hiện trạng cụ thể của nó.
Ví dụ như, để phát huy tiềm năng du lịch của đên Bà Đế, cần phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau :
-Thứ nhất là phải tạo ra nét đặc thù riêng cho đền Bà Đế. Mặc dù đền đã được xây mới rất to và đẹp, song nó không mô phỏng theo đền cũ, và xét theo khía cạnh văn hoá, việc xây dựng được coi là “ son phấn hoá di tích văn hoá lịch sử’’. Nếu nơi đây được đưa vào một tổ hợp hình tượng để làm toát lên cái chết oan nghiệt của bà Đế xưa kia, bao gồm chiếc thuyền đưa bà ra biển, chiếc cối đá, cây sào,và sợi dây thừng ;chắc chắn khả năng thu hút khách sẽ tăng lên.
-Thứ hai là phải kiểm soát vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh đền bằng cách đặt các thùng rác tại các vị trí thích hợp để thu gom rác, tăng cường thu gom rác dọc bờ biển để môi trường quanh đây quang đãng và sạch sẽ , không khí thêm trong lành.
Truyền thống và văn hoá đã và đang là đông lực to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị xã Đồ Sơn. Với biện pháp và cách thức hợp lý, chắc chắn Đồ Sơn sẽ phát huy được tiềm năng du lịch di tích và lịch sử của minh, biến nơi đây thành khu du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Nguyễn Đình Hoè/ ThS. Nguyễn Thị Phương Loan_Hướng dẫn thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn-Hải Phòng
Nxb. Hải Phòng_Dư địa chí Đồ Sơn
Nguyễn Đình Hoè_Du lịch bền vững
KLSTN024 _Nghiên cứu sức ép môi trường lên phát triển du lịch Đồ Sơn-Hải Phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hi7879n tr7841ng kh7843 n259ng khai thc v gi7843i php s7917.doc