Công ty cổ phần May 10 sau khi tiến hành cổ phần hóa từ năm 2005 đã và đang hoạt động trong những lĩnh vực sau:
- Sản xuất kinh doanh quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác.
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
- Đào tạo nghề.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc. Cụ thể, công ty chuyên sản xuất các loại áo sơ-mi nam, nữ, áo jacket, comple, veston, quần âu các loại phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức:
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của công ty.
Trường công nhân kỹ thuật may và thời trang:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh. Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.
Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty:
Đặc điểm về sản phẩm:
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc, được tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Đó là các sản phẩm: sơ-mi nam, nữ, jacket, comple, veston, váy, đồng phục học sinh, công nhân viên chức… Sản phẩm mũi nhọn của công ty từ nhiều năm nay là mặt hàng áo sơ-mi. Có thể nói, ở Việt Nam, nhắc đến May 10 là nhắc đến áo sơ-mi, đặc biệt là sơ-mi nam với kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt và chất lượng tuyệt hảo.
Bảng 2 – Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường trong nước.
(Đơn vị tính: chiếc)
Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Áo sơ-mi
410.646
65,4
450.700
63,1
435.949
66,9
Quần
50.998
8,1
35.610
5,0
37.647
5,8
Áo Jacket
12.337
2,0
9.180
1,3
12.512
1,9
Veston
1.907
0,3
3.299
0,5
3.949
0,6
Đồng phục HS
631
0,1
723
0,1
1.209
0,2
Caravat
2.056
0,3
5.050
0,7
3.525
0,5
Tất
217
0,03
779
0,1
0
0
Hàng đặt, gia công
33.335
5,37
12.539
1,8
11.258
1,7
Bảo hộ lao động
0
0
14.662
2,1
22.551
3,5
Đồng phục NV
0
0
68.040
9,5
0
0
Khác
115.587
18,4
112.379
15,8
123.122
18,9
Cộng
627.714
100
712.961
100
651.722
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước còn khá nhỏ, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ-mi, luôn chiếm trên 60% tổng số lượng sản phẩm bán ra và có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng khác như quần âu, áo Jacket, veston, đồng phục học sinh, hàng đặt và gia công chiếm một tỷ lệ nhỏ, lại lên xuống không đều qua các năm. Một số sản phẩm lại mang tính phập phù, có năm sản xuất, có năm không sản xuất như: tất, bảo hộ lao động, đồng phục, bởi đây là những sản phẩm phụ thuộc vào những đơn đặt hàng nhỏ lẻ của các đối tác trong nước, do đó nó không mang tính thường xuyên.
Bảng 3 – Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường nước ngoài.
(Đơn vị tính: chiếc)
Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Sơ-mi
8.439.568
86,13
9.562.208
79,19
9.637.696
74,81
Quần
1.036.962
10,58
2.085.104
17,27
1.714.723
13,31
Jacket
61.065
0,62
128.898
1,07
1.298.881
10,08
Comple
180.821
1,85
119.632
0,99
149.949
1,16
Veston
54.729
0,56
147.408
1,22
61.604
0,48
Váy
25.374
0,26
26.859
0,22
14.400
0,12
Jile
0
0
4.782
0,04
0
0
Khác
0
0
200
0
5.147
0,04
Cộng
9.798.519
100
12.075.091
100
12.882.400
100
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Qua bảng trên ta thấy, lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ở thị trường nước ngoài là rất lớn, khoảng trên dưới 10 triệu chiếc. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo sơ-mi, quần, áo Jacket, comple, veston, và váy. Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ-mi, luôn chiếm trên 70% và hiện có xu hướng giảm nhẹ. Thay vào đó là sự tăng lên của những mặt hàng khác như quần và áo Jacket. Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao, mà không có sự xuất hiện của những sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, tất hay caravat…vốn không phải là thế mạnh của công ty trên thị trường quốc tế.
Đặc điểm về lao động:
Do đặc thù của ngành dệt may là việc sản xuất sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên lực lượng lao động chủ yếu là những công nhân có trình độ tốt nghiệp PTTH, sau khi được đào tạo tại Trường đào tạo của công ty sẽ trở thành công nhân công ty. Mặt khác, do tính chất công việc đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi, dẫn đến lực lượng lao động chủ yếu là lao động nữ, trong khi lao động nam chiếm số ít.
Bảng 4 – Cơ cấu lao động của công ty.
Tiêu thức
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
TL (%)
Số lượng
TL (%)
Số lượng
TL (%)
Tổng số LĐ
5.775
100
6.900
100
7.480
100
Phân theo trình độ
Trên ĐH
2
0,03
3
0,04
4
0,05
ĐH và CĐ
350
6,06
371
5,38
379
5,07
Trung cấp
315
5,46
333
4,83
346
4,63
CN bậc cao
1.270
21,99
1.544
22,37
1.675
22,39
CN khác
3.838
66,46
4.649
67,38
5.076
67,86
Phân theo đối tượng
LĐ trực tiếp
5.122
88,69
6.205
89,93
6.769
90,49
LĐ gián tiếp
653
11,31
695
10,07
711
9,51
Phân theo giới tính
LĐ nam
1.415
24,50
1.659
24,04
1.773
23,71
LĐ nữ
4.360
75,50
5.241
75,96
5.707
76,29
(Nguồn: Văn phòng công ty cổ phần May 10)
Bảng trên cho thấy lực lượng lao động của công ty trong 3 năm qua đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng lao động năm 2006 tăng 1.075 người, tức là 29,5% sơ với năm 2004. Số lượng người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học tuy tăng về số lượng song lại giảm về tỷ trọng, điều này có thể xem là hợp lý với việc giảm tỷ trọng lao động gián tiếp trong công ty, điều đó cho thấy bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn. Tỷ trọng công nhân bậc cao cũng tăng lên cho thấy trình độ tay nghề của người công nhân ngày càng được nâng cao. Xét về giới tính, số lượng, tỷ lệ lao động nữ ngày càng lớn và có xu hướng tăng lên. Do đó, công ty cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đối tượng lao động này.
Đặc điểm về công nghệ:
Công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng may mặc trên các dây chuyền sản xuất khác nhau, số lượng lao động, chủng loại thiết bị khác nhau, song cùng tuân theo một quy trình cơ bản đại diện cho phương pháp công nghệ của công ty.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần May 10.
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
CẮT
MAY
LÀ GẤP
GIẶT
THÊU / IN
ĐÓNG GÓI
KHO THÀNH PHẨM
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Hình 2 – Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc của công ty.
Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ:
- Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong.
- Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuẩn bị máy móc thiết bị mẫu dưỡng, các tài liệu liên quan, và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu của bộ phận chuẩn bị sản xuất. Ép mếc vào các chi tiết theo quy định.
- Công đoạn thêu, in: Chịu trách nhiệm thêu, in các họa tiết vào chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các họa tiết theo quy định.
- Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng.
- Công đoạn giặt (chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt): Chịu trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng.
- Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, ép và gấp các loại sản phẩm cùng với các loại phụ liệu là gấp theo quy định.
- Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói và đóng gói sản phẩm vào thùng carton theo tỷ lệ và số lượng quy định cụ thể của từng đơn hàng.
Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, loại bỏ những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau.
Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển vào kho và sắp xếp theo từng khách hàng, địa chỉ giao, có phân biệt màu sắc, cỡ vóc theo từng lô hàng.
Từ sơ đồ quy trình công nghệ và nội dung của các bước công việc, ta thấy đây là một quy trình hoàn hảo, được thực hiện theo một tiến trình khoa học, logic từ khâu lập kế hoạch sản xuất đến khi nhập thành phẩm vào kho hàng.
Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Đối với các doanh nghiệp dệt may, nguyên phụ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu của đối tác, bởi chất lượng cũng như màu sắc, kiểu dáng của chúng quyết định rất lớn đến chất lượng, độ bền của sản phẩm. Đặc biệt, công ty May 10 có thị trường và khách hàng chủ yếu là nước ngoài, luôn đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, thì nguyên phụ liệu là yếu tố sống còn. Nhìn chung, các nguyên phụ liệu chính của ngành dệt may gồm có các loại sau:
- Nguyên liệu gồm: Vải, mex, dựng, da, len, bông, nỉ….
- Phụ liệu gồm: Cúc, chỉ, nhãn, mác, khóa, móc…
Đối với những sản phẩm gia công xuất khẩu thì công ty không phải chịu trách nhiệm mua nguyên phụ liệu mà sẽ nhận được từ phía đối tác, công việc của công ty là phải tính được định mức tiêu hao để có thể đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng theo yêu cầu của đối tác. Trong khi đó, đối với những sản phẩm sản xuất để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu theo hình thức FOB thì công ty có trách nhiệm tìm kiếm và xác định định mức nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất. Công ty có thể mua nguyên phụ liệu đó ở trong nước hoặc có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Ta có thể xem xét việc nhập nguyên phụ liệu này theo bảng dưới đây:
Bảng 5- Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB.
(Đơn vị tính: USD)
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Trung Quốc
9.620.755
51
4.487.760
32
2.897.296
53
Đài Loan
2.342.208
12
3.416.959
25
1.201.742
22
Hồng Kông
1.240.338
7
701.504
5
556.242
10
Asean
1.996.206
11
275.879
2
171.478
3
Việt Nam
437.293
2
132.668
1
170.839
3
Khác
3.166.849
17
4.766.042
35
472.939
9
Cộng
18.803.649
100
13.780.812
100
5.470.536
100
(Nguồn: phòng Kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Qua bảng trên ta thấy, nguyên phụ liệu nhập theo hợp đồng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu theo hình thức FOB có xu hướng giảm, trong khi công ty lại không tự sản xuất được nguyên phụ liệu, cho thấy việc sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và/hoặc xuất khẩu theo hình thức FOB giảm trong năm qua.
Xét về cơ cấu thị trường nhập khảu ta thấy, nguồn nguyên phụ liệu được nhập nhằm sản xuất hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu của công ty chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Asean. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là Trung Quốc, tuy đã giảm tỷ trọng vào năm 2006, song lại tăng lên rất nhanh trong năm 2007, cho thấy đây vẫn luôn là nguồn nhập khẩu chủ yếu của công ty. Bên cạnh đó, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Asean cũng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Đáng lưu ý ở đây là, nguồn cung từ thị trường trong nước vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chỉ trên dưới 3% và thiếu sự ổn định cần thiết. Qua đó cho thấy, Việt Nam tuy phát triển mạnh ngành dệt may, song nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước lại rất hạn chế, hoặc là không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng, chủ yếu vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Đặc điểm về vốn và nguồn vốn:
Công ty cổ phần May 10 là doanh nghiệp Nhà nước với tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước là 51%, và tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu người lao động trong công ty là 49%. Như mọi doanh nghiệp khác, vốn của công ty gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó, vốn chủ sở hữu bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là vốn pháp định và lợi nhuận chưa phân phối.
Bảng 6 – Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Nguồn vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
A.NỢ PHẢI TRẢ
147.157.620
71
181.194.175
74
156.868.729
69
I.Nợ ngắn hạn
119.988.309
58
145.319.599
59
122.618.964
54
II.Nợ dài hạn
23.632.657
11
35.874.576
15
34.249.765
15
B.VỐN CSH
60.683.911
29
64.914.968
26
71.927.331
31
I.Vốn chủ sở hữu
46.144.120
22
61.598.275
25
68.886.182
30
- Vốn đầu tư của CSH
39.808.325
19
54.000.000
22
54.000.000
24
- LN chưa phân phối
1.978.342
1
2.066.387
1
8.934.911
4
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
14.539.790
7
3.316.693
1
3.041.149
1
TỔNG NGUỒN VỐN
207.841.530
100
246.109.143
100
228.796.060
100
(Nguồn: phòng Tài chính – kế toán công ty cổ phần May 10)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng giảm không đều, cụ thể là năm 2005 tăng so với 2004 và năm 2006 lại giảm nhẹ so với 2005, nguyên nhân là do sự biến động lên xuống của nợ phải trả giữa các năm, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm. Đặc biệt, từ năm 2005, công ty chuyển thành công ty cổ phần với số vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên thành 54 tỷ đồng, đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển công ty trong tương lai.
Xét về cơ cấu vốn, năm 2005, tỷ trọng nợ phải trả tăng cao chiếm đến 74%, trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm còn 26% cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty giảm. Tuy nhiên, sang năm 2006, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm xuống còn 69%, thay vào đó là tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên và chiếm 31%, đây là cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo cho công ty có thể hoạt động kinh doanh tốt.
Như vậy, qua những nét khái quát ở trên, ta có thể thấy công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, không những luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất trong thời chiến phục vụ cho quân đội, mà cả trong thời bình hiện nay công ty cũng vẫn đang không ngừng phát triển.
CHƯƠNG II – CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty cổ phần May 10 sau khi tiến hành cổ phần hóa từ năm 2005 đã và đang hoạt động trong những lĩnh vực sau:
- Sản xuất kinh doanh quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác.
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
- Đào tạo nghề.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc. Cụ thể, công ty chuyên sản xuất các loại áo sơ-mi nam, nữ, áo jacket, comple, veston, quần âu các loại… phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức:
- Nhận gia công toàn bộ: Là phương thức trong đó, kiểu dáng, mẫu mã, nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới, công ty chỉ thực hiện gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng và giao trả cho khách hàng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Là phương thức trong đó, công ty tiến hành sản xuất mẫu chào bán theo yêu cầu của khách hàng, sau khi ký được hợp đồng, công ty sẽ tự mua nguyên phụ liệu theo mẫu chào hàng, tổ chức sản xuất và tiến hành xuất sản phẩm cho khách hàng sau khi hoàn thành. Hàng xuất FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế do chính khách hàng chỉ định.
- Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ thiết kế, mua nguyên phụ liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước.
Bảng 7 - Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Xuất khẩu
376.486
82
479.893
87
539.183
85
365.008
79
Gia công
116.346
25
136.470
25
188.727
30
207.132
45
FOB
260.140
57
343.423
62
350.456
55
157.876
34
KD nội địa
81.043
18
73.061
13
92.421
15
98.887
21
Tổng
457.529
100
552.954
100
631.604
100
463.895
100
(Nguồn: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của công ty trong mấy năm qua có sự biến động, sau 3 năm liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2006, tổng doanh thu tăng dần, thì sang năm 2007 doanh thu có sự sụt giảm đáng kể, từ mức đạt 632 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 464 tỷ đồng năm 2007, tức giảm 26%, và chỉ cao hơn doanh thu năm 2004 có 6,5 tỷ đồng. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ sự sụt giảm của doanh thu xuất khẩu theo hình thức FOB, bởi doanh thu nội địa và doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng liên tục trong 4 năm qua. Thật vậy, sau khi doanh thu xuất khẩu dưới hình thức FOB tăng dần lên trong 3 năm liên tiếp từ 2004 đến 2006, thì đến năm 2007 cũng bị sụt giảm mạnh tới 192,5 tỷ đồng, tức 55%, so với năm 2006. Đây là điều đáng lưu ý, bởi mặc dù công ty vẫn luôn tìm cách tập trung nâng cao tỷ trọng hàng FOB, song từ đầu năm 2007, Mỹ đã áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt đối với hàng dệt may, dẫn đến một số khách hàng có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng để tránh rủi ro cho họ. Mặt khác, đó còn là do chi phí đầu vào tăng cao trong năm qua làm cho giá thành sản xuất tăng cao, gây ra những khó khăn cho việc tìm bạn hàng ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
Xét về cơ cấu, có thể thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu luôn rất cao, trên dưới 80% tổng doanh thu. Tỷ lệ này cho thấy, xuất khẩu vẫn luôn là hoạt động chủ lực mang lại doanh thu cho công ty. Đồng thời, qua bảng trên có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng doanh thu gia công và doanh thu nội địa có xu hướng tăng dần trong thời gian qua, trong khi tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu theo hình thức FOB lại giảm đi. Sự tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng của doanh thu nội địa cho thấy công ty đã và đang ngày càng chú trọng vào thị trường trong nước.
Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ chủ yếu:
Sản phẩm chủ yếu:
Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: áo sơ-mi các loại, quần âu, Jacket, comple, veston…, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như : bảo hộ lao động, đồng phục học sinh, nhân viên công sở, caravat, tất…
Bảng 8 – Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty.
(Đơn vị tính: chiếc)
Sản phẩm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Số lượng
TL
(%)
Sơ-mi
8.850.214
84,9
10.016.003
78,3
10.073.645
74,4
Quần
1.087.960
10,4
2.120.714
16,6
1.752.370
13,0
Jacket
73.402
0,7
138.078
1,1
1.311.393
9,7
Comple
182.728
1,8
119.632
0,9
149.949
1,1
Veston
54.729
0,5
150.707
1,2
65.553
0,5
Váy
25.374
0,2
26.859
0,2
14.400
0,1
Khác
151.826
1,5
219.154
1,7
166.812
1,2
Tổng
10.426.233
100
12.791.147
100
13.534.122
100
(Nguồn: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây đều có sự tăng trưởng. Trong đó, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ-mi, luôn chiếm từ 75% đến 85% tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng áo sơ-mi có xu hướng giảm xuống, từ chiếm gần 85% năm 2005, xuống 74,4% năm 2007. Thay vào đó là sự tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng của quần âu và áo Jacket, đặc biệt là áo Jacket. Điều đó cho thấy những sản phẩm này cũng đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng bên cạnh mặt hàng áo sơ-mi truyền thống, vốn đã tạo nên thương hiệu cho công ty May 10.
Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực của công ty cổ phần May 10 là thị trường nước ngoài, tỷ trọng sản phẩm cũng như doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài luôn chiếm trên 80% tổng sản lượng và tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ, EU, Nhật Bản…
Bảng 9 – Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính.
(Đơn vị tính: nghìn USD)
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Mỹ
44.514
52
52.920
54
39.677
47
EU
30.554
35
32.122
32
28.374
34
Nhật Bản
4.542
5
4.651
5
6.563
8
Khác
6.458
8
8.591
9
9.542
11
Tổng
86.068
100
98.284
100
84.156
100
(Nguồn: phòng Kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta thấy, 3 thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản luôn chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó thị trường Mỹ chiếm trên dưới 50% doanh thu xuất khẩu, đây luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2007 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có sự sụt giảm đáng kể cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng bởi một số nguyên nhân như đã nêu ở trên. Đối với thị trường EU, dù có sự tăng lên về tỷ trọng song vẫn sụt giảm nhẹ về mặt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007. Đây là hai thị trường tiêu thụ chủ lực và cũng rất khó tính, đặc biệt là thị trường Mỹ với một số rào cản khác như: Hạn ngạch (trước đây) và cơ chế giám sát đặc biệt (từ đầu năm 2007). Còn thị trường Nhật Bản, đây cũng là một thị trường tiêu thụ lớn, đang có sự gia tăng cả về kim ngạch và tỷ trọng trong mấy năm gần đây. Nó cho thấy sự quan tâm của công ty đến thị trường này, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, vốn chứa đựng nhiều rủi ro cho công ty nói riêng, và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Hoạt động Marketing:
Đối thủ cạnh tranh:
Trong cơ chế thị trường, cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm của công ty cổ phần May 10 cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ khác nhau ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh chính là hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… Đây cũng là những đối thủ mạnh đối với công ty ở cả thị trường trong nước, cùng với sự góp mặt của hàng nghìn những doanh nghiệp may khác, với một số tên tuổi rất mạnh như: Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, Thăng Long…. Có thể nói, đối thủ cạnh tranh toàn diện nhất của công ty chính là hàng Trung Quốc, ở cả thị trường nội địa lẫn nước ngoài. Từ loại sản phẩm rẻ tiền, chất lượng khá kém, cho đến hàng thời trang, hàng cao cấp, hàng Trung Quốc đều có đủ chủng loại với mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, chất liệu khá phong phú, có thể đáp ứng được nhiều tầng lớp nhân dân, và đặc biệt là có giá cả khá rẻ.
Riêng với thị trường trong nước, các sản phẩm của công ty đều phải đối mặt với các sản phẩm cùng loại của nhiều đối thủ khác, như:
- Mặt hàng áo sơ-mi cao cấp: Đối thủ cạnh tranh là công ty may An Phước, với thương hiệu áo sơ-mi nam khá nổi tiếng.
- Mặt hàng quần âu: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Việt Tiến, may Nhà Bè, với thương hiệu quần âu cao cấp, chiếm thị phần lớn ở sản phẩm này.
- Mặt hàng áo Jacket: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Đức Giang, công ty may Thăng Long với sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng.
- Mặt hàng veston: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Nhà Bè, đây là công ty sản xuất bộ veston nam đầu tiên tại Việt Nam, và có nhiều chủng loại.
Kênh phân phối:
Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu và xuất FOB, công ty tiến hành sản xuất theo các hợp đồng đã được ký trước và sau đó giao cho khách hàng. Còn đối với thị trường trong nước, sản phẩm được phân phối thông qua 4 kênh sau:
(1))))
Công ty cổ phần May 10
Tổng đại lý
Đại lý bao tiêu
Đại lý cấp 2
Khách hàng
Cửa hàng công ty
(2))))))
(3))))
(4))
Hình 3 – Kênh phân phối sản phẩm trong nước.
Trong số bốn kênh tiêu thụ trên thì kênh 4 là kênh ít phổ biến nhất, đây là kênh tiêu thụ trong đó công ty tiến hành giao ngay sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ cửa hàng hay đại lý nào khác. Khách hàng ở kênh này thường là các tổ chức đặt hàng may đồng phục nhân viên, hay các trường học đặt may đồng phục học sinh.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối:
Bảng 10 - Cơ cấu doanh thu nội địa theo kênh phân phối.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Kênh tiêu thụ
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Giá trị
TL
(%)
Kênh 1
10.536
13
19.726
27
24.954
27
36.617
37
Kênh 2
12.156
15
5.114
7
3.697
4
1.079
1
Kênh 3
34.038
42
29.225
40
35.120
38
29.656
30
Kênh 4
24.313
30
18.996
26
28.650
31
31.535
32
Tổng
81.043
100
73.061
100
92.421
100
98.887
100
(Nguồn: phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, kênh tiêu thụ 4 mặc dù chủ yếu là các đơn hàng đặt may đồng phục, song do có đặc điểm là không có hàng tồn kho nên cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu nội địa. Kênh tiêu thụ 3, luôn đóng vai trò là kênh tiêu thụ chủ lực, chiếm từ 30 – 40% doanh thu nội địa, với hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Kênh tiêu thụ 1 cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình trong những năm qua cả về giá trị lần tỷ trọng. Do đó, công ty nên tập trung khai thác vào hai kênh tiêu thụ này. Trong khi kênh tiêu thụ 2 lại ngày càng thể hiện sự yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Số liệu thống kê về số lượng đại lý bao tiêu, tổng đại lý, đại lý cấp 2 và cửa hàng của công ty cổ phần May 10 ở trong nước tính đến hết năm 2007 như sau:
Bảng 11 – Hệ thống đại lý, cửa hàng tiêu thụ của công ty.
Khu vực
Cửa hàng
Đại lý bao tiêu
Tổng đại lý
Miền Bắc
17
57
2
Miền Trung
2
9
0
Miền Nam
8
4
2
Cộng
27
70
4
(Nguồn: phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Như vậy, hệ thống các cửa hàng và đại lý tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, vì đây là thị trường ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111129.doc