Báo cáo Hoạt động mở rộng thị trường lĩnh vực cơ điện tử của viện imi- công ty cổ phần 3b

 

Mục Lục

 

CHƯƠNG I

Giới thiệu về Viện máy và dụng cụ Công nghiệp- Công ty cổ phần 3B- Lí do chọn đề tài “ Mở rộng thị trường cơ điện tử tại Việt Nam” 3

1. Viện máy và dụng cụ Công nghiệp 3

1.1. R&D 3

1. 2. Đào tạo 3

1.3.Sản xuất kinh doanh 4

2. Công ty cổ phần 3B 5

CHƯƠNG II

Cơ điện tử của Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung và của Công ty cổ phần 3B nói riêng 6

1. Xu thế phát triển cơ điện tử của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng những năm gần đây. 6

2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường của viện IMI và Công ty cổ phần 3B những năm gần đây 14

CHƯƠNG III

Triển vọng nào cho sự mở rộng thị trường có chiều sâu của Viện IMI và Công ty cổ phần 3B 20

1. Định hướng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 20

2. Định hướng phát triển tại Công ty cổ phẩn 3B 31

KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động mở rộng thị trường lĩnh vực cơ điện tử của viện imi- công ty cổ phần 3b, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm có  thể nói  là vô tận. Các sản phẩm CĐT được hình  thành từ các ý tưởng  thông minh hoá, bổ sung các chức năng mới cho các sản phẩm hiện hành và tạo ra các sản phẩm mới bằng sự tích hợp liên kết nhiều công nghệ cao trong sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy  ta có  thể thông minh hoá, tạo  linh hồn và cảm xúc cho các đồ dùng,  thiết bị, máy móc xung quanh  ta,  sáng tạo  nên  các sản  phẩm mới với  các  chức năng vượt  trội. Với sức tưởng tượng phong phú của người Việt Nam, chúng  ta hoàn  toàn có  thể  tin tưởng vào khả năng sáng tạo các sản phẩm mới kiểu này.  Thị  trường rộng lớn của   CĐT sẽ tạo nên nhiều cơ hội việc  làm mới cho các nhà nghiên cứu và  các nhà sản xuất với nhiều ứng dụng trong mọi ngành nghề, từ nông nghiệp,  y tế, năng lượng,  giao  thông vận tải… tới  các  ngành dịch vụ  giải  trí, bưu chính viễn thông, an ninh quốc phòng... Ví dụ thị trường ô tô đang phát triển với tốc độ chóng mặt do tác động của công nghệ CĐT. Có đến 90% các cải tiến đổi mới ở ô tô nằm  trong phần mềm và phần điện tử. CĐT cũng đang tạo  ra nhiều cơ hội việc làm trong giáo dục và đào tạo. Các kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện ở các nhà máy hiện nay cần được đào tạo, bổ túc các kiến thức và cách làm việc phối hợp của CĐT. Đây là một nhu cầu vô cùng lớn. Mặt khác, nhu cầu kỹ sư CĐT được đào tạo bài bản sẽ là một nhu cầu luôn tăng trưởng.  Bên cạnh những cơ hội,  ta cũng  còn phải đối mặt với nhiều  thách  thức  trong quá trình phát triển CĐT như: Về đào tạo nguồn nhân lực: CĐT là một lĩnh vực liên ngành nên việc đào tạo ở các trường cũng rất đa dạng. Một giáo trình chuẩn về CĐT của các trường đại học lớn ở các nước còn chưa hình  thành. Điều này cũng khó có  thể có do  tính đa dạng sản phẩm của lĩnh vực CĐT. Mặt khác, sự phối hợp giữa đào tạo và sản xuất trong lĩnh vực CĐT cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc kết hợp bài giảng với việc thực hành CĐT ở các nhà máy. Sự phát triển của CĐT đòi hỏi phải cập nhật thông tin của nhiều ngành công nghệ, trong đó, công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin có tốc độ phát triển rất nhanh. Do vậy, yêu cầu về các giảng viên cũng phải cập nhật được các kiến thức mới. Điều này không phải là dễ dàng đối với các nước nghèo như Việt Nam. CĐT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao và đòi hỏi kỹ năng thực hành của nhiều công nghệ cao, nhất  là công nghệ điều khiển  thời gian  thực, các hệ nhúng, vì vậy vấn đề thực hành cũng là một thách thức không nhỏ. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm CĐT cũng đòi hỏi không ít kinh phí và trí tuệ.  Về nghiên cứu khoa học: CĐT, một mặt  là công nghệ tạo nên sản phẩm mới, mặt khác lại  là một lĩnh vực khoa học hóc búa, cần nhiều nghiên cứu tập  trung vào các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực công nghệ khi chúng được  tích hợp với nhau một cách hữu cơ. Thế nhưng chúng ta còn biết quá ít về các ảnh hưởng, về tác động qua lại này trong khi đây lại là bản chất của CĐT. Có nắm bắt được cơ sở khoa học của các tác động tương hỗ này thì mới phát huy được những tính năng vượt trội mà chỉ sự liên kết các công nghệ mới có được. Đây lại là một thách thức lớn cho nghiên cứu vì phải đối mặt với những vấn đề của hệ thống lớn, mang tính phi tuyến, nhiều bất định và thay đổi theo thời gian.  Về  thiết kế sản phẩm: việc  thiết kế các sản phẩm CĐT  theo phương pháp  liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên (bottom-up) như hiện nay sẽ dần dần không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành, thời gian. Việc thiết kế theo hệ thống lớn là một thách thức đối với CĐT. Điều này đòi hỏi các chương trình  thiết kế CAD cho các sản phẩm CĐT phải được mở rộng  ra nhiều lĩnh vực  (CAD cho cơ + CAD cho điện tử + CAD cho điều khiển…) và xử  lý được độ phức tạp của chương  trình  thiết kế tổng hợp,  khả năng mô  hình  hoá  và  mô  phỏng hệ  thống lớn. Mặt  khác,  các chương trình thiết kế này còn phải đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các ứng dụng CĐT. Về  độ  tin cậy của sản  phẩm:  việc  tích hợp nhiều  công  nghệ  trong một sản  phẩm đương nhiên sẽ  làm giảm  độ  tin cậy của sản  phẩm do độ phức tạp của hệ  thống tăng. Việc đưa vào hàng trăm hệ vi điều khiển được kết nối thành mạng trong một ô tô  liệu có  làm hoạt động của ô  tô kém  tin cậy hơn so với ô  tô cơ khí  truyền  thống? Thực tế là độ tin cậy của sản phẩm CĐT lại là một vấn đề ít được mổ xẻ tại các cơ sở sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát  triển của CĐT  trong tương lai. Thách  thức đối với sản xuất: sản xuất các sản phẩm CĐT đòi hỏi những năng lực thiết kế và chế tạo, kể cả các điều kiện lắp ráp mà không phải luôn có trong một cơ sở sản xuất. Đối với những cơ sở vừa và nhỏ, việc có đủ các điều kiện này không phải dễ dàng. Mức độ hợp tác giữa các chuyên gia CĐT, tự động hoá đòi hỏi có sự gắn kết  cao. Cách  làm  việc  chuyển dịch từ  các  chuyên  gia  độc lập  sang  làm  việc theo nhóm chuyên gia phối hợp đa ngành cũng không phải dễ vì phải  thay đổi nếp làm việc đã hình  thành từ  lâu ở Việt Nam. Ngay cả khâu  kiểm  tra chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi nhiều trang thiết bị hơn để có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm ở từng công nghệ khác nhau. Trong thời gian qua, lĩnh vực CÐT của nước ta đã có những chuyển biến vượt bậc. Hợp tác quốc tế về CÐT đã được thúc đẩy ở cả ba miền. Việc nghiên cứu về CÐT đang được triển khai tốt tại các viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều cơ sở sản xuất. Chúng ta cũng đã tổ chức Hội nghị CÐT toàn quốc lần thứ nhất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc năm 2002 và lần thứ hai tại Ðại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 2004. Những gì mà các nhà khoa học đề cập tại các hội nghị đã chứng tỏ tiềm năng nghiên cứu sáng tạo của chúng ta trong lĩnh vực mới mẻ này. Mặc dù chưa có nền công nghiệp CÐT, song một số sản phẩm CÐT đã được nhiều cơ sở trong nước và các liên doanh tổ chức sản xuất tại Việt Nam như: Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, Nhà máy sản xuất robot ở Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng. Trong chiến lược phát triển KH và CN Việt Nam đến năm 2010, CÐT đã được xác định là một trong những lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực này ở nước ta gặp không ít khó khăn do bản thân CÐT là một ngành khoa học - công nghệ mới, cho nên việc thâm nhập vào đời sống sản xuất đòi hỏi phải có một quá trình thay đổi nhận thức và chính sách vĩ mô. Sự phát triển có được trong thời gian qua chủ yếu là tự phát, tuân theo quy luật cung - cầu của thị trường, sự nỗ lực của các chuyên gia tâm huyết và sự phát triển do internet mang lại. Có thể nói, CÐT ở Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức. Về mặt cơ hội, thị trường CÐT là thị trường mới không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước đang phát triển và phát triển trên toàn cầu. Ðây là thị trường chưa bị bão hòa, cho nên mức độ cạnh tranh chưa khốc liệt. Mặt khác, nhu cầu sử dụng các sản phẩm CÐT ngày càng nhiều và chủng loại sản phẩm có thể nói là vô tận. Các sản phẩm CÐT được hình thành từ các ý tưởng thông minh hóa, bổ sung các chức năng mới cho các sản phẩm hiện hành và tạo ra các sản phẩm mới bằng sự tích hợp liên kết nhiều công nghệ cao trong sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, ta có thể thông minh hóa, tạo linh hồn và cảm xúc cho các đồ dùng, thiết bị máy móc chung quanh ta, sáng tạo nên các sản phẩm mới với các chức năng vượt trội. Với sức tưởng tượng phong phú của người Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng sáng tạo các sản phẩm mới kiểu này. Bên cạnh những cơ hội, ta cũng còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển CÐT. Về đào tạo nguồn nhân lực: CÐT là một lĩnh vực liên ngành, việc đào tạo ở các trường cũng rất đa dạng. Chưa có một giáo trình chuẩn về CÐT, do tính đa dạng sản phẩm của lĩnh vực CÐT. Mặt khác, sự phối hợp giữa đào tạo và sản xuất trong lĩnh vực CÐT cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc kết hợp bài giảng với việc thực hành CÐT ở các nhà máy. CÐT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao và đòi hỏi kỹ năng thực hành của nhiều công nghệ cao, nhất là công nghệ điều khiển thời gian thực, các hệ thống nhúng, vì vậy vấn đề thực hành cũng là một thách thức không nhỏ. Về nghiên cứu khoa học: CÐT một mặt là công nghệ tạo nên sản phẩm mới, mặt khác lại là một lĩnh vực khoa học hóc búa, cần nhiều nghiên cứu tập trung vào các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực công nghệ khi chúng được tích hợp với nhau một cách hữu cơ. Về thiết kế sản phẩm: việc thiết kế các sản phẩm CÐT theo phương pháp liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên như hiện nay sẽ dần dần không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành, thời gian. Việc thiết kế theo hệ thống lớn là một thách thức đối với CÐT. Ðiều này đòi hỏi các chương trình thiết kế CAD cho các sản phẩm CÐT phải được mở rộng ra nhiều lĩnh vực (CAD cho cơ + CAD cho điện tử + CAD cho điều khiển...) và xử lý được độ phức tạp của chương trình thiết kế tổng hợp, khả năng mô hình hóa và mô phỏng hệ thống lớn. Mặt khác, các chương trình thiết kế này còn phải đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các ứng dụng CÐT. Thách thức đối với sản xuất: sản xuất các sản phẩm CÐT đòi hỏi những năng lực thiết kế và chế tạo, kể cả các điều kiện lắp ráp mà không phải luôn có trong một cơ sở sản xuất. Ðối với những cơ sở vừa và nhỏ, việc có đủ các điều kiện này không phải dễ dàng. Ngay cả khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi nhiều trang thiết bị hơn để có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm ở từng công nghệ khác nhau. Nước ta nằm trong khu vực châu Á, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với thị trường to lớn và các cơ hội riêng, CÐT sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần có một chính sách vĩ mô, khuyến khích đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm CÐT. Trong sự phát triển ngành công nghiệp CÐT, theo chúng tôi các cơ quan chức năng tập trung đầu tư để trong một thời gian ngắn có được một số sản phẩm chủ chốt trong một số lĩnh vực như thiết bị gia dụng, thiết bị y tế, phương tiện giao thông, máy gia công, chế biến nông sản... Việc đào tạo nguồn nhân lực cũng đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh, nhất là đối với lớp trẻ. Có thể nói, CÐT tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển, phồn thịnh của đất nước, đồng thời đòi hỏi nhiều sự thay đổi ở nhiều lĩnh vực. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo được sự phát triển hài hòa và bền vững trong quá trình chuyển đổi từ tư duy chuyên môn hóa sang tư duy cộng năng đa ngành. Tuy nhiên, lại cần phải nhận định rằng hiện nay điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa có khả năng thiết kế tổng hợp có hiệu quả và kinh tế những sản phẩm mới trong thời gian ngắn nhất, nên khả năn bám sát thị trường chưa cao. Nếu ngành chế tạo máy của Việt Nam chỉ tạo ra những sản phẩm cơ khí đơn thuần thì rất khó cạnh tranh tỏng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Ứng dụng cơ điện tử để chế tạo ra các máy công cụ thông minh, thiết bị thông minh là giải pháp đột phá tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế tạo máy. Do vậy Việt Nam cần tập trung vào phần cứng đặc thì và phần mềm “ TRÍ TUỆ” bởi ngày nay trí tuệ cũng là một trong những nguồn lực kinh tế cao. 2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường của viện IMI và Công ty cổ phần 3B những năm gần đây Phải công nhận một điều rằng những năm gần đây Viện IMI nói chung và công ty cổ phần 3B nói riêng đã có những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng Cơ điện tử, Báo cáo tài chính quý và năm cho thấy mức tăng trưởng Vốn lên tục từ 2007 đến 2010: Biểu đồ 1: Biểu đồ Nguồn vốn Điều đồ cho thấy từ năm 2008 nguồn Vốn tăng đáng kể từ 25 tỷ lên 55 tỷ và đang có dấu hiệu tăng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này. Bên cạnh mức tăng về nguồn vốn, công ty liên tục gia tăng giá trị về tài sản nắm giữ như nhà xưởng, kho bãi, mác móc công cụ có tính chất khoa học công nghệ cao Biều đồ 2: Giá trị tài sản sở hữu của Công ty 3B Biểu đồ 2 cho thấy giá trị tài sản hiện vật công ty nắm giữ ( không bao gồm giá trị bất động sản) cho thấy để phục vụ cho chiến lược mở rộng kinh doanh, công ty đã chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hàm lượng chất xám và khoa học công nghệ vào sản phẩm. Biểu đồ 3: Biểu đồ lợi nhuận Biểu đồ lợi nhuận cho thấy rõ rang việc kinh doanh hàng cơ điện tử liên tục tăng vọt tỏng 3 năm trở lại đây, mặc dù lãi suất ngành cơ điện tử chưa cao ( khoảng 30%) song doanh thu vẫn tăng mạnh, điều này chứng tỏ chiến lược kinh doanh đã đi đúng hướng. Song song với việc đầu tư chế tạo sản xuất, công ty 3B còn nhận gia công quốc tế cho các tập đoàn lớn về công nghiệp nặng trên thế giới tại các thị trường Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á doanh thu từ gia công cũng chiếm phần không nhỏ trong tổng doanh thu. Biểu đồ 4: Biểu đồ lĩnh vực kinh doanh Biểu đồ 5: Biều đồ ngành hàng kinh doanh Biều đồ ngành hàng kinh doanh cho thấy, Công ty cổ phần 3B hiện đang chếm ưu thế trong lĩnh vực đồ gá, dây chuyền phụ trợ lắp ráp ôtô. Mà xu hướng ngành công nghiệp oto ở Việt Nam đang phát triển, thị trường tiềm năng nên khả năng phát triển lĩnh vực này của Công ty 3B rõ rang rất khả quan. Xong, không nên chủ quan cho rằng các sản phẩm của Công ty đều do tự chế tạo ra, mà thật ra Công ty mới chỉ nội địa hóa sản phẩm được 60 % Biều đổ 6: Tỷ lệ nội địa hóa hàng hóa Biểu đồ 6 cho thấy tỷ lệ nội địa hóa hàng hóa, có tới 30% linh kiện vẫn phải nhập khẩu, điều này gây thất thoát một lượng tiền đáng kể cho các công ty nước ngoài, công ty đang cố gắng giảm nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài xuống 20%, thay vào đó, sử dụng cá sản phẩm có sẵn trong nước. Ta hãy cùng tham khảo biểu đồ số 7 về tỷ trọng nhập khẩu linh kiện từ các nước chính: Biểu đồ 7: Các nước nhập khẩu Biểu đồ 7 cho thấy Công ty chủ yếu nhập hàng hóa/ linh kiện từ Nhật là chủ yếu bên cạnh có Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Và không thể phủ nhận là Nhật vẫn là một trong những nước đi đầu về chất lượng, sự đa dạng cũng như giá cả, chủng loại hàng hóa trong lĩnh vực cơ điện tử nói riêng và nhiều ngành hàng khác nói chung. CHƯƠNG III Triển vọng nào cho sự mở rộng thị trường có chiều sâu của Viện IMI và Công ty cổ phần 3B 1. Định hướng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam Để có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới, từng bước có thể tự thiếtkế, chế tạo các thiết bị, máy móc điều khiển “thông minh” trong những năm đầu củathế kỷ XXI, việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử là một vấn đề rất quantrọng. Tuy có những đặc điểm riêng, nhưng cơ điện tử Việt Nam cũng không vượt rakhỏi xu thế phát triển chung của thế giới. Công nghệ cơ điện tử hình thành xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công nghiệp Việt Nam. Hàng hoá cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là phần cứngthô sơ, phi tiêu chuẩn, có mức độ “thông minh” thấp, nên giá cả thường tính trên khốilượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nền công nghiệp nước ta còn lạc hậu, đòi hỏi đầu tư nhiều như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó có khả năng cạnh tranh ởthị trường trong nước cũng như trong khu vực. Cơ điện tử sẽ cho phép chúng takhông phải đi theo những bước phát triển mà các nước công nghiệp đã đi qua, mà có thể tạo ra những đột phá trong tư duy công nghệ tích hợp, tạo ra những sảnphẩm mới có khả năng cạnh tranh. Điều đó sẽ giúp cho hàng hoá của nước ta đứngvững trên thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoáđang diễn ra mạnh mẽ. Phần “trí tuệ” của sản phẩm cơ điện tử sẽ chiếm tỷtrọng ngày càng lớn trong giá cả của máy móc vàthiết bị. Nếu 15 năm trước đây, tỷ lệ giữa phần cơkhí/phần cứng/phần mềm là 60/25/15 thì vào năm1998, tỷ lệ này còn 30/15/55 và hiện nay tỷ lệ phầnmềm còn cao hơn. Do vậy, với khả năng sáng tạocủa người Việt Nam, chúng ta cần phải chú trọngđến giải pháp sáng tạo trong thiết kế, tích hợp tổng thể liên ngành các phương pháp điều khiểnvà công nghệ lập trình để tạo dựng được phần "trítuệ" gắn bó hữu cơ với "phần cứng" của máy móc để "tăng mạnh giá trị gia tăng" của sản phẩm, qua đó tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trong khu vực. Đây là "cơ hội vàng" cho các nước đang phát triển như Việt Nam có thể "đi tắt đón đầu", đi thẳng vào kinh tế tri thức, phát huy tài năng trí tuệ đểtạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các hướng nghiên cứu chính của cơ điện tử cần tập trung là: 1) Đẩy mạnh khả năngmô phỏng và thiết kế tổ hợp liên ngành của các cán bộ KH&CN để có thể thiết kế ranhững sản phẩm cơ điện tử mới, đặc biệt là sử dụng công nghệ thiết kế mẫu ảo(virtual prototyping). 2) Nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử, đặc biệttrong một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm (máy công cụ, máy động lực, thiết bị kỹ thuậtđiện - điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường điều khiển), các cụm truyền động(actuator), hệ thống đầu đo (sensor). 3) Lựa chọn các sản phẩm cơ điện tử mới, đặctrưng và phù hợp với yêu cầu của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh trong khu vựcvà trên thế giới để tập trung nghiên cứu - phát triển và tự chế tạo sản phẩm côngnghệ cao, như: Phần mềm và phần cứng tiên tiến phục vụ thiết kế hệ cơ điện tử;rôbốt di động, rôbốt song song, trạm phát điện gió; thiết bị gia công thông minh cóđiều khiển số... 4) Ngoài ra, Việt Nam còn cần phải tiếp cận những công nghệ hiệnđại trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tiên tiến, đòi hỏi trình độkỹ thuật công nghệ cao nhất của thế giới hiện nay, như: Vệ tinh nhỏ, rôbốt thôngminh, các hệ vi cơ điện tử (MEMS) và nano cơ điện tử (NEMS)... Trong đào tạo cơ điện tử cần: 1) Xây dựng chương trình đào tạo đại học và trên đại học ngành cơ điện tử theo hướng chuẩn - mở (cho các hướng khác nhau của cơ điện tử), có trình độ ngang tầm khu vực. Áp dụng hình thức đào tạo gắn với thực tế và đổi mới căn bản các phương pháp giảng dạy hiện nay. 2) Xây dựng chương trìnhđào tạo đẳng cấp quốc tế để sinh viên có điều kiện tiếp cận và nhanh chóng bắt kịpnhững kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. 3) Phát huy mạnh mô hình kết hợp giữa cáctrường đại học và viện nghiên cứu đã và đang được Trường Đại học Công nghệ(thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) kết hợp với Viện KH&CN Việt Nam tổ chức thựchiện. 4) Đẩy mạnh việc mở đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành cơ điện tử. Ngoài ra, để có được một sự phát triển bền vững, chúng ta cần đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về cơ điện tử trên cơ sở liên kết các đơn vị nghiên cứu để có khả năng thiết kế và chế thử các sản phẩm mới của cơ điện tử với mô hình nghiên cứu - chuyển giao công nghệ và đi vào những vấn đề mũi nhọn của cơ điện tử (thiết kế mô phỏng hệ cơ điện tử; rôbốt, thiết bị thông minh; vệ tinh nhỏ; điều khiển nhúng; ứng dụng vi cơ điện tử, nano cơ điện tử). Chúng ta cần tiến hành ngay việc xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, điều tra thị trường và lập kế hoạch chi tiết phát triển sản phẩm cơ điện tử đến năm 2010 và các định hướng cho phát triển sản phẩm cơ điện tử có tính chiến lược cho giai đoạn sau. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển sản phẩm cơ điện tử trong 10 năm (2010-2020). Trong những năm qua, Viện KH&CN Việt Nam đã đạt được các thành tích đáng kể trong lĩnh vực cơ điện tử. Quan hệ hợp tác nghiên cứu và triển khai của Viện trong lĩnh vực cơ điện tử cũng không ngừng được tăng cường. Viện luôn chủ động, tích cực trong những hoạt động tổ chức và tham gia các Hội nghị cơ điện tử trong nước và quốc tế. Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về cơ điện tử (VCM2006) là một Hội nghị có quy mô và mang tinh thần đổi mới nhất từ trước đến nay. Hội nghị do nhiều đơn vị đồng phối hợp tổ chức và được cả "3 nhà": Nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà sản xuất kinh doanh quan tâm tham dự. Với phương châm: Tạo sự gắn kết hữu cơ giữa "Nghiên cứu - Đào tạo - Sản xuất kinh doanh" vì sự phát triển chung của cơ điện tử Việt Nam, hy vọng sẽ tạo ra được bước đột phá cho sự phát triển lĩnh vực này ở nước ta. Nắm bắt được các xu thế của cơ điện tử ( chuyển dần từ các sản phẩm cơ điện tử cao cấp, chuyên biệt sang các sản phẩm cơ điện tử công nghiệp; chuyển dịch thay thế các chức năng, nguyên lý và thiết kế cơ khí sang các giải pháp phần mềm; chuyển dịch từ phương pháp tiếp cận trên cơ sở phối ghép hệ thống nhỏ sang phương pháp tiếp cận hệ thống lớn toàn cục; mở rộng gắn kết với các công nghệ mới khác và đi từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô ), với sự thay đổi nhận thức kịp thời và có các chính sách vĩ mô phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển ngành cơ điện tử và các sản phẩm cơ điện tử trong nước đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế. Nghiên cứu phát triển cơ điện tử của nước ta được giới chuyên gia nhận thức được tầm quan trọng, tầm chiến lược và thảo luận nhiều từ những năm 2000. Tuy nhiên trước đó đã có một số đơn vị từ sự khó khăn cạnh tranh thị trường của sản phẩm cơ khí truyền thống, đã có sự đổi mới sản phẩm theo hướng cơ điện tử. Có thể tóm tắt trình phát triển nghiên cứu cơ điện tử của nước theo những mốc quan trọng sau : Về công tác nghiên cứu khoa học & Công nghệ : Nhiều đề tài thuộc lĩnh vực cơ điện tử đã xuất hiện trong các chương trình nghiên cứu khoa học và phát công nghệ cấp nhà nước như KC03- Chương trình khoa học & Công nghệ về Công nghệ Tự động hoá, KC05- Chương trình khoa học & Công nghệ về Phát triển Công nghệ chế tạo máy, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông,... đã khẳng định sự xích lại gần nhau của các ngành này, đó chính là xu thế tất yếu của cơ điện tử. Tuy nhiên, chúng ta rất cần một chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà nước về cơ điện tử đảm bảo lối tiếp cận tổng thể (top-down) và xuyên suốt hàng chục năm đối với lĩnh vực đa ngành này . Trong 12 công trình, cụm công trình vinh dự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2005 thuộc nhiều lĩnh vực, có hai công trình trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ điện tử cho công nghiệp” do Bộ Công nghiệp đề cử và “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí tự động hoá trong công nghiệp chế biến một số nông sản, thực phẩm” thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt nam đề cử, đều thuộc lĩnh vực “cơ điện tử”. Điều này thể hiện, hiện tại các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về cơ điện tử ở Việt nam đã có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và đã trở thành một xu thế phát triển của ngành cơ khí và tự động hoá hiện đại. Về đào tạo Tháng 1/1999 Bộ môn đầu tiên thuộc khoa cơ khí trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã được thành lập. Cũng năm này cơ điện tử được đào tạo cho lớp kỹ sư tài năng của Đại học Bách khoa Hà nội. Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã kết hợp với TU Dresden và TU Hannover ( CHLB Đức ) để đào tạo các khoá cao học quốc tế ngành cơ điện tử. Trong 2005 Đại học Bách khoa Hà nội mở 4 chuyên ngành cơ điện tử trong các Bộ môn khác nhau ( Bộ môn cơ kỹ thuật; Bộ môn cơ sở thiết kế máy và rôbốt & Bộ môn cơ học kết cấu và vật liệu phi kim loại; Bộ môn Công nghệ chế tạo máy & Bộ môn cắt kim loại và dụng cụ công nghiệp; lớp KS tài năng cơ điện tử) trong hệ đào tạo ngành cơ khí. Đến nay, cơ điện tử còn được giảng dạy ở Bách khoa Đà nẵng, Đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, Đại học Cần Thơ, Đại học công nghiệp Hà nội và một số trường Đại học dân lập. Đến 2006 Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được mở ngành đào tạo cơ điện tử. Đầu năm 2006, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và Trường Đại học công nghệ ( Đại học Quốc gia Hà nội ) đã ký thoả thuận phối hợp đào tạo kỹ sư cơ điện tử theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu và sản xuất công nghiệp công nghệ cao, một phương thức đào tạo hiệu quả, xây dựng được lực lượng khoa học & Công nghệ trình độ cao cho công nghiệp, nhanh chóng đưa ra sản phẩm công nghệ cao phục vụ xã hội. Về sản xuất Trước nhu cầu ngày càng lớn và rộng rãi về sản phẩm cơ điện tử, dự tính mỗi năm trên 5 tỷ USD nhập ngoại, một số đơn vị nghiên cứu trong nước đã chủ động đưa ra thị trường những sản phẩm cơ điện tử dạng thử nghiệm như các máy Công nghệ cao của Cơ khí Hà Nội, dây chuyền chế biến nông sản ( ứng dụng tự động hoá ) của Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch, dây chuyền sản xuất bia của Đại học Bách khoa,vv… Nhưng về mặt bài bản và qui mô, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp( IMI) - Bộ Công nghiệp có thể nói là mô hình tiêu biểu, đầy đủ và tổng hợp nhất trong cả ba lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và sản xuất sản phẩm cơ điện tử công nghệ cao. Hơn 10 năm đổi mới, với định hướng chủ động chuyển dịch từ cơ khí thuần tuý sang cơ điện tử, Viện đã đạt được những thành công đáng khích lệ: hơn 70 sản phẩm thuộc các nhóm cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ, cơ điện tử phục vụ ngành xây dựng, cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp, Quang cơ điện tử phục vụ ngành chế biến nông sản, cơ điện tử phục vụ ngành xử lý và bảo vệ môi trường đã được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao sản xuất công nghiệp, tạo lượng hàng hoá hàng nghìn tỷ đồng, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho đất nước; xây dựng được mô hình công ty mẹ – công ty con, trong đó công ty mẹ là doanh nghiệp hoạt động khoa học & Công nghệ đầu tiên tại Việt nam. Năm 2005, Viện đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học & Công nghệ cho cụm công trình 51 sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp. Mục tiêu, phương hướng nghiên cứu phát triển cơ điện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo 2011- Hoạt động mở rộng thị trường lĩnh vực cơ điện tử của viện imi- công ty cổ phần 3b.doc
Tài liệu liên quan