-Thời điểm xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành là khi :
+ Đơn vị đã nhận được hàng hóa từ nhà cung cấp.
+ Đã thanh toán tiền cho các nhà cung cấp thông qua chấp nhận thanh toán.
Tùy thuộc vào phương thức mua hàng mà thời điểm xác định mua hàng khác nhau.
- Phương thức mua hàng có hai phương thức:
+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị để nhận hàng theo quy định trong hợp đồng hoặc để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chị trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về doanh nghiệp. Theo phương thức này thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty cổ phần thương mại và sản xuất Mai Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp bao gồm:
- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh ( lao động, hàng tồn kho, TSCĐ).
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm .
- Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh.
- Kế toán quản trị các hoạt động đầu tư tài chính.
- Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.
* Nếu xét quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với các chức năng quản lý.
- Chính thức hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế.
- Lập dự toán chung và dự toán chi tiết
- Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu.
- Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị
2.2.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Kế toán quản trị
Theo yêu cầu chung của kế toán và căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin, kế toán quản trị có nhiệm vụ sau:
- Thiết lập các dự toán về ngân sách, về chi phí, doanh thu kết quả cho một kỳ hoạt động kinh doanh, sau đó cần phải xem tình hình thực hiện như thế nào.
- Tính toán một cách chi tiết những chi phí cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở phân tích kết quả của từng bộ phận từ đó đề ra các phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán quản trị phải theo dõi thị trường để ổn định chính sách giá cả, chương trình sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
2.2.4. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán là cung cấp thông tin để giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các chức năng cơ bản của quản lý
Lập kế hoạch
Đánh giá
Ra quyết định
Thực hiện
Kiểm tra
Vai trò của kế toán quản trị được thực hiện trong các khâu của quá trình quản lý
- Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán:
Để thực hiện chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, các kế hoạch và dự toán được lập đảm bảo tính khoa học và tính khả thi cao đòi hỏi phải dựa trên những thông tin đầy đủ, thích hợp và có cơ sở. Các thông tin chủ yếu do kế toán quản trị cung cấp.
- Trong giai đoạn tổ chức thực hiện:
Trong khâu tổ chức thực hiện, các nhà quản lý phải biết liên kết tốt nhất giữa các yếu tố con người và các nguồn lực khác sao cho kế hoạch đươct thực hiện tốt ở mức cao nhất và hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này,nhà quản trị có nhu cầu rất lớn các thông tin kế toán quản trị cung cấp.
- Trong giai đoạn kiểm tra đáng giá:
Nhà quản trị sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, đòi hỏi việc kiểm tra và đánh giá thực hiện. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu thực hiện với kế hoạch và dự toán, xác định những khác biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra.
- Trong khâu ra quyết định.
Phần lớn các thông tin do kế toán quản trị cung cấp giúp các nhà quản trị ra quyết định, đó là chức năng quan trọng xuyến suốt các khâu quản trị doanh nghiệp.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và quá trình kế toán quản trị:
Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và quá trình kế toán quản trị
Chức năng quản lý Quá trình kế toán
Lập báo cáo
Thu thập số liệu
Dự toán
Xây dựng mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá
Xác định mục tiêu
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
2.3. Kế toán tài chính
2.3.1. Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
* Khái niệm:
TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu và những tư liệu lao động khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Hiện nay ở nước ta quy định những tư liệu lao động là TSCĐ có giá trị lớn từ 10 triệu và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
* Đặc điểm:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanhvà vẫn giữ được hình thát vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải phá bỏ.
- TSCĐ bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của chúng chuyển dịch dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến độ khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về luật pháp… giá trị của TSCĐ vô hình cũng bị chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời thời gian, địa điểm sử dụng và hiện trạng của TSCĐ. Số hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ, giá trị hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.
- Tính đúng, đủ số hao mòn TSCĐ, tình hình trích lập, sử dụng khoản đầu tư dài hạn phân bổ chính xác số khấu hao và trích lập dự phòng vào chi phí bán hàng.
- Lập và chấp hành các chi phí dự toán, sửa chữa TSCĐ,đề xuất phương án khai thác sử dụng triệt để TSCĐ, thanh lý kịp thời những TSCĐ không sử dụng được.
- Cung cấp tài liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý.
- TSCĐ hiện nay của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình được hình thành từ quỹ đầu tư và phát triển, ngân sách cấp và từ nguồn vốn góp của các cổ đông.
- Hiện nay công y có những tài sản chủ yếu là : Nhà cửa, trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải , máy vi tính, máy photo, máy điều hoà, máy in….
+ Hệ thống tài khoản sử dụng:
TK 211 “TSCĐ hữu hình”
TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”
TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
TK 009 “ Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
Quy trình hạch toán của TSCĐ theo sơ đồ sau:
Chứng từ giảm TSCĐ
Chứng từ tăng TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng phân bổ khấu hao
Sổ cái TK 211
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hàng ngày khi nhận được chứng từ tăng, giảm TSCĐ, Kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, quyết định tăng, giảm TSCĐ kế toán tiến hành mở thẻ TCSĐ đồng thời ghi vào bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. Và từ bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ đối chiếu với thẻ TSCĐ.
Cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ kế toán tiến hành lập bảng trích khấu hao TSCĐ và lập sổ cái TK 211.
* Tình hình biến động TSCĐ trong công ty CP TM và sản xuất Mai Phương .
Trong quá trình kinh doanh ,nhìn chung TSCĐ vẫn thường xuyên bị biến động tăng, giảm. Quản lý tốt sẽ phát huy hết năng lực hiện có của công ty và đồng thời sẽ giám sát được tình hình hư hỏng của TSCĐ để kịp thời khắc phục đề ra biện pháp sửa chữa,đáp ứng nhu cầu sử dụng cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho việc tính toán và phân bổ khấu hao cho phù hợp với từng bộ phận sử dụng.
Phương pháp quản lý và đánh giá TSCĐ.
- TSCĐ do mua sắm mới
Nguyên giá
=
Giá hoá đơn
(chưa thuế)
+
Chi phí lắp đặt chạy thử
-
Giảm giá
( nếu có)
- TSCĐ do được cấp
Nguyên giá
=
Giá trị ghi trong biên bản gốc
( biên bản giao nhận TSCĐ)
+
Chi phí tiếp nhận
(nếu có)
- TSCĐ do điều chỉnh trong nội bộ:
Nguyên giá TSCĐ điều chuyển trong nội bộ
=
Nguyên giá của giá trị ghi trong sổ của đơn vị điều chuyển đến
- Đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Hao mòn luỹ kế
Kế toán tăng TSCĐ:
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp việc TSCĐ tăng chủ yếu là do công ty đầu tư mua mới. Việc điều chuyển trong nội bộ công ty là rất ít.
TSCĐ do mua ngoài kế toán ghi như sau:
Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133.2 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 341, 111, 112…
TSCĐ do điều chuyển nội bộ kế toán ghi như sau:
Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Khi ghi tăng TSCĐ thì kế toán căn cứ vào:
+ Quyết định tăng TSCĐ.
+ Hợp đồng kinh tế.
+ Biên bản giao nhận tài sản.
Kế toán giảm TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng có những TSCĐ bị hư hỏng hoặc đã trích khấu hao hết, TSCĐ lạc hậu không phù hợp với viêc sử dụng thì phải báo cáo lên cấp trên để xin thanh lý. Khi thanh lý phải lập biên bản thanh lý. Biên bản thanh lý này phải lập thành 2 liên: 1 liên đưa cho nơi sử dụng, 1 liên ở phòng kế toán để làm căn cứ ghi giảm TSCĐ.
Kế toán ghi bút toán xoá sổ TSCĐ
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn
Nợ TK 811 : Giá trị còn lại
Có TK 211 : Nguyên giá
Khi nhượng bán TSCĐ căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ, ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 : Chi phí khác ( phần giá trị còn lại )
Có TK 211, 213 : Nguyên giá
Số tiền thu từ nhượng bán TSCĐ được coi là một khoản thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138 : Số thu từ nhượng bán
Có TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng
Chi phí liên quan đến hoạt động nhượng bán TSCĐ được coi như các khoản chi phí khác, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí khác
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112,…
Kết quả nhượng bán TSCĐ cũng được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh bất thường và được phản ánh như trường hợp thanh lý TSCĐ.
Sau đó kế toán phản ánh doanh thu, chi phí thanh lý. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu , chi phí thanh lý để xác định kết quả.
Kế toán TSCĐ thuê hoạt động
Khi nhận TSCĐ thuê hoạt động kế toán ghi đơn bên Nợ TK 001.
Khi xác định chi phí tiền thuê phải trong kỳ, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642 : Tiền thuê tính vào chi phí bộ phận sử dụng
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 :Tổng giá thanh toán
Trường hợp doanh nghiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ thuê, kế toán ghi:
- Khi trả trước tiền:
Nợ TK 627, 641, 642 : Số trả kỳ này
Nợ TK 142, 242 : Số trả các kỳ sau
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
Định kỳ, phân bổ số tiền thuê phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142, 242
* Hạch toán khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình hoạt đông kinh doanh buôn bán, gía trị TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được tính vào chi phí cho từng bộ phận sử dụng. Vì vây mỗi doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp trích khấu hao như sau:
Mức khấu hao TCSĐ
bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
* Hạch toán sửa chữaTSCĐ:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Việc hạch toán sửa chữa TSCĐ có 2 phương thức: Tự làm và thuê ngoài. Tại công ty cổ phần TM và sản xuất Mai Phương khi sửa chữa TSCĐ chủ yếu là tự làm bởi trong công ty đã có đội ngũ chuyên sửa chữa riêng. Do đó công tác sửa chữa được tiến hành rất nhanh chóng đảm bảo tốt cho công tác kinh doanh.
Ta có tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty như sau ( trang sau):
Tình hình tăng giảm TSCĐ
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
Số đầu năm
Số tăng trong năm
Số giảm trong năm
Số cuối năm
Số đầu năm
Số tăng trong năm
Số giảm trong năm
Số cuối năm
Số đầu năm
Số cuối năm
TSCĐ hữu hình
-
77.806.365
-
77.806.365
-
12.855.357
-
12.855.357
-
64.951.008
- Nhà cửa
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Vật kiến trúc
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Máy móc, thiết bị
-
66.806.365
-
66.806.365
-
10.855.357
-
10.855.357
-
55.951.008
- Phương tiện vận tải
-
11.000.000
-
11.000.000
-
2000.000
-
2000.000
-
9.000.000
TSCĐ thuê tài chính
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
TSCĐ vô hình
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Quyền sử dụng đất
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cộng
-
77.806.365
-
77.806.365
-
12.855.357
-
12.855.357
-
64.951.008
2.2.5. Kế toán quá trình mua hàng
2.2.5.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng
Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hóa được coi là hàng mua, khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau :
- Phải thông qua một phương thức mua bán thanh toán tiền hàng nhất định.
- Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyễn sở hữu về tiền hay một loại hàng hóa khác.
- Hàng hóa mua vào nhằm mục đích để bán hoặc thông qua sản xuất gia công để bán. Ngoài ra, hàng mua về vừa dùng cho họat động kinh doanh, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp… mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua.
2.2.5.2. Thời điểm xác định hàng mua và các phương thức mua hàng
-Thời điểm xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành là khi :
+ Đơn vị đã nhận được hàng hóa từ nhà cung cấp.
+ Đã thanh toán tiền cho các nhà cung cấp thông qua chấp nhận thanh toán.
Tùy thuộc vào phương thức mua hàng mà thời điểm xác định mua hàng khác nhau.
- Phương thức mua hàng có hai phương thức:
+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị để nhận hàng theo quy định trong hợp đồng hoặc để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chị trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về doanh nghiệp. Theo phương thức này thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán.
+ Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào
hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định. Trong trường hợp này, hàng hóa được xác định là hàng mua khi bên mua đã nhận được hàng ( do bên bán chuyển đến ) đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán.
2.2.5.3.Tính giá hàng mua.
Tính giá hàng mua là vịêc xác định giá ghi sổ của hàng hóa mua vào. Theo quy định, khi phản ánh trên các sổ kế toán, hàng hóa được phản ánh theo giá thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá phí.
Giá thực tế của
hàng mua ngoài
=
Giá mua
của hàng hoá
+
Thuế NK, TTĐB
phải nộp (nếu có)
-
Giảm giá
hàng mua
+
Chi phí FS
thu mua
Trong đó:
- Giá mua của hàng hóa là số tìên mà doanh nghịêp phải trả cho người bán theo hợp đồng hoặc hóa đơn. Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá mua của hàng hóa là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua của hàng hóa đã bao gồm cả thuế Giá trị gia tăng.
- Chi phí mua hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng ( Vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, chi phí bảo hiểm…). Nếu trong trường hợp hàng mua vào tính vào giá thực tế của hàng mua.
- Giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua bao gồm:
+ Giảm giá đặc biệt là phần giảm giá do hàng kém phẩm chất, sai quy cách…
+ Bớt giá là số tiền thưởng cho khách hàng khi mua nhiều hàng tính trên một hóa đơn hoặc một hợp đồng.
+ Hồi khấu là số tiền thưởng cho khách hàng do khối lượng hàng mua tính trên tổng hóa đơn hay tổng các hợp đồng kinh tế đã thực hiện trong kỳ là đáng kể.
Các khoản bớt giá và hồi khấu thưởng cho khách hàng còn gọi là chiết khấu thương mại.
2.2.5.4.Phương pháp thanh toán tiền hàng
* Phương thức thanh toán trực tiếp
Sau khi nhận được hàng, doanh nghiệp thương mại mua hàng thanh toán tiền ngay cho người bán, có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp… hoặc thanh toán bằng hàng ( hàng đổi hàng ).
* Phương thức thanh toán chậm trả
Đơn vị đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thỏa thuận. Chẳng hạn, điều kiện “1/10, n/20” có nghĩa là trong vòng 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh toán công nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20, người mua phảI thanh toán toàn bộ công nợ là “n”. Nếu hết 20 ngày mà người mua phải thanh toán nợ thị họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng.
2.2.5.5.Nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ mua hàng
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình mua hàng về số lượng, kết cấu, chủng loại, quy cách, chất lượng, giá cả hàng mua và thời điểm mua hàng.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo từng nguồn hàng, từng người cung cấp và theo từng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng,tình hình thanh toán với nhà cung cấp.
- Cung cấp thông tin kịp thời tình hình mua hàng và thanh toán tiền hàng cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý làm căn cứ cho đề xuất những quyết định trong chỉ đạo, tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.5.6. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ được sử dụng khi hạch toán quá trình mua hàng bao gồm:
- Hóa đơn Giá trị gia tăng (do bên bán lập): áp dụng khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hóa đơn bán hàng (do bên bán lập): áp dụng khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
- Bảng kê mua hàng (do cán bộ nghiệp vụ lập): áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng ở thị trường tự do hay mua trực tiếp tại các hộ sản xuất.
- Phiếu nhập kho.
- Biên bản kiểm nhận hàng hóa (nếu cần thiết).
- Các chứng từ thanh toán (Phiếu chi, giấy báo nợ phiếu thanh toán tương ứng…).
2.2.5.7. Tài khoản sử dụng
* TK 156 “Hàng hóa”
TK 1561 “Giá mua hàng hóa”
TK 1562 “Chi phí thu mua hàng”
*TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
Ngoài các tài khoản trên trong quá trình mua hàng, kế toán còn sử dụng các TK liên quan như: 111, 112.331, 133…
Nhật ký mua hàng
Tháng 1/2006
Ngày nhập
Số HĐ
NT
Tên hàng
ĐVT
Số Lượng
Đơn giá
Trị giá gốc
Thuế suất NK
Thuế NK
Thành tiền
04/1
26IV TK104 03/1/06
05/1
Vỏ loa thùng
Đôi
36
116.242
3.487.248
20%
697.450
4.184.698
05/1
Bộ loa vi tính
Bộ
150
57.168
7.146.000
20%
1.429.200
8.575.200
05/1
Vỉ khuyếch đại tín hiệu đầu VCD
Cái
300
13.339
3.811.200
5%
190.560
4.001.760
05/1
Mặt máy VCD có gắn vỉ mạch
Cái
350
20.009
6.669.600
5%
333.480
7.003.080
05/1
0033792
05/1
Chốt móc, khuy cài, xích
Kg
800
6300
5.040.000
05/1
Va ly khoá số
Cái
100
101.000
10.100.100
05/1
Siêu đun nước bằng thép không rỉ
Cái
360
25.000
9.000.000
05/1
Chăn bông hoá học
Cái
100
43.100
4.310.000
06/1
27IV TK 125 05/ 01/ 06
07/1
Bóng đèn cao áp hơi thuỷ ngân
Cái
200
79.415
15.883.000
0%
0
15.883.000
07/1
Bộ vỏ làm nóng, lạnh nước uống
Bộ
600
57.179
28.589.400
20%
5.717.880
34.307.280
07/1
Quạt CN treo tường
Cái
20
209.690
3.494.260
20%
699.530
4.193.790
07/1
Đèn dùng pin vỏ nhựa
Thùng
8
36.134
222.362
30%
69.709
289.071
07/1
Lồng quạt công nghiệp + cánh quạt
Cái
50
33.037
1.270.640
30%
381.192
1.651.832
07/1
0033793
07/1
Bộ cơ đầu VCD bằng sắt sơn
Bộ
380
10.200
3.876.000
07/1
Bộ loa vi tính
Bộ
100
57.168
5.716.800
07/1
Thân vòi nước bằng kim loại mạ
Cái
300
7.400
2.220.000
07/1
Phụ kiện đầu VCD
Kg
100
10.004
1.000.400
…
….
….
……
…
…
….
…
…
…
…
Tổng cộng
Khi mua hàng hóa về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1) : Giá mua hàng hóa ( chưa có thuế VAT)
Nợ TK 133 (1) : Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có Tk 111,112,331…
Trường hợp mua hàng hóa có bao bì đi kèm tính giá riêng, khi nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 153 (2) : giá trị bao bì kèm tính giá riêng
Có TK 111,112,331…
2.2.6. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng, các công ty tài chính và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả nội tệ, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đã quý)
* Nguyên tắc về quản lý tiền tệ:
- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng việt nam.
Ngoại tệ có sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng việt nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng loại, từng thứ. Giá vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế ( giá hóa đơn hoặc giá thanh toán ) để ghi sổ kế toán.
* Nhiệm vụ:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, sự biến động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
- Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng vốn bằng tiền, việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ, ngoại tệ, kim loại quý. Việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
* Hạch toán tiền mặt tại quỹ
- Tài khoản sử dụng: TK 111 “Tiền mặt”
- Kế toán các khoản thu bằng tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 112, 131,338, 711…
Kế toán các khoản chi bằng tiền mặt
Nợ TK 112, 131, 152, 153, 156…
Có TK 111
Ví dụ: Tại công ty có phát sinh nghiệp vụ như sau:
Ngày20/1/2006 Thanh toán tiền mua hàng cho ông Bùi Xuân Quang- số tiền 1000.000 đồng.
Ta có phiếu chi thanh toán tiền mua hàng cho ông Bùi Xuân Quang như sau ( trang sau):
Phiếu chi Quyển số:02
Ngày 20 tháng 01 năm 2006 Số 120
Nợ TK 331
CóTK 111
Họ và tên người nhận tiền : Bùi Xuân Quang
Địa chỉ : Công ty phụ tùng Hà Nội
Lý do chi : Thanh toán tiền hàng
Số tiền : 1000.000đ
( Viết bằng chữ) : Một triệu đồng chẵn.
Kèm theo………………………………..Chừng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ tiền ( Viết bằng chữ ) : Một triệu đồng chẵn.
Ngày 20 tháng 1 năm 2006
Thủ quỹ
Người nhận tiền
( Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
* Hạch toán tiền gửi ngân hàng.
- Tài khoản sử dụng: TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
- Kế toán các khoản thu chi ngoại tệ được ghi sổ theo đồng việt nam, số thu chi ngoại tệ được theo dõi trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.
- Khi quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt nam để ghi sổ kế toán các đơn vị có thể dùng tỷ giá hạch toán hoặc tỷ giá thực tế, bình quân gia quyền, nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước.
- Tỷ giá hạch toán ngoại tệ là tỷ giá do đơn vị quy định được ổn định trong một thời kỳ nhất định ít nhất là trong một chu kỳ kế toán thông thường là hàng quý, hàng năm…
- Tỷ giá thực tế của ngoại tệ là tỷ giá mua vào của ngân hàng Việt nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Nguyên tắc của kế toán thu chi ngoại tệ
+ Đối với chênh lệch do lỗ tỷ giá hối đoái trong kinh doanh bằng ngoại tệ được phản ánh vào TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính”
Nợ TK 112 : Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng
Nợ TK 635 : Số chênh lệch giảm
Có TK 131 : Tỷ giá ghi trên sổ kế toán
+ Đối với chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái trong kinh doanh bằng ngoại tệ được phản ánh vào TK 515 “ Doanh thu họat động tài chính”
Nợ TK 211 : Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng
Có TK 112 : Tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515 : Số chênh lệch tăng
+ Cuối kỳ nếu tỷ giá tăng thì số chênh lệch tỷ giá phản ánh :
Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Có TK 41 : Chênh lệch tỷ giá
+ Cuối kỳ nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá phản ánh:
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
+ Đối với các đơn vị kinh doanh chuyên mua bán ngoại tệ kiếm lời, việc quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá mua thực tế. Chênh lệch giữa số mua vào và bán ra nếu lỗ cho vào TK 635, nếu lãi cho vào TK 515.
+ Đối với đơn vị có nhiều nghiệp vụ thu chi tiền tệ có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ kế toán.
+ Đối với các đơn vị có ít nghiệp vụ thu chi tiền tệ có thể sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ kế toán.
2.3.7.Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư và dự phòng.
2.3.7.1. Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư
* Đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn là việc doanh nghiệp đem tài sản, vật tư, tiền vốn để mua chứng khoán, góp vốn liên doanh …nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn với thời hạn thu hồi vốn đầu tư không quá một năm..
- Nhiệm vụ của kế toán đầu tư ngắn hạn là:
+ Phản ánh, ghi chép kịp thời chính xác, đầy đủ số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong từng kỳ kế toán nhằm xây dựng chính xác kết quả của hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.
-Tài khoản sử dụng: TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”
+ Khi doanh nghiệp mua chứng khoán, căn cứ vào giá mua thực tế kế toán ghi
Nợ TK 121
Có TK 111, 112, 331…
+ Nếu nhận lãi định kỳ, khi nhận lãi hoặc xác nhận số lãi phải thu
Nợ TK 111, 112,138…
Có TK 515
+ Khi thanh toán chứng khoán, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán
Nợ TK 635 : Phần lỗ
Có TK 121 : Giá gốc
Có TK 515 : Phần lãi
- Đầu tư ngắn hạn khác là các khoản đầu tư tài chính ngoài các khoản đầu tư chứng khoán như: Cho vay lấy lãi, đầu tư góp vốn liên doanh…
- Tài khoản sử dụng: TK 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác”
+ Khi góp vốn liên doanh hoặc cho vay vốn
Nợ TK 128
Có TK 111,112…
+ Định kỳ tính và thu lãi
Nợ TK 111, 112 , 138…
Có TK 515
+ Khi thu hồi vốn cho vay
Nợ TK 111,112 : Tổng số tiền phải trả
Có TK 128 : Tiền gốc
Có TK 515 : Tiền lãi
* Đầu tư chứng khoán dài hạn
- Chứng khoán dài hạn là cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đã đầu tư vốn để có chúng mà thời gian thu hồi vốn là trên một năm.
- Tài khoản sử dụng: TK 221 “ Đầu tư chứng khoán dài hạn”
+ Khi mua chứng khoán đầu tư dài hạn, kế toán phản ánh:
Nợ TK 221
Có TK 111,112,331…
+ Nhận lãi định kỳ hoặc thu lãi theo thời hạn, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111, 112, 221, 131…
Có TK 515
+ Khi chuyển nhượng chứng khoán dài hạn:
Nợ TK 111, 112, 131… : Theo giá thanh toán
Nợ TK 635 : Phần lỗ
Có TK 221 : Giá gốc
Có TK 515 : Phần lãi
- Đầu tư liên doanh là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 228.doc