MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU . 4
Chương 1: Lý luận chung về bộ máy quản lý . 5
I. Một số khái niệm cơ bản . 5
1. Quản lý . 5
2. Bộ máy quản lý . 5
3. Lao động quản lý và phân loại lao động quản lý . 6
3.1 Lao động quản lý . 6
3.2 Phân loại lao động quản lý . 6
II. Tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp . 7
1. Khái niệm, nội dung và yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý . 7
1.1 Các khái niệm . 7
1.2 Yêu cầu đối với tổ chức bộ máy quản lý . 8
1.3 Nội dung của bộ máy quản lý doanh nghiệp . 8
2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý . 9
2.1 Các mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 9
2.2 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý . 12
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý . 13
4. Các phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 15
III. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý . 17
1. Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý . 17
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý . 18
2.1 Tính tất yếu của việc hoàn thiện bộ máy quản lý . 18
2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý có liên quan chặt chẽ đến chiến lược kinh doanh của tổ chức . 19
2.3 Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Đa ngành Hà Nội . 19
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây dựng Đa ngành Hà Nội . 21
I. Những đặc điểm cơ bản của công ty ảnh hưởng tới công tác tổ chức bộ máy quản lý . 21
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty . 21
2. Đặc điểm về kỹ thuật và nguồn lực . 24
2.1 Năng lực về thiết kế và sản xuất . 24
2.2 Năng lực về tài chính . 26
2.3 Về nguồn nhân lực . 27
3. Quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty . 28
3.1 Quy trình sản xuất của công ty . 28
3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm . 29
4. Thuận lợi và khó khăn hiện tại và công ty . 29
5. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 30
II. Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của công ty . 31
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty . 31
2. Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong công ty . 32
2.1 Khối cơ quan công ty . 32
2.1.1 Ban Giám đốc . 32
2.1.2 Phòng Kinh doanh . 35
2.1.3 Phòng Tài chính Kế toán . 38
2.1.4 Phòng Kỹ thuật . 40
2.1.5 Phòng Vật tư Thiết bị . 42
2.2 Khối đơn vị sản xuất trực tiếp . 44
3. Phân tích, đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty . 45
3.1 Phân tích số lượng, kết cấu và trình độ của lao động quản lý . 45
3.1.1 Phân tích số lượng lao động quản lý . 45
3.1.2 Phân tích kết cấu của lao động quản lý . 46
3.1.3 Phân tích về trình độ của lao động quản lý . 47
3.2 Phân tích về điều kiện làm việc của lao động quản lý . 47
3.2.1 Tình hình tổ chức nơi làm việc . 47
3.2.2 Điều kiện làm việc của lao động quản lý . 47
4. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây . 49
5. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của công ty . 50
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần Xây dựng Đa ngành Hà Nội . 52
I. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý . 52
1. Những mục tiêu cơ bản của hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty . 52
2. Yêu cầu của việc hoàn thiện bộ máy quản lý . 53
3. Một số điểm cần lưu ý khi hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty . 53
4. Cơ sở để hoàn thiện bộ máy quản lý . 53
II. Các phương pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tại công ty . 53
1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 53
1.1 Ban Giám đốc . 54
1.2 Hoàn thiện cơ cấu các phòng ban . 56
2. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý . 58
2.1 Phòng kinh doanh . 59
2.2 Trưởng phòng Tài chính Kế toán . 60
2.3 Trưởng phòng Kỹ thuật . 61
2.4 Trưởng phòng Vật tư Thiết bị . 61
3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý . 62
4. Hoàn thiện tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động . 64
5. Kỷ luật và trách nhiệm vật chất . 65
Kết luận . 66
Tài liệu tham khảo . 67
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đa Ngành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tiến độ giao hàng. Người lao động đủ việc làm thu nhập tương đối cao. Tập thể công ty là một khối thống nhất từ trên xuống dưới; bầu không khí làm việc hoà đồng vui vẻ, có tính năng động cao đã tạo ra thế và lực vững chắc làm tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009 và các năm tiếp theo.
* Khó khăn.
Công ty vẫn còn một số hạn chế là tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua tăng không đều, thiếu bền vững, vốn tồn đọng nơi khách hàng khá lớn. Nguyên nhân chính là do Công ty vẫn thiếu vốn kinh doanh, phụ thuộc quá nhiều vào hạn mức ngân hàng. Ngoài ra cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty chưa được hoàn chỉnh, cơ cấu tổ chức thường xuyên thay đổi (thay đổi hàng tháng) theo tình hình sản xuất của công ty; chưa xây dựng được nội quy lao động toàn công ty, lao động quản lý còn kiêm quá nhiều nhiệm vụ và chức năng nên hiệu quả quản lý chưa cao. Công tác quản lý kinh tế và tài chính vẫn còn một số tồn tại như: một số đơn vị trực thuộc khối lượng giá trị dở dang, công nợ tồn đọng lớn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Qua hơn bốn tháng triển khai thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của công ty đã đạt được một số kết quả ban đầu như: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty được kiện toàn, tăng cường được mối quan hệ, lề lối làm việc của các đơn vị phòng ban được chặt chẽ hơn. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đổi mới công ty, thực hiện phân rõ nhiệm vụ và chức năng của từng nhân viên trong các phòng ban và hoàn thiện quy trình sản xuất dưới nhà máy, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 và từng bước xây dựng thương hiệu của công ty.
5. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển công ty trở thành một công ty hàng đầu về chất lượng, phương hướng của công ty từ nay đến năm 2012 là tăng cường đoàn kết, tích cực đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với năng lực và sở trường của công ty. Tăng cường nhanh giá trị sản xuất đạt hiệu quả cao
Mục tiêu:
- Phấn đấu tổng giá trị sản xuất của công ty giữ tốc độ phát triển bình quân là 35%, đến năm 2012 tổng giá trị đạt 32 tỷ VNĐ.
- Hoàn thành đúng tiến đô sản phẩm theo đơn đặt hàng.
- Đa dạng hoá sản phẩm từ kết cấu đơn giản đến phức tạp, sản xuất thêm mặt hàng nhà thép tiền chế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế.
- Phát triển vốn sản xuất của công ty: Phấn đấu đến năm 2015 vốn sản xuất kinh doah của công ty trên 45 tỷ VNĐ, đảm bảo trả vốn vay trung và dài hạn.
- Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng điều kiện đủ để doanh nghiệp thành công trên thương trường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trình độ cao. Xây dựng một tập thể công nhân có tay nghề cao, có tác phong sản xuất công nghiệp đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty
HĐQT
Tổng Giám đốc
Cố vấn
Trợ lý nhân sự
Phòng kinh doanh
GĐ điều hành
Phòng TC kế toán
Quản đốc Nhà máy
Phòng kỹ thuật
Bộ phận vật tư
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty đựơc tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng với chế độ một thủ trưởng được miêu tả như sơ đồ. Theo sơ đồ này Tổng Giám đốc được sự giúp đỡ tích cực của các phòng ban về các quyết định kinh doanh nên công việc tiến triển hiệu quả hơn, mệnh lệnh từ Tổng Giám đốc đã được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cơ cấu mô hình còn có những hạn chế như bộ phận Trợ lý nhân sự và bộ phận cố vấn bố trí như vậy là chưa hợp lý.
2. Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong công ty
2.1. Khối cơ quan Công ty
2.1.1. Ban Giám đốc
Bảng 4: Cơ cấu hiện tại của ban giám đốc
STT
Chức năng nhiệm vụ
Tuổi
Ngành đào tạo
TĐ chuyên môn
1
Tổng Giám
55
Cơ khí
Trên đại học
2
Giám đốc điều hành
52
Cơ khí
Trên đại học
3
Quản đốc nhà máy
45
X D máy
Trên đại học
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
a. Tổng Giám đốc công ty
- Chức năng:
+ Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên của công ty.
+ Lãnh đạo công ty thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được Hội đồng quản trị thông qua.
+ Chỉ đạo cung cấp nguồn lực thực hiện dự án quản lý chất lượng.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống văn hoá toàn công ty.
+ Các lĩnh vực lãnh đạo: Công tác tổ chức cán bộ; công tác kinh tế tài chính; Công tác đầu tư, định hướng chiến lược của công ty; công tác tuyển dụng lao động và tổ chức thi đua khen thưởng.
b. Giám đốc điều hành
- Chức năng: Trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, phòng vật tư và chỉ đạo giám sát nhà máy.
- Nhiệm vụ chính:
+ Thiết kế sản phẩm, dự tính định mức vật tư, dự toán giá thành
+ Lập kế hoạch sản xuất về các đầu công việc, vật tư, tiến độ và chuyển giao kế hoạch cho quản đốc nhà máy để triển khai sản xuất, cho phòng kinh doanh để tiến hành nhập khẩu, mua vật tư và thầu phụ.
+ Tổng hợp và phê duyệt hồ sơ về khối lượng các công việc đã hoàn thành theo hợp đồng và chuyển cho phòng kế toán thanh toán hợp đồng.
+ Lập quy trình và cơ chế nhằm theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện dự án.
+ Chịu trách nhiệm về tiến độ triển khai chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
+ Lập báo cáo về tình hình sản xuất, thực hiện hợp đồng, báo cáo giờ công hực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Báo cáo: Giám đốc điều hành báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho Tổng Giám đốc và chịu sự giám sát của Tổng Giám đốc.
- Các mối quan hệ của giám đốc điều hành:
+ Quan hệ với bên ngoài Công ty: Chịu trách nhiệm chính với khách hàng về triẻn khai thực hiện các hạng mục công việc theo đúng hợp đồng được phòng kinh doanh bàn giao; Quan hệ với các trưng tâm nghiên cứu, trường học nhằm cập nhật và thu nhận các thông tin về khoa học công nghệ, tuyển dụng, đào tạo cán bộ kỹ thuật và đào tạo nghề.
+ Quan hệ với phòng kinh doanh: Giữ vai trò là đầu mối quan hệ với khách hàng trong triển khai hợp đồng; Cung cấp về tiến độ thực hiệncông việc triển khai hợp đồng nhằm phối hợp đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng; Cung cấp thông tin về năng lực sản xuất để phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh.
+ Quan hệ với phòng kỹ thuật: Trưởng phòng kỹ thuật báo cáo tực tiếp cho Giám đốc điều hành, kiểm duyệt, lập dự toán, triển khai các hợp đồng của phòng kỹ thuật; Giám sát chỉ đạo phòng kỹ thuật trong việc lập kế hoạch, tiến hành phê duyệt thầu phụ.
+ Quan hệ với nhà máy: Quản đốc nhà máy báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành cung cấp cho nhà máy tất cả các yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công việc, thời gian hoàn thành, định mức tiêu tthụ vật tư để triển khai hợp đồng; Kiểm tra và phê duyệt, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành của nhà máy để hoàn tất hồ sơ nghiệm thu hợp đồng.
c. Quản đốc Nhà máy
- Nhiệm vụ:
+ Nhận hồ sơ từ Giám đốc điều hành và thực hiện chế tạo sản phẩm, lắp đặt theo thông số kỹ thuật và khối lượng được giao vào số hợp đồng kiểm tra dữ liệu thông tin đến.
+ Kiểm tra, giám sát về chất lượng và thực hiện tiến độ các đầu công việc của nhà máy theo kế hoạch được giao.
+ Tiến hành triển khai thực hịên tiến độ các đầu công việc của nhà máy theo kế hoạch được giao.
+ Tiến hành triển khai thực hiện các hợp đồng vận chuyển trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc, xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc điều hành về các vấn đề phát sinh, các công việc xưởng không thực hiện đượccần thuê thầu phụ.
+ Quyết định về nhu cầu văn phòng phẩm của Nhà máy theo đề xuất của kế toán, kiêm hành chính nhà máy.
+ Quản lý thiết bị trong xưởng: Lập hồ sơ bảo dưỡng, sửa định kỳ các máy móc công cụ, thiết bị đo lường và thiết bị vận chuyển, lập biên bản sự cố thiết bị.
+Quản lý kho vật tư và nhận hàng nhập khẩu từ phòng vật tư theo đúng yêu cầu phòng kỹ thuật đưa ra.
+ Bàn giao sản phẩm cho khách hàng, dán nhãn mác, bao gói sản phẩm, lập hồ sơ thủ tục giao hàng.
+ Kiểm tra định kỳ an toàn lao động và lập kế hoạch dự trù bảo hộ lao động.
+ Lập báo cáo về an toàn lao động và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của Giám đốc điều hành.
+ Tổng hợp khối lượng công việc hoàn thành của nhà máy, hoàn thành hồ sơ về khối lượng công trình để chuyển giao cho Giám đốc điều hành về những vấn đề phát sinh nhân sự nhà máy.
- Chức năng:
+ Quyết định các công việc triển khai sản xuất của nhà máy nhằm đảm bảo thực hiện tốt các công việc được Giám đốc điều hành giao.
+ Quyết định những hợp đồng thầu phụ và vận chuyển với những công việc hiện tại thường có giá trị thấp (dưới 1 triệu đồng).
+ Quản lý nhân sự trong nhà máy: Tổ chức phân công công việc, theo dõi đánh giá nhân sự nhà máy.
+ Chịu sự giám sát và thẩm quyền báo cáo của Giám đốc điều hành.
- Mối quan hệ của quản đốc Nhà máy.
+ Với phòng kinh doanh: Nhận hàng do phòng kinh doanh nhận về; báo cáo Giám đốc điều hành về các vấn đề sai lệch về tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng hàng nhập kho.
+ Với giám đốc điều hành: Báo cáo tiến độ, báo cáo giờ công, báo cáo về các sự cố phát sinh, phối hợp với cán bộ phụ trách dự án của phòng kỹ thuật để trỉên khai hợp đồng; lập hồ sơ khối lượng công việc hoàn thành trình Giám đốc điều hành phê duyệt để tiến hành thanh lý hợp đồng.
2.1.2. Phòng kinh doanh
- Nhiệm vụ:
+ Lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường; nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp , các hướng phát triển công nghệ.
+ Lên kế hoạch kinh doanh của phòng trình Tổng Giám đốc phê duyệt: Lập kế hoạch hàng năm và quý về phát triển kinh doanh của công ty trình Tổng Giám đốc phê duyệt, kế hoạch kinh doanh phải xác định rõ các mục tiêu về doanh số, thị phần, lợi nhuận, mức độ tăng trưởng, các mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp khác; Lập kế hoạch thực hiện chi tiết hàng tháng và quý cho từng bộ phận kinh doanh với chỉ tiêu công tác và đầu công việc cụ thể cho tường người nhằm làm căn cứ cho công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng người.
+ Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các nhân viên trong phòng, cũng như việc triển khai các hợp đồng của bộ phận khác (kế toán và sản xuất), nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng; Lập báo cáo kinh doanh định kỳ trong hệ thống báo cáo cho các cơ quan có liên quan như: chủ quản, chính quyền.....
+ Liên hệ với khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng; Xác định giá bán, tiến hành các hoạt động tiếp cận với khách hàng, đấu thầu, chào giá, đàm phán ký kết hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
+ Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng.
+ Cung cấp thông tin về đặc điểm khách hàng, yêu cầu của khách hàng cho phòng kỹ thuật và Nhà máy, phục vụ công tác thiết kế, giám sát kỹ thuật thi công, tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ đấu thầu và thực hiện hợp đồng.
+ Trợ lý Tổng Giám đốc về các vấn đề chiến lược, tổ chức, quản lý và điều hành công ty. Hỗ trợ Tổng Giám đốc trong các quan hệ đối ngoại, quan hệ với chính quyền sở tại cũng như các hoạt động cộng đồng.
+ Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành nhân sự thuộc phòng kinh doanh, xây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh và phát huy được năng lực và chuyên môn của từng người.
- Chức năng:
+ Tổ chức, phân công, theo dõi, đánh giá công tác các nhân viên trong phòng.
+ Định giá bán và giá đấu thầu, đàm phán và ký kết các hợp đồng bán hàng và nhập khẩu theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
+ Quyết định các khoản chi theo định mức được phê duyệt.
+ Thực hiện các kế hoạch quảng cáo, xúc tiến thương mại theo kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
+ Báo cáo Tổng Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến tiến độ và chất lượng triển khai hợp đồng nhằm đảm bảo hợp đồng nhằm đảm bảo hợp đồng được triển khai đúng kế hoạch.
+ Theo dõi các thông tin phản hồi về thực hiện hợp đồng, các chi phí phát sinh, lãi lỗ của các hợp đồng.
- Mối quan hệ trong nội bộ Công ty:
+ Phối hợp với phòng kế toán: Lập báo cáo tài chính, tiến hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và đặt cọc; Hỗ trợ với bộ phận kế toán làm thanh toán, thanh lý hợp đồng; Hỗ trợ với phòng kế toán tiến hành nhập khẩu trang thiết bị.
+ Với bộ phận kỹ thuật: Chuyển giao yêu cầu của khách hàng cho bộ phận kỹ thuật để triển khai dự án, tính khối lượng công việc và giá thành. Sau khi ký kết hợp đồng chuyển cho bộ phận sản xuất nhằm triển khai. Kết hợp với bộ phận kỹ thuật và Nhà máy để theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng; Phối hợp cùng Giám đốc sản xuất xác định nhu cầu và các thông số kỹ thuật để lập kế hoạch nhập khẩu và tiến hành nhập khẩu.
+ Với Nhà máy: Chuyển giao hàng nhập khẩu cho giám đốc Nhà máy; Tiếp nhận thông tin về năng lực sản xuất để lập kế hoạch kinh doanh.
Bảng 5: Cơ cấu phòng kinh doanh
Chức năng nhiệm vụ
Số lượng
Trình độ
Chuyên môn
Trình độ
tiếng Anh
1. Trưởng phòng
1
Đại học
Kỹ sư cơ khí
C
2. Bộ phận Marketing
2
Đại học
Kỹ sư xây dựng
C
3. Bộ phận xuất nhập khẩu
1
Đại học
Kế toán TC
B
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Kết cấu phòng như vậy là tương đối gọn nhẹ, nhưng trưởng phòng phải kiêm quá nhiều việc. Tất cả các nhân viên trong phòng đều ở trình độ đại học, có chuyên môn về cơ khí và xây dựng khoa máy, ngoài ra còn được trang bị thêm các kiến thức về quản trị kinh doanh, kiến thức về Marketing. Kỹ năng giao tiếp và trình diễn tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế AutoCAD, lập kế hoạch MS Profect, tin học văn phòng, các phần mềm hệ thống và internet. Về độ tuổi, cả bốn người trong phòng đều có độ tuổi dưới 30 tuổi, chiếm 100%. Với cơ cấu trên, Phòng có thể hoàn thành tốt công việc với cơ cấu độ tuổi và trình độ đồng đều hợp lý, kết hợp được sự năng động, nhiệt tình của tuổi trẻ, cũng như kinh nghiệm trong công tác lâu năm. Tuy nhiên các chức năng nhiệm vụ của của từng nhân viên trong phòng chưa được phân công rõ ràng, còn thiếu nhân viên chịu trách nhiệm về đấu thầu và đầu tư.
2.1.3. Phòng tài chính kế toán
* Nhiệm vụ:
- Về tài chính kế toán:
+ Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của công ty trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
+ Tổ chức các hoạt động ghi chép sổ sách, lưu giữ chứng từ và hạch toán chi phí cho hoạt động kinh doanh theo các quy trình kế toán của công ty và đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức các hoạt động tiền gửi ngân hàng và thanh toán với ngân hàng và đơn vị bạn.
+ Xây dựng báo cáo tài chính định kỳ theo quy định.
+ Tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty và kiến nghị cho Tổng Giám đốc để có các quyết định kinh doanh hợp lý.
+ Tổ chức các hoạt động tiền mặt để đảm bảo chi phí cho các hoạt động cần thiết.
+ Giám sát tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế, các chứng từ thanh toán và tính toán giá thành sản phẩm.
+ Nghiên cứu các phương hướng, giải pháp để đổi mới, cải tiến hệ thống, phương pháp quản lý trong lĩnh vực kế toán, các lĩnh vực khác có liên quan.
+ Tham khảo chiến lược và các chính sách tài chính, kế toán trong công ty như: dự án tài chính đầu tư mới, dự án tài chính mở rộng sản xuất, quy chế và sử dụng nguồn vốn.
+ Xây dựng các quy định về thanh quyết toán, chứng từ hoá đơn, lưu trữ các văn bản chứng từ về tài chính kế toán.
+ Tham gia kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất những biện pháp uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện những công việc trong lĩnh vực kế toán của đơn vị, của công ty.
+ Tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm trong công tác quản lý hoặc biên soạn các tài liệu bội dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán cho viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngạch thấp hơn.
+ Đưa ra các giải pháp tài chính nhằm quản lý có hiệu quả nguồn vốn.
+ Xây dựng các định mức tài chính.
- Về hành chính văn phòng:
+Tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên như hội họp, tiếp khách, trực điện thoại, điều xe, soạn thảo và gửi nhận các loại công văn giấy tờ giữa các bộ phận trong công ty với các cơ quan bên ngoài.
+ Tổ chức mua sắm văn phòng phẩm, quản lý và cấp phát cho các đơn vị.
+ Tổ chức mua sắm các máy móc thiết, dụng cụ văn phòng, bảo dưỡng và sửa chữa nếu cần thiết.
+ Tổ chức hệ thống văn thư lưu trữ hồ sơ
+ Tổ chức các hoạt động phúc lợi tập thể trong công ty như các giải thể thao, hội diễn văn nghệ, thăm quan và nghỉ mát.
+ Khuyến nghị cho Tổng Giám đốc về xây dựng và sắp xếp bộ máy nhân sự cho bộ phận hành chính.
+ Quan hệ với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường nếu phát sinh.
+ Nghiên cứu cải tiến việc tổ chức các hoạt động hành chính văn phòng theo hướng nâng cao hiệu quả và đơn giản, gọn nhẹ.
+ Tổ chức hệ thống quản lý tài sản văn phòng của công ty; lập sổ sách theo dõi, cập nhật biến động, tổ chức kiểm kê định kỳ.
+ Trợ giúp Tổng Giám đốc trong công tác đối ngoại như mua quà tặng khách, cùng tiếp khách.
* Chức năng phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác huy động và phân phối vật tư, tiền vốn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến nhà máy, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán nhằm giải quyết tốt tài sản của Công ty, ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác quá trình hình thành, vận động và chu chuyển của đồng vốn biểu hiện bằng số lượng và giá trị theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và những quy định cụ thể của công ty về công tác quản lý kinh tế, tài chính.
Bảng 6: Cơ cấu phòng tài chính kế toán
STT
Chức năng nhiệm vụ
Số lượng
Trình độ
Chuyên môn
1
Kế toán trưởng
1
Đại học
Tài chính kế toán
2
Kế toán viên
2
Đại học
Tài chính kế toán
3
Thủ quỹ
1
Đại học
Tài chính kế toán
4
Văn thư
1
Đại học
Ngoại ngữ
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Qua bảng trên ta thấy phòng tài chính kế toán có 5 người. Trong đó số lao động có độ tuổi số lao động có độ tuổi từ 30 đến 40 là 2 người chiếm 40%, dưới 30 tuổi có 3 người chiếm 60%. Về trình độ đào tạo thì cả phòng đạt 100% có trình độ đại học, và chuyên ngành đào tạo đúng công việc, đặc biệt Văn thư được đào tạo từ trường đại học ngoại ngữ nên rất thuận lợi trong công việc nhất là một Liên doanh như Công ty. Phòng chưa có những nhân viên chịu trách nhiệm về tài chính và tín dụng ngân hàng, do vậy công việc của kế toán trưởng còn nặng nề chưa đạt hiệu quả cao trong công tác tài chính kế toán của Công ty.
2.1.4. Phòng Kỹ thuật
- Nhiệm vụ chính:
Lập dự toán, triển khai các hợp đồng, lập dự trù vật tư, cung cấp toàn bộ thông số kỹ thuật, bản vẽ chế tạo cho xưởng; Lập kế hoạch thuê thầu phụ; Cung cấp thông số kỹ thuật các yêu cầu nhập khẩu để phòng kinh doanh tiến hành nhập khẩu; Lập các quy trình chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm;Thiết kế sản phẩm, dự tính định mức vật tư, dự toán giá thành, lập quy trình chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm phân công kỹ sư phụ trách dự án theo đúng chuyên môn và năng lực của họ; Tiến hành thực hiện các hợp đồng thầu phụ theo chỉ đạo của Giám đốc điều hành; Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành nhân sự phòng kỹ thuật, xây dựng môi trương làm việc lành mạnh và phát huy được năng lực và chuyên môn của từng người; Ngoài ra thực hiện các công việc khác của Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành.
- Chức năng:
Báo cáo các vấn đề có liên quan đến chất chất lượng, tiến độ và an toàn trong các dự án phụ trách; Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi triển khai dự án.
- Các mối quan hệ của phòng:
+ Quan hệ với phòng Kinh doanh: Cung cấp thông tin giá thành và thiết kế sơ bộ theo yêu cầu của khách hàng cho phòng kinh doanh; Cung cấp các thông tin bóc tách vật tư để phòng kinh doanh tiến hành nhập khẩu.
+ Quan hệ với Nhà máy: Cung cấp cho Nhà máy tất cả các yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công việc, thời gian hoàn thành định mức tiêu thụ vật tư để triển khai hợp đồng (hồ sơ thực hiện dự án), quy trình chế tạo sản phẩm.
+ Quan hệ với phòng kế toán: Hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật khối lượng công việc, triển khai hợp đồng chuyển cho phòng kế toán nhằm thanh lý hợp đồng, cung cấp cho phòng kế toán các thông tin về định mức vật.
Bảng 7: Cơ cấu phòng kỹ thuật
STT
Chức năng nhiệm vụ
Số lượng
Trình độ
Chuyên môn
Độ tuổi
1
Trưởng phòng
1
Đại học
KS. cơ khí
<30
2
Bộ phận điện
1
Trên ĐH
Thạc sĩ điện
<30
3
Thiết kế máy
3
Đại học
KS xây dựng
<30
4
Bộ phận thiết kế và bóc
tách vật tư
4
Đại học
KS cơ khí
<30
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu phòng kỹ thuật như vậy là rất hợp lý. Đội nhân viên trong phòng có trình độ cao, đạt 100% đại học và trên đại học, trình độ đào tạo đúng chuyên môn. Về độ tuổi thì cả phòng đạt 100% độ tuổi dưới 30, độ tuổi như vậy rất phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trong phòng, thể hiện sự năng động sáng tạo trong công việc. Với tuổi trẻ và trình độ đào tạo cao như vậy phòng đã từng bước đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.5. Phòng Vật tư Thiết bị
- Nhiệm vụ chính:
+ Nghiên cứu, theo dõi thu thập thông tin thị trường vật tư để nắm được thông tin thị trường và các xu hướng biến động của giá cả.
+ Lập và thường xuyên cập nhật để bổ sung danh sách các nhà cung cấp trong và ngoài nước, giữ mối liên hệ với các nhà cung cấp để nắm được các sản phẩm, dịch vụ họ có thể cung cấp.
+ Lập kế hoạch mua vật tư và thiết bị cho Nhà máy, căn cứ vào dự trù vật tư cho các hợp đồng do phòng kỹ thuật cung cấp, căn cứ vào nhu cầu thiết bị và thực trạng vật tư dự trữ trong kho do quản đốc Nhà máy đề xuất, rồi căn cứ vào khả năng cung ứng và các điều kiện thị trường để tiến hành để xuất lập kế hạch mua vật tư và trang bị cho Nhà máy, cho từng hợp đồng sản xuất khác.
+ Lập và đề xuất quy trình mua sắm vật tư thiết bị phù hợp với chính sách mua sắm vật tư, thiết bị của công ty.
+Lập báo cáo tuần và hàng tháng gửi Giám đốc điều hành và Tổng Giám đốc.
+ Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Chức năng:
+ Lập kế hoạch mua vật tư
+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành trong việc lựa chọn nhà cung cấp hoặc trực tiếp lựa chọn khi được uỷ quyền.
+ Tham gia thương thảo giá cả và các điều kiện mua cùng với Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành.
+ Ký các đơn hàng mua vật tư, thiết bị và dụng cụ được uỷ quyền.
- Mối quan hệ bên trong Công ty:
+ Phối với kế toán để làm các thủ tục mua vật tư thiết bị, cung cấp cho nhà cung cấp.
+ Phối hợp với phòng kỹ thuật và Nhà máy để kịp thời xác định các yêu cầu về vật tư, thiết bị và những phát sinh về các yêu cầu này.
Hiện nay phòng Vật tư và thiết bị chỉ do một cán bộ đảm nhận. Cán bộ này có trách nhiệm đảm bảo cung cấp vật tư và thiết bị cho toàn Công ty. Cán bộ này là kỹ sư cơ khí, có khả năng làm việc với cường độ cao, năng động, sáng tạo và quyết toán trong công việc. Phòng vật tư và thiết bị này còn gặp những khó khăn và vướng mắc trong công việc nhập kho, phân phối vật tư và giúp cán bộ trong công tác lên kế hoạch mua vật tư và cung cấp vật tư cho Nhà máy làm hạn chế đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Ngoài các phòng ban trên Công ty còn có thêm hai bộ phận nữa, đó là bộ phận trợ lý nhân sự và bộ phận cố vấn trong đó:
* Trợ lý nhân sự với chức năng: Trợ lý Tổng Giám đốc trong các vấn đề về thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng và điều phối sử dụng hợp lý thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, nhằm đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của Công ty. Còn nhiệm vụ của trợ lý nhân sự gồm:
+ Thực hiện các chức năng nhận xét cán bộ, thực hiện công tác nâng lương giúp Tổng Giám đốc giải quyết đúng đắn, hợp lý chính sách lao động tiền lương cũng như các chế độ chính sách khác đối với cán bộ công nhân viên.
+ Cùng các phòng ban chức năng khác nghiên cứu đề xuất biện pháp giải quyết đơn thư khiếu lại, khiếu tố khi cần thiết.
+ Tổng hợp văn bản.
+ Có phương án chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, khám và điều trị bệnh cho cán bộ công nhân viên.
+ Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức sản xuất và quản lý, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chức trách và quan hệ lề lối công tác giữa các đơn vị, phòng ban theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty và các quy chế chức năng cụ thể khác.
+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất tổ chức thực hiện quy hoạch, đề bạt cán bộ, công tác tuyển dụng, đào tạo tay nghề, bổ sung cán bộ công nhân đáp ứng nhu cầu sản xuất và quản lý của Công ty.
Bộ phận này hiện nay chỉ do một cán bộ đảm nhận, với độ tuổi 42, trình độ đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ đang làm, nhưng có kinh nghiệm lâu năm trong vấn đề trang bị bảo hộ lao động và các vấn đề an toàn lao động.
* Cố vấn: Bộ phận cố vấn của Công ty do hai giảng viên đại học đảm nhiệm với nhiệm vụ cố vấn cho Tổng Giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112173.doc