- Kế hoạch Marketing
Sau khi sản phẩm mà nhu cầu của thị trường đang giảm, Công ty đã kịp thời thiết kế và cho ra sản phẩm mới để thay thế. Khi có sản phẩm mới Công ty tổ chức những lớp tập huấn để giới thiệu về sản phẩm mới của mình cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng mới.
- Tổ chức hoạt động bán hàng: Công ty đã tuyển chọn một đội ngũ cán bộ bán hàng có đủ năng lực về kỹ thuật.
Cụ thể dùng ngay chính các cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ để hướng dẫn và giao hàng cho khách hàng.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng, xây dựng định hướng phát triển thị trường, sản phẩm cho các đơn vị.
- Thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường một cách qui mô và hệ thống. Nghiên cứu thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển mang tính chuyên môn cao.
- Tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty trong điều kiện khu vực và quốc tế. Phối hợp công tác phát triển thị trường giữa công ty và các đơn vị thành viên, đầu tư tài chính, nhân sự có năng lực để xây dựng phát triển thị trường.
- Xây dựng Website, thương hiệu của công ty, các thành viên, các mặt hàng chiến lược của Công ty.
* Tiếp tục triển khai các dự án đã được phê duyệt và nghiên cứu triển khai các dự án mới chế biến ngành hàng nông lâm sản có đủ điều kiện.
Đẩy nhanh các dự án đó, đặc biệt quan tâm phát triển vùng nguyên liệu cho các dự án.
* Tăng cường công tác quản lý tài chính.
- Rà soát phân tích và xử lý dứt điểm công nợ, làm lành mạnh tình hình tài chính của các đơn vị.
- Tăng cường quản lý tài chính các dự án thuộc quản lý của Công ty:
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Công ty
Đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý của Công ty đối với các đơn vị thành viên, tăng cường tính kỷ cương, pháp luật và chế độ trách nhiệm đối với từng đơn vị, thành viên và cá nhân lãnh đạo các đơn vị thành viên, tiếp tục nghiên cứu và ban hành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty.
+ Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ giỏi để làm nguồn chuẩn bị các lớp cán bộ kế cận, đảm bảo tính liên tục có hệ thống phù hợp đáp ứng quá trình phát triển của Công ty trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
3.3. Quản trị quá trình sản xuất của Công ty
* Kế hoạch hoá sản xuất
Đặc thù của Công ty là tổ chức kinh doanh XNK và chế biến nông lâm sản bởi vậy việc xây dựng kế hoạch cũng có nhiều loại.
- Kế hoạch sản xuất theo thời gian:
+ Kế hoạch dài hạn: Công ty sản xuất ra các loại cây giống để phục vụ cho việc phủ xanh trồng 5 triệu ha rừng nên kế hoạch dài hạn của Công ty là lên kế hoạch nhập và nhân lên loại cây giống gì? trong thời gian nào? sau đó công ty sẽ tổ chức thu mua sản phẩm để chế biến.
+ Kế hoạch trung hạn: Công ty nhập và chuyển giao công nghệ về sau đó tổ chức nhân lên cho số lượng lớn hơn để cung cấp các cây giống cho các tỉnh.
+ Kế hoạch ngắn hạn: Lập kế hoạch sản xuất tạo ra giống cây để cung cấp cho các tỉnh, bởi vì là sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp nên kế hoạch là sản xuất theo mùa vụ.
3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Trong sự phát triển lực lượng sản xuất những năm cuối thế kỷ 20 đã đem lại những viễn cảnh lớn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo khả năng khai thác toàn diện tiềm năng, thể lực và trí lực của con người. Ngày nay ở các nước phát triển người ta phải thừa nhận vai trò ngày càng cao của yếu tố con người trong sản xuất cũng như trong mục tiêu hoạt động xã hội. Có thể khẳng định rằng "không một hoạt động nào có tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nhân lực". Thông thường quản trị nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục đích của tổ chức mình. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng nhận thức rõ được vấn đề này, có nơi còn chưa đặt vấn đề thành một chính sách, một biện pháp để có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh vì vậy mà thường hay bị động gặp đâu làm đó, chạy theo tình hình sự việc. Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng và trình độ văn hoá tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mình.
- Về lực lượng lao động
Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty qua 4 năm (2002-2005)
Diễn giải
2002
2003
2004
2005
Tốc độ phát triển (%)
Số lượng (Lao động)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Lao động)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Lao động)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Lao động)
Cơ cấu (%)
2003/2002
2004/2003
2005/2004
Bình quân
Tổng số CBCNV
106
100,0
108
100,0
108
100,0
95
100,0
+1,9
100
-12
-3,37
1. Theo trình độ chuyên môn
106
100,0
108
100,0
108
100,0
95
100,0
- Trên đại học
4
3,8
5
4,6
7
6,5
8
8,
25,0
40
14,3
26,4
- Đại học
21
19,8
26
24,1
31
28,7
34
35,8
23,8
19,2
9,7
17,0
- Trung cấp
35
33
26
24,1
23
21,3
18
19
-25,7
-11,5
-21,7
-19,6
- Công nhân
46
43,4
43
47,2
39
43,5
35
36,8
-6,6
-9,3
-10,3
-8,7
2. Theo nghề nghiệp
106
100
108
100,0
108
100,0
100,0
- Trực tiếp
84
79,3
86
79,6
86
79,6
76
80
+2,4
0
-11,6
-3,1
- Gián tiếp
22
20,7
22
20,4
22
20,4
19
20
0
0
-13,6
-4,5
3. Theo bản chất lao động
106
100,0
108
100,0
108
100,0
95
100,0
- Biên chế
88
83,02
88
81,5
88
81,5
88
92,63
0
0
0
0
- Hợp đồng
18
16,98
20
18,5
20
18,5
7
7,37
+11,1
0
-65
18
Qua biểu trên ta có thể thấy
Tổng số lao động của toàn công ty giảm qua 4 năm (2002-2005) cụ thể:
Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên 106 lao động
Năm 2003, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động
Năm 2004, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động
Năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên 95 lao động
Tốc độ giảm bình quân qua 4 năm là -29,9% ứng với 12 lao động.
Việc giảm 12 lao động đó chính là giảm số lượng lao động hợp đồng của Công ty.
Năm 2002 số lao động hợp đồng là 18 lao động
Năm 2005 số lượng lao động hợp đồng giảm xuống còn 7 lao động.
Tốc độ giảm bình quân 4 năm là 18%. Sở dĩ có sự giảm đó là do Công ty đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ dụng cụ tiên tiến đã góp phần giúp một số công việc mà trước kia công nhân phải làm. Tuy có sự giảm về số lượng nhưng chất lượng làm việc ngày càng cao, sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều. Có được sự thay đổi lớn đó là do đội ngũ cán bộ ngày càng được đào tạo tốt hơn.
Cụ thể năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%); 21 lao động đại học (19,8%). Đến năm 2005 tăng thêm 4 lao động trên đạihọc, 13 lao động đại học. Tốc độ tăng bình quân 4 năm lao động trên đại học là 26,4%, lao động đại học là 17,6%.
Điều này chứng tỏ trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng lên cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và phát triển công ty.
- Về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua Công ty đã phát triển được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực tốt phù hợp với yêu cầu và khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Công ty sẽ đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngày một tốt hơn nữa để phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh tới của Công ty.
- Kết quả về đào tạo và bồi dưỡng lao động của Công ty.
Công ty đã đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về khoa học cũng như trình độ về chuyên môn cao để phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể là:
+ Năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%)
có 21 lao động đại học (19,8%)
+ Năm 2003 tăng thêm 1 lao động trên đại học (4,6%)
có 26 lao động đại học (24,1%)
+ Năm 2004 có thêm 2 lao động trên đại học (6,5%)
tăng thêm 5 lao động đại học (28,7%)
+ Năm 2005 có 8 lao động trên đại học (8,4%)
có 34 lao động đại học (35,8%)
Tốc độ tăng bình quân qua 4 năm trên đại học chiếm 26,4% ứng với 4 lao động.
Đại học chiếm 17,6% ứng với 13 lao động.
Điều này chứng tỏ Công ty luôn đào tạo nâng cao trình độ khoa học cho lực lượng lao động của mình để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.
- Tạo dựng môi trường văn hoá
+ Về vật chất
- Trả công lao động một cách xứng đáng: trả đúng đủ lượng; tăng lương, thưởng đối với lao động làm thêm giờ, làm ngoài giờ, vượt năng xuất kế hoạch hoá được giao.
- Có quà, tiền cho cán bộ công nhân viên trong ngày lễ, tết.
- Ngày 8/3 chị em phụ nữ được tặng hoa và có quà lưu niệm, đó là để động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Có quỹ thăm hỏi khi công nhân viên bị ốm, bị tai nạn lao động.
- Bố trí phương tiện và tiện nghi cho nơi làm việc sạch sẽ, đẹp đẽ.
+ Về tinh thần
Cũng như tác động về hình thức của vật chất, là sự động lực tạo ra được từ món ăn tinh thần đối với người lao động không hề nhỏ.
Công ty đã sử dụng một số hình thức khuyến khích sau:
- Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua và các hình thức khen thưởng như giấy khen, bằng khen thông qua việc kiểm tra xem xét lại lợi ích cho công ty.
Đối với lao động có thâm niên công tác tới 15 năm trở lên mà là lao động tốt thì được hưởng 1 số chính sách ưu đãi.
Đối với lao động đạt thành tích cao vượt năng suất, có phát minh sáng kiến trong quá trình sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích cho công ty được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến.
- Hàng năm công ty tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để cán bộ công nhân viên rèn luyện thêm sức khoẻ, tăng thêm sự đoàn kết bình đẳng của cán bộ công nhân viên như: tổ chức thể thao thi cầu lông, bóng bàn…
- Đảm bỏ sự tham gia của công nhân viên vào hoạt động quản lý: khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp giúp cho lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn.
Mọi thắc mắc của cán bộ công nhân viên đều được lãnh đạo giải quyết trả lời một cách rõ ràng, chi tiết, công khai.
- Thù lao lao động:
Lương + thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng theo quy định của công ty và hàng năm được nâng lương, phụ cấp bởi vậy thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng nâng lên cao đảm bảo mức thu nhập cho người lao động. Bởi vậy cán bộ công nhân viên rất gắn bó và phát huy trong công việc của mình được giao.
Và bên cạnh những cái mà lao động trong công ty được hưởng thì công ty cũng có biện pháp quan trọng trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên nào mà làm thiệt hại lợi ích của công ty thì phải chịu bồi thườngnhững các thiết hại mà mình gây ra tuỳ theo mức độ thiệt hại. Bởi vậy lao động trong công ty luôn luôn ý thức và làm tốt các công việc được giao.
- Về vấn đề định mức lao động trong công ty
Công ty áp dụng các hình thức trả lương như sau:
+ Đối với cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính ở văn phòng chủ yếu là lương được trả theo thời gian dựa vào bằng cấp, cấp bậc và số ngày làm việc của cán bộ cùng với mức độ hoàn thành công việc đựơc giao để phân chia.
+ Đối với công nhân sản xuất thì lương được trả theo sản phẩm mà họ làm ra.
3.5. Quản trị các yếu tố vật chất:
- Sử dụng tài nguyên đất đai.
Đặc thù của công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu về mặt hàng nông lâm sản. Bởi vậy việc sử dụng tài nguyên về đất đai phải rộng rãi. Do đó việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai. Để sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa hàng phải đáp ứng một cách có hiệu quả về mặt kinh tế, về thuận lợi trong công tác vận chuyển vật tư hàng hoá.
+ Diện tích phục vụ cho công việc sản xuất, chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng, công ty đã bố trí một cách hợp lý có hệ thống phù hợp với từng loại cây, ở từng chất đất ở từng độ cao và vùng khí hậu.
+ Về hệ thống kho tàng chứa vật tư đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển thuận tiện.
- Công ty luôn luôn đầu tư nhập các loại giống cây trồng nông lâm sản có chất lượng cao phù hợp từng nhu cầu của thị trường cũng như từng vùng khí hậu, đất đai.
- Thực trạng về nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty.
Hiện nay với diện tích đất đai đồi núi của chúng ta là rất lớn vẫn còn bỏ không. Do vậy, để sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cao công ty đã không ngừng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng nông lâm nghiệp để phục vụ cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc hiện chưa sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế nhanh có sản phẩm. Sản phẩm của công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó và trong tương lai là một vùng nguyên liệu rộng lớn để phục vụ cho việc chế biến thành sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu.
- Thực trạng về TSCĐ của công ty.
Tài sản cố định của công ty hầu như đều xây dựng và mua sắm sử dụng đã lẫn và cũ, nhưng với các đặc thù và khả năng của công ty đã sử dụng một cách hợp lý luôn luôn tu sửa bảo dưỡng những tài sản còn sử dụng được mà chưa cần phải thay mới tính toán và xắp xếp khi nào nên xây dựng mua sắm TSCĐ mới kỹ thuật gồm thiết kế để tránh lãng phí.
Công ty luôn luôn nghiên cứu cân nhắc khi nào cần thiết phải mua thêm dây chuyền máy móc công nghệ mới phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty đã áp dụng biện pháp tính khấu hao một cách phù hợp với khả năng của công ty và công nghệ của máy móc thiết bị để sớm phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ trong từng thời gian và sản phẩm cụ thể
3.6. Công tác quản trị chất lượng sản phẩm
Công ty đã thực hiện phương châm "chỉ có chất lượng sản phẩm cao thì sản phẩm hàng hoá mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước".
Với phương châm trên công ty luôn luôn quản lý khắt khe và chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm mà công ty sản xuất. Bởi vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công trong cơ chế thị trường cạnh tranh và xu thế hội nhập ngày nay
Công ty giám sát quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào cho tới khi ra sản phẩm qua nghiên cứu về quy trình sản xuất của công ty ta có thể thấy rõ vấn đề này.
Ví dụ: Quy trình sản xuất giống cây tre chuyên măng:
Nhập cây giống tre măng (chọn cây giống tốt, phát triển tốt, trồng ở nơi có chất đất phù hợp, khí hậu phù hợp) ® Trồng và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật ® Chọn cành tre để chiết (cành đủ tiêu chuẩn về kích thước, tuổi, sức sống và chất lượng cành tốt) ® Tiến hành chiết (chọn thời gian phù hợp với sự phát triển của cây giống, lựa chọn công nhân có kỹ thuật ® cắt bẻ cành chiết khỏi cây mẹ (căn cứ vào chất lượng rễ mọc ra, căn cứ vào thời tiết) ® Đóng vào bầu (lựa chọn những cành đảm bảo tiêu chuẩn về rễ và sức sống ® Đưa vào vườn ươm (theo dõi sự phát triển của những cây ươm, cây nào phát triển tốt để lại còn cây nào không phát triển tốt phân loại ra) ® xuất bán thành phẩm (chọn những cây phát triển tốt, to mập, lá xanh…)
3.7. Quản trị tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận cho công ty thì hoạt động quản trị tiêu thụ là một phần không thể thiếu được bởi hàng hoá sản phẩm sản xuất ra phải mang đi tiêu thụ thì mới đem lại lợi nhuận. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là hàng hoá sản xuất ra mang đi tiêu thụ ở đâu? cho ai? và tiêu thụ như thế nào? Quản lý sản phẩm tiêu thụ ra sao?
Để trả lời các câu hỏi trên Công ty đã tiến hành:
- Nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm nông lâm sản: Bởi vì có lợi thế là đất nước ta là một đất nước nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn, lao động nhân công rẻ, nhu cầu về nhập sản phẩm nông sản của nước ngoài lớn.
-Xây dựng hệ thống kênh phân phối
Công ty áp dụng kết hợp 2 hệ thống kênh phân phối đó là:
+ Phân phối trực tiếp: Từ Công ty tới người tiêu dùng
+ Phân phối gián tiếp:Thông qua trung gian bán hàng.
Hàng hoá sản phẩm Công ty sản xuất ra bán cho các trung gian khác sau đó rồi mới đến người tiêu dùng.
Và Công ty đã quản lý mạng lưới phân phối là: chất lượng của sản phẩm là tốt, còn giá cả được bán theo qui định của Công ty, còn mạng lưới bán hàng được hưởng tỷ lệ hoa hồng chiết khấu.
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Được xây dựng trên cơ sở số lượng sản phẩm tiêu thụ của năm trước để làm dự báo của năm sau kết hợp với các đơn đặt hàng của năm trước còn lại cùng với dự báo nhu cầu sản phẩm, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm vào những thị trường có nhu cầu lớn.
- Kế hoạch Marketing
Sau khi sản phẩm mà nhu cầu của thị trường đang giảm, Công ty đã kịp thời thiết kế và cho ra sản phẩm mới để thay thế. Khi có sản phẩm mới Công ty tổ chức những lớp tập huấn để giới thiệu về sản phẩm mới của mình cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng mới.
- Tổ chức hoạt động bán hàng: Công ty đã tuyển chọn một đội ngũ cán bộ bán hàng có đủ năng lực về kỹ thuật.
Cụ thể dùng ngay chính các cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ để hướng dẫn và giao hàng cho khách hàng.
- Tổ chức hoạch định sau bán hàng:
Cụ thể là Công ty đã cung cấp các thong tin về qui trình chăm sóc và kỹ thuật về sản phẩm của mình, thường xuyên xem xét và kiểm tra sự phát triển của sản phẩm khi khách hàng trồng thông báo kịp thời cho khách hàng về sự sinh trưởng và phát triển của sản phẩm.
Và sau đó ký kết hợp đồng thu mua những sản phẩm mà Công ty đã cung cấp cho khách hàng sản xuất ra để làm nguyên liệu cho công tác chế biến sản phẩm của mình.
- Mức độ thoả mãn của khách hàng
Khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm của Công ty, thoả mãn vì giá của của sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra không lo bán ở đâu? bán bao nhiêu? Bởi trước khi nhận sản phẩm Công ty giao cho khách hàng đã yên tâm và sau khi sản xuất ra sản phẩm Công ty đã thu mua lại. Bởi vậy khách hàng rất vui vẻ, thoải mái và yên tâm.
3.8. Quản trị tài chính của Công ty
Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (Bảng 1)
Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002-2005 ta thấy:
* Tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua 4 năm:
- Năm 2002 tổng doanh thu của Công ty là 4.804.075.421đ
- Năm 2003 tổng doanh thu của Công ty là 5.005.088.865đ
- Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty là 5.237.512.675đ
- Năm 2005 tổng doanh thu của Công ty là 6.421.097.319đ
Như vậy, tổng doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng lên một cách rõ rệt, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: +539.277.299,33 đồng (+0,5%)
* Lợi nhuận trước thuế từ nưam 2002-2005 đều tăng, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: 200.440.140,67đồng (+116,5%)
Năm 2002 là 81.266.670 đồng
Nhưng đến năm 2003 là 118.039.430đ (+36.772.760đ ứng với 45,3%)
Năm 2004 là 386.743.718đ (+268.704.288đ ứng với 227,6%)
Năm 2005 là 682.587.092đ (+295.843.374đ ứng với 76,5%)
* Ta thấy doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng mạnh bình quân là 10,5.
Cụ thể năm 2002 là 4.742.530.241 đồng
Năm 2003 là 4.936.705.332đ tăng lên (+4,1%)
Nhưng đến năm 2005 là 6.336.144.788đ (tăng lên 1.150.829.377 đồng ứng với 22,2%).
* Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Năm 2002 doanh nghiệp phải nộp là 22.754.667 đồng
Năm 2003 doanh nghiệp phải nộp là 33.051.040 đồng (+10.296.373đ ứng với 45,2%)
Năm 2004 doanh nghiệp phải nộp là 108.288.241 đồng (+75.237.201đ ứng với 127,6%)
Năm 2005 doanh nghiệp phải nộp là 191.124.385 đồng (+82.836.144 đồng ứng với 76,5%)
Công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Trên đây mới chỉ là vài nét sơ bộ đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu này chưa phản ánh hết được những thành công và hạn chế trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng qua đó ta cũng có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sau khi điểm qua vài nét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta sẽ đi vào sâu vào nghiên cứu đánh giá tình hình tổ chức vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty
- Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Không có vốn thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, một doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn càng thúc đẩy doanh nghiệp đi tìm nguồn vốn phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Bảng 5: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2005
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Đầu năm 2005
Tỷ trọng
Cuối năm 2005
Tỷ trọng
Chênh lệch
Cuối năm/đầu năm
%
1. Vốn lưu động
7.738.291.733
57,3
8.709.814.241
61,0
+971.522.518
+12,6
2. Vốn cố định
5.769.962.000
42,7
5.574.971.297
39,0
-194.990.703
-3,4
Tổng vốn
13.508.253.733
100,0
14.284.785.548
100
776.531.815
+9,2
Trong năm 2005 vốn kinh doanh của công ty ở thời điểm cuối năm tăng lên so với đầu năm 776. 531.815 đồng (+9,2%).
Do công ty đã tăng vốn lưu động lên để mua nguyên vật liệu và thực hiện các khoản chi sự nghiệp dự án để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Do vậy ở thời điểm cuối năm vốn lưu động tăng lên là 971.522.518 đồng và chiếm tỷ trọng 6%/tổng vốn kinh doanh ở thời điểm cuối năm; vốn cố định giảm đi là 194.990.703 đồng và chiếm tỷ trọng 39% tổng vốn kinh doanh là do nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối năm giảm đi so với đầu năm.
- Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên đương nhiên khởi đầu công ty được Nhà nước cấp vốn khi thành lập, cộng với những ưu đãi cho vay vốn phục vụ kinh doanh.
Bảng 6: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty
Nội dung
31/12/2004
31/12/2005
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
A. Vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
1.1. Ngân sách cấp
1.2.Tự bổ sung
2. Vốn quỹ
10.942.886.095
6.982.860.695
6.621.753.872
3.973.052.323
2.648.701.549
361.106.868
81
63,8
94,8
60,0
40
5,2
11.527.437.474
7.233.462.074
6.782.931.441
3.973.052.323
2.809.879.118
450.530.633
80,7
62,7
93,8
58,6
4,4
6,2
584.551.379
250.601.379
161.177.569
0
1.61.177.569
89.423.765
5,3
3,6
2,4
0
6,1
24,8
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
3.960.025.400
36,2
4.293.975.400
37,3
333.950.000
8,4
B. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
2.565.367.638
1.826.321.739
362.741.627
367.304.272
19
71,2
14,1
14,3
2.757.348.074
2.018.302.175
362.741.627
367.304.272
19,3
73,2
13,2
13,3
191.980.436
191.980.436
0
0
7,5
10,5
0
0
Tổng cộng
13.508.253.733
100,00
14.284.785.548
100,00
776.531.815
5,7
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của công ty ta sẽ đi phân tích tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 như sau:
- Tổng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 là 14.284.785.548 đồng. So với năm 2004 đã tăng 776.531.815 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,7%).
Trong đó vốn sở hữu tăng 584.551.379 đồng (ứng với + 5,3%)
Nợ phải trả tăng 191.980.436 đồng (ứng với + 7,5%)/
- Vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là do nguồn vốn quỹ (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối) của công ty tăng lên là + 89.423.765 đồng (ứng với 24,8%). Do trong năm công ty thực hiện các dự án do Nhà nước giao nên trong năm nguồn kinh phí, quỹ khác tăng lên là 333.950.000 đồng (tương ứng với + 8,4%). nguồn vốn kinh doanh (ngân sách cấp + tự bổ sung) đã tăng lên là + 161.177.569 (ứng với 2,4%) là do công ty đã sử dụng bổ sung được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh + 16.177.569 đồng (ứng với 6,1%).
Sự tăng lên lần này mới phần nào đáp ứng được sự tăng lên của nợ phải trả.
- Nợ phải trả trong năm 2005 của công ty đã tăng lên là + 191.980.436 đồng (ứng với + 7,5%). Sự tăng này là do công ty tăng các khoản nợ ngắn hạn + 191.980.436 đồng (ứng với + 10,5%).
* Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả thì sẽ tạo ra được sự gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu ngược lại doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ đưa doanh nghiệp đó đến con đường phá sản.
Để xem xét về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta nghiên cứu bảng 7 (Tình hình sử dụng vốn kinh doanh).
Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
1
2
3
4
5
6
7
8
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận thuần (sau thuế)
Doanh lợi doanh thu (4/1)
Doanh lợi tổng vốn (4/2)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (4/3)
Hệ số vòng quay tổng vốn
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
%
%
%
Vòng
5.185.315.411
13.508.253.733
10.942.886.095
278.455.477
5,4
2,6
2,6
6.336.144.788
14.284.785.548
11.527.437.474
491.462.707
7,8
3,4
4,3
1.150.829.377
776.531.815
584.551.379
213.007.230
2,4
0,8
1,7
Qua bảng trên ta thấy.
- Hệ số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư. Theo số liệu ở bảng trên ta thấy trong năm 2004 có hệ số vòng quay toàn bộ vốn của công ty là… vòng so với hệ số vòng quay toàn bộ vốn của năm 2005 là …. vòng. Đã lên.
Kết quả này cho thấy toàn bộ vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 chuyển…. hơn so với năm 2004. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên để có kết luận đầy đủ hơn ta cần xem xét thêm một số chỉ tiêu:
- Doanh lợi tổng vốn (là chỉ tiêu đo mức sinh lời của đồng vốn)
Năm 2005 là 3,4%, năm 2004 là 2,6%. Đã tăng lên 0,8%. Điều này cho thấy mức sinh lời của đồng vốn đã tăng lên.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (4,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.docx