Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2009

Để đánh giá diễn biến ô nhiễm không khí đầy đủ hơn tại các khu vực khác nhau của tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã thực hiện nhiều đợt khảo sát, đo đạc bổ sung ngoài các điểm và thời gian quan trắc lấy mẫu định kỳ theo các chuyên đề cụ thể như: môi trường không khí các khu đô thị, các khu công nghiệp, các làng nghề, dọc các tuyến đường giao thông chính.

Nhìn chung môi trường không khí tỉnh Nghệ An còn tương đối sạch, ô nhiễm khí thải chỉ xảy ra cục bộ, chủ yếu tại một số khu vực hoạt động công nghiệp tập trung, tại một số đô thị lớn và một số làng nghề. Ô nhiễm bụi xảy ra tại dọc tuyến đường đang thi công và có mật đô giao thông lớn.

Nguồn ô nhiễm không khí chính trong khu vực là các cơ sở công nghiệp với công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, chất thải ra môi trường chưa được xử lý, tập trung nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, khai thác đá, sản xuất gạch ngói.), công nghiệp hoá chất, giao thông vận tải tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh, các khu công nghiệp Vinh, Cửa Lò, Nam Cấm. Tại một số huyện ven biển như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc. nền sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí H2S từ các chất hữu cơ thối rữa của bã thải. Theo USEPA, 1970 thì lượng H2S sẽ là 4kg/ tấn sản phẩm.

 

doc154 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(TB 1 giờ) 0,2 0,3 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Môi trường Nghệ An (2007) Bảng 5.3: Nồng độ một số chất ô nhiễm không khí ( 9/2009) TT Địa điểm SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) Bụi (mg/m3) 1h 24h 1h 24h 1h 24h 1h Max 1 Trước cửa chợ Hôm, TX Cửa Lò 0,0175 0,018 6,4 3,14 0,015 0,025 0,02 0,1 2 Cách lò gạch xã Hưng Lộc 400m 0,0368 0,037 0,4 2,3 0,007 0,013 0,04 0,23 3 NM SX gỗ Đài Loan, phường Đông Vĩnh 0,0226 0,031 4,4 3,08 0,018 0,038 0,04 0,23 4 Ngã tư QL46+QL7 TT Đô Lương x 0,024 10,1 3,40 x 0,034 0,02 0,02 5 Ngã tư Quỳnh Lưu, TT Cầu Giát 0,023 0,023 1,1 1,35 0,03 0,030 0,02 0,08 6 Ngã tư Diễn Châu, cạnh QL1 0,0223 0,022 1,3 1,30 0,029 0,029 0,04 0,12 7 Khu CN Hoàng Mai, cạnh QL1 0,0152 0,023 13,3 3,98 0,028 0.028 0,01 0,13 TCVN 5937-2005 0,350 0,125 30 - 0,20 - 0,30 (Nguồn: Trung tâm QT & KTMT Nghệ An (9/2009) 5.2.1.Diễn biến ô nhiễm bụi Qua kết quả phân tích môi trường giai đoạn 2005 - 2009 cho thấy nguồn gây ô nhiễm bụi ở khu vực các huyện đồng bằng và đô thị chủ yếu là do hoạt động của các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất xi măng và hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải gây ra. Đối với khu vực quanh các nhà máy xi măng, nồng độ bụi đều xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m3), đạt 0,19-0,28 mg/m3. Số liệu khảo sát đo đạc tại nhà máy xi măng Cầu Đước và Hoàng Mai qua các năm cho thấy nồng độ bụi tại các nhà máy xi măng không thay đổi, dao động xung quanh trị số 0,2-0,28mg/m3. Nồng độ bụi khu vực dân cư tại thành phố Vinh có giá trị 0,19-0,31 mg/m3 (giá trị lấy trung bình trong 24 giờ), vượt tiêu chuẩn cho phép. Hình 5.1: Diễn biến nồng độ bụi qua các năm (Nguån: Trung t©m Quan tr¾c vµ Kü thuËt M«i tr­êng NghÖ An) 5.2.2.Diễn biến ô nhiễm khí độc (SO2, CO, NO2) + Đối với khí SO2: Nồng độ khí SO2 tương đối cao thường xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép tại các khu công nghiệp lớn hay ở tại các nút giao thông có mật độ xe cộ đông đúc trong thành phố, dao động trong khoảng 0,1-0,31mg/m3 (nhà máy xi măng Hoàng Mai, Cầu Đước, khu công nghiệp Bắc vinh, ngã tư chợ Vinh). Tại các khu vực khác, nồng độ khí SO2 đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Hình 5.2: Diễn biến nồng độ SO2 qua các năm (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An) Tại khu vực các nhà máy xi măng, SO2 được sinh ra do các hoạt động đốt than tại khu vực lò nung, sấy clinker, lượng khí này sẽ giảm nếu nguyên liệu than sử dụng để sản xuất có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Tại các khu công nghiệp, lượng khí SO2 sinh ra cũng do sử dụng nồi hơi với nguyên liệu đốt là than zon (trong công nghiệp chế biến mỳ, bia, cao su, dệt...) với thành phần lưu huỳnh 0,5%. ở tất cả các cơ sở công nghiệp này nếu xử lý tốt lượng khí thải bằng phương pháp hấp phụ thì ảnh hưởng của khí SO2 đến môi trường là không đáng kể. Bên cạnh đó nồng độ khí SO2 cũng đạt giá trị cao trên tuyến đường giao thông, nơi có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn (ngã tư chợ Vinh), nồng độ có thể đạt xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép, đạt 0,26 mg/m3. Ô nhiễm khí SO2 trên các tuyến đường giao thông chỉ xảy ra cục bộ, tại một thời điểm nhất định. + Đối với khí NO2: Nồng độ khí NO2 có giá trị cao tại khu vực của các nhà máy xi măng (Cầu Đước, Hoàng Mai), khu công nghiệp Bắc Vinh và tại ngã tư chợ Vinh nơi có lưu lượng dòng xe lớn. Nồng độ khí NO2 tại các khu vực này dao động trong khoảng 0,05-0,15 mg/m3. Tại các khu vực khác như: nơi tập trung dân cư (chợ Hôm), nhà máy sản xuất gỗ, trên các đường quốc lộ chạy qua các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu nồng độ NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, dao động trong khoảng 0,015-0,038 mg/m3. Hình 5.3: Diễn biến nồng độ NO2 qua các năm (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An) + Đối với khí CO: Nồng độ khí CO trên khu vực thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Nghệ An đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Cũng như đối với khí SO2 và NO2 nồng độ khí CO thường cho giá trị cao tại các nút giao thông và khu công nghiệp. Trong tỉnh Nghệ An, tại các cơ sở công nghiệp, trên các tuyến đường giao thông nồng độ CO dao động trong một khoảng khá rộng, từ 0,4 mg/m3 đến 13,3 mg/m3 phụ thuộc vào từng thời điểm quan trắc và loại hình sản xuất của các cơ sở công nghiệp. Trong các đợt quan trắc giai đoạn 2005 - 2009 cho thấy nồng độ CO đạt giá trị cao nhất chỉ vào khoảng 2,5-5,34 mg/m3 (trung bình 1h) thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Hình 5.4: Diễn biến nồng độ CO qua các năm (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An) 5.2.3.Diễn biến ô nhiễm tiếng ồn Môi trường không khí tỉnh Nghệ An chưa bị ô nhiễm do tiếng ồn. Tại tất cả các điểm quan trắc đều cho thấy cường độ trung bình của tiếng ồn nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại tất cả các khu vực này đều xuất hiện những xung dao động lớn gây ra cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép, nguyên nhân gây ra những xung dao động này chủ yếu các phương tiện tham gia hoạt động giao thông gây nên do vậy ô nhiễm chỉ xảy ra cục bộ tại một thời điểm nhất định. 5.3.Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề ở tỉnh ta. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Tốc độ công nghiệp hoá mạnh mẽ và việc đô thị hoá nhanh chóng càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Các chất gây ô nhiễm chính là: Khí SO2, NO2, CO, H2S, bụi lơ lửng, Chì và các chất hữu cơ bay hơi (như xăng dầu)… 5.3.1.Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO, chì. Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn, ung thư. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2001 cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp, dưới 22% các bệnh phổi mãn tính. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, trong những năm gần đây các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất trên toàn quốc (bảng 5.4). Thực tế cho thấy nhiều bệnh hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì… Bảng 5.4: Các bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc TT Bệnh Số người mắc (tính trên 100.000dân) Tỷ lệ (%o) 1 Các bệnh viêm phổi 415,09 4,16 2 Viêm họng và viêm Amidan cấp 309,40 3,09 3 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản 305,51 3,06 (Nguồn: Sở y tế Nghệ An 2005) Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại chất ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm, thời gian tiếp xúc và tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc... Con người có thể bị ảnh hưởng cấp tính như ngộ độc (benzen), ngạt (CO) dẫn đến tử vong khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm không khí ở nồng độ cao và bị ảnh hưởng mạn tính từ rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, tăng bệnh tật, giảm tuổi thọ… khi tiếp xúc ở nồng độ thấp trong khoảng thời gian dài. Hệ thống hô hấp là cửa ngõ xâm nhập đầu tiên của các tác nhân gây bệnh, trong điều kiện môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra các tổn thương ở phổi, làm suy giảm chức năng phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi... Ô nhiễm không khí còn tác động đến hệ thống tim mạch... Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh thực vật gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ăn kém, khó ngủ, khó tập trung, ra mồ hôi… Nghệ An đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí đang là một trong những thách thức đối với các nhà quản lý đồng thời cũng là mối quan ngại của các nhà khoa học, các cấp chính quyền và cộng đồng hiện nay. 5.3.2.Đối với kinh tế xã hội Ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại lớn đến kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bao gồm các chi phí như: Chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, mất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm… Cây cối, hoa màu không phát triển được ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Ô nhiễm các chất SO2, NOx, trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axít. Chính hiện tượng này là nguyên nhân làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Kết cấu của các công trình xây dựng có thể bị suy yếu do không khí bị ô nhiễm. Khí SO2 có ảnh hưởng rất mạnh lên các vật liệu xây dựng. Ngoài ra, tác động đồng thời của SO2, NO2 và O3 cũng là nguyên nhân gây hao mòn công trình, nhiều loại nguyên vật liệu quan trọng có thể bị ảnh hưởng: sắt, thép, đồng, thiếc… Ô nhiễm không khí còn làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, mất các chi tiết trang trí, ăn mòn đường ống… giảm tuổi thọ, làm tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế. 5.4.Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến xu thế diến biến môi trường không khí Nguồn thải gây tác động đến môi trường không khí ở Nghệ An đáng kể nhất là tại các KCN, TTCN và hoạt động sản xuất của các nhà máy xi măng. - Theo Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn từ 2006 – 2010 tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản 04 KCN: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ. Sau năm 2010, thành lập thêm một số KCN mới: Hưng Tây (Hưng Nguyên), Nghi Hoa (Nghi Lộc), Đô Lương (chủ lực là xi măng), Anh Sơn (gắn với đường Hồ Chí Minh), Thanh Chương (gắn với tuyến QL 46 và đường Hồ Chí Minh) với chủ lực là chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Bảng 5.5: Mức độ ô nhiễm khí thải trung bình từ các khu công nghiệp Chỉ tiêu Mức độ ô nhiễm (Kg/ha/ngày) Bụi 8,18 SO2 78,27 NO2 5,11 CO 2,42 (Nguồn: Trung tâm kỹ thuật Nhiệt đới,viện Nhiệt đới và BVMT TP.HCM ) Như vậy thải lượng khí thải từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Nghệ An được dự báo bằng cách tính từ diện tích đất các khu công nghiệp và mức độ ô nhiễm trung bình được chúng tôi dự báo như bảng 5.6: Bảng 5.6: Dự báo thải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN ở Nghệ An đến năm 2010 và 2020 (Tấn/năm) Năm Bụi SO2 NO2 CO 2005 1.244,1 11.904,5 777,2 368,1 2010 3.521,9 33.699,5 2.220,1 1.041,9 2020 9.054,4 86.637 5.656,3 2.678,7 Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm) Hình 5.5: Dự báo tải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN Nghệ An đến năm 2020 Cùng với sự phát triển của các KCN, TTCN đến năm 2020 thì thải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí sẽ tăng lên đáng kể. Do đó cần phải có các biện pháp giảm thiểu trước khi cho phép các cơ sở sản xuất trong các KCN, TTCN hoạt động. - Nhóm các cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng là nhóm có lượng khí thải xả ra môi trường tương đối lớn. Các nhà máy xi măng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là một trong số các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng có lượng khí xả thải ra môi trường lớn nhất. Dự báo đến năm 2010 và năm 2020, lượng khí thải ra từ các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các nhà máy sản xuất xi măng đang tiếp tục được triển khai xây dựng, trong đó có các nhà máy lớn như: ximăng Đô Lương; ximăng 12/9 Anh Sơn; xi măng 19/5 Anh Sơn... Đối với nhà máy xi măng Hoàng Mai cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho xây dựng dây chuyền 2 công suất lên 4.000tấn clanke/ngày. Như vậy theo định hướng từ 2010 đến 2020 nhà máy xi măng Hoàng Mai hoạt động với Công suất khoảng 8.000tấn clanke/ngày. Bảng 5.7: Dự báo tải lượng ô nhiễm của Công ty Cổ phần ximăng Hoàng Mai đến năm 2020 Hoạt động Hệ số ô nhiễm theo WHO (kg/tấn clanke) Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) Bụi SO2 NO2 Bụi SO2 NO2 Nghiền và nung nguyên liệu* 0,340 1,020 2,150 2.720 8.160 17.200 Làm nguội clanke* 0,048 - - 384 - - Nghiền xi măng ** 0,050 - - 400 - - Nghiền than** 0,102 - - 816 - - Ghi chú: “*”: Lọc bụi tĩnh điện, hiệu suất 99%; “**”: Lọc bụi túi hiệu suất 90%. Tải lượng bụi (kg/ngày) Hình 5.6: Dự báo tải lượng ô nhiễm bụi tại Công ty CP xi măng Hoàng Mai 5.5.Đánh giá chiến lược BVMTkhông khí Có thể thấy, trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng dân số tại các khu đô thị, sự phát triển của ngành CN-XD và sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông vận tải là sự gia tăng các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn toàn tỉnh. Khung 5.3: Định hướng phát triển CN-XD Nghệ An đến 2020 Với mục tiêu đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung và định hướng: Đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành có thế mạnh là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, thực phẩm; công nghiệp sản xuất VLXD, vừa phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp đạt bình quân 18 - 19%/năm giai đoạn 2006 - 2010; 15,5% giai đoạn 2011 - 2015 và 12,8% giai đoạn 2016 - 2020. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt bình quân 25,9%/năm giai đoạn 2006 - 2010; 20,9% giai đoạn 2011 - 2015 và 19,5% giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 25,0%, năm 2015 đạt 26,9% và năm 2020 đạt 28,3%. Nguồn: Tạp chí Kinh tế và dự báo số 21 tháng 12/2008 Vì thế, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng với việc áp dụng Luật BVMT năm 2005 và các văn bản dưới luật, tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 75/2007/QĐ-UBND ngày 13/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TƯ; Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Kế hoạch triển khai chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh từ nay cho đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đồng thời, Tỉnh thường xuyên chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường, đến nay Sở đã triển khai tổ chức Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 116 dự án đầu tư vào Nghệ An, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường sau ĐTM theo Quyết định số 3188/QĐ.UBND.KT ngày 28/7/2008 và Quyết định số 1107/QĐ.UBND.ĐC ngày 01/4/2009 của UBND tỉnh, tổ chức các buổi tập huấn về sản xuất sạch hơn cho các CSSX và tuyên truyền rộng rãi về BVMT cho cộng đồng,… Khung 5.4: Một số quy định về BVMT tại Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An Khoản 1 Điều 6: BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung: Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hệ thống thu gom và XLNT tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và phải được vận hành thường xuyên; Khoản 2a, 2b Điều 9: BVMT trong hoạt động xây dựng: Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp đảm bảo không làm phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi gây ÔNMT; Khoản 3 Điều 10: BVMT trong hoạt động GTVT: Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ÔNMT trong khi giao thông; Khoản 1c Điều 13: BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản: Phải có các biện pháp ngăn ngừa việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh. Những kế hoạch, chiến lược và chương trình hành động mà tỉnh đã đề ra là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay. Đến nay đã đạt được một số một số kết quả nhất định. Cụ thể: + Đối với các cơ sở khai thác, chế biến và sản xuất kinh doanh những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể trong ý thức BVMT. Một số cơ sở đang từng bước áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghệ (Công ty Cổ phần Giấy Sông Lam và Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam, Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con) nhằm giảm thiểu lượng bụi, khí thải và nước thải; đa phần các cơ sở sản xuất xi măng (Công ty xi măng Thanh Sơn, Công ty xi măng 12/9, Công ty xi măng Cầu Đước) đều đã có hệ thống xử lý khí thải theo nội dung đã nêu trong báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: + Trong hoạt động GTVT hiện vẫn còn nhiều phương tiện vận chuyển vật liệu, không được che chắn, đất cát thường bị rơi vãi làm phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường. + Nhiều công trình xây dựng không bố trí tường bao kỹ càng làm phát tán bụi ra môi trường xung quanh, các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng trước khi ra khỏi khu vực công trường chưa được chùi rửa làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thường được triển khai không đúng tiến độ (tuyến đường 48, tuyến đường Nam Cấm - Cửa Lò) gây cản trở giao thông và làm phát sinh bụi và khí thải ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khoẻ của các hộ dân sống dọc 2 bên đường; + Kết quả thanh kiểm tra cho thấy, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất chưa lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải hoặc đã có nhưng chưa đạt yêu cầu (Nhà máy sản xuất NPK - Công ty CP XDTM Việt Phát, Công ty TNHH một thành viên Thái Hoà, Công ty tấm gỗ nhân tạo Tân Việt Trung, Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh,...). Do đó, để nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch BVMT đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ: + UBND tỉnh: Đề ra các mục tiêu, kế hoạch chú trọng vào phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn và có tính định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của xã hội; + Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường: Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT không chỉ với các cơ sở sau ĐTM mà với tất cả các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức BVMT trong cộng đồng và từng doanh nghiệp; + Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong việc BVMT. CHƯƠNG VI: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT 6.1.Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất Môi trường đất ở Nghệ An hiện nay đã có hiện tượng bị thoái hoá và ô nhiễm cục bộ tại một số vùng: 6.1.1.Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất 1. Thoái hoá đất do các yếu tố tự nhiên - Nhân tố tự nhiên làm suy thoái môi trường đất thường ảnh huởng lớn đến khu vực miền núi và vùng ven biển của tỉnh Nghệ An. Các quá trình trượt lở, đổ lở, xói lở, xói mòn, quá trình karst đều xảy ra mạnh mẽ... Lớp phủ thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng và bị thay đổi bởi các quá trình này. Đất ở các khu vực bị xói mòn, rửa trôi có tầng dày bị giảm, độ phì nhiêu giảm, hàm lượng mùn giảm... lượng đất, mùn, các chất dinh dưỡng, các chất khoáng bị xói mòn, rửa trôi. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất. Tỉnh Nghệ An là khu vực ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, dẫn đến đất đai thường xuyên bị khô hạn khiến cho cây trồng và các cánh rừng bị thiếu nước nghiêm trọng. - Quá trình mặn hoá cũng đã ảnh hưởng đến đất nông nghiệp vùng cửa sông của các xã: Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc, Sơn Hải, Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu); các xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Thành (huyện Diễn Châu) và các xã Nghi Quang, Nghi Yên, Nghi Thái (huyện Nghi Lộc). 2. Các hoạt động phát triển KTXH: + Chặt phá rừng: + Sử dụng phân bón hoá học liên tục với liều lượng cao trong các hệ thống nông nghiệp cũng làm axit hoá đất. + Phương thức canh tác không đúng trên đất dốc: cũng gia tăng xói mòn rửa trôi. + Hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng công trình giao thông... 6.1.2.Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất 1. Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt: Rác thải, nước thải sinh hoạt là các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). 2. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp: Nước thải của các nhà máy công nghiệp chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân huỷ sinh học. Các chất thải độc hại có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường. Có thể phân chia các chất thải ra làm 4 nhóm chính: chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. Các chất thải xây dựng như gạch ngói, thuỷ tinh, gỗ ống nhựa, dây cáp, bê tông, nhựa... Trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân huỷ. Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Pb, Zn, Cd, Cu, Ni thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ (Quỳ hợp, Tân Kỳ...) các khu công nghiệp và đô thị. Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc gia, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến làm ô nhiễm đất. 3. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.). Hiện nay, các loại hoá chất BVTV được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là Cypermethrin, Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole, Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có những thuốc có độ độc cấp tính cao như Monocrotophos, Endosulfan, hoặc một số hoạt chất khác có thời gian phân huỷ chậm như Mancozeb. Những hoạt chất phân huỷ chậm sẽ rất nguy hiểm vì nó dễ dàng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất. Một điều đáng quan tâm ở đây là phần lớn các hộ gia đình sử dụng phân bón chưa ý thức được rằng lạm dụng phân bón là gây hậu quả xấu cho đất canh tác nông nghiệp như làm cho đất chua và làm thay đổi thành phần cơ giới của đất… 4. Ô nhiễm đất do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật: Ví dụ như ở Đồng Thành (Yên Thành), Kim Liên (Nam Đàn), Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn).... 6.2.Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất 6.2.1.Khái quát về môi trường đất - Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cũng giống như các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đất có cách phát triển riêng, đó là hệ quả của mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố hữu sinh, vô sinh và khả năng tự điều chỉnh riêng. Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất tuy nhiên có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi đó vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái đất mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là đất bị ô nhiễm, giảm độ phì nhiêu và giảm tính năng sản xuất. Ở trong đất hàm lượng các chất dinh dưỡng, pH, nồng độ muối, hàm lượng  kim loại, các chất độc, nhiệt độ là nhân tố giới hạn đối với cây trồng và quần xã sinh vật đât. Sự tác động của con người có thể điều chỉnh và tìm được một giới hạn thích hợp cho nhiều loại sinh vật đất và cây trồng. Giới hạn này còn được gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của môi trường đất. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động con ngời làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất, cần phải biết được giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất với nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm tức là điều chỉnh và đa nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của quần xã đất. 6.2.2.Hiện trạng môi trường đất a. Hiện trạng môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp: Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, có một phần diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp nằm xen kẻ với các lâm phần, tập trung ở các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương và Kỳ Sơn. Phần lớn diện tích đất này là do các hộ du canh, du cư khai phá và sản xuất, sau một thời gian thì bỏ hoang. Do đó chất lượng đất không ổn định và bị thoái hóa dần. Kết quả phân tích chất lượng đất tại một số xã thuộc các huyện trên như sau: Bảng 6.1: Kết quả phân tích chất lượng đất Ký hiệu mẫu NA1-50cm NA2-50cm NA3-50cm NA4-50cm pHKCl 7,9 7,8 8,6 7,7 Mùn (%) 0,9 0,62 0,87 0,71 N (%) 0,292 0,20 0,171 0,124 P2O5 (%) 0,15 0,10 0,151 0,125 K2O (%) 0,39 0,46 0,80 0,70 CEC (meq/100g đất) 14,3 28,2 27 31,2 NH4+(meq/100g đất) 0,325 0,125 0,25 0,235 NO3-(meq/100g đất) 0,35 0,196 0,112 0,154 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An năm 2005) Ghi chú: NA1: Mẫu đất thuộc xã Châu Kim, huyện Quế Phong; NA2: Mẫu đất thuộc xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu; NA3: Mẫu đất thuộc xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn; NA4: Mẫu đất thuộc xã Tam Quang, huyện Tương Dương; Các mẫu đất được lấy ở độ sâu 50cm. Từ bảng 6.1 tổng hợp được đặc điểm của các mẫu đất trên như sau: + Có hàm lượng mùn dao động từ 0,62-0,9%, thuộc loại đất nghèo mùn (theo nghiên cứu của GS Trần Kông Tấu). + Hàm lượng đạm tổng số 0,6-1,2%, hàm lượng lân tổng số 0,053-0,1%. Thuộc loại đất có hàm lượng Nitơ thấp (Theo phân loại của GS Lê Văn Căn). + Hàm lượng K tổng số và dễ tiêu đều nghèo theo phân loại đánh giá của GS Lê Văn Tiềm. + Độ chua thủy phân có khoảng biến thiên lớn. Theo đánh giá chất lượng đất của Sở Nôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 (156trang).doc
Tài liệu liên quan