Báo cáo Hoạt động của Vụ Đầu tư

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH VÀ VỤ ĐẦU TƯ 2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ TÀI CHÍNH 2

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TÀI CHÍNH 2

2.1. Vị trí và chức năng: 2

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn: 3

2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính: 18

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ ĐẦU TƯ 20

3.1. Vị trí và chức năng: 20

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 20

3.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư: 24

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ ĐẦU TƯ 25

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 25

1.1. Chủ trì soạn thảo trình Bộ ký ban hành: 25

1.2. Đề án, cơ chế chính sách Vụ Đầu tư chủ trì trình Bộ tham gia

ý kiến 26

1.3. Công tác hướng dẫn, trả lời các Bộ, ngành, địa phương về chế độ chính sách và xử lý các vướng mắc, tình huống trong quản lý tài chính đầu tư phát triển: 27

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VỐN ĐẦU TƯ 28

2.1. Công tác quản lý và điều hành vốn đầu tư: 28

2.2. Công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: 32

2.3. Công tác báo cáo, tổng hợp, phân tích tình quản lý vốn đầu tư 34

III. CÔNG TÁC THẨM TRA, THẨM ĐỊNH, THAM GIA Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÁC CHIẾN LƯỢC; CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 36

IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA 38

CHƯƠNG III: CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2010 40

I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 40

II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 40

KẾT LUẬN 42

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động của Vụ Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n; c) Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán, các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng và tổ chức lưu ký, dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật; d) Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Quản lý Nhà nước về bảo hiểm a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm; b) Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan; d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật. Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính a) Xây dựng, trình Chính phủ quy định chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; b) Quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; cấp và thu hồi Giấy phép kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật; c) Quản lý về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá, kê khai thuê hải quan và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Về hải quan a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu, về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, về kiểm tra sau thông quan; b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và thống kê hải quan theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Về lĩnh vực giá a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện định hướng điều hành giá hàng năm, 05 năm và 10 năm; quy hoạch phát triển dịch vụ thẩm định giá; b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp xác định giá hàng hóa, dịch vụ; ban hành Quy chế tính giá chung, thống nhất để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức sản xuất, kinh doanh lập phương án giá và làm cơ sở thẩm định các phương án giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá; d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá và phân cấp quản lý giá; đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường hoặc quyết định và công bố áp dụng theo thẩm quyền; hướng dẫn điều kiện thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật. e) Thẩm định dự thảo nghị định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; thẩm định phương án giá do các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc để các Bộ quyết định theo thẩm quyền; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định về giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc phê duyệt; g) Quyết định theo thẩm quyền giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; hướng dẫn việc quyết định mức giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá theo quy định của pháp luật; h) Quy định hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá. Tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ có phạm vi ảnh hưởng trong cả nước và khu vực là hàng hoá, dịch vụ đáp ứng các điều kiện: không thuộc danh mục do Nhà nước định giá; hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế; hoặc các hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; i) Quy định các tiêu chuẩn thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định viên về giá, cấp và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá, điều kiện hoạt động dịch vụ thẩm định giá; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật; k) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện; l) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ. Về hợp tác quốc tế a) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán về các dự thảo điều ước quốc tế song phương, đa phương về thuế (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tránh đánh thuế trùng và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật), dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, hải quan và các lĩnh vực tài chính khác theo ủy quyền của Chính phủ; c) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về tài chính theo uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ; đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Về cải cách hành chính a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ; b) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. 2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính: Vụ Ngân sách Nhà nước Vụ Đầu tư Vụ I Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp Vụ Chính sách thuế Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán Vụ Hợp tác quốc tế Vụ Pháp chế Vụ Kế hoạch- Tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Vụ thi đua khen thưởng Thanh tra Văn phòng(có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh) Cục Quản lý công sản Cục Tài chính doanh nghiệp Cuc Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Cục Quản lý giá Cục Tin học và Thống kê tài chính Tổng cục Thuế Tổng cục Hải quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước Kho bạc Nhà nước Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Viện Chiến lược và Chính sách tài chính Thời báo Tài chính Việt Nam Tạp chí tài chính Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 29 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ. Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Đầu tư, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Chính sách thuế, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng được tổ chức phòng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ. III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ ĐẦU TƯ 3.1. Vị trí và chức năng: Vụ Đầu tư là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính đầu tư xây dựng cơ bản( trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh); là đầu mối tổng hợp, tham mưu các chính sách tài chính về đầu tư phát triển của nền kinh tế 3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: Chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về tài chính đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính đầu tư phát triển của nền kinh tế; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách chung về quản lý tài chính đầu tư phát triên; xây dựng cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong cân đối ngân sách nhà nước( vốn trong nước), vốn trái phiếu chính phủ( vốn trong nước) và công trái xây dựng Tổ quốc. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng. Tham gia với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc xây dựng cơ chế chính sách, chế độ quản lý liên quan đến tài chính đầu tư xây dựng cơ bản, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý và sử dụng các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển. Về quản lý tài chính các chương trình, dự án đầu tư: Chủ trì trình Bộ ý kiến thẩm tra, thẩm định về phương án huy động vốn, phương án tài chính, tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế- tài chính, mức vốn góp của ngân sách nhà nước trong các chương trình, dự án đầu tư( trừ đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Vụ I); phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp tham gia thẩm định về tài chính đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; Tổng hợp, trình Bộ xử lý các vấn đề về tài chính liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Vụ. Về quản lý, điều hành nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, điều chỉnh dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong trường hợp cần thiết; phương án phân bổ ngân sách Trung ương về chi đầu tư xây dựng cơ bản; Hướng dẫn, thẩm tra việc phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, vốn trái phiếu Chính phủ, công trái của các Bộ, cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm; việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Trung ương; Hướng dẫn việc phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của các địa phương; thẩm tra theo thẩm quyền việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ, công trái của các địa phương theo quy định của pháp luật; Chủ trì trình Bộ trưởng Bộ Tài chính điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, vốn trái phiếu Chính phủ, công trái; bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng và các nguồn khác; ứng trước vốn và thu hồi vốn ứng trước từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đ) Thực hiện báo cáo, đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đề xuất, kiến nghị các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xử lý các phát sinh trong thực hiện kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Hướng dẫn các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng năm. Chủ trì phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước thẩm tra quyết toán sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm thuộc nguồn ngân sách Trung ương đã giao cho Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán. Hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự án hoàn thành. Tổ chức thẩm tra, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý đối với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công tác tổng hợp, báo cáo: Xây dựng và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Tổng hợp báo cáo, phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng hợp, báo cáo chung về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công tác kiểm tra: Tổ chức công tác kiểm tra và hướng dẫn kiểm tra trong lĩnh vực được phân công quản lý theo thẩm quyền của Bộ Tài chính. Phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành; trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những vi phạm thuộc lĩnh vực phân công theo phạm vi quản lý của Vụ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đôn đốc việc xử lý, giải quyết các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra về lĩnh vực quản lý của Vụ. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế; tiếp nhận và tổ chức thực hiên các dự án, chương trình hợp tác quốc tế, trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng và thực thi chính sách theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật. 3.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư: Vụ Đầu tư có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định. Phó Vụ trưởng Đầu tư chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Vụ Đầu tư có các phòng: 1. Phòng Chính sách- Tổng hợp, 2. Phòng Đầu tư Trung ương 3. Phòng Đầu tư địa phương 4. Phòng Quyết toán Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Đầu tư quy định. Vụ Đầu tư tổ chức làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biên chế của Vụ Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ ĐẦU TƯ I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 1.1. Chủ trì soạn thảo trình Bộ ký ban hành: Theo chương trình công tác đã đăng ký và những nhiệm vụ phát sinh Bộ giao, trong năm 2009, Vụ Đầu tư có 17 nhiệm vụ, đề án, cơ chế, chính sách cần hướng dẫn( gồm 10 đề án chính sách trong chương trình đầu năm và 7 bổ sung). Đến nay kết quả thực hiên như sau: - Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thành xây dựng dự thảo chức năng, nhiệm vụ của Vụ Đầu tư. Đến nay Bộ đã ký Quyết định số 2888/QĐ- BTC ngày 19/11/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận và ban hành bằng quyết định số 72/2009/QĐ- TTg ngày 04/5/2009. - Hoàn thành trình Bộ và Bộ đã ký ban hành 7 Thông tư hướng dẫn quản lý trong lĩnh vực thanh toán vốn đầu tư. Hoàn thành và trình Bộ xem xét ký duyệt: + Đề án bố trí vốn theo tiến độ thực hiện dự án + 2 Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đầu tư - Đã trình Bộ( lần 1) chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ để tiếp tục hoàn chỉnh: 1 Thông tư hướng dẫn về ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. - 04 Thông tư đã báo cáo Bộ cho phép dãn tiến độ sang thực hiện trong năm 2010: + Thông tư thay thế Thông tư số 53/2005/TT- BTC hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư NSNN theo niên độ + 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT ( Chính phủ vừa ban hành bằng NĐ 108/2009/NĐ- CP ngày 27/11/2009) + 01 Thông tư hướng dẫn thanh toán vốn dự án GPMB,TĐC sử dụng vốn NSNN (do Nghị định của Chính phủ chưa được ban hành). Như vậy, trong số 4 TT phải chuyển dãn tiến độ sang 2010 có 3 Thông tư thuộc kế hoạch đầu năm (hướng dẫn BOT và GPMB) song do nguyên nhân khách quan là Nghị định chưa ban hành, còn lại chỉ còn TT thay thế TT53( ngoài chương trình công tác đầu năm) do cần tập hợp đầy đủ các ý kiến để đảm bảo tính khả thi, còn lại về cơ bản công tác xây dựng cơ chế, chính sách của Vụ Đầu tư đã cơ bản hoàn thành. Nếu so với kế hoạch đầu năm thì Vụ Đầu tư đã thực hiện đạt 130% (13/10). 1.2. Đề án, cơ chế chính sách Vụ Đầu tư chủ trì trình Bộ tham gia ý kiến: Vụ Đầu tư đã chủ trì trình Bộ ký khoảng 20 công văn góp ý trực tiếp về Luật, Nghị quyết Quốc hội, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có những cơ chế, chính sách quan trọng như: Góp ý về Luật Quy hoạch đô thị: Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng, Sửa đổi Nghị quyết 66 của UB Thường vụ Quốc hội về dự án quan trọng quốc gia. Góp ý sửa đổi bổ sung các Nghị định về hướng dẫn đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định về lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Nghị định về xây dựng khu kinh tế quốc phòng… Quyết định của Thủ tướng về chính sách nhà ở xã hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển y tế nông thôn, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ. Góp ý dự thảo báo cáo Bộ Chính trị về Báo cáo tổng thể các chính sách nhà ở xã hội… 1.3. Công tác hướng dẫn, trả lời các Bộ, ngành, địa phương về chế độ chính sách và xử lý các vướng mắc, tình huống trong quản lý tài chính đầu tư phát triển: Trong năm 2009, Vụ Đầu tư đã trình Bộ ký hoặc ký theo ủy quyền của Bộ khoảng 500n văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương để giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn về chế độ chính sách và xử lý các tình huống trong quản lý mà pháp luật chưa quy định rõ hoặc quy định chưa đầy đủ. Đánh giá: - Về số lượng cơ chế, chính sách năm 2009 tuy không quá lớn song khối lượng phát sinh so kế hoạch đầu năm là 7/10 (70%) lại đòi hỏi phải xử lý hoàn thành trong thời gian ngắn nhất nên cũng tạo ra áp lực nhất định đối với công tác của Vụ trong bối cảnh khối lượng công việc khác đều tăng. Tuy nhiên xác định rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ chế chính sách là trọng tâm của công tác quản lý đặc biệt trong bối cảnh cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, nên trong quá trình chủ trì xây dựng và chủ trì tham gia ý kiến, cán bộ công chức Vụ Đầu tư luôn thể hiện thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm cao, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân và đóng góp của tập thể trong quá trình xây dựng cũng như góp ý đối với các đơn vị trong và ngoài Bộ… - Các cơ chế, chính sách chế độ được dự thảo, đưa ra bàn bạc tập thể để đi đến thống nhất, trường hợp cần thiết đã tổ chức các đoàn khảo sát thực tế tại địa phương để nắm bắt tình hình; vì vậy, chất lượng cơ chế, chính sách được xây dựng sau khi ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Một số cơ chế chính sách đã mang tính đột phá thay đổi cơ bản cách làm việc trước đây như việc chuyển đổi từ cơ chế “thẩm tra trước thanh toán sau” sang cơ chế “thanh toán trước thẩm tra sau” đối với quản lý thanh toán vốn đầu tư, ủy quyền về địa phương thẩm tra một số nguồn vốn. Đối với công tác tham gia, góp ý với các đề án, chính sách do đơn vị ngoài soạn thảo, các ý kiến góp ý của Bộ Tài chính luôn đảm bảo chất lượng, được các Bộ, ngành tôn trọng và tiếp thu, qua đó cũng đã khẳng định thêm vai trò của cơ quan tài chính trong quá trình quản lý. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác xây dựng cơ chế chính sách vẫn cần tiếp tục được củng cố cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo kịp thời về mặt thời gian theo yêu cầu của Bộ, đảm bảo nhanh chóng tuyên truyền và phổ biến chính sách, có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện một cách thương xuyên hơn. Đối với 4 Thông tư phải dãn tiến độ sang năm 2010, Vụ sẽ chủ động và tích cực hoàn thành sớm ngay trong những tháng đầu năm bởi thực tế cũng đã có những bước triển khai nhất định. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VỐN ĐẦU TƯ 2.1. Công tác quản lý và điều hành vốn đầu tư: 1. Bước vào năm 2009, triển khai chủ trương kích cầu đầu tư, xem đây như là một công cụ nhằm chặn đà suy thoái, bảo đảm an sinh xã hội, nguồn vốn đầu tư từ NSNN đã được tập trung ở mức cao nhất so với các năm gần đây. Cụ thể tổng kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009 của các Bộ, ngành và địa phương thuộc trách nhiệm quản lý của Vụ đầu tư là 223.966 tỷ đồng bằng các nguồn cụ thể: Vốn đầu tư XDCB tập trung: 101.416 tỷ đồng. Vốn đầu tư XDCB thuộc kế hoạch năm 2008 được phép kéo dài: 22.490 tỷ đồng. Nguồn vốn ứng trước kế hoạch các năm: 35.077 tỷ đồng. Vốn Trái phiều Chính phủ thuộc kế hoạch năm 2009: 56.500 tỷ đồng (gồm 36.000 tỷ đồng giao theo kế hoạch đầu năm và bổ sung 20.500 tỷ đồng trong năm). - Vốn Trái phiều Chính phủ thuộc kế hoạch năm 2008 chuyển sang tiếp tục thực hiện trong năm 2009: 7.183 tỷ đồng. - Vốn Trái phiếu Chính phủ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26360.doc
Tài liệu liên quan