Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty PNT thực hiện

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty PNT 3

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PNT 5

1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty PNT 7

1.3.1. Các dịch vụ của PNT 7

1.3.2. Đặc điểm về khách hàng của Công ty PNT 7

1.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty PNT từ khi thành lập cho tới nay 8

1.3.4. Phương hướng phát triển của Công ty PNT 8

1.4. Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty PNT 9

1.4.1. Quy trình kiểm toán tại Công ty PNT 9

1.4.2. Hệ thống hồ sơ kiểm toán 12

1.4.3. Soát xét chất lượng kiểm toán tại Công ty PNT 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN 14

2.1. Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC 14

2.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng 14

2.1.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ 16

2.1.3. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán 16

2.1.4. Thực hiện kiểm toán 26

2.1.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán 36

2.2. Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty XYZ 36

2.2.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng 36

2.2.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ 37

2.2.3. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán 37

2.2.4. Thực hiện kiểm toán 43

2.2.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán 60

2.3. So sánh quá trình áp dụng chương trinh kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC và Công ty XYZ 60

2.4. Tổng kết chung về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện 62

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY PNT THỰC HIỆN 68

3.1. Nhận xét về công nghệ và tổ chức của Công ty PNT 68

3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện 69

3.3. Kiến nghị và giải pháp 70

KẾT LUẬN 77

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty PNT thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giảm TSCĐ được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV. Bảng 2.8. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A4 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra chi tiết nghiêp vụ tăng, giảm TSCĐ Người lập: LTV 2/2/2008 Người soát xét: Tên tài sản Nguyên giá Ngày đưa vào sử dụng Các chứng từ đã kiểm tra Ghi chú 1. Nhà xưởng 17,728,164,082 07/01/2007 Hoá đơn 0098352 ngày 20/5/07 Hoá đơn 0098351 ngày 20/5/07 Quyết Định 1353/QĐ-UBND TP Hà Nội về việc chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty ABC Hợp đồng thuê đất số 76/HĐ-TĐ ngày 21/05/07 2. Quyền sử dụng đất nhà xưởng 1,283,002,086 07/01/2007 3. Gia công cốt nền 2,100,000,000 31/12/2007 Hợp đồng KT0112 ngày 4 tháng 12 năm 2007 BB nghiệm thu ngày 28/12/2007 Bảng tổng hợp giá trị quyết toán kèm theo BB nghiệm thu Hóa đơn 0014626 ngày 30/12/207 4. Nhà biệt thự 2,604,485,454 06/01/2007 Hoá đơn 0029675 ngày 30/5/07 Hợp đồng bán nhà số 249-07/HĐBN-LV ngày 24/05/07 Biên Bản quyết toán Hợp đồng ngày 29/05/07 Biên bản bàn giao nhà ngày 30/05/07 5. Quyền sử dụng đất nhà biệt thự 135,066,000 06/01/2007 Note: : KTV chưa được cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kiểm tra khấu hao TSCĐ: Năm 2007, Công ty ABC áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích KH TSCĐ. Khi tiến hành kiểm tra khoản mục KH TSCĐ, KTV tiến hành kiểm tra về thời gian KH TSCĐ mà đơn vị đã đăng ký có phù hợp với quyết định 206 của Bộ Tài chính hay không, kiểm tra về số KH trích trong năm và kiểm tra tài khoản Hao mòn TSCĐ. Về thời gian khấu hao: Các thông tin KTV thu thập được thể hiện như sau: Bảng 2.9. Thời gian trích khấu hao TSCĐ tại Công ty ABC Tên tài sản Ngày sử dụng Thời gian KH đơn vị đăng ký (năm) Thời gian KH theo QĐ206 (năm) Nhà xưởng 1/1/07 10 6 – 25 Nhà biệt thự 1/6/07 10 25 – 50 Nhà xưởng 1/7/07 8 6 – 25 Nhà xưởng 30/9/07 6 6 – 25 Quyền sử dụng đất nhà xưởng 1/7/07 8 50 Quyền sử dụng đất nhà biệt thự 1/6/07 10 Vô thời hạn Dựa vào bảng thông tin trên, KTV thấy rằng đơn vị đăng ký số năm khấu hao TSCĐ không phù hợp với QĐ 206 của BTC: thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ do BTC quy định, thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời gian là thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. Về số khấu hao TSCĐ trích trong năm: kết quả kiểm tra thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV. Bảng 2.10. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A5 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra số khấu hao TSCĐ trích trong năm Người lập: LTV 2/2/2008 Người soát xét: Tên tài sản Ngày tính khấu hao Nguyên giá TSCĐ (VNĐ) Số năm KH Số tháng KH Giá trị KH trong kỳ (theo sổ sách) (VNĐ) Số năm KH theo QĐ 206 Chi tiết theo ngày Số ngày KH trong năm 2007 KH trong kỳ (KTV tính lại) (VNĐ) Chênh lệch (VNĐ) Ghi chú I. TSCĐ hữu hình Nhà xưởng 1/1/07 4,250,576,265 10 120 425,057,627 10 3650 365 425,057,627 - Nhà biệt thự 1/6/07 2,604,485,454 10 120 151,928,318 25 9125 214 61,080,536 (90,847,783) Nhà xưởng 1/7/07 2,571,773,446 8 96 187,525,147 8 2920 184 162,056,957 (25,468,190) Nhà xưởng 30/9/07 10,905,814,371 6 72 454,408,932 6 2190 93 463,123,624 8,714,692 Nhà xưởng 31/12/07 2,100,000,000 6 72 - - - Cộng 22,432,649,536 1,218,920,024 1,111,318,743 (107,601,281) II. TSCĐ vô hình Quyền sử dụng đất nhà biệt thự 1/6/07 135,066,000 10 120 7,878,850 - (7,878,850) Quyền sử dụng đất nhà xưởng 1/7/07 1,283,002,086 8 96 93,552,235 50 18250 183 12,865,172 (80,687,063) Cộng 1,418,068,086 101,431,085 12,865,172 (88,565,913) Tổng 23,850,717,622 1,320,351,109 1,124,183,915 (196,167,194) Ghi chú: : Quyền sử dụng đất vô thời hạn, không trích khấu hao. : Khấu hao TSCĐ phân bổ sang giá vốn hàng bán. : Khấu hao TSCĐ phân bổ sang chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau khi tính lại số khấu hao trích trong năm 2007, KTV xác định số khấu hao do Công ty tính cao hơn số khấu hao do KTV tính là 196,167,195 VNĐ. Nguyên nhân chênh lệch do tài sản Nhà biệt thự và tài sản quyền sử dụng đất nhà biệt thự được tính khấu hao theo số năm không khớp với QĐ 206 của BTC và kế toán đơn vị tính khấu hao tròn tháng, KTV tính lại khấu hao theo ngày. KTV đề nghị bút toán điều chỉnh: Nợ TK 2141 : 16,753,498 đồng Nợ TK 2143 : 80,687,063 đồng Có TK 632 : 16,753,498 đồng Có TK 632 : 80,687,063 đồng Nợ TK 2141 : 90,847,783 đồng Nợ TK 2143 : 7,878,850 đồng Có TK 642 : 90,847,783 đồng Có TK 642 : 7,878,850 đồng Về tài khoản hao mòn TSCĐ: Dựa vào bảng tổng hợp TSCĐ kiểm toán viên đã lập kết hợp với các điều chỉnh sau khi kiểm tra việc trích lập khấu hao năm 2007, KTV đưa ra kết luận TK 214 không có sai sót trọng yếu. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ: Sau khi đã hoàn thành kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành lập bảng kết luận kiểm toán về kiểm toán TSCĐ. Bảng 2.11. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A6 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kết luận kiểm toán khoản mục TSCĐ Người lập: LTV 2/2/2008 Người soát xét: 1. Công tác kiểm kê TSCĐ Quan sát: Tại thời điểm cuối năm, Công ty ABC đã thực hiện kiểm kê TSCĐ thực tế. Tuy nhiên, Công ty chưa thực hiện đối chiếu số lượng TSCĐ với biên bản kiểm kê tại nhà xưởng cũng như tại Văn phòng. Ý kiếm của KTV: Việc không theo dõi về mặt số lượng tài sản dẫn đến số liệu của những tài sản này không được kiểm tra, xác nhận về mặt hiện vật, đồng thời khó khăn cho Công ty trong việc quản lý tài sản và không kiểm soát được khi có mất mát xảy ra. 2. Quản lý TSCĐ Quan sát: Qua kiểm tra các hồ sơ TSCĐ của Công ty ABC cho thấy việc xác định nguyên giá TSCĐ tại đơn vị chưa có đầy đủ căn cứ hợp lý. Cụ thể: - Tài sản do góp vốn: Giá trị phần thi công xây dựng nhà xưởng do Công ty K thi công cho Công ty ABC được góp vốn vào Công ty ABC. Tuy nhiên, KTV chỉ được cung cấp Biên bản góp vốn, chưa được cung cấp quyết toán về xây dựng nhà xưởng hoàn thành. - Tài sản do mua sắm: KTV chưa được cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ý kiến của KTV: Đề nghị Công ty cung cấp các giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của Công ty đối với các tài sản trên. 3. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quan sát: Qua quá trình kiểm toán CP KH TSCĐ tại Công ty, KTV nhận thấy: - Công ty không phân tách khấu hao cho từng loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - TSCĐ vô hình không có căn cứ đầy đủ do KTV chưa được cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Việc xác định số năm KH tại Công ty đối với TSCĐ không khớp với Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 nên việc tính và trích KH tại Công ty không phản ánh trung thực và hợp lý. Cụ thể: TK Số KH do Công ty tính Số KH do KTV tính Chênh lệch KH TSCĐ hữu hình 2141 1,218,920,024 1,111,318,743 (107,601,281) KH TSCĐ vô hình 2143 101,431,085 12,865,172 (88,565,914) KH TSCĐ 214 1,320,351,109 1,124,183,915 (196,167,195) Ý kiến của KTV: TSCĐ không được phân loại hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính. Việc tính KH TSCĐ không có đủ căn cứ hợp lý cũng như không tuân theo quy định của pháp luật sẽ làm sai lệch thông tin về tài sản, phản ánh không trung thực tình hình kết quả kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần quản lý, phân loại TSCĐ, đồng thời phải thực hiện trích khấu hao theo đúng quy định của BTC. KTV đề nghị bút toán điều chỉnh: Nợ TK 2141 : 16,753,498 đồng Có TK 632 : 16,753,498 đồng Nợ TK 2141 : 90,847,783 đồng Có TK 642 : 90,847,783 đồng Nợ TK 2143 : 80,687,063 đồng Có TK 632 : 80,687,063 đồng Nợ TK 2143 : 7,878,850 đồng Có TK 642 : 7,878,850 đồng 2.1.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán Soát xét giấy tờ làm việc của KTV: Sau khi KTV phần hành kết thúc công việc của mình, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp lại và thực hiện kiểm tra, soát xét giấy tờ làm việc của họ. Qua việc soát xét giấy tờ làm việc của KTV LTV cho thấy quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC đã được thực hiện khá đầy đủ, đảm bảo cơ sở vững chắc để KTV đưa ra các kết luận kiểm toán. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC: Do tính chất hoạt động liên tục của DN, trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành Báo cáo kiểm toán có rất nhiều sự kiện mới phát sinh. Những sự kiện này có thể hoặc không ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kiểm toán. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp, KTV cần xem xét tới các sự kiện này qua các thủ tục như phỏng vấn Ban Giám đốc kết hợp với kinh nghiệm của KTV. Qua xem xét các sự kiện phát sinh liên quan tới TSCĐ, KTV nhận định không có vấn đề ảnh hưởng đến khoản mục này trên BCTC cũng như những kết luận kiểm toán đã đưa ra đối với khoản mục này. Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý: Đây là bước công việc cuối cùng trong mỗi cuộc kiểm toán. Sau khi họp và thống nhất với Ban Quản lý của Công ty ABC, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần BCTC của đơn vị. Đồng thời, KTV đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB của đơn vị qua Thư quản lý. 2.2. Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty XYZ 2.2.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng Công ty XYZ là khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán năm thứ hai của Công ty PNT. Do đó, việc khảo sát và đánh giá khách hàng được các KTV thực hiện trong năm trước. Trong năm nay, KTV sẽ nghiên cứu lại hồ sơ chung của Công ty XYZ để hiểu rõ hơn về hoạt động của khách hàng và nghiên cứu lại hồ sơ kiểm toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 để xem xét những thay đổi có thể ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán năm nay. Công ty XYZ là Công ty TNHH được thành lập từ việc cổ phần hoá DN Nhà nước theo Quyết định số 0722/1999/QĐ-BTM ngày 08 tháng 06 năm 1999 của Bộ Thương mại. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 055126 ngày 05 tháng 08 năm 1999 và thay đổi lần cuối ngày 22 tháng 06 năm 2004. Công ty có trụ sở chính tại số H Lê Lai – Ngô Quyền – Hải Phòng. Tổng vốn điều lệ của Công ty là 6.400.000.000 VN đồng. Trong đó: Vốn cố định : 2.600.000.000 VNĐ Vốn lưu động: 3.800.000.000 VNĐ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sửa chữa, xuất nhập khẩu ôtô, phụ tùng vật tư, kinh doanh cột bơm. 2.2.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Sau khi đã có những hiểu biết tổng quát và chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty XYZ, Công ty PNT và Công ty XYZ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. 2.2.3. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ: Do đây là năm thứ hai Công ty PNT thực hiện kiểm toán BCTC cho Công ty ABC nên các thông tin về bộ máy tổ chức và HTKSNB của khách hàng đều được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán chung. Vì vậy, khi thực hiện bước công việc này, KTV chỉ tìm hiểu các thông tin chính bao gồm các thông tin sau: Về bộ máy tổ chức quản lý: Công ty XYZ là một doanh nghiệp cổ phần có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Bộ máy tổ chức của Công ty XYZ bao gồm Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Phó Giám đốc kỹ thuật và Phó Giám đốc kinh doanh, bên dưới là các phòng quản lý kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh vận tải, phòng thương mại và phòng tổ chức hành chính. Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty XYZ được bố trí trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về một hoặc một số công việc trong tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Về chế độ và chính sách kế toán chủ yếu: Công tác kế toán tại Công ty XYZ được hạch toán độc lập với các đặc điểm sau: Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 do Bộ Tài chính ban hành. Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ Công ty XYZ áp dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ và việc chuyển đổi các đồng tiền khác áp dụng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. Phương pháp kế toán TSCĐ: TSCĐ được trình bày theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế. Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận theo giá thực tế. Việc trích và sử dụng khấu hao TSCĐ áp dụng theo đúng quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Khấu hao TSCĐ tại Công ty XYZ được tính theo phương pháp đường thẳng. Số năm khấu hao được áp dụng cho các tài sản như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc : 10 → 50 năm Máy móc, thiết bị : 5 → 12 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 6 → 15 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý : 5 → 10 năm Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ: Đây là năm thứ hai Công ty PNT cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho Công ty XYZ. Do đó, việc đánh giá HTKSNB của Công ty XYZ đã được KTV thực hiện trong năm kiểm toán trước và kết luận của KTV là hệ thống này hoạt động với hiệu quả không cao.Kết hợp kết quả đánh giá năm trước với những thông tin thu được về sự thay đổi của HTKSNB trong năm nay, KTV kết luận HTKSNB của Công ty XYZ được KTV đánh giá ở mức trung bình do Công ty có một số đặc điểm sau: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Kế toán trưởng của Công ty kiêm luôn công việc của kế toán tổng hợp nên không có nhiều thời gian cho công việc kiểm soát các phần hành kế toán. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của Công ty XYZ: Khi nhận được các tài liệu ban đầu về Báo cáo tài chính do Công ty XYZ cung cấp, KTV thực hiện việc phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của Công ty để thấy sự biến động của các con số trên bảng cân đối kế toán, từ đó đưa ra đánh giá tổng quát. Bảng 2.12 . Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình của Công ty XYZ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản TSDH trên tổng tài sản (%) 49,71% 35,87% TSNH trên tổng tài sản (%) 50,29% 64,13% 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (%) 40,24% 34,26% VCSH trên tổng nguồn vốn (%) 59,76% 65,74% 2. Khả năng thanh toán 2.1. Tỷ suất thanh toán hiện hành (lần) 2,48 2,92 2.2. Tỷ suất thanh toán nhanh (lần) 0,24 0,25 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần (%) 10,74 12,32 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (%) 24,54 31.47 Dựa vào kết quả tính toán trên, KTV nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản tăng dần theo thời gian cho thấy Công ty XYZ đã quản lý tài sản và tạo lợi nhuận có hiệu quả. TSDH năm 2007 so với năm 2006 giảm từ 49,71% xuống còn 35,87%, KTV khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ cần tập trung xem xét các nghiệp vụ giảm TSCĐ, nghiệp vụ tăng TSCĐ và nguồn hình thành các tài sản tăng đó. Xác định mức độ trọng yếu: Giống với Công ty ABC, Công ty XYZ không tham gia thị trường chứng khoán nên mức độ trọng yếu được KTV xác định dựa trên bảng tỷ lệ của mức độ trọng yếu tính theo tổng doanh thu thuần. Năm 2007, doanh thu thuần Công ty XYZ đạt được là 52.480.271.566 đồng. KTV nhập số liệu vào máy tính và chương trình tính mức độ trọng yếu đã được Công ty PNT cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả sau: Doanh thu thuần: 3.256.812,19 USD Tỷ lệ mức độ trọng yếu theo doanh thu: 0.0156 Mức độ trọng yếu: .50.806,27 USD hay 818.692.236 Việt Nam đồng. Dự kiến về nhân lực và thời gian thực hiện kiểm toán: Thực hiện kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Công ty XYZ, nhóm kiểm toán gồm 4 người trong đó có trưởng nhóm kiểm toán là 1 KTV có trình độ chuyên môn cao, 2 KTV và 1 trợ lý kiểm toán. Thời gian thực hiện kiểm toán dự kiến là 5 ngày. Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến chung về toàn bộ cuộc kiểm toán thể hiện trên Báo cáo kiểm toán. Đồng thời trưởng nhóm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc của Công ty PNT và Ban Giám đốc Công ty XYZ về kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán. Xây dựng chương trình kiểm toán: Với kết luận trong quá trình đánh giá HTKSNB của Công ty XYZ là hệ thống này có hiệu quả hoạt động ở mức trung bình, KTV tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản với số lượng lớn. Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty XYZ được thiết kế như sau: Bảng 2.13. Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty XYZ Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện A. Thủ tục phân tích: So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và CP KH kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường B. Kiểm tra chi tiết: Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ hay không? Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy tờ làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời. Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc bên giữa TSCĐ về số lượng, chất lượng. Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê. Thu thập hoặc lập Bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước. Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KH TSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC. Nguyên giá TSCĐ hữu hình: TSCĐ tăng: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị. TSCĐ giảm: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm. Đối chiếu TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng (nguồn NS, tự bổ sung, nguồn vay…) Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ. Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp. Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không? Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thì trao đổi với khách hàng. Khấu hao TSCĐ: Thu thập thông tin về phương pháp KH, tỷ lệ KH, thời gian KH áp dụng cho từng loại TSCĐ. Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp KH TSCĐ được áp dụng nhất quán. Thời gian KH TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp với thời gian KH đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những trường hợp có sự thay đổi về phương pháp KH, thời gian KH cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lý của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay. Kiểm tra để đảm bảo rằng số KH TSCĐ của TSCĐ tăng, giảm trong kỳ được tính toán theo đúng quy định. Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngừng sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính KH hay thôi tính KH là hợp lý. Kiểm tra cách tính KH TSCĐ tăng, giảm trong kỳ Kiểm tra việc phân bổ CP KH phát sinh trong kỳ để đảm bảo rằng CP KH được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ. Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng hoặc KH hết thì không được tính KH. Chỉ ra chênh lệch giữa số KH được tính vào CP theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có) Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán. Kết luận Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 2.2.4. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là giai đoạn triển khai các bước công việc trong chương trình kiểm toán đã được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch. Các bước công việc KTV cần thực hiện bao gồm: Thực hiện các thủ tục phân tích: Dựa vào các tài liệu đã thu thập được như Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, KTV tiến hành lập bảng phân tích TSCĐ để đánh giá chính xác tình hình biến động TSCĐ trong năm. Bảng 2.14. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X1 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I300 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Phân tích sự biến động của TSCĐ Người lập: HH 21/01/08 Người soát xét: Khoản mục 31/12/2006 VNĐ 31/12/2007 VNĐ Chênh lệch Số tuyệt đối VNĐ Số tương đối % I. TSCĐ hữu hình 1. Nguyên giá 18.863.854.054 (A110) 18.801.854.915 (A210) -61.999.139 -0.33 2. GTHMLK 6.626.240.239 (A110) 9.381.263.089 (A210) 2.755.022.850 41.58 II. TSCĐ thuê TC 1. Nguyên giá - - - 2. GTHMLK - - - III. TSCĐ vô hình 1. Nguyên giá - - - 2. GTHMLK - - - Note: Số liệu ngày 31/12/2006 lấy từ BCTC đã được kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ của Công ty XYZ: Biên bản kiểm kê TSCĐ của Công ty XYZ được KTV thu thập qua chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ tại ngày 31 tháng 12 năm 2007. Đây là bằng chứng có độ tin cậy cao vì KTV đã có mặt trực tiếp để chứng kiến cuộc kiểm kê và đã có kiểm kê chọn mẫu một số tài sản. Bảng 2.15. Giấy tờ làm việc của KTV số X2 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I400 BÁO CÁO KIỂM KÊ Công ty XYZ Kiểm toán viên: HH Thời gian chứng kiến kiểm kê: 13h30’ ngày 31/12/2007 Đánh giá kế hoạch kiểm kê của khách hàng: Đánh giá về thời gian: Thời gian công ty tiến hành kiểm TSCĐ tương đối hợp lý vì ngày kiểm kê là ngày kết thúc niên độ kế toán. Đánh giá về phân công công tác kiểm kê: Thành phần nhóm kiểm kê đã đảm bảo yêu cầu gồm cả những người không liên quan và những người có liên quan đến tài sản được kiểm kê và có sự giám sát của kiểm toán viên. Mẫu chọn để kiểm kê: Là toàn bộ TSCĐ của Công ty XYZ. Nhận xét việc thực hiện kiểm kê: TSCĐ trong kho đã được sắp xếp tương đối hợp lý. Việc kiểm đếm của đơn vị được thực hiện bởi 2 nhân viên: Kế toán công ty đọc danh điểm TSCĐ đồng thời ghi kết quả kiểm đếm, thủ kho tiến hành đếm tài sản. Sau khi đếm xong, thủ kho dán giấy đánh dấu “đã kiểm kê”. TSCĐ được đếm từ đầu tới cuối và KTV giám sát việc kiểm đếm, ghi chép kết quả kiểm kê mà mình chứng kiến. Đánh giá việc tổng hợp kết quả kiểm kê: Sau mỗi lần kiểm kê hết tài sản tại một địa điểm,kết quả kiểm kê của nhóm được tổng hợp lại và các thành viên tham gia kiểm kê ký vào biên bản kiểm kê. Các biên bản kiểm kê này được lập thành hai bản, một bản kiểm toán viên giữ, một bản giao cho đơn vị. Kết luận Cuộc kiểm kê của đơn vị được tiến hành nghiêm túc Kết quả kiểm kê là bằng chứng khá tin cậy cho việc kiểm toán TSCĐ của Công ty XYZ. Bảng 2.16. Biên bản kiểm kê TSCĐ tại phân xưởng 7 thuộc Công ty XYZ CÔNG TY XYZ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Thời điểm kiểm kê: 13h30’ ngày 31/12/2007 Tham gia kiểm kê gồm có: Bà Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Kế toán Công ty Bà Đinh Thị Hồng Vinh Chức vụ: Thủ kho Có sự chứng kiến kiểm kê của Công ty Kiểm toán quốc tế PNT Ông Hoàng Hải Chức vụ: Kiểm toán viên Cùng nhau kiểm kê thực tế tại phân xưởng 7 như sau: TT Tên tài sản Nước sản xuất Công suất ĐV tính Theo SS Kiểm kê thực tế Chênh lệch Ghi chú Tổng số Đang dùng Hỏng Không dùng Thiếu Thừa A TSCĐ là máy móc thiết bị 1 Cột bơm dầu EPCO 3000 NB 85L/p Cột 1 1 v - - x 2 Cột bơm dầu EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 3 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 4 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 5 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 6 Trạm biến áp + Đường dây VN 180KVA Trạm 1 1 v - - x 7 Bể chứa xăng dầu VN 25m3/bể Cái 7 7 v - - ok Notes: v : Tài sản hiện đang sử dụng ok : Hợp lý x : Không hợp lý Qua kiểm kê KTV phát hiện: 01 cột bơm dầu EPCO 3000, sản xuất ở Nhật Bản, công suất ghi trên biên bản kiểm kê là 85L/p, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 45L/p. 01 trạm biến áp, sản xuất tại Việt Nam. Công suất ghi trên biên bản kiểm kê là 180 KVA, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 100 KVA. Cả hai sai sót trên, kiểm toán viên đã yêu cầu ông Đỗ Hữu Khiêm, tổ viên tổ kiểm kê ký xác nhận lại. (Ghi chú: Hàng hoá xăng dầu được đo theo đơn vị tính cm, sau đó dùng Barem quy ra thể tích) Kiểm tra số liệu tổng hợp: KTV tiến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ theo từng nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan