Báo cáo Hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam luôn được biết đến như Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế; là Ngân hàng vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại, giao dịch thanh toán quốc tế. NHNo&PTNT là một trong những Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. Ngân hàng đã sớm đưa nghiệp vụ bảo lãnh trở thành một loại hình dịch vụ quan trọng và đã thu được những thành quả đáng kể. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh còn nâng cao uy tín và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác cho Ngân hàng nông nghiệp, mang lại những lợi ích to lớn hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài năng trẻ; tài trợ giải bóng bàn các đội mạnh toàn quốc …. Theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, tham gia AFTA và chuẩn bị tham gia WTO, trong vòng 8-10 năm tới, các Ngân hàng nước ngoài được thực hiện đầy đủ nghiệp vụ như Ngân hàng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn và một thách thức lớn đối với Ngân hàng nông nghiệp. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nói trên, song so với yêu cầu của tiến trình phát triển và hội nhập Ngân hàng nông nghiệp đang còn nhiều những hạn chế đó là : + Vốn điều lệ còn hạn hẹp + Một số khoản dư nợ không sinh lời do thực hiện cho vay chính sách, nợ khoanh được duyệt nhưng chưa cấp vốn, làm hạn chế khả năng kinh doanh. + Chất lượng tài sản có chưa cao + Hệ thống kế toán đang áp dụng còn khác biệt so với hệ thống kế toán Ngân hàng quốc tế – trong đó rõ nhất là cách thức tính toán trích lập quỹ rủi ro – dẵn tới không đánh giá đầy đủ hoạt động kinh doanh cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế; các công cụ điều hành như kế hoạch cân đối, quản lý rủi ro….. chưa phù hợp với Ngân hàng thương mại hiện đại; bộ máy tổ chức cán bộ cồng kềnh, hành chính hạn chế khả năng kinh doanh. Trình độ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập; mặc dù đã có những bước tiến lớn so với 10 năm trước nhưng công nghệ thông tin Ngân hàng còn chưa đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng thương mại hiện đại. Quá trình phát triển và hội nhập đang đòi hỏi hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam phải có những bước cải cách căn bản và Ngân hàng nông nghiệp cũng đã xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nhằm tiếp tục đưa Ngân hàng nông nghiệp vẫn là Ngân hàng thương mại hàng đầu vững mạnh trong cạnh tranh ở Việt Nam cho giai đoạn 2001-2010 tới năm 2010 ngang tầm các Ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực và có uy tín cả trên thế giới. Sau hơn 10 năm phát triển từ một Ngân hàng nhỏ bé yếu kém, Ngân hàng nông nghiệp đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, được tạp chí ASIAWEEK xếp đứng thứ 355/500 Ngân hàng lớn nhất Châu á và thứ 46/50 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam á. Đây là một vị thế, nền tảng vững chắc giúp cho Ngân hàng nông nghiệp ngày càng phát triển hơn. II/ Sở giao dịch –đầu mối hoạt động của NHNo&PTNT Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam gọi tắt là: Sở giao dịch Tên giao dịch nước ngoài Banking Operation Center – Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Trụ sở số 2 phố Láng Hạ - quận Ba Đình – thành phố Hà Nội. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam có hơn 90 đơn vị thành viên hoạt động trải rộng khắp mọi miền đất nước, nhưng việc hạch toán kế toán được thực hiện thống nhất toàn hệ thống. Sở giao dịch là đơn vị thành viên thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh đa năng và chức năng sở đầu mối trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt nam. Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam có đặc thù là ngoài việc phải đảm bảo hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của một đơn vị thành viên còn phải đảm nhận nhiệm vụ là sở đầu mối của toàn hệ thống theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt nam. Bởi vậy sự tăng trưởng và phát triển của Sở giao dịch có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt nam. Theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, Sở giao dịch đầu mối phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Đầu mối thanh toán quốc tế; đầu mối quản lý tài khoản nội tệ, ngoại tệ; đầu mối mua bán ngoại tệ và đầu mối hạch toán các loại vốn quỹ của NHNo &PTNT Việt Nam. Thực hiện làm đầu mối thanh toán quốc tế, Sở đã duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến mạng SWIFT, đảm bảo hệ thống SWIFT của NHNo & PTNT Việt nam hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn trong thanh toán quốc tế của toàn hệ thống. Đến nay Sở đã thiết lập được 681 Ngân hàng đại lý tại 74 nước trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và chi trả kiều hối cho khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2001, Sở đã thực hiện chuyển tiếp hơn 30.000 điện SWIFT, tăng 145,5 % so với cùng kỳ năm 2000. Phát hành và thanh toán gần 2500 L/C, trị giá gần 3000 triệu$. Chuyển tiền đi gần 5000 món, trị giá 400 triệu $, chuyển tiền đến hơn 2000 món, trị giá 120 triệu $.Sở cũng đx tham gia đào tạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho cán bộ thừa hành trong hệ thống NHNo&PTNT luôn luôn đảm bảo mọi dự trữ bắt buộc, an toàn thanh toán. Đồng thời, còn tận dụng vốn khả dụng đi kinh doanh tiền gửi và đầu tư hối phiếu kho bạc…. Đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống. Đến 30/06/01, số dư tiền gửi kỳ hạn 155 triệu $ và 45 tỷ đồng, số dư đầu tư tín phiếu kho bạc 353 triệu USD và số dư đầu tư trái phiếu chính phủ hơn 40 tỷ đồng. Như vậy Sở luôn đảm bảo hạch toán điểm hoà vốn nội ngoại tệ trong toàn bộ hệ thống được kịp thời, chính xác và an toàn. Được giao nhiệm vụ làm đầu mối mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, mua bán ngoại tệ với Ngân hàng nông nghiệp, Sở đã tập hợp nhu cầu của các chi nhánh thành viên Ngân hàng nông nghiệp và trình lên ngân hàng nhà nước để xin mua ngoại tệ. Do đó cơ bản để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các chi nhánh cho một số mặt hàng chiến lược như xăng dằu phân bón, thuốc trừ sâu và trả nợ cho các khoản bảo lãnh vay mía đường đến hạn. III/ Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 1Tình hình chung : Năm 2000 Nhà nước ban hành chính sách quản lý xuất nhập khẩu mới cho cả thời kỳ 2001-2005 thu hẹp phạm vi hàng hoá do nhà nước quản lý đồng bộ với nhiều cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung song cũng gây ra sức cạnh tranh lớn làm giảm ưu thế vốn có của những doanh nghiệp trước đây có ưu thế độc quyền. Trong quý II/2001 do sự biến động suy giảm về nhập khẩu của một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản đã khiến xuất khẩu của những nước Châu á trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Tính riêng 9 tháng đầu năm 2001 cán cân thương mại nhập siêu khoảng 400 triệu USD. Tỷ giá hối đoái biến động tăng, sự khan hiếm ngoại tệ gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Sở giao dịch còn đang vấp phải sức cạnh tranh lớn từ phía các Ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng như các Ngân hàng nước ngoài có bề dày kinh nghiệm về thanh toán quốc tế được hỗ trợ bởi khả năng cung ứng vốn và ngoại tệ dồi dào kỹ năng Marketing hiện đại và năng động. Nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lớn tới mảng hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của Sở giao dịch. 2 Công tác chuyên môn nghiệp vụ: Đơn vị: USD Stt Nội dung hoạt động Giá trị thực hiện 9 tháng/2000 Giá trị thực hiện 9 tháng/2001 Tỷ lệ % tăng giảm so với 9 tháng/2000 Tỷ lệ %tăng giảm tuyệt đối so 9 tháng/2000 1 Thư tín dụng hàng xuất a/ Thông báo L/C b/ Đòi tiền 355,981 513,623 425,782 689,536.98 19.6 34..24 69,801 17,591.338 2 Thư tín dụng hàng nhập a/ Mở thư tín dụng b/ Thanh toán L/C 54,374,982 39,071,897. 39,678,451 32,564,323.89 -27.02 -16.65 -14,696,531 -6,507,573,11 3 Nhờ thu a/ thông báo nhờ thu b/ Thanh toán nhờ thu 1,698,732 2,092,301. 1,597,691.50 1,479,687,92 -5.95 -29.3 -101,040,50 -612,613.08 4 Chuyển tiền đi 27,147,524,22 31,574,932.12 16,31 4,427,407.90 5 Bảo lãnh KQ 100% 48,571,936. 28, 255,145 -41.82 -203,167,91 Tổng (1b + 2a + 3b + 4) 84,128,430.22 73,422,608,02 -5.7 -10,705,822.20 Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2001 giảm so với cùng kỳ năm 2000, tổng doanh số thanh toán đạt được 73,422,608,02 đô la Mỹ giảm 12, 73% so với 9 tháng đầu năm 2000, đặc biệt doanh số mở thư tín dụng giảm 27,02% so với cùng kỳ năm 2000 do giảm số lượng giao dịch của một số công ty có giao dịch thanh toán thường xuyên tại Sở giao dịch trong năm 2000 nhưMinh Hải, Prosimex, Hà Anh, Mecanimex, Machino 4, …… Các công ty TNHH vẫn duy trì được quan hệ thanh toán thường xuyên nhưng gía trị giao dịch nhỏ. Mặt khác trong quý 3 việc thực hiện quy định tại quyết định số 447/QD-NHNo –QHQT thời gian đầu gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng (yêu cầu khách hàng ký sẵn giấy nhận nợ khi thực hiện mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100 giá trị L/C). Mặt khác do giá ngoại tệ tăng nên khá ch hàng có xu hướng chuyển sang thanh toán bằng hình thức chuyển tiền. Doanh số hoạt động L/C xuất giảm so với cùng kỳ năm 2000 chỉ đạt 689,536.98 đô la Mỹ giảm 34,24%. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ có một số khách hàng trực tiếp giao dịch thanh toán tại Sở giao dịch là BAROTEX, Xí nghiệp may xuất khẩu, Xí nghiệp đá Thái Hà, Prosimex, khách hàng của chi nhánh Vĩnh Phúc- Phú Thọ. Nhưng hiện tại còn có giao dịch chứng từ hàng xuất tại Sở giao dịch chỉ còn BAROTEX và chi nhánh Phú Thọ nên lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch không nhiều và không thường xuyên. Doanh số chuyển tiền trong 9 tháng đầu năm đạt 31,574,932.12đô la Mỹ tăng 27,18% so với 9 tháng đầu năm 2000. Thực chất giá trị tăng chủ yếu do giá trị thực hiện của từng giao dịch chuyển tiền tăng còn lượng giao dịch vẵn giữ ổn định như cùng kỳ năm 2000.Tính đến 20/08/2001 tổng thu phí dịch vụ đạt 1,785 tỉ đồng, tiến hành trích ký quỹ 7,583 tỉ VND và 1,126000 đô la Mỹ. Hoạt động kinh doanh đối ngoại Sở giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2001 tuy các chỉ tiêu kinh doanh đạt được chưa cao nhưng tương đối ổn định. Các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại như thanh toán quốc tế, tín dụng ngoại tệ, thanh toán biên giới, hoạt động bảo lãnh …. đi vào nề nếp, thực hiện an toàn và hiệu quả. 2.1Thanh toán quốc tế : Đến cuối tháng 9/2001 đã có hơn 70 chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng 8 chi nhánh so với năm 2000.Doanh số thanh toán quốc tế tính đến cuối tháng 9 là 1035 triệu USD đạt 53,8% so với năm 2000. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã thu hút được khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất nhập khẩu lớn, có khả năng tài chính ổn định liên quan đến những mặt hàng chủ lực như gạo cà phê, phân bón, xăng dầu. 2.2Thanh toán biên giới: Ngay 19/6/2000, Văn phòng Chính Phủ đã có công văn số 2472/VPCP-KTTH và ngày 20/7/2000 Ngân hàng Nhà nước có công văn số 944/CV-QLNH 1 cho phép chính thức triển khai hoạt động thanh toán biên giới đã đạt kết quả tốt, tăng cường, năng cao uy tín với các doanh nghiệp, có hàng trăm doanh nghiệp đã thông qua NHNo&PTNT Việt Nam thanh toán với Trung Quốc tăng trưởng nhanh và đảm bảo an toàn, hiệu qủa. Đây là một loại hình dịch vụ vừa đem lại lợi nhuận cho NHNo vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân trong giao dịch thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Doanh số tính đến 30/9/2001 là 783 tỷ đồng đạt 65%, chuyển tiền là 1,435 tỷ đồng, đạt 55%. Thu đổi qua biên giới là 780 tỷ đồng đạt 63%, thu phí nghiệp vụ là 2013 tỷ đồng đạt 64% so với năm 2000. 2.3Mua bán ngoại tệ: Trong 9 tháng đầu năm, doanh số mua vào đạt 435 triệu USD, doanh số bán ra đạt 567 triệu USD. Văn bản 901/Ngân hàng nông nghiệp -03 của Tổng giám đốc về việc thực hiện thí điểm cho vay ưu đãi tài trợ hàng xuất khẩu mua USD đối ứng bước đầu đã phát huy được tác dụng, làm tăng khối lượng ngoại tệ mua cho hệ thống. 2.4Dịch vụ kiều hối: Từ khi triển khai Quyết định 170/1999/QD-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích người Việt Nam gưỉ tiền về nước, nhiều chi nhánh đã triển khai loại dịch vụ trả tiền kiều hối và đạt kết quả tốt. Doanh số thu kiều hối tính đến 30/9/2001 là 8,1 triệu USD tăng 2, 78%, doanh số chi kiều hối đạt 4,6 triệu USD, giảm 0.97% so với cùng kỳ năm 2000. 2.5 Hoạt động bảo lãnh : Trong 9 tháng đầu năm 2001 Sở đã thực hiện mở 12 khoản L/C trả chậm ngắn hạn. Doanh số bảo lãnh trong 9 tháng đầu năm là 2536 745 USD, chủ yếu là bảo lãnh nhập khẩu phân bón, máy ủi phục vụ trong xây dựng. Số dư bảo lãnh ngắn hạn là 3521 426 USD, bằng 67% so với cùng kỳ năm 2000, số dư bảo lãnh dài hạn là 68500584USD , bằng 68% so với cùng kỳ năm trước do các khoản bảo lãnh trung, dài hạn từ năm trước đến hạn trả nợ đã được Sở giao dịch thanh toán cho nước ngoài. III/ Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch 1 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo lãnh : NHNo&PTNT Việt Nam luôn được biết đến như Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế; là Ngân hàng vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại, giao dịch thanh toán quốc tế. NHNo&PTNT là một trong những Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. Ngân hàng đã sớm đưa nghiệp vụ bảo lãnh trở thành một loại hình dịch vụ quan trọng và đã thu được những thành quả đáng kể. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh còn nâng cao uy tín và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác cho Ngân hàng nông nghiệp, mang lại những lợi ích to lớn hơn. Sở giao dịch là đơn vị thành viên thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh đa năng và chức năng Sở đầu mối trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy hoạt động bảo lãnh đã sớm trở thành một nghiệp vụ kinh doanh được Sở quan tâm và chú trọng. Ngay sau ngày đất nước thống nhất, để giúp Việt Nam khắc phục được hậu quả nặng nề của chiến tranh, một phong trào viện trợ và cho Việt Nam vay vốn đã dấy lên ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đã nhận được những khoản tín dụng trị giá lớn với lãi suất ưu đãi, thời gian hoàn vốn dài và các hình thức cấp tín dụng phong phú, đa dạng. Ngoài ra các thương nhân, các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài cũng đã cấp cho các tổ chức kinh tế ở Việt Nam những khoản vay thương mại trung và dài hạn. Đặc biệt là trong những năm gần đây NHNo & PTNT Việt Nam đã luôn nhận được những dự án tài trợ lớn như : Dự án Tài chính Nông thôn II –WB ( tổng số vốn 85 triệu USD), Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả ADB có tổng số vốn là 40,2 triệu USD, Dự án Chương trình Tín dụng Nông nghiệp AFD II 30 triệu EUR, Dự án Hỗ trợ ngành Nông nghiệp Việt Nam 30 triệu DKK tương đương 4,5 triệu USD do chính phủ Đan Mạch tài trợ…Tất cả chương trình trên đều hướng vào mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống các hộ gia đình tại các vùng nông thôn Việt Nam. Từ khi trở thành một Ngân hàng thương mại hoạt động độc lập, nghiệp vụ bảo lãnh đã có nhiều thay đổi và không còn tình trạng bảo lãnh ồ ạt, thụ động theo chỉ thị khả thi của từng dự án, đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định về bảo lãnh Ngân hàng, kiên quyết từ chối các dự án không có hiệu quả và không có khả năng trả nợ.Tất cả những điều đó làm tăng uy tín NHNo&PTNT và niềm tin của khách hàng đối với Sở thể hiện ở nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng cả về số món bảo lãnh lẵn giá trị mỗi món bảo lãnh. Tổng doanh số bảo lãnh của Sở giao dịch: Doanh số bảo lãnh của sở giao dịch 1998-2001 Đơn vị triệu USD Năm Khoản mục 1998 1999 2000 2001 Dư bảo lãnh đầu năm 54364 40651 41646 40390 Dư bảo lãnh cuối năm 40651 41646 40390 46873 Tăng so với năm trước -13717 +995 -1256 -6483 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Từ bảng trên ta thấy doanh số bảo lãnh tại Sở giao dịch trong những năm qua có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Trong năm 98-99 doanh số bảo lãnh tăng nhanh chóng từ (-13717) triệu USD lên (+995) triệu USD nhưng mức thấp nhất đạt trên 29.000 triệu USD, vì năm 98 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu á cộng với chủ trương của ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp. Đến năm 1999 doanh số bảo lãnh tăng nhanh chóng lên 41.646 triệu USD so với cuối năm 2000 do vẫn còn các món bảo lãnh mía đường đã quá hạn thanh toán của các chi nhánh: Linh Cảm (đến hạn 28/12/2000)và Kontum (đến hạn 30/12/2000).Sang năm 2001 số lượng bảo lãnh có tăng lên cả về mặt chất lượng do những chính sách khuyến khích xuất khẩu hợp lý của Nhà nước cũng như đường lối chỉ đạo đúng đắn của ban Giám đốc Sở, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Sở cũng bị ảnh hưởng sau sự kiện khủng bố vào WTC –New York –Mỹ (11/9),và sự trì trệ của những nền kinh tế lớn như Nhật Bản các nước thuộc liên minh Châu Âu nên đã giảm sút vào những tháng cuối năm. Nếu không kể đến rủi ro phải thanh toán thay cho khách hàng thì với mức phí bảo lãnh bình quân 1%/năm so với tổng dư nợ bảo lãnh, dịch vụ này đã đem lại cho Ngân hàng nông nghiệp khoảng trên dưới 1 triệu USD mỗi năm, góp phần làm tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Sở trong tổng các nguồn thu của Sở. Điều này phù hợp với xu thế kinh doanh của Ngân hàng hiện đại. 2.Nguyên nhân và giải pháp Trong thời gian qua, sở dĩ Sở đạt được những kết qủa đáng khích lệ này là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: 2.1 Nguyên nhân khách quan: Một là: Sự chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường làm cho việc cung cấp và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đều tuân theo tín hiệu của thị trường, tự do hoá thương mại trong nước, bãi bỏ hầu hết các hạn chế về nhập khẩu phi mậu dịch, mở rộng kinh doanh vàng bạc và nới lỏng việc chuyển đôỉ đồng tiền Việt Nam đối với ngoại tệ. Với việc áp dụng lãi suất thực và huy động tiền mặt từ thị trường vào tiết kiệm đã chấm dứt tình trạng phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách. Do vậy mà lạm phát được kiềm chế, ổn định về tiền tệ, phát triển kinh tế xã hội làm môi trường thuận lợi cho thương mại và tín dụng ngày càng được mở rộng, thúc đẩy nhu cầu bảo lãnh phát triển. Hai là: Pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã phân định rõ ràng chức năng của ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Nhờ vậy mà các Ngân hàng thương mại có thể chủ động trong việc mở rộng tín dụng, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh. Thêm vào đó là sự ổn định của tỷ giá hối đoái thúc đẩy việc sản xuất hàng xuất khẩu. Đó là một đóng góp to lớn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ba là: Việc mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh tế đối ngoại đã đem lại những thành quả quan trọng, mở rộng quan hệ tài chính với các tổ chức Tài chính tín dụng quốc tế, Ngân hàng thế giới(WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đem lại cho nền kinh tế nguồn vốn đáng kể trong đầu tư phát triển. 2.2Nguyên nhân chủ quan: Ngoài những thuận lợi do khách quan mang lại thì thành quả của nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở trong những năm qua còn có sự đóng góp rất lớn của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Cụ thể : Thứ nhất: Sự đổi mới toàn diện và đồng bộ của ban lãnh đạo Ngân hàng, định hướng và đưa ra những biện pháp chỉ đạo đúng đắn, vận dụng sáng tạo theo hoàn cảnh kinh doanh cụ thể đưa cả Sở đi lên. Với việc không ngừng cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Sở luôn coi trọng công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng nhất là việc tuyển chọn những cán bộ giỏi về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cho công tác bảo lãnh và tái bảo lãnh. Thứ hai: Sở đã thực hiện phân chia quản lý khách hàng theo từng tổ, mỗi cán bộ tín dụng tập trung quản lý 5,6 doanh nghiệp lớn. Do đó có khả năng đi sâu, đi sát vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong khâu thẩm định dự án, kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ công tác bảo lãnh, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Thứ ba: Sở đã phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng bạn trong và ngoài nước phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với khách hàng, làm thông suốt hoạt động bảo lãnh cũng như các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.3 Một số giải pháp: Bên cạnh những thành quả đã đạt được, trong thời gian qua, nghiệp vụ Bảo lãnh của Sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng của nền kinh tế. Trong khi nhu cầu bảo lãnh của nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng thì doanh thu về nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở lại không ổn định. Sau khủng hoảng tài chính và một vài vụ đổ bể lớn từ hoạt động Bảo lãnh, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng và các Ngân hàng thương mại khác nói chung đang có xu hướng hạn chế bớt hoạt động này. Em xin đưa ra một số giải pháp : 2.3.1 Cần thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh của NH là một loại hình hoạt động có độ rủi ro cao. Khi người được bảo lãnh không có khả năng hoặc cố tình không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với người nhận bảo lãnh thì NH phải đứng ra trả thay. Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro do kém thích nghi cạnh tranh, rủi ro chính trị , các trường hợp bất khả kháng…. Có những trường hợp rủi ro vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người và không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp đã tìm đến hoạt động bảo lãnh của NH sẽ phải chịu rủi ro đó. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, NH cũng phải hoạt động an toàn và có lãi để tồn tại và phát triển, vì vậy cần phải tìm ra các biện pháp để giảm bớt tối đa các rủi ro do hoạt động bảo lãnh gây ra. Có một số giải pháp để đạt tới mục đích này: đ NHNo &PTNT – Sở giao dịch cần phải đa dạng hoá các hoạt động bảo lãnh nhằm phân tán rủi ro. Hiện nay, NH chủ yếu vẫn tập trung vào bảo lãnh mở L/C trả chậm và vay vốn nước ngoài trong khi đây là loại hình bảo lãnh có độ rủi ro cao nhất. Cần phải tăng cường mở rộng hoạt động bảo lãnh trong nước, khai thác tối đa tiềm năng này. đNHNo &PTNT có thể thực hiện các nghiệp vụ của thị trường mở để chuyển bớt rủi ro cho một đối tác thứ ba. Chẳng hạn việc bán đi một quyền trả nợ, có nghĩa là NH sẽ bán quyền bảo lãnh cho một NH thứ ba với mức phí thấp hơn. Nghiệp vụ này hoàn toàn khác nghiệp vụ tái BL của NH vì nghiệp vụ tái bảo lãnh xảy ra khi đối tác không tin vào khả năng tài chính của NHNo&PTNT nên yêu cầu một NH khác tái BL. Còn với nghiệp vụ bán quyền trả nợ này, NHNo hoàn toàn nắm quyền chủ động, chỉ đơn giản là để giảm bớt rủi ro. NHNo cũng có thể tham gia vào thị trường kỳ hạn, mua một hợp đồng quyền chọn mua, chọn bán khoản bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ SWAP… 2.3.2 Xây dựng chính sách phí bảo lãnh linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Phí bảo lãnh là giá cả dịch vụ BL mà khách hàng phải trả cho NH. Theo qui định của NHNNVN , các Ngân hàng thương mại được phép thu phí BL không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền bảo lãnh và không dưới 300000 đồng. Qui định chung này chưa thể hiện được chính sách ưu đãi, linh hoạt của NH đối với khách hàng và cũng chưa chỉ ra được sự khác biệt về mức độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh. NHNo & PTNT nên chia khách hàng ra từng nhóm để áp dụng mức lệ phí khác nhau: *Những khách hàng lớn, có uy tín cao với NH, khách hàng là bạn hàng lâu dài, số tiền bảo lãnh lớn và độ rủi ro thấp thì NH nên thu phí thấp nhất. *Những khách hàng có vốn tự có trung bình, chưa có quan hệ lâu dài với NH và chỉ đạt mức độ tin cậy nhất định với NH thì nên thu phí cao hơn. *Những khách hàng lần đầu tiên quan hệ với NH, những khách hàng nhỏ có độ tin cậy không cao thì NH áp dụng mức phí cao nhất theo qui định của Ngân hàng nhà nước . Sự phát triển của tín dụng và thương mại, đặc biệt là sự phát triển của tín dụng quốc tế và ngoại thương, trong điều kiện nước ta hiện nay đã làm cho nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng. Với lợi thế là NH giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh thanh toán quốc tế, NHNo luôn đi đầu về thực hiện nghiệp vụ BL với uy tín khắp cả nước cũng như trong khu vực. Cùng với đội ngũ cán bộ tín dụng giàu khả năng và kinh nghiệm, NHNo có thể giảm mức phí BL xuống để gia tăng nhu cầu BL, tạo thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn các dự án BL khả thi tốt nhất. Mặc dù khi giảm phí bảo lãnh, lợi nhuận tính theo tỷ lệ phí thu của mỗi khoản BL sẽ giảm, nhưng do số lượng xin BL lớn nên có thể lựa chọn được các dự án BL an toàn hơn. Giảm lợi nhuận xuống một phần nhỏ để thu được mức an toàn cao cũng là một sự đánh đổi hợp lý. Hơn thế nữa, khi giảm phí BL, doanh số BL có thể tăng cao nên tổng lợi nhuận không giảm hoặc giảm không đáng kể và sẽ tăng lên trong tương lai. Bên cạnh đó, NH sẽ tăng lợi nhuận thu được từ các dịch vụ liên quan đến quá trình BL như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ…. Hoạt động BL phát triển làm tăng uy tín của NH, giúp tìm kiếm thêm các khách hàng mới và tăng lợi nhuận trong các hoạt động khác nhờ mối liên hệ này. 2.3.3 NHNo cần tham gia vào việc xác định thời hạn BL trước khi nhận BL Theo qui định chung, thời hạn BL căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được BL của khách hàng đối với bên nhận BL. Trong hoạt động BL, NH không được quyền chọn thời hạn BL mà phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở giữa bên xin BL và bên thụ hưởng. Đặc biệt trong một số loại hình BL như BL vay vốn, BL mở L/C nhập hàng trả chậm… thời hạn BL rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, thời hạn BL rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, thời hạn BL không khớp với thời gian của một hay một số vòng luân chuyển vốn của đơn vị vay. Điều đó dẫn đến tình trạng khi đến hạn trả nợ vốn vay, đơn vị được BL vẫn chưa kết thúc vòng luân chuyển vốn nên chưa trả nợ được và NH phải trả nợ thay và phải cho vay bắt buộc đối với khách hàng.Vì vậy, NH phải tiến hành đàm phán với bên cho vay để xác định được một khoảng thời gian BL hợp lý, phù hợp với tình hình luân chuyển vốn của khách hàng, đảm bảo khả n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111973.doc
Tài liệu liên quan