Báo cáo Hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh An Giang (giai đoạn 2005 – 2009)

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU . . . . 1

TRÍCH YẾU . . . . 3

Chương 1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG . . 6

1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên . . . . 6

1.1.1. Vị trí địa lý . . . . 6

1.1.2. Địa hình . . . . 7

1.2. Đặc trưng khí hậu. . . . 7

1.2.1. Nhiệt độ . . . . 8

1.2.2. Độ ẩm . . . . 8

1.2.3. Mưa . . . . 8

1.2.4. Nắng . . . . 9

1.2.5. Gió . . . . 9

1.2.6. Chế độ thủy văn . . . . 9

1.2.7. Mạng lưới sông ngòi, kênh r ạch . . . 9

1.3. Hiện trạng sử dụng đất . . . . 10

1.3.1. Đất nông nghiệp. . . . 10

1.3.2. Đất phi nông nghi ệp . . . 11

1.3.3. Đất chưa sử dụng . . . . 11

Chương 2 SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI LÊN MÔI TR ƯỜNG . 13

2.1. Tăng tr ưởng kinh tế. . . . 13

2.2. Sức ép dân số và vấn đề dân cư . . . 14

2.3. Khu vực công nghi ệp - xây dựng và năng lượng . . 15

2.4. Sự phát triển của ngành Giao thông v ận tải . . . 18

2.5. Sự phát triển của ngành nông nghi ệp. . . 20

2.6. Sự phát triển của ngành du l ịch . . . 25

Chương 3 THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA . 30

3.1. Nước mặt lục địa . . . . 30

3.1.1. Tài nguyên n ước mặt lục địa . . . 30

3.1.2. Các ngu ồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa . . 31

3.1.3. Diễn biến ô nhiễm. . . . 33

3.2. Nước dưới đất (nước ngầm) . . . 42

3.2.1. Các ngu ồn gây ô nhiễm nước dưới đất . . . 42

3.2.2. Diễn biến chất lượng nước ngầm . . . 43

3.3. Dự báo và quy ho ạch phát triển liên quan đ ến môi trường nước . . 47

3.3.1. Định hướng phát triển theo ngành và l ĩnh vực:. . 47

3.4. Xu hướng biến đổi môi trường nước: . . . 48

Chương 4 THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ . 51

4.1. Các ngu ồn gây ô nhiễm không khí . . . 51

4.1.1. Nguồn thải ô nhiễm do hoạt động công nghi ệp . . 51

4.1.2. Nguồn thải ô nhiễm không khí do giao thông v ận tải . . 51

4.1.3. Ô nhiễm không khí do các ho ạt động xây dựng . . 51

4.1.4. Ô nhiễm không khí do ho ạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghi ệp. 51

4.2. Diễn biến ô nhiễm không khí . . . 52

4.2.1. Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh khu v ực đô thị . . 52

4.2.1.1. Thành ph ố Long Xuyên . . . 52

4.2.1.2. Thị xã Châu Đốc . . . 54

4.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí nông thôn . . 56

4.2.5 Chất lượng môi trường không khí xung qua nh khu vực khai thác đá . 58

4.2.6 Chất lượng không khí xung quanh khu v ực các làng ngh ề. . 60

4.2.7. Chất lượng không khí xung q uanh khu vực giao thông, du l ịch . 62

4.2.8. Chất lượng không khí xung quanh khu v ực bãi rác. . 62

4.3. Dự báo và quy ho ạch phát triển liên quan đ ến môi trường không khí . 63

4.3.1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát. . . 63

4.3.2. Đ ịnh hướng phát triển theo ngành và lĩnh vực . . 63

4.3.3. D ự báo diễn biến môi trường . . . 64

CHƯƠNG 5 THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT. . 66

5.1. Các ngu ồn gây ô nhiễm và suy thoái đất . . . 66

5.1.1. Ô nhiễm môi trường đất: . . . 66

5.1.2. Suy thoái môi tr ường đất: . . . 67

5.2. Hiện trạng suy thoái và ô nhi ễm môi trường đất . . 68

5.2.1. Khu v ực Bắc Vàm Nao . . . 69

5.2.2. Khu v ực trồng lúa huyện Chợ Mới (trong đê bao) . . 71

5.2.3. Khu v ực trồng lúa huyện Chợ Mới (ngoài đê bao) . . 72

5.2.4. Khu v ực ven núi huy ện Tri Tôn . . . 74

5.2.5. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: . . . 75

5.3. Ảnh hưởng của suy thoái và ô nhi ễm môi trường đất . . 75

5.3.1. Tác đ ộng do ô nhiễm và suy thoái đất đến sức khỏe con người . 75

5.3.2. Tác đ ộng do ô nhiễm và suy thoái đất đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội . 75

5.3.3. Tác đ ộng do ô nhiễm và suy thoái đất đến môi trường sinh thái . 76

5.4. Dự báo diễn biến ô nhiễm . . . 76

Chương 6 VẤN ĐỀ ĐA DẠNG SINH HỌC . . . 79

6.1. Các nguyên nhân gây suy thoái đa d ạng sinh học . . 79

6.1.1. Các nguyên nhân chính gây suy gi ảm nguồn lợi thủy sản. . 79

6.1.2. Các nguyên nhân chính gây suy gi ảm nguồn lợi rừng . . 83

6.2. Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa d ạng sinh học . . 85

6.2.1. Hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản . . 85

6.2.2. Hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học nguồn lợi rừng . . 87

6.2.3. Hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học các khu đ ất ngập nước . 88

6.3. Dự báo mức độ, diễn biến suy thoái đa d ạng sinh học . . 89

6.3.1. Dự báo mức độ diễn biến đa dạng sinh học thủy sản . . 89

6.3.2. Dự báo đánh giá đa d ạng sinh học các khu đ ất ngập nước . . 90

6.4. Đánh giá m ức độ thực hiện kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học . . 90

6.4.1. Định hướng phát triển thuỷ sản tỉnh An Giang . . 90

6.4.2. Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh An Giang . 91

Chương 7 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN . . . 95

7.1. Nguồn gốc phát sinh ch ất thải rắn . . . 95

7.1.1. Nguồn gốc phát sinh ch ất thải rắn . . . 95

7.1.2. Lượng thải và tính ch ất của chất thải rắn . . 96

7.1.3. Thành ph ần và tính chất chất thải rắn: . . . 97

7.1.4. Dự báo lượng thải, thành ph ần mức độ độc hại và ô nhi ễm các chất thải rắn . 98

7.2. Thu gom và x ử lý chất thải rắn . . . 102

7.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn . . . 109

7.3.1 Ảnh hưởng của rác thải đối với không khí . . 109

7.3.2 Ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường nước . . 109

7.3.3. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ cộng đồng . . 110

7.3.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với mỹ quan đô thị . . 110

7.3.5. Ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường đất . . 110

7.4. Đánh giá m ức độ thực hiện kế hoạch, chiến lược BVMT đ ối với chất thải rắn . 111

7.4.1. Các mục tiêu chủ yếu . . . 111

7.4.2. Một số Các chương trình bảo vệ môi trường được đề xuất và thời biểu thực hiện 112

Chương 8 TAI BIẾN THIÊN NHIÊN, S Ự CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI . 116

A. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ S Ự CỐ MÔI TRƯỜNG . . 116

8.1. Tình hình thi ệt hại do tai bi ến thiên nhiên trên đ ịa bàn An Giang 2005 -2009 . 116

8.1.1.Tình hình thi ệt hại do lũ lụt . . . 116

8.1.2. Thiệt hại do bão, giông l ốc . . . 116

8.1.3. Thiệt hại do sét . . . . 116

8.1.4. Thiệt hại do sạt lở đất . . . 117

8.2. Tình hình cháy n ổ trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 -2009 . . 117

8.2.1. Tình hình cháy trên địa bàn tỉnh 2005-2010 . . 117

8.2.2. Tình hình n ổ và quản lý vật liệu nổ công nghiệp . . 117

8.3. Lũ lụt và hạn hán . . . . 117

8.4. Sạt lở bờ sông . . . . 118

8.5. Cháy kho thu ốc bảo vệ thực vật . . . 119

8.6. Sự xâm nhập của các loài ngo ại lai (Cây Mai dương) . . 120

8.7. Tình hình xâm nh ập mặn. . . 120

B. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . . . . 120

8.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở An Giang . . 120

8.1.1. Nhiệt độ . . . . 120

8.1.2. Lượng mưa . . . . 120

8.1.3. Diễn biến mực nước . . . 122

8.2. Kịch bản biến đổi khí hậu ở An Giang . . . 123

8.2.1. Nhiệt độ . . . . 123

8.2.2. Lượng mưa . . . . 124

8.2.3. Mực nước biển dâng . . . 125

Chương 9 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . . 128

9.1. Thực trạng về những việc đã làm được. . . 128

9.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường . . . 128

9.1.2. Tình hình th ực hiện các thể chế chính sách . . 129

9.1.3. Về tài chính đ ầu tư cho công tác b ảo vệ môi trường . . 129

9.1.4. Tình hình th ực hiện các hoạt động giám sát, quan tr ắc, cảnh báo ô nhi ễm môi

trường . . . . . 130

9.1.5. Nhận thức của người dân, sự tham gia c ủa cộng đồng trong việc BVMT . 131

9.1.6. Các ho ạt động khác: . . . 131

9.2. Những tồn tại và thách th ức trong công tác qu ản lý môi trường . . 131

9.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường . . . 131

9.2.2. Về mặt thể chế, chính sách . . . 132

9.2.3. Về tài chính đ ầu tư cho công tác b ảo vệ môi trường: . . 133

9.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan tr ắc, cảnh báo ô nhi ễm môi trường. 133

9.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia c ủa cộng đồng . . 133

9.2.6. Các ho ạt động khác . . . 133

Chương 10 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GI ẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 136

10.1. Chính sách t ổng thể . . . . 136

10.2. Chính sách liên quan các v ấn đề ưu tiên . . . 137

10.3. Những tồn tại của các chính sách . . . 140

10.3.1. Các chính sách liên quan đến con người và hoạt động các ngành ngh ề. 140

10.3.2. Các chính sách liên quan đ ến hiện trạng ô nhiễm môi trường . 140

10.4. Đề xuất các chi ến lược, kế hoạch thực hiện các giải pháp hi ệu quả để nâng cao ch ất

lượng và bảo vệ các thành ph ần môi trường . . . 141

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . 150

I. KẾT LUẬN . . . . 150

A. MÔI TRƯỜNG NƯỚC. . . . 150

1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt . . 150

2. Diễn biến chất lượng môi trường nước dưới đất . . 150

B. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ . . 150

C. MÔI TRƯỜNG ĐẤT . . . . 150

D. CÔNG TÁC QU ẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . . 151

II. KIẾN NGHỊ . . . . 151

1. Những giải pháp v ề mặt công ngh ệ: . . . 151

2. Những giải pháp v ề mặt quản lý . . . 152

pdf161 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh An Giang (giai đoạn 2005 – 2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khoáng của đất, của mẫu chất và điều kiện khí hậu trong tiến trình phong hóa khoáng hình thành đất. Hàm lượng K tổng số thường cao trên đất có sa cấu sét nặng và thành phần khoáng có chứa nhiều các khoáng có hàm lượng K cao như: mica, illite, vermiculite và th ấp hơn ở đất có chứa nhiều các khoáng kaolinite. Đất cát và đất hữu cơ có chứa hàm lượng K thấp. Đất phèn có thể có hàm lượng K tổng số thấp hơn do quá trình phá hủy các khoáng sét bởi sự tấn công của H+ có thể làm K phóng thích và rửa trôi. K tồn tại trong đất ở 4 dạng khác nhau: K hòa tan trong dung dịch, K trao đổi, K không trao đổi và K trong thành phần khoáng của đất. Trong đó, dạng K trong cấu trúc khoáng chiếm từ 90 – 98% của K tổng số trong đất (Phì nhiêu đất, Khoa Nông nghiệp, ĐHCT). Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 69 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.2.1. Khu vực Bắc Vàm Nao Kết quả diễn biến pH và dinh dưỡng (N, P, K) khu vực Bắc Vàm Nao được thể hiện như sau: - Chỉ tiêu pH: pH đất khu vực Bắc Vàm Nao năm 2008 dao động trong khoảng 4,87 – 5,26, đất thuộc loại chua vừa đến chua nhiều, đến năm 2009, pH đất đã được cải thiện, đất ở mức chua đến trung tính (5,81-6,66) (Phân cấp độ chua đất theo pHH2O, USDA, 1983). + Theo thang đánh giá hàm lượng N tổng số (%) (Kyuma, 1976): N tổng năm 2008 dao động từ 0,006-0,014%, đạm ở mức rất nghèo (<0,08%), đến năm 2009, N tổng cao hơn so với năm 2008, đạm ở mức nghèo đến trung bình. pHH2O Phân loại pHH2O Phân loại < 3,5 Cực chua 6,1-6,5 Chua ít 3,5-4,4 Rất chua 6,6-7,3 Trung tính 4,5-5,0 Chua nhiều 7,4-7,8 Kiềm yếu 5,1-5,5 Chua vừa 7,9-8,4 Kiềm trung tính 5,6-6,0 Chua 8,5-9,0 Kiềm mạnh Phân cấp độ chua đất theo pHH2O, USDA, 1983 N tổng số (%) Đánh giá < 0,08 Rất nghèo 0,081- 0,10 Nghèo 0,11-0,15 Trung bình 0,16-0,20 Khá > 0,20 Giàu N tổng (%), Kyuma, 1976 Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 70 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) + P tổng ở mức rất nghèo ở cả hai năm quan trắc (<0,03%, Lê Văn Can, 1978) + K tổng số tương đối ổn định qua các năm: năm 2008 K t ổng ở mức trung bình đến cao (245,16-597,29mg/kg), đến năm 2009 ở mức trung bình (463,05-479,35mg/kg). Nhìn chung, kết quả quan trắc qua các năm về diễn biến thành phần dưỡng chất khu vực Bắc Vàm Nao ở mức nghèo N, P, còn chỉ tiêu K tổng ở mức trung bình. P tổng số (%) Đánh giá < 0,03 Rất nghèo 0,04-0,06 Nghèo 0,061- 0,080 Trung bình 0,081-0,13 Khá > 0,13 Giàu P tổng (%) P2O5, Lê Văn Can 1978 Kali tổng số (mg/kg) Đánh giá >500 100 - 500 <100 Cao Trung bình Thấp K tổng (mg/kg), US forest Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 71 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.2.2. Khu vực trồng lúa huyện Chợ Mới (trong đ ê bao) - pH đất: pH đất biến động không nhiều qua các năm quan trắc, nhìn chung pH ở mức chua ít đến rất chua. - Dưỡng chất trong đất: các thành phần dưỡng chất khác nhau giữa các năm quan trắc và từng thành phần dưỡng chất, cụ thể: + Năm 2007: mặc dù P tổng vẫn ở mức nghèo nhưng bù lại lượng N, K tương đối cao hơn, N tổng ở mức trung bình đến giàu, K tổng ở mức trung bình. + Năm 2008: lượng N, P tổng có giá trị thấp nhất so với năm 2007, 2009 và đều ở mức rất nghèo, K vẫn ở mức trung bình. Lượng đạm tổng rất thấp do sự cung cấp chất hữu cơ thấp, rơm rạ đã được sử dụng cho mục đích khác hoặc đốt đồng thay về được cày vùi trong đất. + Năm 2009: lượng N, P tổng được cải thiện hơn so với năm 2007, dao động ở mức nghèo đến trung bình theo thang đánh giá. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 72 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.2.3. Khu vực trồng lúa huyện Chợ Mới (ngo ài đê bao) - pH qua các năm quan trắc khu vực ngoài đê bao huyện Chợ Mới thuộc loại chua ít đến rất chua, bên cạnh đó kết quả pH khu vực ngoài đê bao có giá tr ị thấp hơn so với khu vực trong đê bao, cụ thể: năm 2007, khu vực ngoài đê bao dao động từ 3,92-4,48, còn khu vực trong đê bao từ 4,15-5,44, tương tự năm 2008, ngoài đê từ 4,43-4,99 so với 5,02-5,99 trong đê, kết quả năm 2009: trong đê bao dao động từ 4,33- 6,44 và 6,12 điểm ngoài đê. - N tổng: trong năm 2007, đạm tổng ở mức trung bình đến khá, tuy nhiên, đến năm 2008, 2009, đạm tổng ở mức rất nghèo, trong đó giá tr ị năm 2008 thấp nhất. Bên cạnh đó, lượng N tổng ở khu vực ngoài đê có giá trị tương đối thấp hơn so với khu vực trong đê bao. - P tổng: năm 2007: lượng P tổng dao động khá lớn, 0,018- 0,25%, P tổng ở mức rất nghèo đến giàu (Lê Văn Can, 1978), nhưng vào năm 2008, kết quả rất thấp, đất rất nghèo lân, năm 2009, lân tổng ở mức nghèo (0,042%). Các giá tr ị ở khu vực trong đê bao cũng có P tổng ở mức nghèo nhưng tương đối ổn định hơn so với khu vực ngoài đê bao. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 73 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) - K tổng: năm 2007 có giá tr ị thấp hơn so với năm 2008, 2009, dao động từ 75,6 – 189,7 mg/kg, đất có K tổng dao động từ nghèo đến trung bình. Khu vực trong đê bao và ngoài đê bao có sự khác biệt ở các chỉ tiêu pH, tổng N, tổng P và K tổng nhưng vẫn ở mức tương đối. Khu vực trong đê bao canh tác 3 vụ/năm nên việc bón phân lân gối đầu qua nhiều năm làm cho độ chua trong đất giảm so với khu vực ngoài đê bao do sự kết hợp của H2PO4- với các dạng ion, hydroxyt Fe thành các d ạng không hòa tan, cố định phèn trong đất. Theo nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của lũ hằng năm lên các thành phần hóa học trong đất (Chuyên đề độ phì của đất và bồi lắng phù sa, 04/2003) giữa khu vực trong và ngoài đê bao, nhìn chung vẫn chưa thấy được sự khác biệt rõ nét về thành phần hóa học giữa khu vực trong và ngoài đê. Còn theo kết quả quan trắc này cũng cho thấy thành phần, hàm lượng dưỡng chất của đất ở khu vực trong và ngoài đê bao khác nhau, hàm lượng dưỡng chất có điểm rất cao hoặc rất thấp trong cùng một chỉ tiêu và cũng không cân đối trong cùng khu vực canh tác, mặc dù thời điểm thu mẫu được tiến hành sau thời điểm thu hoạch nhưng đối với khu vực ngoài đê có lũ về hằng năm vẫn có thể ảnh hưởng một phần đến các thành phần hóa học, tuy nhiên dựa theo kết quả phân tích thì mức độ ảnh hưởng này vẫn chưa được rõ nét. Điều này có thể phụ thuộc vào hình thức canh tác, loại - liều lượng phân bón,...được người dân sử dụng trong quá trình canh tác cũng như khả năng vệ sinh đồng ruộng của lũ hằng năm ở khu vực ngoài đê bao. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 74 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.2.4. Khu vực ven núi huyện Tri Tôn - pH qua các năm khu vực ven núi huyện Tri Tôn dao động khá lớn (dao động từ 3,02-5,66), đất thuộc loại chua đến cực chua theo phân cấp độ chua, do đây là khu vực đất nhiễm phèn, do đó pH đất thấp, cụ thể: + Năm 2007: pH đất cực chua (3,02-3,22) (<3,5); + Năm 2008: pH từ 3,57-5,66, đất chua đến rất chua; + Năm 2009: đất thuộc loại rất chua, dao động từ 3,64-4,34 (3,5-4,4: đất rất chua). pH thấp ảnh hưởng các tiến trình chuyển hóa dinh dưỡng cũng như độ hữu dụng của phân bón trong môi trường đất, đặc biệt là phân lân. Thành phần dưỡng chất trong đất khác nhau giữa từng thời điểm và từng chỉ tiêu, cụ thể: - N tổng: năm 2007 có giá trị cao nhất so với năm 2008, 2009, đạm dao động từ 0,18-0,28%, đất thuộc loại khá giàu đạm. Tuy nhiên, năm 2008 có giá tr ị rất thấp, đạm ở mức rất nghèo (0,0052-0,0163%), năm 2009, đất có đạm tổng ở mức trung bình (0,11- 0,14%). - P tổng: năm 2008 có giá trị thấp nhất (0,0029- 0,0129%), đất thời điểm này rất nghèo lân, năm 2007, 2009 có giá trị cao hơn so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức nghèo. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 75 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.2.5. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Kết quả phân tích năm 2009 đều không phát hiện dư lượng các thuốc BVTV DDT, Lindan và Malathion trong đất ở tất cả các vị trí quan trắc. Năm 2008, phân tích ch ỉ tiêu tổng dư lượng thuốc BVTV, kết quả: - Khu vực Bắc Vàm Nao: 02/03 vị trí quan trắc có phát hiện tổng dư lượng thuốc BVTV, thấp nhất 0,88 µg/kg, giá trị cao nhất là 2,01µg/kg. - Khu vực trồng lúa huyện Chợ Mới: thu mẫu tổng dư lượng thuốc BVTV được thực hiện ở 1 vị trí ở khu vực ngoài đê bao, kết quả phát hiện 0,39 µg/kg. Khu vực trong đê bao quan trắc 03 vị trí, cả 03 vị trí đều phát hiện tổng dư lượng thuốc BVTV với mức cao, kết quả lần lượt: 3,74 µg/kg, 6,06 µg/kg và 17,06 µg/kg. C ả hai vị trí trong và ngoài đê đều phát hiện tổng dư lượng thuốc BVTV, tuy nhiên khu vực trong đê có kết quả cao hơn so với điểm ngoài đê, nguyên nhân do khu vực ngoài đê bao thường được xả lũ hằng năm, do đó một phần độc chất đã được rửa trôi. - Khu vực ven núi huyện Tri Tôn: phát hiện dư lượng thuốc BVTV ở 2/3 vị trí, kết quả dao động từ 0,032-0,042 µg/kg. 5.3. Ảnh hưởng của suy thoái và ô nhiễm môi trường đất 5.3.1. Tác động do ô nhiễm và suy thoái đất đến sức khỏe con người Chất ô nhiễm trong đất (đặc biệt sự tích lũy độc tố kim loại nặng) hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (thông qua chuỗi thức ăn) có thể thâm nhập vào cơ thể người và động vật. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể qua miệng (theo thức ăn, nước uống), qua đường hô hấp, qua da,…Chất độc thâm nhập vào cơ thể không lưu trú tại một bộ phận cố định mà có thể làm cho toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc. Bên cạnh nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính thường phổ biến do khả năng tích lũy độc chất ngày càng gia tăng của các đối tượng trong chuỗi thức ăn. Tùy vào loại độc tính mà những biểu hiện nhiễm độc khác nhau, tuy nhiên biểu hiện thường được thấy là sự phát triển của các tế bào u ác tính (ung thư). 5.3.2. Tác động do ô nhiễm và suy thoái đất đến các hoạt động phát triển kinh tế x ã hội Ô nhiễm môi trường đất tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vì độ phì, độ mùn thấp, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều độc tố với cây trồng. Do đó, trong trường hợp việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không được quản lý tốt, về lâu dài sẽ thay đổi cấu trúc, thành phần đất, đất dần thoái hóa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng canh tác, sản lượng lương thực đáp ứng cho nhu cầu con người và xuất khẩu. - K tổng số: thấp hơn so với các khu vực khác và dao động giữa các năm, cụ thể: năm 2007 có K tổng ở mức trung bình, năm 2008, kết quả dao động từ 66,7- 263,66mg/kg, tương ứng K tổng số ở mức thấp đến trung bình. Năm 2009 có giá trị thấp nhất so với năm 2007, 2008. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 76 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) 5.3.3. Tác động do ô nhiễm và suy thoái đất đến môi trường sinh thái Trên quan điểm về cấu trúc và chức năng của đất thì tự nó đã là một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Giống như các hệ sinh thái khác, giữa các yếu tố hữu sinh và vô sinh trong đất luôn xảy ra sự trao đổi năng lượng vật chất. Trong điều kiện bình thường, hệ sinh thái đất luôn ổn định và có khả năng tự lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất có các giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái đất mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì và tính năng sản xuất. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt quá giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Đất là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngoài ra con người còn sử dụng đất cho nhiều mục đích khác: nơi ở, đường giao thông và mặt bằng sản xuất công nghiệp. Do sức ép của sự gia tăng dân số nên việc áp dụng những phương pháp mới để tăng mức khai thác ngày càng nhiều. Những phương pháp phổ biến là: tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại, mở rộng hệ thống tưới tiêu,..v...v.. Tất cả những biện pháp này đều tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất: làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây xói mòn và thoái hóa đất, phá hủy cấu trúc đất và tổ chức sinh học của đất do sử dụng các máy móc hạng nặng, phèn hóa do tưới tiêu không hợp lý,.... 5.4. Dự báo diễn biến ô nhiễm Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007, nông nghi ệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo và trong thời gian tới tỉnh vẫn sẽ phát triển dựa vào ngành này. Tuy nhiên, sự phát triển không phải là sự phát triển của một nền nông nghiệp thuần túy mà nó gắn liền với ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, đồng thời phát triển khối ngành dịch vụ với mũi nhọn là thương mại mậu biên và du lịch sinh thái. Theo đó, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – thuỷ sản từ 24,81% vào năm 2010 xuống còn 11,15% đến năm 2020; tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng từ 15,49% vào năm 2010 lên 20,23% đ ến năm 2020; tăng tỷ trọng khu vực thuơng mại – dịch vụ từ 59,70% vào năm 2010 lên 68,82% đ ến năm 2020. Để thực hiện những tiêu chí trên, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp là điều tất yếu. Trong đó đất nông nghiệp sẽ giảm đặt biệt là đất trồng lúa và nương rẫy nhưng tăng đất 3 vụ, giảm đất 1 vụ trên đất cây hàng năm, tăng đất cho cây lâu năm và lâm nghi ệp. Do đó, xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong tương lai sẽ gia tăng vòng xoay của đất để đảm bảo an ninh lương thực, theo đó, cũng sẽ ẩn chứa những vấn đề liên quan đến môi trường đất. Nhìn chung, phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa được xem là định hướng phát triển chung của cả nước, theo đó sẽ gia tăng tỷ trọng cho việc phát triển các khu công nghiệp – dịch vụ, vì vậy quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ gia giảm để có thể đầu tư các công trình, đáp ứng phát triển công nghiệp – dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực cho tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, việc gia tăng diện tích đất trồng lúa 03 vụ trong tương lai sẽ tiềm tàng những nguồn ô nhiễm môi trường đất. Theo các kết quả quan trắc, dưỡng chất đất trong nông nghiệp ở mức tương đối thấp, việc gia tăng mùa vụ sẽ càng làm cho đất dễ thoái hóa, đất trở nên rất nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, gia tăng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại, mở rộng hệ thống tưới tiêu,..v...v.. những biện pháp này sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái, hệ sinh thái sẽ mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì và tính Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 77 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) năng sản xuất, tồn lưu dư lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người theo chuỗi thức ăn,... Theo “Báo cáo tình hình sản xuất trồng trọt và kinh doanh, sử dụng phân bón – thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009” , Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang dự báo: với diện tích xuống giống lúa năm 2010 và những năm tiếp theo khoảng 568.455,9 ha, ước tính lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng cho cây lúa năm 2010 như sau: Riêng cây màu năm 2010 theo k ế hoạch khoảng 51.952 ha và ước tính sử dụng khoảng 26.000 tấn phân các loại. Theo kết quả báo cáo trên, với diện tích gieo trồng lớn, do đó tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh ở mức cao. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng đúng phương pháp, liều lượng các phân bón, thuốc BVTV vừa mang tính hiệu quả, vừa bền vững môi trường. Loại phân bón Lượng phân bón sử dụng (tấn) Loại thuốc BVTV Lượng thuốc BVTV sử dụng (tấn a.i) Phân Ure 79.583,8 Thuốc cỏ 130,176 Phân N-P-K 99.479,8 Thuốc sâu 121,649 Phân DAP 39.791,9 Thuốc bệnh 240,456 Phân Kali 42.065,7 Phân super lân 11.369,1 Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 78 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) Chương 6 CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 79 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) Chương VI VẤN ĐỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 6.1. Các nguyên nhân gây suy thoái đa d ạng sinh học 6.1.1. Các nguyên nhân chính gây suy gi ảm nguồn lợi thủy sản Qua kết quả khảo sát kết hợp phỏng vấn kinh nghiệm của người dân, đồng thời tổng kết sản lượng khai thác nhiều năm cho thấy sản lượng thủy sản tự nhiên có xu hướng giảm sút do những nguyên nhân chính từ con người dưới đây: 0 5 10 15 20 25 30 35 Đánh bắt bằng điện Bao đê Sử dụng mắt lưới nhỏ Đông ngư dân Đánh bắt cá nhỏ Thuốc trừ sâu Đánh bắt cá bố mẹ Nguyên nhân Phần trăm (%) Hình 6.1 Nguyên nhân con người làm suy giảm nguồn lợi cá Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên ngu ồn lợi thủy sản An Giang còn do 2 yếu tố tác động khác ảnh hưởng: - Mức độ lũ hàng năm của sông Mêkong. - Tình hình khai thác thủy sản phía Campuchia.  Khai thác - Đặc điểm của nghề khai thác thủy sản tự nhiên tỉnh An Giang là quy mô nhỏ, dạng nông hộ và phần lớn bán chuyên nghiệp. Các vùng khai thác riêng lẻ là những đồng ngập nước trong mùa lũ và sông rạch. Người dân khai thác gần như không đăng ký công suất tàu thuyền theo qui định của Bộ Thủy sản. Số lượng người tham gia đánh bắt thủy sản trong mùa lũ rất lớn chiếm 67% hộ nông dân vùng ngập lũ, trong đó số hộ đánh bắt thủy sản chuyên nghiệp là 7,0%. Toàn tỉnh hiện có 2.450 tàu máy (tổng công suất 15.550 CV) và 28.600 phương ti ện đánh bắt thủ công, số hộ tham gia đánh bắt thủy sản 26.500 hộ (số lao động đánh bắt thủy sản: 41.410 người). - Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm nguồn lợi cá hiện nay là việc sử dụng cào điện (33%). Cào điện không những đánh bắt được mọi cỡ cá mà còn hủy diệt các loài sinh vật làm thức ăn của cá. - Sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ dao động 2a từ 10 - 35mm để khai thác cá. - Khai thác không tuân thủ theo mùa vụ như đánh bắt bố mẹ mùa di cư sinh sản, đánh bắt cá con trên đồng ngập lũ và mùa nước rút. Ở sông, kênh rạch hầu như khai thác quanh năm. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 80 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009)  Đánh giá biến động sản lượng khai thác qua các năm 2003 – 2009 Theo số liệu thống kê trước đây thì trước 1975, sản lượng cá nước ngọt An Giang trung bình hàng năm đánh bắt được khoảng 100.000 tấn và 6.000-8.000 tấn tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii Deman), năm 1966 đạt sản lượng cao nhất là khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 7% sản lượng thủy sản cả nước nói chung hoặc 14,9% sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL. An Giang có diện tích đất ngập nước trong mùa lũ lớn nhất so với các tỉnh khác ở ĐBSCL và là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL nên sản lượng khai thác thủy sản nội địa có quan hệ mật thiết đến các vùng ngập nước của tỉnh nhà và Camphuchia. Chính vì th ế, sản lượng khai thác thủy sản nội địa của An Giang luôn cao nhất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều năm qua sản lượng này đang có dấu hiệu ngày càng giảm sút. Bảng 6.1 Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang 2003 – 2009 Đơn vị tính: tấn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 67.473 58.052 51.330 53.400 51.851 40.650 40.131 S ả n lư ợ n g k h a i th á c th ủ y s ả n 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 Hình 6.2 Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang 2003 – 2009  Ảnh hưởng của hệ thống thủy lợi Năm 2000, hệ thống đê bao ngăn lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp ở An Giang có tổng chiều dài trên 3.416km bao bọc 306 tiểu vùng, tiểu vùng có diện tích lớn nhất là 3.600ha và nhỏ nhất là 880ha. Nếu diện tích vùng đất ngập nước bị thu hẹp và thời gian cũng như mức độ ngập nước bị rút ngắn thì các vùng cư trú cũng như bãi sinh sản bị phá hủy, diện tích bắt mồi và sinh trưởng còn lại không nhiều, sản lượng cá di cư về sẽ giảm đáng kể. Vùng ngập lũ là nơi cung cấp thức ăn dồi dào cho nhiều loài cá. Bao đê rất cần thiết sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên việc bao đê không hợp lý sẽ ngăn chặn việc di cư sinh sản của cá bố mẹ và sự di cư sinh trưởng của các loài cá bột và cá con. Hơn nữa, đê bao cũng ngăn chặn việc cung cấp lượng phù sa, các chất dinh dưỡng cho ruộng.  Áp lực tăng dân số và nhu cầu thực phẩm Theo tổng cục thống kê năm 2005 dân số của tỉnh 2.194.000 người trong đó: 616.100 người dân sống thành thị và 1.577.900 người sống các vùng nông thôn. Theo th ống kê có đến 67% hộ nông dân vùng ngập lũ tham gia đánh bắt thủy sản vào mùa lũ. Qua các khảo sát gần đây trung Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 81 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009) bình một người dân vùng ĐBSCL sử dụng sản phẩm thủy sản bình quân 31,2 kg/người/năm. (nguồn Trung tâm thông tin – BTS), như vậy 2.194.000 người x 31,2kg/người/năm sẽ sử dụng sản phẩm thủy sản tương đương khoảng 68.000 tấn chưa kể nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.  Phá hoại bãi đẻ, cư trú Vùng cư trú của thủy sản tự nhiên tập trung ở sông, rạch và vùng ngập nước. Tuy nhiên các bãi đẻ, nơi cư trú đã và đang bị giới hạn dần vì nhiều nguyên nhân: đê bao chống lũ để phát triển nông nghiệp, các vùng đất trũng được bồi lắng nhiều. Hiện tại toàn tỉnh diện tích rừng còn lại là 14.100 ha trong đó 600 ha r ừng tự nhiên, 13.500 ha rừng trồng (nguồn TCTK 2005), trong đó diện tích rừng ngập nước trong mùa lũ 9.400 ha. Khu vực rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên được xem là khu vực cư trú tốt của nhóm cá đen trong mùa khô và nhóm cá trắng di cư vào khu vực này trong mùa ngập lũ sinh sống và phát triển trong suốt mùa lũ, khi nước rút chúng lại di ra ngoài kênh rạch và sông Hậu. Rừng tràm Trà Sư là vùng sinh thái phù hợp có thể lập dự án xây dựng khu vực bảo tồn nguồn lợi thủy sản đặc trưng vùng rừng ngập của tỉnh An Giang.  Ảnh hưởng của môi trường sống Năm 2005 diện tích trồng lúa của tỉnh là 529.700 ha, sản lượng đạt 3.127.700 tấn (nguồn TCTK 2005) , với sản lượng này An Giang là tỉnh đứng đầu trong cả nước về sản lượng lúa gạo. Bảng 6.2 Diện tích trồng lúa – màu tỉnh An Giang 2006 Diện tích (Ha) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Cây màu 231.097 221.901 43.152 43.764 Tổng cộng 496.150 43.764 (Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh An Giang) Bảng 6.3 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Số kg/vụ/ha Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Cây màu 15 - 18 15 - 18 15 - 18 20 – 30 (Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang) Qua số liệu thống kê của Sở NN & PTNT và Chi cục BVTV của tỉnh thì lượng thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…) được sử dụng trong việc trồng lúa(trung bình 15 – 18kg/ha/vụ) và hoa màu (20 - 30 kg/ha/vụ) được tính chung trên toàn t ỉnh trong năm 2006 sử dụng là 8.317.530 kg – 10.243.620 kg. Lượng thuốc BVTV nói trên có tác hại rất lớn đối với môi trường sống của thủy sinh vật. Ngoài tác hại trực tiếp, việc tồn lưu thuốc BVTV trong môi trường với thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp và sức khỏe của con người. Trong phần đánh giá về môi trường nước hiện nay trên thủy vực tỉnh An Giang trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010 đã nhấn mạnh: “ môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái do sử dụng nhiều phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật, cụ thể là tôm, cá. Ngoài ra sự đô thị hóa tăng nhanh và công nghiệp phát triển cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của nguồn lợi thủy sản tự nhiên”. Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang Trang 82 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 05 NĂM TỈNH AN GIANG (GIAI ĐOẠN 2005 – 2009)  Những ảnh hưởng gián tiếp từ phía thượng nguồn sông MêKông - Những ảnh hưởng từ phía thượng nguồn sông MêKông Theo báo cáo của tổ chức Bảo tồn toàn cầu (WFF), sông Mêkông là một trong 10 dòng sông đang có nguy cơ cạn kiệt. Trong đó có 5 sông ở Châu Á: Dương Tử, Mêkông, Salween, Ganges và Indus. Ở châu Âu có sông Danube, Châu M ỹ có sông La Plata và Rio/Grande/Rio Bravo, Châu Phi có sông Nile - Hồ Victoria và Châu Úc có sông Mur ray-Darling (Vietnamnet ra ngày 22/03/2007). 10 sông này đang cạn kiệt nhanh chóng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các đập ngăn nước. Theo ông Jamie Pittok, Giám đ ốc chương trình Nước sạch Toàn cầu của WWF, những dòng sông trong bản báo cáo này là minh chứng cho sự khủng hoảng nước sạch đã được cảnh báo từ nhiều năm nhưng “báo động này bị làm ngơ!’’ Số lượng loài cá, nguồn cung cấp protein hàng đầu đang bị đe dọa. Bản báo cáo của Tổ chức Bảo tồn toàn cầu kêu gọi các chính phủ hãy có những biện pháp bảo vệ tốt hơn các con sông và sự phân phối nước ngọt nhằm bảo vệ môi trường sống và đời sống kinh tế của người dân. Bảo vệ các dòng sông và đất ngập nước cần phải được coi là một phần của sự thành công về an ninh, y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2005-2009) tỉnh An Giang.pdf
Tài liệu liên quan