Từ khi hoạt động Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hàng năm các chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao đều đạt và vượt mức năm sau cao hơn năm trước. Là một doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với số lao động hiện có 13000 người, trình độ: 27 người có trình độ trên đại học, 580 người đại học, 1240 người trung cấp và gần 3000 người là công nhân kỹ thuật được đào tạo tập trung ở trường lớp, trong đó 1/3 là công nhân bậc cao.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động kinh doanh của tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao.
3.2. Tổng giám đốc.
Là đại diện pháp nhân của Tổng công ty do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty; tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoặch kinh doanh và phương án đầu tư của Tổng công ty; kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
3.3. Phó tổng giám đốc.
Là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
3.4. Ban kiểm soát.
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; kiểm tra giám sát hoạt động giám sát điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên, kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
3.5. Phòng kế hoạch và đầu tư.
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực phát triển, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và hợp tác quốc tế.
Có nhiệm vụ là chủ công trình xây dựng quy hoạch phát triển chè Việt Nam lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp Tổng giám đốc theo dõi đôn đốc, chỉ đạo thực hiện và điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng mạng lưới thông tin, kiểu mẫu thông tin thống nhất toàn Tổng công ty.
3.6. Phòng tài chính kế toán.
Có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế hạch toán kế toán tài chính theo cơ chế quản lý của nhà nước, tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác trung thực đầy đủ toàn bộ tài sản của Tổng công ty, tổ chức lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
3.7. Phòng tổ chức lao động.
Có chức năng chấp hành tham mưu và tổ chức thực hiện những ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty, tổ chức nhân sự, tiền lương, chính sách xã hội. Có trách nhiệm tuyển lao động cho các bộ phận khác có yêu cầu, đánh giá cán bộ, xem xét nâng lương, bố trí sắp xếp lao động hợp lý.
3.8. Phòng kinh doanh.
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về lĩnh vực xuất khẩu chè nhập khẩu kinh doanh trong nước, thực hiện các hợp đồng hợp tác liên doanh liên kết đã đi vào hoạt động nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Có nhiệm vụ: Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Tổng công tygóp vào các dự án liên kết hợp tác đã đi vào hoạt động, nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt động tiếp thị tại các thị trường trong và ngoài nước, tìm hiểu và nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh nhằm đảm bảo thúc đảy sản xuất, phát triển kinh doanh của Tổng công ty.
3.9. Phòng kỹ thuật công nghiệp .
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
Có nhiệm vụ: nghiên cứu, hoàn thiện quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất, chỉ đạo các đơn vị trong toàn bộ Tổng công ty và phối hợp với các tổ chức khoa học kỹ thuật khác để tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất của Tổng công ty.
3.10. Phòng kỹ thuật nông nghiệp.
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp các giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất chè và nâng cao chất lượng chè búp tươi.
Có nhiệm vụ: Quy hoạch và phát triển quản lý, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ Tổng công ty, chỉ đạo các đơn vị và phối hợp với các tổ chức khoa học kỹ thuật khác để tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của Tổng công ty.
3.11. Phòng xây dựng cơ bản.
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý việc xây lắp các công trình, phấn đấu tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình .
Đào tạo hệ thống cán bộ kỹ thuật đảm nhận hoạt động xây lắp ở nhiều lĩnh vực; đầu tư thiết bị hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh đấu thầu, xây dựng các công trình.
3.12. Phòng KCS.
Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát theo dõi chất lượng hàng hoá; kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và đo chất lượng sản phẩm cuối cùng để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của Tổng công ty.
III. Kết quả hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm vừa qua .
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khi hoạt động Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hàng năm các chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao đều đạt và vượt mức năm sau cao hơn năm trước. Là một doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với số lao động hiện có 13000 người, trình độ: 27 người có trình độ trên đại học, 580 người đại học, 1240 người trung cấp và gần 3000 người là công nhân kỹ thuật được đào tạo tập trung ở trường lớp, trong đó 1/3 là công nhân bậc cao.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên này, hàng năm đã sản xuất kinh doanh đạt được một kết quả đáng khích lệ thể hiện trong bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây như sau:
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2000- 2002
Chỉ tiêu
Đơn VT
T/Hiện
2000
T/Hiện
2001
T/Hiện 2002
Tỷ lệ %
A
B
1
2
3
4 =2/3
5 =3/2
Toàn TCTchè Việt nam
1-Giá trị tổng sản lượng
1.000đ
400.780.639
471.920.720
519.519.366
117,75
110,10
-Ngành công nghiệp
1.000đ
67.060.420
72.165.420
79.165.420
107,61
109,95
Ngành nông nhgiệp
1.000đ
84.496.819
100.000.000
110.000.000
118,35
110,00
2- Sản phẩm nông nghiệp
A/ Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
42.740
45.6529
49.820
106,81
109,13
b/Diện tích chè tổng số:
Ha
5.772
5.716
6.054
99,03
105,91
-Diện tích chè kinhdoanh
Ha
5.426
5.139
5.233
94,71
101,82
-Diện tích chè KTCB
Ha
128
349
266
272,46
162,43
-Diện tích chè trồng mới
Ha
218
228
255
104,59
111,67
C/ Năng xuất chè
Tấn/Ha
7,88
8,88
9,52
112,78
107,18
3-sản phẩm công nghiệp:
- Chè tổng số
Tấn
22.157
26.602
29.240
120,06
109,92
Trong đó: + Chè đen
Tấn
19.822
22.377
26.680
122,98
109,95
+ Chè xanh
Tấn
1.349
1.138
760
84,36
66,78
+ Chè nội tiêu
Tấn
986
1.087
1.800
110,24
165,59
- Sản phẩm cơ khí
Tr đồng
423
550
500
130,02
90,91
4- nguyên liệu thu mua
- Chè búp tươi
Tấn
41.876
42.637
56.975
101,82
133,63
- Chè búp khô
Tấn
2.984
8.728
4.455
292,49
51,04
5-vốn đầu tư XDCB
Tr đồng
37.115
53.644
96.543
144,53
179,97
Vốn ngân sách
Tr đồng
11.980
26.930
47.489
224,79
176,34
- Vốn vay tín dụng
Tr đồng
16.537
6.973
28.143
42,17
403,06
- Vốn khác
Tr đồng
8.598
19.741
20.911
229,60
105,93
6-LN&các khoản nộp ngân sách
1/lợi nhuận phát sinh
1000đ
11.164.333
2.000.000
2000.000
17,91
100,00
2/Các khoản nộp ngân sách
1000đ
16.995.000
20.883.000
21.846.000
122,88
104,61
-Thuế VAT
1000đ
7.973.000
8.940.000
10.044.000
112,13
112,35
-Thuế thu nhập
1000đ
2.539.500
7.027.000
7.300.000
276,76
103,89
-Thuế sử dụng vốn ngân sách
1000đ
1.067.000
978.000
1.109.000
91,66
113,39
-Thuế sử dụng đất nông nghiệp
1000đ
1.066.000
895.000
700.000
83,96
78,21
-Thuế nhập khẩu
1000đ
3.420.000
2.842.000
2.500.000
83,10
87,21
-Các khoản nộp khác
1000đ
698.000
13.000
13.000
1,86
100,00
-Thuế nhà đất ,thuế nhà
1000đ
232.000
188.000
180.000
81,03
95,74
7-Chi cho đơn vị NS&SN
1/N/cứu và ứngdụng KHKT
Tr đồng
696
800
1.000
144,94
125,00
2/Ytế
Tr đồng
55
70
100
127,27
142,86
8-Lao động và thu nhập
-Tổng số lao động và TCT
Người
12.955
13.160
13.400
101,58
101,82
-Tổng số lao động do TCT/Qlý
Người
6.545
6.590
6500
100,69
98,63
-Thu nhâp b/quan chung TCT
Đ/Ng
735.650
837.450
910.000
113,84
108,66
+Thu nhập từ chè
Đ/Ng
663.650
762.450
830.000
114,89
108,86
+Thu nhập khác
Đ/Ng
72.000
75.000
80.000
104,77
106,67
Tính riêng trong năm 2002:
1.1. Về nông nghiệp : Mặc dù gặp khó khăn do thời tiết khô hạn kéo dài nhưng phần diện tích chè thuộc các công ty quản lý vẫn phát triển khá. Tổng sản lượng chè búp tươi đạt 51.737 tấn tăng 105,64% so vói năm 2001, giá trị tổng sản lượng đạt 81,256 tỷ đồng tăng 104,6% so vớ năm 2001. Các đơn vị trong tổng công ty đã trồng mới thêm 224 ha. Năng suất bình quân của toàn Tổng công ty đạt 10,2 tấn/ha, gấp 2 lần so với năng suất bình quân của cả nước.
Các đơn vị cũng đã tiến hành giao khoán đất và vườn chè cho người lao động quản lý trong thời gian 30-50 năm thông qua hợp đồng giao khoán. Dù vậy các đơn vị vẫn có trách nhiệm hỗ trợ giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký kết, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người làm chè. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để năng suất chè đạt bình quân 10,2 tấn/ha.
Hiện nay Tổng công ty đã tuyển chọn và nhập khẩu mới một tập đoàn giống chè (với hơn 30 giống) và đã khẳng định 14 giống có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của các vùng chè như giống chè Ngọc Thuý, Kim Xuyến, Văn Xưởng, Bát Tiên, Melody, Yabukita, ô Long, LPP97, TV1, TV2...
1.2. Về công nghiệp.
Năm 2002, mặc dù cuộc cạnh tranh nguyên liệu diễn ra gay gắt, có nơi, có lúc có nhà máy phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Song nhìn chung các đơn vị trong toàn bộ Tổng công ty đã có nhiều cố gắng tổ chức tốt công tác thu mua nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu của bà con nông dân tự sản xuất. Nhờ vậy tổng sản lượng chè được chế biến đạt 25462 tấn, tăng 100,5% so với năm 2001.
Trong đó :
Chè đen: 25416 tấn.
Chè xanh xuất khẩu: 3035 tấn.
Chè xanh nội tiêu: 1011 tấn.
Tổng giá trị phần công nghiệp đạt 333,782 tỷ đồng.
Ngoài ra do được đào tạo kỹ thuật chế biến chè nhiều lần nên các đơn vị đã tuân thủ khá đầy đủ và hợp lý các quy trình trong chế biến chè. Tuy chất lượng sản phẩm chưa được cao nhưng hầu hết các khuyết tật nặng như : chua, thiu, khê, khét không còn, chỉ có Viện chè vì đã thu mua loại chè BTP nên có mùi thiu.
Nhiều nhà máy được nâng cấp cả về nhà xưởng và thiết bị, các dây chuyền chè hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, ấn Độ được lắp đặt và đưa vào sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng chè mới, các nhà máy hiện có được duy tu bảo dưỡng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng chè xuất khẩu. Những nơi quản lý quy trình kỹ thuật tốt, dây chuyền thiết bị đồng bộ phù hợp đã cho chất lượng tương đối ổn định như Mộc Châu, Sông Cầu, Long Phú, Bắc Sơn.
1.3. Về xuất khẩu.
Năm 2002, do dự báo trước khả năng khó khăn của thị trường Iraq, thị trường lớn nhất của Tổng công ty, chiếm 2/3 tổng lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty đã chủ động chỉ đạo tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường sang các nước khác, nhờ vậy mặc dù thị trường Iraq giảm 8000 tấn so với năm 2001, song tổng sản lượng chè xuất khẩu vẫn đạt 28.271 tấn đạt kim ngạch 43.720.149 USD. năm 2002 cả nước có 163 đơn vị tham gia xuất khẩu chè, song Tổng công ty vẫn là đơn vị chủ lực chiếm tỷ trọng hơn 40% sản lượng xuất khẩu chè của cả nước, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển của ngành chè Việt Nam.
1.4. Trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng.
Lĩnh vực kinh doanh xây lắp là một trong những lĩnh vực lớn có đóng góp quan trọng vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Trong năm qua các cán bộ công nhân viên của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật và Thái Bình Dương đã chịu khó lăn lộn, tìm kiếm việc làm đấu thầu thắng lợi nhiều công trình thuộc đủ các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. Tổng giá trị hợp đồng mà các công ty ký được là 281 tỷ đồng. Giá trị xây lắp thực hiện 170 tỷ đồng, doanh số đạt được 135tỷ đồng. Hầu hết các công trình được bàn giao đúng tiến độ với chất lượng tốt được chủ đầu tư đánh giá cao.
1.5. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Năm 2002, Tổng công ty đã đẩy mạnh kinh doanh thương mại, xuất khẩu các mặt hàng khác ngoài chè như hoa Hoè, dược liệu đạt kim ngạch xuất khẩu 631.047 USD. Nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị, vật tư, linh kiện phụ tùngvề phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước của Hồng Trà, Hương Trà, Xây lắp vật tư kỹ thuật, Thái Bình Dương đạt kim ngạch 13.780.323 USD tăng 168,9% so với năm 2001.
Tổng giá trị kinh doanh thương mại của toàn Tổng công tynăm 2002 đã đạt được 253,275 tỷ đồng tăng 319% so với năm 2001.
1.6. Về chế tạo cơ khí .
Trong năm qua các đơn vị cơ khí của Tổng công ty đã liên tục nghiên cứu cải tiến kỹ thuật máy móc thiết bị nhờ vậy chất lượng của thiết bị chế biến chè ngày càng được nâng cao, thậm chí còn ưu việt hơn các thiết bị nhập ngoại do Trung Quốc hoặc ấn Độ chế tạo. Có thể nói, toàn bộ máy móc trong dây chuyền chế biến chè theo công nghệ ORTHODOX đã được các nhà nhà máy của ta chế tạo hoàn chỉnh với giá thành bằng 2/3 giá nhập khẩu.
Giá trị sản xuất của ngành cơ khí năm 2002 đạt được hơn 10 tỷ đồng . Điều đáng mừng là ở chỗ cơ khí của Tổng công ty đã chủ động chế tạo được máy móc thiết bị linh kiện phụ tùng thay thế với chất lượng cao để phục vụ cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, góp phần cung toàn Tổng công ty thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất kinh doanh được đề ra hàng năm.
1.7. Kết quả chung trong sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty trong năm 2002.
Tổng giá trị sản lượng : 1300 tỷ đồng.
Tổng doanh thu: 1150 ntỷ đồng, tăng 126,5% so với nưm 2001
Kim ngạch xuất khẩu đạt: 50.046.184 USD .
Nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng.
Tổng công ty làm căn có lãi, bảo toàn phát triển vốn của Nhà nước.
2. Các mặt hoạt động khác của Tổng công ty.
2.1 Về công tác đào tạo.
Thực hiện mục tiêu xây dựng được Tổng công ty chè Việt Nam phát triển vững mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, năm 2002 Tổng vông ty chè Việt Nam đã tổ chức 5 lớp học đào tạo gần 500 cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Kết quả đạt được là đã cung cấp được những thông tin mới nhất về quản lý, về kỹ thuật đối với đội ngũ cán bộ toàn Tổng công ty. Nhằm thông qua đó nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, đổi mới phong cách quản lý lãnh đạo và chỉ đạo kỹ thuật ở từng đơn vị, từng tổ đội sản xuất nhằm đưa hoạt động của toàn bộ tổng công ty vào nề nếp để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm làm ăn có hiệu quả hơn, đời sống của cán bộ công nhân
viên được nâng cao lên. 2.2. Về công tác tổ chức.
Trong năm qua từ thực tế sản xuất kinh doanh của các đơn vị và căn cứ vào đòi hỏi khách quan của thị trường, Tổng công ty đã tổ chức lại một số đơn vị dưới hình thức hoạt động hạch toán phụ thuộc như công ty Thái Bình Dương, Công ty Hồng Trà, Công ty Hương Trà... sau khi sắp xếp lại hầu hết các đơn vị đều đi vào làm ăn ổn định và có hiệu quả đóng góp to lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 của Tổng công ty. Điều đó đã chứng minh mô hình tổ chức mà Tổng công ty đã thực hiện trong thời gian qua là hợp lý và đúng dắn. Trong những năm tới, việc củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý từ văn phòng Tổng công ty đến các đơn vị cơ sở là việc làm thường xuyên nhằm mục tiêu luôn luôn có mô hình hợp lý nhất đáp ứng đòi hỏi của sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty.
2.3. Công tác quản lý chỉ đạo .
Năm 2002, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đang được tiếp tục củng cố và nâng cao vào đầu năm, công tác kiểm tra và giao kế hoạch thực hiện được thực hiện tại từng đơn vị thành viên. Sau khi kểm tra quyết toán những mặt được, chưa được trong quản lý điều hành của từng đơn vị đều được phân tích và chỉ ra một cách rõ ràng để các đồng chí giám đốc và ban lãnh đạo đơn vị biết mà rút kinh nghiệm điều chỉnh kịp thời.
Vào mùa vụ sản xuất, Tổng công ty đã cử các đoàn chuyên gia kỹ thuạt xuống kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thường xuyên tại đơn vị. Đối với các đơn vị chất lượng sản phẩm kém, các cán bộ của Tổng công ty đã xuống cùng anh chị em cán bộ công nhân viên tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên.
Công tác quản lý tài chính của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên đã được thực hiện chặt chẽ hơn. Thông qua các kênh thông tin và giám sát của mình, lãnh đạo Tổng công ty thường xuyên phân tích đánh giá tình hình của từng đơn vị để từ đó đề ra giải pháp giúp đỡ để đơn vị phát triển để từ đó kịp thời có các giải pháp nhằm hạn chế tổn thất khi nó phát sinh.
Trong năm qua,Tổng công ty đã cho ấn hành bản tin kinh tế kỹ thuật hàng tháng, bản tin đã kịp thời thông báo đến tất cả các đơn vị mọi diễn biến về thị trường giá cả, các nghị quyết và ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị.
3. Những tồn tại và yếu kém.
Bên cạnh những mặt được trong sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty thì vẫn còn những tồn tại và một số yếu kém. Đó là:
Sản xuất chè trong nước phát triển nhanh nhưng nhìn chung theo hướng quảng canh, các cơ sở chế biến còn nhiều thủ công, lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, sản xuất phân tán, manh mún. Mối quan hệ giữa hợp lý kinh tế ngành, vùng kinh tế chưa rõ nét.
Giá chè trên thế giới giảm và đang tiếp tục giảm, quá trình xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở Việt Nam tăng chậm so với sự phát triển của sản xuất nên việc tiêu thụ chè còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều năm còn tồn đọng một lượng chè không nhỏ, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khả năng tích tụ tập trung vốn khó khăn, việc điều hoà trong Tổng công ty khó thực hiện, nếu có lãi các đơn vị hạch toán độc lập được giữ lại, nhưng lỗ do hoàn cảnh nào thì Tổng công ty cũng phải bù lỗ.
Sự phối hợp trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa Tổng công ty với các công ty chè liên doanh, công ty cổ phần và các công ty hạch toán độc lập chưa chặt chẽ, chưa có sự phân công ngành hàng và thị trường do chưa xây dựng được hai cơ chế thống nhất thích hợp.
Bộ máy quản lý từ cơ quan Tổng công ty đến các đơn vị thành viên còn còng kềnh, tỷ lệ gián tiếp cao, chưa gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động. Lãnh đạo Tổng công ty còn lao vào sư vụ hành chính nhiều chưa tập trung cao để giải quyết các việc lớn mang tính chiến lược trong sản xuất kinh doanh.
Các công ty cổ phần sau cổ phần hoá, các cổ đông do nhận thức còn hạn chế, quá coi trọng cổ tức thu lại hàng năm làm cho ban giám đốc chỉ lo trước mắt, không tính được đầu tư cho lâu dài, vì sợ cổ tức giảm đi thì cổ đông thắc mắc. Các chương trình đầu tư cho vùng sâu, vùng xa đặc biệt là đầu tư cho cơ sử hạ tầng ở các công ty cổ phần mấy năm qua bi chững lại.
ở một số công ty tình trạng ban giam đốc buông lỏng quản lý vườn chè vì sợ tăng chi phí, dẫn đến năng xuất vườn chè và chất lượng chè búp tươi giảm đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng cao.
Cuộc cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu giữa các đơn vị sản xuất và chế biến chè đã đẩy giá chè nguyên liệu lên cao không hợp lý trong khi giá đầu ra giảm gây hậu quả là không quản lý được chất lượng nguyên liệu, không quản lý được dư lượng thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng chè Việt Nam trên thị trường.
Các công ty cổ phần và các công ty khác ngoài Tổng công ty không tự lo được đầu ra nên các công ty có xu hướng cạnh tranh bằng cách giảm giá bán tuỳ tiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu chè.
Một số các công ty thuộc Tổng công ty làm ăn thua lỗ như công ty chè Long Phúc, công ty chè Yên Bái, công ty liên doanh chè Phú Bền.
Nguyên nhân chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Các công ty chạy theo lợi ích trước mắt, không tính đến lợi ích lâu dài, chưa nhận thức đầy đủ về phương thức sản xuất kinh doanh mới, chưa thấy được hết thử thách quyết liệt của kinh tế thị trường, tự đẩy nhau vào vòng xoáy cạnh tranh nội bộ không đáng có, mà lẽ ra phải tập trung sức mạnh để đủ sức cạnh tranh quốc tế thì mới tồn tại được.
III. Phương hướng và quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Phương hướng.
Từ nghị quyết của Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX đã chỉ rõ : “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Doanh nghiệp nhà nước giữ vững những vị trí then chốt đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế-xã hội và chấp hành pháp luật. Trong 5 năm tới điều chỉnh cơ cấu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn, giao, bán, khoán, cho thuê ” (Văn kiện Đại hội Đảng IX, NXB CTQTH 2001).
Những thành tựu hơn mười năm qua của ngành chè nói chung và của Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng đã đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước góp phần vào xoá đói giảm nghèo, phủ hoang đất trống đồi núi trọc, mở đường giao thông vào tới những vùng sâu vùng xa cùng với Chính phủ đưa bệnh viện, trường học vào tới các bản làng, giữ gìn được an ninh đất nước, trật tự an toàn xã hội, dần dần đưa kinh tế của đồng bào vùng cao theo kịp với miền xuôi và thành thị, để đạt được mục tiêu của Đản đề ra là dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Ngày 10/3/1999 Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số43/1999/QĐ-TTCP về định hướng phát triển chè đến năm 2010 với diện tích trồng chè hơn 100.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế dất nước. Muốn vậy, Tổng công ty cần phải xây dựng Tổng công ty chè Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty đa thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo có tiềm lực kinh tế mạnh đóng vai trò chủ lực trên các lĩnh vực.
Xây dựng Tổng công ty vững mạnh, năng động sánh tạo trong kinh doanh, đóng vai trò then chốt, cơ bản trong sự phát triển chung của ngành chè, tập hợp toàn bộ sức mạnh chung của người làm chè Việt Nam trong quá trình hợp nhất với khu vực và thế giới, phát huy quyền chủ động tự chủ của công ty thành viên, xoá bỏ hoàn toàn bao cấp nâng cao hiệu quả SXKD tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong việc quy hoạch quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
Huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn của những người làm chè, các thành phần kinh tế trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam.
Là đầu mối xuất khẩu chè chủ yếu, không để tồn đọng sản phẩm, có nguồn dự trù tốt, góp phần bình ổn giá chè trong phạm vi cả nước, nâng cao vị thế của ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO, AFTA, Tổng công ty phải là trung tâm nghiên cứu thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển chè; là trung tâm dịch vụ chuyên ngành cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho ngành chè đẩy mạnh kim ngạch kinh doanh tổng hợp hỗ trợ cho phát triển chè; là trung tâm quảng cáo tiếp thị xúc tiến thương mại, tổ chức nhiều hội trợ chuyên ngành, cải tiến bao bì, mẫu mã, mời đón khách hàng xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm chè tới hội chợ từ đó đưa sản phẩm tới hội chợ quốc tế, hội chợ vùng, tạo ra được việc hàng đổi hàng tăng kim ngạch kinh doanh xuất nhập khẩu cho ngành chè nói chung và Tổng công ty chè nói riêng .
Đào tạo cán bộ, nông dân, công nhân, thợ có trình độ và tay nghề cao, chọn những cán bộ có đức có tài, có lý luận chính trị vững vàng làm người kế cận và lãnh đạo, khi đề bạt cần làm tốt công tác dân chủ từ thấp lên cao, từ cơ sở đến Tổng công ty, đến Bộ.
Tổng công ty chè Việt Nam cùng với các ngành, các doanh nghiệp trên toàn quốc vững bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao vào những năm đầu của thế kỷ 21.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 .
Sản lượng xuất khẩu cả nước: 120.000 tấn
Trong đó Tổng công ty chè Việt nam 50.000 tấn
Giá trị kim ngạch xuất khẩu chè cả nước: 20 triệu USD.
Trong đó Tổng công ty chè Việt nam: 1000 tỷ VNĐ
giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động trong cả nước .
Đối với công ty mẹ :
Trên cơ sở phương án chung của Tổng công ty, các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đảm bảo lợi ích của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ theo một kế hoạch thống nhất. Hoàn thành cơ chế khoán quỹ lương để gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị với thu nhập của người lao động .
Xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy chế của Tổng công ty và các đơn vị thành viên để đưa hoạt động của Tổng công ty vào nề nếp.
Đưa các thành tựu của kinh tế tri thức vào công tác quản lý và sản xuất kinh doanh, thực hiện nối mạng Internet giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, các thông tin về sản xuất kinh doanh ở đơn vị được cung cấp hàng ngày hàng giờ phục vụ kịp cho công tác chỉ đạo, điều hành của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tại tại tổng công ty chè Việt Nam.doc