NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU 3
1.1. Cơ sở 3
1.2. Tiếp cận 3
2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH 3
2.1. Tầm nhìn 3
2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành. 3
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH 3
3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh. 3
3.2. Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 3
3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công. 3
3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành. 3
3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành 3
4. PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC) 3
5. PHƯƠNG HƯỚNG 3
6. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG 3
7. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC 3
PHỤ LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam chiến lược xuất khẩu - Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học khá uy tín ở Việt Nam, tuy nhiên, thông thường công tác nghiên cứu và phát triển vẫn chưa gắn với thực tế. Do Việt Nam không có sự liên kết chặt chẽ với các thị trường rau quả nhập khẩu lớn và vì nhiều chủng loại trong nước vẫn chưa được các thị trường này chấp nhận, những lĩnh vực nghiên cứu chính chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những giống và cây trồng mới cho sản lượng cao và những kỹ thuật sau thu hoạch như giống mới, công nghệ làm mát để cất giữ sản phẩm và phương pháp có hiệu quả để khắc phục những vấn đề về sâu bệnh.
Đầu tư về khâu hậu cần đã được chú trọng ở Việt Nam. Những trang thiết cho hệ thống làm lạnh từ nhà máy đến cảng nhìn chung là đảm bảo yêu cầu, tuy nhên, hệ thống này chỉ tập trung vào sản phẩm cá đông lạnh. Rau quả tươi có nguy cơ bị hỏng do sản phẩm cá gây ra và nếu như không có những nơi cất giữ rau quả chuyên dụng thì những sản phẩm rau quả này cũng sẽ bị đông cứng lại. Nhiều loại quả toả ra khí etylen trong khu vực cất giữ và có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho chất lượng của các loại rau quả khác, đặc biệt là đối với các loại quả như Kiwi và Thanh Long. Do đó, cần thiết phải có một sự hiểu biết đầy đủ và hiểu sâu hơn nữa về những yếu tố liên quan đến khu vực cất giữ sản phẩm và các khâu xử lý sau thu hoạch để xuất khẩu được thành công. Điều này cũng có nghĩa là các nhà cung cấp công nghệ và bí quyết kỹ thuật trong tương lai cần phải tính đến điều này.
Vận chuyển
Xe tải nhỏ được sử dụng chủ yếu để vận chuyển rau quả từ trang trại về nhà máy chế biến/đóng gói (châu thổ Sông Hồng, các khu vực vùng cao và miền núi), cũng có nơi vận chuyển bằng thuyền (Châu thổ sông Mêkông). Vận chuyển rau quả sang các nước láng giềng (Thái Lan, Campuchia, Lào và Trung Quốc) cũng có thể dùng xe tải. Từ miềm nam của Việt Nam sang Trung Quốc có thể sử dụng phương tiện vận chuyển là xe tải, tàu hoả và bằng đường biển. Cảng biển chủ yếu là cảng Sài Gòn (miềm Nam của Việt Nam), cảng Đà Nẵng (miền Trung của Việt Nam) và cảng Hải phòng (miền Bắc của Việt Nam). Sân bay chính là sân bay Tân Sơn Nhất (ở miền Nam) và sân bay Nội Bài (ở Hà Nội).
Có nhiều các công ty vận chuyển bằng tàu thuyền, các đại lý vận tải. Công ty vận chuyển hàng không ở Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải, tuy niên, cước phí thường cao hơn so với cước phí của Thái Lan. Nhìn chung, vận tải đường không có đủ công suất cho hàng hoá và các công-ten-nơ hàng xuất khẩu nhưng phí vận chuyển lại cao hơn. Một lý do giải thích cho câu hỏi vì sao cước phí của Việt Nam lại cao hơn là do khối lượng vận chuyển hai chiều đến và đi từ Việt Nam thường ít hơn so với Thái Lan.
Các nhà nhập khẩu.
Hiện tại, ngành rau qủa chỉ tập trung vào xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc và các nước Châu Á do có những lợi thế về khoảng cách địa lý và những yêu cầu về sản phẩm không quá khắt khe. Bên cạnh một số thị trường truyền thống, trong thời gian tới, ngành rau quả có thể sẽ tiến hành xuất khẩu một số sản phẩm chọn lọc sang các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ và các thị trường tái xuất
Nói tóm lại, từ những phân tích trên về những yếu tố chính trong chuỗi giá trị, nhiều lĩnh vực cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng khi tiến hành phát triển chuỗi giá trị của ngành rau quả trong tương lai. Đó chính là những hoạt động cần thực hiện để làm tăng hiệu quả (ví dụ như thành lập các hợp tác xã, phát triển những cơ sở sản xuất lớn hơn, tăng cường hơn nữa hiệu quả từ phía nhà cung cấp hạt giống và giảm chi phí của vỏ đồ hộp); giảm thiểu những “kẽ hở” (thiết lập những mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp công nghệ /bí quyết kỹ thuật với người trồng rau quả/nhà xuất khẩu/nhà chế biến, đóng gói cho sản phẩm rau quả tươi); tăng giá trị (ví dụ như Chứng nhận chất lượng và Đóng gói lại); tạo ra giá trị (ví dụ như tìm thêm thị trường mới cho xuất khẩu, đưa ra những chuỗi giá trị mới). Những biến chuyển này sẽ phản ánh chuỗi giá trị tương lai, nội dung này được trình bày ở phần trước.
Minh hoạ Chuỗi giá trị hiện nay của rau quả.
Quả Thanh Long tươi.
Tỉnh Bình Thuận, Long An và An Giang ở miền Nam Việt Nam là những khu vực trồng chủ yếu loại trái cây này. Quả Thanh Long được trồng trên uy mô và diện tích tập trung và lớn. Đây là điểm khác biệt từ hoạt động trồng rau quả với hình thức nhỏ lẻ ở Việt Nam.
Thị trường quốc tế chủ yểu cho quả Thanh Long Việt Nam là Hồng Kông (Trung Quốc). Đức, Pháp, Hà Lan, Xinh-ga-po và Ma-lai-xia.
Bảng 3.2. Chuỗi giá trị của quả Thanh Long tươi (thời vụ từ tháng 4 đến tháng 9).
STT
Thành phần
Giá
đồng/kg
Chi phí
đồng/kg
Tỉ lệ trong tổng giá trị sản phẩm.
1
Người trồng rau quả
4500
3644
3,75%
Phân bón, bảo vệ cây trồng
1563
1,30
Nhân công
375
0,31
Tưới tiêu, hệ thống bơm nước, thiết bị điện, điện, kho bãi…
1025
0,85
Lãi suất ngân hàng
72
0,06
Phí quản lý
75
0,06
Sụt giá
534
0,45
Giá trị gia tăng
865
0.71
2
Trung gian/trung chuyển
6850
6350
5,17
Giá mua từ các trang trại
4500
3,75
Chi phí thu hoạch
80
0,07
Chi phí vận chuyển trong nước
100
0,08
Rửa sạch, định kích cỡ, xử lý, dán nhãn mác, đóng gói, bốc vác
200
0,17
Túi PE, băng PP, làm sạch
250
0,21
hộp các-tông
850
0,71
Kho lạnh (điện, chi phí vận hành)
170
0,14
Phí quản lý
50
0,04
Lãi suất ngân hàng, sụt giá và các yếu tố liên quan khác.
150
0,13
Giá trị gia tăng
500
0,42
3
Nhà xuất khẩu
9536
8036
7,95
Giá mua từ người trung gian
6850
5,71
vận chuyển từ khu vực đóng gói/kho lạnh đến khu vực đóng công-ten-nơ
200
0,17
Dán nhãn mác
302
0,25
Xử lý, lèn hàng, kiểm định, thủ tục hải quan
154
0,13
Phí quản lý
250
0,21
Lãi suất ngân hàng
280
0,23
Giá trị gia tăng
1500
1,25
4
Các công ty vận tải quốc tế
4611
3000
3,84
Giá trị gia tăng
1611
1,34
5
Các nhà nhập khẩu và kênh phân phối ở nước ngoài (Thị trường EU)
120000
94147
78,46
Giá CIF
14147
11,79
Chi phí khác
80000
66,67
Giá trị gia tăng ở nước ngoài
25853
21,54
Trung Quốc và Thái Lan là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cả hai nước này cũng vẫn nhập khẩu từ Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu thanh long tươi bằng đường không và đường thuỷ.
Nguồn: Tính toán của Nhóm chuyên gia (2006)
Hình 3.5 Chuỗi giá trị hiện tại của rau quả tươi và rau quả chế biến.
Nhà cung cấp hạt giống/phân bón/thuốc trừ sâu
Cung cấp điện/nước
Người trồng
Cung cấp máy móc
Cung cấp công nghệ/bí quyết kỹ thuật
Ngân hàng và cấp vốn
Thu mua/đóng gói/vận chuyển
Cung cấp nguyên liệu đóng gói
Nhà xuất khẩu/chế biến
Vận chuyển quốc tế
Đại lý phân phối
Nhà nhập khẩu
Phân phối
Bán lẻ/siêu thị
Đại lý phân phối
Nhà nhập khẩu
Bán buôn
Bán lẻ
EU, Hoa Kỳ, Nhật, nước khác (chế biến rau quả)
Thị trường Châu Á và Trung Quốc
Nguồn: Nhóm tư vấn (2006)
3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của người mua hay những Nhân tố quyết định thành công của ngành rau quả có thể phân tích trên mọi thị trường và cả ở thị trường đơn lẻ. Những nhân tố được khảo sát bao bồm (i) giao hàng đúng hạn; (ii) mùi vị; (iii) số lượng/khối lượng; (iv) kích cỡ; (v) vệ sinh; (vi) chất lượng; (vii) thương hiệu và nhãn mác hàng hóa; và (viii) giá cả.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu từ Châu Á bao gồm Thái Lan, Phi-lip-pin, Trung Quốc, Đài Loan, Úc và các nước khác như Ixa-ren, Châu Phi, và các nước Nam Mỹ.
Sản phẩm chính xuất khẩu sang các thị trường có khoảng cách xa xôi như Hoa Kỳ, EU, Nga là những sản phẩm công nghiệp như trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh, rau ngâm, quả sấy khô, nước quả cô đặc… Tất cả những sản phẩm này có thể duy trì chất lượng tốt cho dù phải trải qua những hành trình dài.
Chất lượng của rau quả phụ thuộc chính vào giống cây, canh tác, bảo quản và vận chuyển. Các nhà xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến thường gặp phải những vấn đề về giống cây trồng làm cho năng suất thấp và chất lượng không đảm bảo.
Còn các nhà xuất khẩu rau quả tươi lại phải đối mặt với những vấn đề như làm thế nào để duy trì chất lượng rau quả đảm bảo để đưa đến các thị trường như EU, Hoa Kỳ từ thực tế về (i) khoảng cách địa lý xa xôi; (ii) công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém..
Khách hàng châu Âu thường yêu cầu đảm bảo thời gian giao hàng và đảm bảo chất lượng tốt. Để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ chặt chẽ GAP. Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để duy trì được chất lượng tốt cho sản phẩm tươi xuất khẩu sang thị trường này. Khoảng cách địa lý xa xôi từ Việt Nam sang EU làm cho việc duy trì chất lượng sản phẩm gặp khó khăn. Chẳng hạn như đối với trái thanh long tươi là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện. Thị trường chủ yếu của thanh long vẫn là Trung Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia. Hiện nay, xuất khẩu thanh long sang Hà Lan, Đức, Pháp… chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng lượng thanh long xuất khẩu. Phải mất 28 ngày để chuyên trở thanh long từ Việt Nam sang EU. Lúc đó, thanh long được bán trong các siêu thị trong khoảng 7-10 ngày. Tổng thời gian để trái thanh long Việt Nam đến với người tiêu dùng EU mất khoảng 38 ngày trong khi loại quả này duy trì chất lượng tốt trong 20 ngày. Với sự cạnh tranh của Thái Lan và Ma-lai-xia, Việt Nam cần phải khắc phục được vấn đề này. Các cuộc phỏng vấn với các nhà kinh doanh cho thấy, các nhà xuất khẩu của Thái Lan được hưởng trợ cấp vận chuyển trên 30%. Vậy, để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần làm tốt khâu cất giữ sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng. Hà Lan và Bỉ, đặc biệt là Hà Lan chính là cửa ngõ để vào thị trường EU vì Hà Lan là một nhà nhập khẩu sản phẩm rau quả lớn và tái xuất sang các nước EU khác. Hà Lan chính là cánh cửa mở ra thị trường EU.
Nhãn mác hàng hoá và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa gây được ấn tượng với các thị trường quốc tế. Khách hàng, thường biết đến nhiều những sản phẩm từ các nước Nam Mỹ và các nước Châu Á khác như Thái Lan và Trung Quốc. Các nhà xuất khẩu của hai nước Châu Á này rất năng động và có nhiều kinh nghiệm với thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông và Xinh-ga-po.
EU, Nhật Bản và Hoa kỳ thường yêu cầu rất khắt khe về những yêu cầu trong GAP. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa ký kết những thoả thuận kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Việc này vô hình chung đã cản trở việc mở rộng thị phần của các nhà xuất khẩu ở những thị trường này. Thị trường Nhật Bản thậm chí còn yêu cầu những nhà xuất khẩu mua máy móc từ Nhật bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu phải cung cấp hàng hoá với kích cỡ đồng nhất và khối lượng ổn định.
Thương mại hai chiều về rau quả giữa Trung Quốc và Việt Nam được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện chủ yếu thông qua buôn bán qua biên giới. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp tư nhân có thể linh hoạt với những điều chỉnh thường xuyên về chính sách của các cấp có thẩm quyền ở vùng biên giới củaTrung Quốc. Ở thị trường Trung Quốc, CSF chính là giá cả. Gần đây, Thái Lan đã được tự do thâm nhập thị trường Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu là 0% trong khi đó Việt Nam vẫn ở mức 12-14% cho đến tận ngày 01 tháng 01 năm 2006. Việc này đã làm cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố trong cạnh tranh. Hiện tại, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc một cách đơn lẻ, “mọi người đều vì bản thân mình”. Họ không được tổ chức tốt và thường ở thế yếu hơn so với khách hàng Trung Quốc.
Cung ứng trái vụ là (Off-Season) yêu cầu của thị trường Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ. Việt Nam có lợi thế vì Việt Nam có khí hậu tự nhiên từ nhiệt đới ẩm ở miền Nam đến khí hậu ôn đới ở miền bắc và nhiệt độ ở mức cao hơn ở miềm Nam và miền Trung. Do đó, Việt Nam có thể canh tác nhiều loại cây trồng theo yêu cầu của thị trường quốc tế.
Cuối cùng, cả rau quả chế biến và rau quả tươi đều gặp khó khăn khi giá thành thường cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân là do (i) giá nguyên liệu cao; (ii) giá vận chuyển cao; (iii) năng suất thấp. Các cuộc phỏng vấn với các nhà xuất khẩu cho thấy giá chuối từ Việt Nam cao hơn 10% so với Phi-lip-pin; chi phí sản xuất cho dứa đóng hộp của Việt Nam cao hơn 10% so với của Thái Lan. Rõ ràng là chúng ta phải có chi phí so sánh với Thái Lan, Phi-lip-pin và có lý do hợp lý để lý giải cho các khoản chi phí cao hơn đó.
Phụ lục 3 so sánh chi phí vận chuyển giữa Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Nghiên cứu thực địa dưới đây minh hoạ cho hai nhân tố thành công chủ đạo cho xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU.
Nghiên cứu thực địa. Xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố chi phí vận chuyển và hạn chế về chủng loại.
Thị trường EU nhập khẩu 4 nhóm thanh long tươi chủ yếu với 15 loại. Trái thanh long vỏ đỏ và cùi trắng thì chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. EU cũng nhập khẩu loại này từ I-xra-en, Ma-lai-xia; loại vỏ đỏ cùi tím nhập khẩu từ Gua-tê-ma-la, Ni-ca-ra-goa và E-cu-a-đo; loại vỏ vàng, cùi trắng lại nhập khẩu từ Cô-lôm-bi-a, E-cu-a-đo và I-xra-en.
Hà Lan, Pháp, Đức và Anh đang là những nước nhập khẩu hàng đầu trái thanh long ở EU. Ba nước Hà Lan, Đức, Pháp lại tái xuất khẩu sang các nước EU thành viên.
Việt Nam xuất khẩu 700 tấn loại vỏ đỏ, cùi trắng sang EU hàng năm, chiếm 40% thị phần của thị trường ngách. Thanh long của Thái Lan và I-xra-en chiếm 18-42% thị phần của thị trường ngách. Những nhà nhập khẩu lớn của thanh long Việt Nam là Bud Holland, TFC từ Hà Lan, Exofarm, Dang, Drevin, hệ thống siêu thị Tang Freres từ Pháp, Weichert từ Đức và Utopia và MWW từ Anh.
Việt Nam hầu như vận chuyển thanh long tươi sang bằng đường không. Chuyên cơ B777 trở thanh long Việt Nam 04 lần một tuần sang EU với giá cả vận chuyển ở mức 03 đôla Mỹ/kg. Thái Lan và I-xra-en vận chuyển thanh long tươi sang EU với giá vận chuyển là 2 – 2,5 đôla Mỹ/kg. Thị phần của Việt Nam đang giảm đi do giá kém cạnh tranh. Thanh long của Việt Nam lại có vị nhạt trong khi người tiêu dùng của EU lại thích vị ngọt hoặc chua của trái cây. Thanh long vỏ đỏ và cùi trắng của Việt Nam đang giảm thị phần nhường chỗ cho loại vỏ vàng cùi trắng của Thái Lan và I-xra-en.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, bài “Ngày càng có nhiều người ưa thích trái thanh long”, có tại website: Nam/view_news.php?id=4788
3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển nông nghiệp trong đó có ngành rau quả. Dưới đây là một số tóm tắt về chính sách liên quan.
Chính sách về đất đai.
Trong những năm qua, những thay đổi quan trọng nhất về mặt chính sách trong nông nghiệp là chính sách về đất đai. Luật đất đai sửa đổi (có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2003) đã thể chế hoá và mở rộng các quyền sử dụng đất. Điều này đã khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất dài hạn và chuyển hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất một cách có hiệu quả. Ví dụ, nông dân có thể chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây ăn quả, từ cà phê sang cây ăn quả… Nhờ đó đã từng bước hình thành các cơ sở sản xuất lớn hơn hoặc các nông trang trồng rau và hoa quả.
Thông tư số 95/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế quan nhằm phát triển các vùng nguyên liệu và ngành chế biến nông lâm thuỷ sản và muối.
Thông tư số 35/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán thuê đất, tham gia liên doanh dưới hình thức quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân.
Các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu để có thể xuất khẩu rau và hoa quả với khối lượng lớn. Với các điều khoản ưu đãi, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội để đầu tư trồng rau và hoa quả.
Chính sách thuế quan
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Thông tư số 18/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và tiếp tục được giảm tới 50% trong vòng ba năm tiếp theo nếu trồng các cây ăn quả lâu năm ở các vùng đất hoang hoặc vùng đồi núi trọc hoặc tham gia các ngành bảo quản, chế biến và gây giống… Với các nông trang hoặc doanh nghiệp mới thành lập ở các vùng núi, họ có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng bốn năm và tiếp tục được giảm tới 50% trong bảy đến chín năm tiếp theo.
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo Thông tư số 91/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có thể được miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu họ quay vòng các sản phẩm nông sản nhằm khuyến khích tận dụng các sản phẩm mùa vụ.
Miễn giảm thuế đất đai
Theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 do Quốc hội ban hành, có thể khuyến khích người trồng rau quả dưới hình thức miễn giảm thuế đất nông nghiệp.
Các chính sách tài chính khác
Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 khuyến khích các nhà kinh doanh ký kết hợp đồng thu mua nông sản. Theo đó, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp ký các hợp đồng tiêu thụ nông sản trực tiếp với người trồng, các hợp tác xã và các hộ nông dân, kết nối trực tiếp các nguồn cung nông sản với các nhà chế biến cũng như người tiêu dùng cuối cùng nhằm giúp cho việc sản xuất ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, việc thực thi Quyết định này còn gây ra những khó khăn cho nhà xuất khẩu.
Người trồng rau quả/ người sản xuất và doanh nghiệp ký các hợp đồng tiêu thụ hoặc có các dự án sản xuất/ chế biến hàng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển với lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức thông thường). Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp và thực hiện xuất khẩu sẽ được phép vay từ Quỹ Hỗ trợ Xuất khẩu và có thể sử dụng tài sản cố định có được từ nguồn này để thế chấp cho khoản vay.
Chính sách phát triển thị trường nội địa
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 quy định việc phát triển và quản lý chợ và Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/03/2003 phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường nội địa và tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. Một trong những vấn đề chính được đề cập đến trong các văn bản này là việc củng cố và phát triển các cơ sở hạ tầng thị trường trong nước như xây dựng các chợ đầu mối, các khu trao đổi hàng hoá… Một số khu vực đang tiến hành chương trình này như: tỉnh Tiền Giang đầu tư vào chợ đầu mối hoa quả và thành phố Đà Lạt dự định xây dựng một trung tâm đấu giá hoa tươi.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu rau và hoa quả
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT và thưởng xuất khẩu nếu đạt kim ngạch xuất khẩu gia tăng lớn.
Rau quả tươi và đã chế biến xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây Âu và Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu tiên trong các chương trình xúc tiến thương mại (hỗ trợ tài chính tham gia các triển lãm quốc tế, tham gia các khoá đào tạo marketing…).
Chính sách xúc tiến thương mại và các chính sách hỗ trợ khác
Cũng giống như các lĩnh vực xuất khẩu khác, ngành xuất khẩu rau quả cũng nhận được sự hỗ trợ nhất định từ Chính phủ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Ví dụ, gần đây Chính phủ đã xóa bỏ một số thủ tục và các loại phí liên quan đến hàng xuất khẩu. Chính phủ cũng có một số quy định khuyến khích các nhà xuất khẩu mở rộng thị trường.
Các cam kết của Chính phủ về tự do thương mại rau quả của Việt Nam
Theo biểu thuế MFN hiện tại, thuế suất đối với mặt hàng rau quả được bảo hộ ở mức từ trung bình đến cao: 30% đối với rau quả tươi và từ 40% đến 50% đối với rau quả chế biến.
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Rau và hoa quả tươi thuộc danh mục hàng hóa theo Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Mặc dù rau và hoa quả chế biến đã được xếp vào danh mục loại trừ tạm thời và theo kế hoạch sẽ được giảm thuế chậm hơn so với rau quả tươi, từ 1/1/2006 thuế quan đối với tất cả các loại rau quả đã giảm xuống còn từ 0 đến 5%. Việc Việt Nam trở thành một thành viên của AFTA đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu rau quả và vì thế ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này. Tác động của AFTA phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam so với hàng hóa của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cũng có thể thấy được rõ rệt các tác động của AFTA ở sự khác biệt về giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước do việc giảm thuế, đơn giản hóa thương mại và các quy trình thủ tục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ làm giảm giá các mặt hàng nhập khẩu. Những yếu tố khác như tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã cũng sẽ thay đổi theo áp lực cạnh tranh từ các nước thành viên AFTA.
Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (AC-FTA)
Chương trình thu hoạch sớm (EHP) được xúc tiến từ năm 2004, các mặt hàng nông sản được liệt kê trong 8 chương đầu chủ yếu là rau quả tươi, rau quả sơ chế và các loại hoa (chương 6, 7 và 8). Đối với rau quả tươi, Việt Nam được hưởng thuế suất 0% từ 1/1/2006, Đối với rau quả chế biến, thuế quan sẽ giảm xuống còn từ 0 đến 5% trước năm 2009.
WTO
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thương lượng mở cửa thị trường nông sản với nhiều nước. Nhiều nước thành viên WTO, đặc biệt là các nước có các mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh như Ôx-trây-lia, Niu-Di-lân và Bờ-ra-xin, đang yêu cầu giảm thuế hàng nông sản. Vì thế, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho các mặt hàng rau quả nhập khẩu từ nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là những nước có nền sản xuất phát triển hơn như Thái Lan.
Tóm lại, hội nhập thương mại khu vực và toàn cầu mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho ngành rau quả Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm hỗ trợ ngành rau quả, như hỗ trợ xuất khẩu rau quả, nhưng vẫn cần phải tăng cường hơn nữa việc cung cấp thêm thông tin thị trường, nâng cao chất lượng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu rau quả.
3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành
Mạng lưới hỗ trợ của ngành có sự tham gia của nhiều tổ chức như các cơ quan bộ ngành, các nhà tài trợ, các hiệp hội, các viện… Hoạt động của các tổ chức có liên quan được đánh giá bao gồm: (i) phát triển hạt giống; (ii) công nghệ sản xuất; (iii) công nghệ sau thu hoạch; (iv) dịch vụ đào tạo; (v) thông tin thương mại; (vi) tài chính thương mại; (vii) quản lý chất lượng xuất khẩu; và (viii) các vấn đề hậu cần khác.
Bộ Thương mại: Bộ TM/Cục XTTM đang triển khai thiết kế chiến lược xuất khẩu quốc gia cho ngành rau quả. Cục đã thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia từ năm 2003. Các hoạt động của chương trình bao gồm: thông tin thương mại, đào tạo, nghiên cứu thị trường, triển lãm, thương hiệu, phát triển các trung tâm xuất khẩu và phát triển thương mại điện tử. Vegetexco và Vinafruit là các đơn vị chủ trì thực hiện các chương trình XTTM quốc gia trong ngành rau quả. Năm 2006, ngân sách xúc tiến thương mại của chương trình cấp cho hai tổ chức này xấp xỉ 2,3 tỉ đồng. Những hoạt động này đã góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận/ mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mức hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình mới chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp thành viên của Vegetexco và Vinafruit.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Bộ NN& PTNT phát triển lĩnh vực rau quả thông qua các chương trình xúc tiến nông nghiệp, áp dụng GAP, phát triển các chương trình bảo quản sau thu hoạch, nâng cấp nhiều chương trình, bảo vệ khỏi dịch ruồi giấm, phát triển các chương trình công nghệ trồng cây, thương lượng các hiệp định về kiểm dịch… Đơn vị thực hiện là các đơn vị trực thuộc MARD. Việc phát triển công nghệ sau thu hoạch còn triển khai chậm, còn thiếu các dự án khả thi. Hiện các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức khá tốt việc giới thiệu công nghệ trồng cây. Các đơn vị này phát hành các cuốn sách hướng dẫn và thực hiện các chương trình marketing.
Bộ Tài nguyên và môi trường: Bộ TN&MT đề xuất các biện pháp khuyến khích đầu tư liên quan đến quy trình xử lý đất và nước thải. Bộ đã đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính. Qua các cuộc phỏng vấn cho thấy tỷ lệ thuê đất cần được đa dạng hóa hơn nữa.
Bộ Tài chính: Bộ TC có trách nhiệm trong vấn đề ưu đãi về thuế, ưu đãi lãi suất cho vay và thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nguyên liệu đóng gói quan trọng cần thiết phải nhập khẩu. Hiện nay thuế VAT và thuế thu nhập cao. Bên cạnh đó, mặc dù thiếc tấm (dùng làm hộp) vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng thuế nhập khẩu vẫn cao.
Hiệp hội Trái cây Việt Nam: Cung cấp thông tin và đề xuất với Chính phủ, tuyên truyền về rau quả an toàn, tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ thuật và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp thành viên. Hoạt động của Hiệp hội vẫn còn khiêm tốn do hạn chế về ngân sách.
Các viện: Có nhiều viện tham gia hoạt động xúc tiến sản xuất và xuất khẩu ngành rau quả như RIFAV (Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam), SOFRI (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), IAE (Viện kinh tế nông nghiệp), NIAP (Viện kế hoạch nông nghiệp quốc gia),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu tại Việt Nam Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu BÁO CÁO Ngành rau quả.doc