Mục lục:
PHẦN I: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG 3
I. Giới thiệu bài toán: 3
1.1. Một số thông tin về giải thi đấu bóng đá quốc gia Việt Nam: 3
1.2. Giới thiệu bài toán quản lý giải thi đấu vô địch bóng đá quốc gia Việt Nam. 4
II. Bản kế hoạch công việc thực hiện: 7
III. Xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng. 8
3.1. Các yêu cầu chức năng của hệ thống CSDL: 8
3.1.1. Yêu cầu về lưu trữ nói chung: 8
3.1.2. Yêu cầu về nghiệp vụ: 9
3.2. Các yêu cầu phi chức năng của hệ thống CSDL: 12
IV. Phân tích hệ thống và mô hình hóa. 13
4.1. Thực thể: 13
4.2. Mô hình thực thể liên kết ER: 16
4.3. Chuyển đổi mô hình thực thể liên kết ER sang mô hình quan hệ: 17
4.3.1. Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, quốc gia: 17
4.3.2. Mô hình quan hệ giữa huấn luyện viên, quốc gia: 18
4.3.3. Mô hình quan hệ giữa quốc gia, tỉnh: 18
4.3.4. Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, bàn thắng: 19
4.3.5. Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, câu lạc bộ: 19
4.3.6. Mô hình quan hệ giữa câu lạc bô, huấn luyện viên: 20
4.3.7. Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, mùa giải. 21
4.3.8. Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, sân bóng: 21
4.3.9. Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, trận đấu. 22
4.3.10. Mô hình quan hệ giữa mùa giải, giải thưởng 23
4.3.11. Mô hình quan hệ giữa trận đấu, trọng tài. 23
4.3.12. Mô hình quan hệ giữa trận đấu, bàn thắng. 24
V. Thiết lập các quan hệ và chuẩn hóa. 25
PHẦN II: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG BẰNG HỆ QUẢN TRỊ CSDL ACCESS 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạch định CSDL hệ thống quản lý giải thi đấu bóng đá quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1997 trở đi (trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999): các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất là đội vô địch. Các đội cuối bảng (1 hoặc 2 đội tuỳ năm) phải xuống hạng.
Từ năm 1997 trở đi, giải có 14 đội tham dự thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 luợt, sân nhà – sân khách. Mùa giải 2010, các câu lạc bộ được sử dụng không hạn chế cầu thủ nhập quốc tịch, được đăng kí 5 cầu thủ ngoại binh nhưng chỉ được sử dụng tối đa 3 cầu thủ trên sân.
Các trận đấu đuợc tổ chức theo qui chế của FIFA – Liên đoàn bóng đá thế giới. Mỗi mùa giải sẽ có 1 đội vô địch, 1 đội á quân. Ngoài ra, còn có một số giải thuởng khác đuợc trao vào cuối mùa giải như: Giải đội có phong cách thi đấu đẹp mắt, giải cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải thủ môn xuất sắc nhất, …
Cách thức tính điểm:
Từ năm 1996 trở về trước hệ thống điểm là 2-1-0.
Từ năm 1997 trở đi hệ thống điểm là 3-1-0.
Riêng 2 mùa giải 1994 và 1995 nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
Cách thức xếp hạng:
Xếp theo thứ tự sau
Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)
Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự sau:
Kết quả đối đầu trực tiếp
Hiệu số bàn thắng bàn thua
Tổng số bàn thắng
Giới thiệu bài toán quản lý giải thi đấu vô địch bóng đá quốc gia Việt Nam.
Bài toán quản lý giải thi đấu bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam được phát biểu như sau:
Hệ thống cập nhật về cầu thủ với các thông tin cần lưu trữ sau: mã cầu thủ (MACT), họ và tên cầu thủ (TENCT), vị trí trên sân của cầu thủ (VITRI), ngày sinh (NGAYSINH), hộ khẩu thường trú (HOKHAU), một số điện thoại liên lạc (SDT). Trong đó, mỗi cầu thủ được cấp một mã cầu thủ duy nhất (MACT) để phân biệt với mọi cầu thủ khác trong câu lạc bộ. Vị trí trên sân của cầu thủ chỉ thuộc một trong các vị trí sau: Thủ môn, Tiền đạo, Tiền vệ, Trung vệ, Hậu vệ.
Ngoài ra, hệ thống sẽ lưu trữ thông tin về quốc gia (TENQG) tương ứng với mỗi mã quốc gia duy nhất (MAQG) để phân biệt các nước khác nhau, nơi các cầu thủ tới. Tuy nhiên, có sự phân định rõ ràng như sau: đối với các cầu thủ nội, ngoài việc lưu trữ thông tin quốc gia để xác định cầu thủ nội hay ngoại thì hệ thống sẽ lưu trữ thêm tỉnh (TENTINH), nơi cầu thủ sinh ra. Mỗi tỉnh cũng sẽ có một mã tương ứng duy nhất (MATINH) để phân biệt tỉnh này với tỉnh khác. Các cầu thủ ngoại thì quy ước mã tỉnh là NN – Tên tỉnh: nước ngoài.
Mỗi cầu thủ, trong mỗi mùa giải tham gia thi đấu thì chỉ thuộc sự quản lý duy nhất của một câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ có một mã duy nhất (MACLB), một tên câu lạc bộ (TENCLB).
Mỗi câu lạc bộ thì quản lý một sân bóng (sân nhà của Câu lạc bô). Mỗi sân bóng có một mã duy nhất (MASAN), một tên sân (TENSAN), một địa chỉ đăng ký xây dựng sân duy nhất (DIACHI).
Mỗi giải đấu có nhiều câu lạc bộ tham gia. Mỗi câu lạc bộ có một ban huấn luyện viên gồm nhiều huấn luyện viên. Mỗi huấn luyện viên sẽ được hệ thống quản lý các thông tin cần thiết sau: mã số huấn luyện viên (MAHLV), tên HLV (TENHLV), ngày sinh (NGAYSINH), một địa chỉ duy nhất (DIACHI), một số điện thoại liên lạc (DIENTHOAI) và một thuộc một quốc gia (TENQG). Tuy nhiên, cũng giống các cầu thủ, nếu huấn luyện viên là người Việt Nam thì sẽ lưu trữ thêm thông tin tỉnh sinh ra.
(MACLB) với một vai trò (VAITRO). Vai trò của huấn luyện viên trong câu lạc bộ thuộc một trong các vị trí sau: HLV trưởng, HLV thể lực, HLV thủ môn, Trợ lý HLV 1, Trợ lý HLV 2…Mỗi câu lạc bộ chỉ có tối đa duy nhất 1 môn huấn luyện viên trưởng.
Giải vô địch quốc gia thi đấu theo hình thức vòng tròn tính điểm. Mỗi trận đấu của một vòng đấu (VONG) trong mùa giải (NAM) có một mã số trận duy nhất (MATRAN), ngày thi đấu (NGAYTD), thời gian bắt đầu (THOIGIAN). Mỗi giải thi đấu sẽ được tổ chức trên một sân, với 2 câu lạc bộ tham gia trong đó có đội nhà, đội khách. Và kết quả giải sẽ được cập nhật vào cuối mỗi trận được ghi dưới dạng số bàn thắng, bàn bại của đội chủ nhà (VD: MACLB1 – đội nhà, MACLB2 – đội khách. Giả sử CLB1 thắng CLB2 với tỷ số 3-0 thì kết quả được ghi như sau: Bàn thắng BT = 3, bàn thua BB = 0. Đội khách cập nhật số bàn thắng, bàn bại của mình vào bảng xếp hạng theo cách ngược lại BT=0, BB=3. Các trận đấu này tạo nên lịch thi đấu đầy đủ.
Trong mỗi trận đấu còn có sự giám sát và quản lý của ban tổ chức mỗi trận cũng như tổ trọng tài. Mỗi trọng tài trong tổ chứa đầy đủ các thông tin sau: một mã trọng tài (MATT) duy nhất để phân biệt các trọng tài, họ và tên trọng tài (TENTT), vị trí đảm nhận trên sân của trọng tài (VITRITT), ngày sinh của trọng tài (NGAYSINH), một địa chỉ thường trú (DIACHI), một điện thoại liên lạc (SDT). Vị trí các trọng tài có thể đảm nhận là trọng tài chính, trọng tài biên, trọng tài giám sát, trọng tài bàn. Một trọng tài có thể điều khiển nhiều trận đấu, và mỗi trận thì lại giữ một vị trí khác nhau.
Sau mỗi mùa giải, các cầu thủ có thể không ghi được bàn thắng nào hoặc nhiều bàn thắng. Và chi tiết bàn thắng của mỗi trận đấu được lưu trữ lại chi tiết như sau: mã bàn thắng (MABT), mã trận đấu (MATD), thời gian ghi bàn (THOIGIAN), mã cầu thủ ghi bàn (MACT).
Mỗi mùa giải có mã số xác định, tương ứng với năm tổ chức (NAM) để phân biệt các mùa giải với nhau. Mỗi năm có tên mùa giải khác nhau vì mùa giải sẽ mang tên của nhà tài trợ chính (TENMG), ngày bắt đầu mùa giải (NGAYBD), ngày kết thúc mùa giải (NGAYKT) và tên nhà tài trợ (TENNTT). Mỗi câu lạc bộ có thể tham gia vào một hay nhiều mùa giải. Và mỗi mùa giải có nhiều câu lạc bộ tham gia.
Sau khi kết thúc giải đấu, sẽ có nhiều giải thưởng được trao cho các cá nhân cũng như các câu lạc bộ với thành tích mà họ đã đạt được. Một mùa giải sẽ có nhiều giải thưởng được trao và quản lý như sau: một mã số giải thưởng (MAGT), tên giải thưởng (TENGT), ngày trao giải thưởng (NGAYGT), đối tượng trao thưởng (DTTT), tiền thưởng (TIENTH).
Khi bắt đầu nùa giải, ban tổ chức công bố lịch thi đấu tổng hợp gồm: ngày thi đấu (NGAYTD), thời gian thi đấu (THOIGIAN), sân thi đấu (TENSAN), câu lạc bộ chủ nhà (TENCLB1), câu lạc bộ khách (TENCLB2), trọng tài chính (TENTT).
Kết thúc vòng đấu, ban tổ chức sẽ cập nhật thông tin vào bảng xếp hạng các đội bóng tham gia. Bảng xếp hạng cho biết kết quả xếp hạng vòng đấu (VONG) trong mùa giải (NAM) của đội bóng (TENCLB) với số trận đã đấu (SOTRAN), trong đó số trận thắng (THANG), số trận hòa (HOA), số trận thua (THUA), có số bàn thắng (BT), số bàn thua (BB), hiệu số bàn thắng thua (HS). Từ đó, ta sẽ tính được điểm số chung của câu lạc bộ (DIEM) và xếp hạng thứ tự các câu lạc bộ tham gia.
Bản kế hoạch công việc thực hiện:
STT
Công việc
TG thực hiện
Thời gian BĐ
Thời gian KT
Số người TG
Thành phần TG
1
Lên kế hoạch bên đầu
- Xác định các công việc, ước lượng tài nguyên
1 ngày
28/9/2011
28/9/2011
10
Cả nhóm
- Sắp xếp thứ tự các CV
- Lựa chọn cách thức thực hiện
- dự đoán các biến cố và khắc phục
2
Nghiên cứu tính khả thi
-Khả thi về tài chính
2 ngày
29/9/2011
30/9/2011
2
Loan
Lợi
-Khả thi về công nghệ
2 ngày
29/9/2011
30/9/2011
3
Lục
Lực
Lương
-Khả thi nhân lực
2 ngày
29/9/2011
30/9/2011
2
P.Mai
T.Mai
-Khả thi về giải pháp thực hiện
2 ngày
29/9/2011
30/9/2011
3
Mến
Q.Minh
B.Minh
3
Xác định các yêu cầu CSDL
-Yêu cầu chức năng
3 ngày
1/10/2011
3/10/2011
4
Lục
Lương
P.Mai
T.Mai
-Yêu cầu phi chức năng
3 ngày
1/10/2011
3/10/2011
4
Lợi
Lực
Q.Minh
-Yêu cầu về mặt thời gian
3 ngày
1/10/2011
3/10/2011
2
Mến
B.Minh
4
Thiết kế mức logic
-Phân tích và mô hình hóa bằng mô hình thực thể liên kết
4 ngày
4/10/2011
7/10/2011
4
P.Mai
T.Mai
Lương
Lục
-Chuyển hóa sang mô hình quan hệ
3 ngày
8/10/2011
10/10/2011
3
P.Mai
Lục
T.Mai
-Thiết lập quan hệ và chuẩn hóa
3 ngày
11/10/2011
13/10/2011
3
P.Mai
Lục
Mến
5
Xây dựng CSDL trên phần mềm ACCESS
Q.Minh
Xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng.
Các yêu cầu chức năng của hệ thống CSDL:
Hệ thống quản lý giải thi đấu bóng đá quốc gia Việt Nam gồm các chức năng cơ bản sau:
Yêu cầu về lưu trữ nói chung:
Hệ thống phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến giải đấu:
Cầu thủ
Câu lạc bộ tham gia
Huấn luyện viên
Trọng tài
Lịch thi đấu: từng trận đấu + kết quả (tỷ số bàn thắng thua)
Bảng xếp hạng
Giải thưởng
Mùa giải
3.1.2. Yêu cầu về nghiệp vụ:
Quản lý thông tin các đối tượng của giải:
Quản lý thông tin cơ bản của cầu thủ.
Cập nhật thông tin về cá nhân cầu thủ của các câu lạc bộ như: mã cầu thủ, họ và tên, ngày sinh, quốc gia, quê quán (đối với cầu thủ Việt Nam), vị trí chơi trên sân, chơi cho Câu lạc bộ,…
Xử lý các thông tin cá nhân cầu thủ như: sửa, thêm, xóa…
Quản lý thông tin cơ bản của câu lạc bộ.
Cập nhật thông tin đầy đủ về các câu lạc bộ tham gia trong mỗi mùa giải thi đấu gồm: mã câu lạc bộ, tên câu lạc bộ, câu lạc bộ đó quản lý sân nào, mã sân, địa chỉ của sân bóng…
Xử lý các thông tin về câu lạc bộ: xóa, sửa, thêm câu lạc bộ…
Quản lý thông tin cơ bản về huấn luyện viên.
Cập nhật thường xuyên và đầy đủ các thông tin về huấn luyện viên tham gia trong mỗi mùa giải như: mã huấn luyện viên, họ và tên huấn luyện viên, ngày sinh, quốc gia, tỉnh, số điện thoại, địa chỉ, vai trò huấn luyện, huấn luyện cho câu lạc bộ nào tham gia.
Xử lý các thông tin về huấn luyện viên: xóa, sửa, thêm…
Quản lý thông tin cơ bản về trọng tài:
Cập nhật thường xuyên, đầy đủ thông tin về trọng tài điều khiển các trận đấu trong mùa giải gồm: họ và tên, mã trọng tài, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,…
Xử lý các thông tin về trọng tài: xóa, thêm, sửa…
Quản lý thông tin về mùa giải
Cập nhật chi tiết thông tin về mùa giải gồm: mã mùa giải, tên mùa giải ngày bắt đầu, ngày kết thúc và tên nhà tài trợ.
Xử lý các thông tin về mùa giải: thêm, sửa…
Quản lý thông tin về các giải thưởng có trong mùa giải:
Cập nhật thông tin về giải thưởng như giải câu lạc bộ vô địch, á quân, vua phá lưới, câu lạc bộ chơi phong cách chơi hay…gồm: mã giải thưởng, tên giải thưởng, đối tượng trao thưởng, ngày trao thưởng.
Xử lý giải thưởng: xóa, thêm, sửa…
Sắp xếp lịch thi đấu:
Sắp xếp lịch gồm các yếu tố: thời gian thi đấu (ngày, thời điểm), sân thi đấu, đội tham gia, trọng tài điều khiển trận đấu. Việc sắp xếp phải tuân thủ:
+ Theo thể thức lượt đi lượt về, theo 1 nguyên tắc chung là thứ tự các cặp đấu ở mỗi vòng lượt đi thế nào thì lượt về thế đó. Ví dụ như:
Vòng 1, BECAMEX BÌNH DƯƠNG gặp XM THE VISSAI N.BÌNH thì vòng 14 (lượt về) XM THE VISSAI N.BÌNH phải gặp BECAMEX BÌNH DƯƠNG.
Vòng 2, XM THE VISSAI N.BÌNH gặp NAVIBANK SÀI GÒN thì vòng 15 (lượt về) NAVIBANK SÀI GÒN gặp XM THE VISSAI N.BÌNH.
+ Các đội cùng thi đấu theo hình thức vòng tròn sao cho 1 đội sẽ thi đấu với 13 đội còn lại. Cả lượt đi và lượt về mỗi đội phải thi đấu 26 trận tất cả, trong đó 2 đội bất kì sẽ gặp nhau 2 lần/ 1 giải đấu.
+ Các đội bóng không bị trùng lịch thi đấu và thi đấu quá hai trận trong một ngày.
+ Tại cùng 1 thời điểm trên 1 sân thi đấu chỉ có 1 trận đấu duy nhất.
+ Tại cùng 1 thời điểm, trọng tài chỉ điều khiển duy nhất 1 một trận đấu.
Sắp xếp theo thông tin liên quan đến lịch thi đấu:
Lịch thi đấu theo ngày.
Lịch thi đấu theo sân diễn ra.
Lịch thi đấu theo tên câu lạc bộ tham gia
Lịch thi đấu theo trọng tài điều khiển trận đấu
Tính điểm và xếp hạng câu lạc bộ.
Tính điểm mỗi câu lạc bộ sau mỗi trận theo nguyên tắc: 3-1-0 (mỗi trận thắng nhận 3 điểm, trận hòa 1 điểm, trận thua 0 điểm).
Xếp hạng câu lạc bộ theo số điểm tính được dựa vào các trận đã thi đấu theo thứ tự từ cao đến thấp.
Dù thi đấu ít hơn hay nhiều hơn số trận, câu lạc bộ nào nhiều điểm hơn vẫn có thứ hạng cao hơn. Nếu hai hoặc nhiều câu lạc bộ bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự sau:
+ Kết quả đối đầu trực tiếp
+ Hiệu số bàn thắng bàn thua
+ Tổng số bàn thắng
Tìm kiếm thông tin giải đấu.
Tìm kiếm các thông tin cá nhân:
Tìm kiếm về cầu thủ tham gia giải đấu: theo một số các tiêu chí riêng như họ tên, quốc gia, câu lạc bộ, vị trí trên sân, số bàn thắng ghi được.
Tìm kiếm về huấn luyện viên: theo tiêu chí như họ tên huấn luyện viên, quốc gia, câu lạc bộ dẫn dắt, theo vai trò huấn luyện…
Tìm kiếm về câu lạc bộ: theo tiêu chí tên, mã…
Tìm kiếm về trọng tài: theo tiêu chí chọn như: điều khiển trên 2 trận, điều khiển trên sân bóng, theo ngày.
Tra cứu kết quả trận đấu:
Theo ngày
Theo giờ
Theo câu lạc bộ
Theo sân bóng
Tra cứu các thông tin liên quan đến bảng xếp hạng
Các câu lạc bộ rớt hạng (có thứ hạng 13 hoặc 14)
Câu lạc bộ vô địch giải đấu (có thứ hạng bằng 1)
Các câu lạc bộ có tổng điểm nằm trong khoảng giá trị nào đó.
Các câu lạc bộ có số trận thắng bằng nhau.
Các câu lạc bộ có số thắng nhỏ hơn trận hòa…
Các tra cứu này tùy thuộc vào người xây dựng hệ thống đặt ra.
Báo cáo, thống kê:
Lịch thi đấu tổng hợp
Bảng xếp hạng cuối mùa giải.
Danh sách câu lạc bộ tham gia.
Danh sách câu lạc bộ đạt giải (vô địch và á quân).
Danh sách các cầu thủ ghi bàn.
Tất cả các yêu cầu chức năng trên phải đảm bảo:
Người sử dụng có thể tìm kiếm tất cả các CSDL hoặc một tập con của CSDL.
Các yêu cầu về ràng buộc xử lý logic đối với việc nhập (hay chuyển đổi) dữ liệu.
Các yêu cầu phi chức năng của hệ thống CSDL:
Yêu cầu về hệ thống: Hệ thống được thiết kế theo mô hình khách - chủ (client-server), các tác vụ do máy chủ xử lý nên truy xuất dữ liệu nhanh. Hệ thống cung cấp chức năng lưu trữ dự phòng và phục hồi dữ liệu khi có sự cố. Hệ thống đảm bảo tính đồng bộ.
Cấu hình thiết bị yêu cầu:
Server: CPU trên 1GHz, RAM 512MB, HDD 18GB.
Client: CPU 350Mhz, RAM 128MB, HDD 4GB.
Hệ thống có thể chạy trên máy đơn hoặc trên mạng cục bộ LAN mà không giới hạn số lượng máy trạm
Yêu cầu về sản phẩm: HT phải được cài đặt bằng HTML tương thích với cả các trình duyệt như IE, Mozilla Firefox.
Yêu cầu mang tính tổ chức: yêu cầu phù hợp với hệ thống của doanh nghiệp và DN cũng cần có một vài cải tiến phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
Yêu cầu về giao diện hệ thống:
Đối với người sử dụng là người quản lý: yêu cầu giao diện rõ ràng, dễ hiểu, có tính kết dính cao: rõ ràng, dễ quản lý.
Đối với người sử dụng là nhà quản lý hệ thống – lập trình viên: yêu cầu giao diện thân thiện, dễ kiểm tra, bảo trì và có tính hiệu quả cao
Giao diện thuận tiện trực quan, dễ sử dụng, bố trí hợp lí, phù hợp với thao tác người sử dụng, đảm bảo giúp người sử dụng thao tác nhanh và chính xác
Yêu cầu về tính sẵn sàng của hệ thống: Cho phép truy cập dữ liệu đa người dùng.
Yêu cầu về an toàn và bảo mật: Tính bảo mật và độ an toàn cao, có phân quyền người sử dụng. Đối với người dùng không trực tiếp quản lý hệ thống, họ chỉ có thể được phép tìm kiếm, tra cứu các thông tin liên quan đến giải thi đấu trong phạm vi cho phép. Đối với người dùng trực tiếp tham gia vào quản lý hệ thống thì họ có thể chỉnh sửa, thêm xóa, xem các báo cáo phân tích tầm chiến lược về mọi yếu tố trong giải đấu. Tuy nhiên, người dùng trực tiếp cũng sẽ bị phân quyền theo chính cấp bậc quản lý hệ thống.
Yêu cầu về tốc độ tra cứu và tìm kiếm thông tin của hệ thống CSDL: Tốc độ xử lý của hệ thống phải nhanh chóng và chính xác, đảm bảo đưa ra các thông tin về giải thi đấu đầy đủ, đạt hiệu quả.
Yêu cầu về khả năng tương tác với hệ thống khác: hệ thống phải có khả năng tương tác với các hệ thống khác mà liên đoàn bóng đá Việt Nam sử dụng. Hệ thống nên được mở rộng và nâng cấp dễ dàng để thúc đẩy việc quản lý hiệu quả toàn diện của VFF trên mọi mặt liên quan đến bóng đá Việt Nam.
Yêu cầu về thời gian phản hồi hệ thống: phản hồi lại hệ thống ngay khi hệ thống yêu cầu hoặc khi xảy ra sai sót. Ví dụ: hệ thống yêu cầu sắp xếp thứ hạng các đội bóng dựa trên kết quả hai vòng đấu thì phần mềm phải đảm bảo đưa ra được các yếu tố trên trong thời gian ngắn nhất và chính xác nhất.
Yêu cầu về ngôn ngữ xây dựng CSDL: hệ quản trị CSDL access.
Yêu cầu về hiệu năng:
Đề cập đến hiệu năng của hệ thống sử dụng
Thời gian: thời gian vận hành đúng yêu cầu, đúng tiến độ đặt ra
Chi phí: tối ưu hóa,hợp lý, phù hợp với yêu cầu của tổ chức
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí sửa chữa bảo trì
Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa CSDL: có kiến thức thông thạo về HT, đáp ứng đúng nhu cầu của hệ thống, tinh thần trách nhiệm cao.
Phân tích hệ thống và mô hình hóa.
Thực thể:
Dựa vào các thông tin của bài toán trên, CSDL của hệ thống quản lý giải thi đấu bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam sẽ gồm các thực thể cơ bản sau:
Thực thể CAUTHU
Mỗi thực thể tượng trưng cho một cầu thủ tham gia thi đấu trong mùa giải.
Các thuộc tính: MACT, TENCT, VITRI, NGAYSINH, HOKHAU, SDT
Mô tả: Mỗi thực thể cầu thủ có một mã cầu thủ (khóa), họ và tên, vị trí chơi trên sân, ngày sinh, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên lạc.
Thực thể QUOCGIA
Mỗi thực thể tượng trưng cho một quốc gia.
Các thuộc tính: MAQG, TENQG
Mô tả: Mỗi thực thể quốc gia có một mã quốc gia duy nhất (khóa), tên quốc gia.
Thực thể TINH
Mỗi thực thể tượng trưng cho một tỉnh.
Các thuộc tính: MATINH, TENTINH
Mô tả: Mỗi thực thể tỉnh có một mã tỉnh duy nhất (khóa), tên tỉnh.
Thực thể CAULACBO
Mỗi thực thể tượng trưng cho một câu lạc bộ tham gia giải thi đấu.
Các thuộc tính: MACLB, TENCLB
Mô tả: Mỗi thực thể câu lạc bộ có một mã câu lạc bộ (khóa), tên câu lạc bộ.
Thực thể SANBONG
Mỗi thực thể tượng trưng cho một sân bóng tổ chức trận đấu.
Các thuộc tính: MASAN, TENSAN, DIACHI.
Mô tả: Mỗi thực thể sân bóng có một mã sân (khóa), tên sân bóng, địa chỉ xây dựng.
Thực thể HLV
Mỗi thực thể tượng trưng cho một huấn luyện viên tham gia giải.
Các thuộc tính: MAHLV, TENHLV, NGAYSINH, DIACHI, SDT
Mô tả: mỗi thực thể huấn luyện viên có một mã huấn luyện viên (khóa), họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
Thực thể TRANDAU
Mỗi thực thể tượng trưng cho một trận đấu trong lịch thi đấu của mùa giải.
Các thuộc tính: MATRAN, BT, BB
Mô tả: mỗi thực thể trận đấu có một mã trận (khóa), kết quả bàn thắng, bàn bại tính theo đội chủ nhà.
Thực thể TRONGTAI
Mỗi thực thể tượng trưng cho một trọng tài điều khiển trận đấu trong mùa giải.
Các thuộc tính: MATT, TENTT, NGAYSINH, DIACHI.
Mô tả: mỗi thực thể trọng tài có một mã số trọng tài (khóa), họ và tên, ngày sinh, địa chỉ.
Thực thể BANTHANG
Mỗi thực thể tượng trưng cho một bàn thắng được ghi trong mỗi trận đấu.
Các thuộc tính: MABT, THOIGIAN
Mô tả: mỗi thực thể bàn thắng có một mã duy nhất, thòi điểm ghi bàn.
Thực thể MUAGIAI
Mỗi thực thể tượng trưng cho một mùa giải của giải thi đấu vô địch bóng đá quốc gia Việt Nam
Các thuộc tính: MAMG, TENMG, NGAYBD, NGAYKT, TENNTT
Mô tả: mỗi thực thể mùa giải có một mã số mùa giải duy nhất, mã số đó là năm tổ chức mùa giải, tên, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tên nhà tài trợ chính thức.
Thực thể GIAITHUONG
Mỗi thực thể giải thưởng tượng trưng cho một giải thưởng có trong mùa giải.
Các thuộc tính: MAGT, TENGT, NGAYTT, DTTT.
Mô tả: mỗi thực thể giải thưởng có một mã giải duy nhất, tên, ngày trao thưởng, đối tượng trao thưởng.
Mô hình thực thể liên kết ER:
Phần 1:
Phần 2:
Chuyển đổi mô hình thực thể liên kết ER sang mô hình quan hệ:
Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, quốc gia:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi cầu thủ đến duy nhất từ một và chỉ một quốc gia. Mỗi quốc gia có tối thiểu 1 và tối đa n cầu thủ đến từ đó.”
Mối quan hệ giữa CAUTHU và QUOCGIA là mối quan hệ một-nhiều nên:
CAUTHU
MACT
TENCT
HOKHAU
NGAYSINH
SĐT
MAQG
QUOCGIA
MAQG
TENQG
Mô hình quan hệ giữa huấn luyện viên, quốc gia:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi huấn luyện viên đến duy nhất từ một và chỉ một quốc gia. Mỗi quốc gia có tối thiểu 1 và tối đa n cầu thủ đến từ đó.”
Mối quan hệ giữa HLV và QUOCGIA là mối quan hệ một-nhiều nên:
CAUTHU
MAHLV
TENHLV
DIACHI
NGAYSINH
SĐT
MAQG
QUOCGIA
MAQG
TENQG
Mô hình quan hệ giữa quốc gia, tỉnh:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi tỉnh thuộc duy nhất một và chỉ một quốc gia. Mỗi quốc gia chứa tối thiểu 1 và tối đa n tỉnh.”
Mối quan hệ giữa TINH và QUOCGIA là mối quan hệ một-nhiều nên:
TINH
MATINH
TENTINH
MAQG
QUOCGIA
MAQG
TENQG
Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, bàn thắng:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi bàn thắng được ghi bởi duy nhất một và chỉ một cầu thủ. Mỗi cầu thủ có thể ghi được tối thiểu 0 và tối đa n bàn thắng.”
Mối quan hệ giữa CAUTHU và BANTHANG là mối quan hệ một-nhiều nên:
CAUTHU
MACT
TENCT
HOKHAU
NGAYSINH
SĐT
BANTHANG
MABT
MACT
Mô hình quan hệ giữa cầu thủ, câu lạc bộ:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi cầu thủ thuộc bởi duy nhất một và chỉ một câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ có thể có tối thiểu 1 và tối đa n cầu thủ.”
Mối quan hệ giữa CAUTHU và CAULACBO là mối quan hệ một-nhiều nên:
CAUTHU
MACT
TENCT
HOKHAU
NGAYSINH
SĐT
VITRI
MACLB
CAULACBO
MACLB
TENCLB
Mô hình quan hệ giữa câu lạc bô, huấn luyện viên:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi huấn luyện viên huấn luyện duy nhất một và chỉ một câu lạc bộ với vai trò nhất định. Mỗi câu lạc bộ có thể có tối thiểu 1 và tối đa n huấn luyện viên.”
Mối quan hệ giữa HLV và CAULACBO là mối quan hệ một-nhiều nên:
HLV
MAHLV
TENHLV
DIACHI
NGAYSINH
SĐT
VAITRO
MACLB
CAULACBO
MACLB
TENCLB
Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, mùa giải.
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi mùa giải có tối thiểu 2 và tối đa n câu lạc bộ tham dự. Mỗi câu lạc bộ có thể có tham dự tối thiểu 1 và tối đa n mùa giải.”
Mối quan hệ giữa MUAGIAI và CAULACBO là mối quan hệ nhiều-nhiều nên ta sẽ tạo ra một thực thể trung gian mới: MUAGIAI_CLB gồm các thuộc tính: NAM, MACLB
MUAGIAI
NAM
NGAYBD
NGAYKT
TENMG
TENNTT
NAM
MACLB
MUAGIAI_CLB
CAULACBO
MACLB
TENCLB
Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, sân bóng:
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi sân bóng chịu sự quản lý của một và chỉ một câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ cũng quản lý một và chỉ một sân bóng (sân nhà).”
Mối quan hệ giữa SANBONG và CAULACBO là mối quan hệ một-một nên:
SANBONG
MASAN
TENSAN
DIACHI
CAULACBO
MACLB
TENCLB
MASAN
Mô hình quan hệ giữa câu lạc bộ, trận đấu.
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi trận đấu có sự tham gia của tối thiểu hai và tối đa 2 câu lạc bộ ( n=2) và mỗi câu lạc bộ sẽ tham gia tối thiểu 2 và tối đa n trận đấu.”
Mối quan hệ giữa TRANDAU và CAULACBO là mối quan hệ nhiều-một, nên ta sẽ tạo ra một thực thể trung gian mới: TRANDAU_CLB gồm các thuộc tính: MATRAN, MACLB, VONG, NGAYTD, THOIGIAN.
MATRAN
MATRAN
BT
BB
TRANDAU_CLB
MATRAN
MACLB2
MACLB1
VONG
NGAYTD
THOIGIAN
CAULACBO
MACLB
TENCLB
Mô hình quan hệ giữa mùa giải, giải thưởng
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi mùa giải có tối thiểu một và tối đa n giải thưởng và mỗi giải thưởng chỉ có trong duy nhất một và chỉ một mùa giải.”
Mối quan hệ giữa MUAGIAI và GIAITHUONG là mối quan hệ một-nhiều, nên
MUAGIAI
NAM
TENMG
NGAYBD
NGAYKT
TENNTT
GIAITHUONG
MAGT
TENGT
NGAYTT
DTTT
NAM
Mô hình quan hệ giữa trận đấu, trọng tài.
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi trận đấu được diều khiển tối thiểu bởi 4 và tối đa 4 trọng tài ( n=4) và mỗi trọng tài được điều khiển tối thiểu 1 và tối đa n trận đấu trong mùa giải.”
Mối quan hệ giữa TRANDAU và TRONGTAI là mối quan hệ nhiều-nhiều, nên ta sẽ tạo ra một thực thể trung gian mới: TRANDAU_TT gồm các thuộc tính: MATRAN, MATT, VITRITT.
MATRAN
MATRAN
BT
BB
TRANDAU_TT
MATRAN
MATT
VITRITT
TRONGTAI
MATT
TENTT
NGAYSINH
DIACHI
Mô hình quan hệ giữa trận đấu, bàn thắng.
Mối quan hệ được phát biểu: “ Mỗi trận đấu có thể không có bàn thắng nào được ghi hoặc có thể có tối đa n bàn thắng. Mỗi bàn thắng chỉ có thực hiện trong một và chỉ một trận đấu.”
Mối quan hệ giữa TRANDAU và BANTHANG là mối quan hệ một-nhiều nên:
TRANDAU
MATD
BT
BB
BANTHANG
MABT
THOIGIAN
VONG
NGAYTD
MATD
Sau khi chuyển đổi sang mô hình quan hệ, ta được các thực thể sau:
CAUTHU (MACT, TENCT, HOKHAU, SDT, NGAYSINH, VITRI, MAQG, MACLB)
HLV (MAHLV, TENHLV, DIACHI, NGAYSINH, SDT, VAITRO, MAQG, MACLB)
QUOCGIA (MAQG, TENQG)
TINH (MATINH, TENTINH, MAQG)
CAULACBO (MACLB, TENCLB, MASAN)
SANBONG (MASAN, TENSAN, DIACHI)
BANTHANG (MABT, THOIGIAN, VONG, NGAYTD, MATD, MACT)
TRANDAU (MATRAN, BT, BB)
TRANDAU_CLB (MATRAN, MACLB1, MACLB2, VONG, NGAYTD, THOIGIAN)
MUAGIAI (NAM, TENMG, TENNTT, NGAYBD, NGAYKT)
GIAITHUONG (MAGT, TENGT, DTTT, NGAYTT, NAM)
TRANDAU_TT (MATRAN, MATT, VITRITT)
TRONGTAI (MATT, TENTT, DIACHI, NGAYSINH, SDT)
MUAGIAI_CLB (NAM, MACLB)
Mô hình quan hệ CSDL:
Thiết lập các quan hệ và chuẩn hóa.
CAUTHU
MACT
TENCT
HOKHAU
NGAYSINH
SDT
VITRI
MAQG
MACLB
FD1:
Khóa MACT. FD1 là phụ thuộc hàm đầy đủ, không có PTH bắc cầu (mỗi cầu thủ xác định được một mã quốc gia và một mã câu lạc bộ duy nhất).
MACT là siêu khóa của CAUTHU
Chuẩn BC.
HLV
MAHLV
TENHLV
DIACHI
NGAYSINH
SĐT
VAITRO
MAQG
MACLB
FD1:
Khóa MAHLV. FD1 là phụ thuộc hàm đầy đủ, không có PTH bắc cầu (mỗi huấn luyện viên xác định được một mã quốc gia và một mã câu lạc bộ duy nhất).
MAHLV là siêu khóa của HLV
Chuẩn BC.
QUOCGIA
MAQG
TENQG
FD1:
Khóa MAQG. FD1 là phụ thuộc hàm đầy đủ, không có PTH bắc cầu MAQG là siêu khóa của QUOCGIA
Chuẩn BC.
TINH
MATINH
TENTINH
MAQG
FD1:
Khóa MATINH. FD1 là phụ thuộc hàm đầy đủ, không có PTH bắc cầu (mỗi tỉnh xác định được một mã quốc gia duy nhất).
MATINH là siêu khóa của TINH.
Chuẩn BC.
CAULACBO
MACLB
TENCLB
MASAN
FD1:
Khóa MACLB. FD1 là phụ thuộc hàm đầy đủ, không có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định CSDL hệ thống quản lý giải thi đấu bóng đá quốc gia.docx