MỤC LỤC
PHẦN 1: Tổng quan về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội 2
1.1. Giới thiệu chung về công ty 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 5
1.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 5
1.3.2. Đặc điểm về vốn 8
1.3.3. Đặc điểm về lao động 8
1.3.4. Đặc điểm về sản phẩm 9
1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10
PHẦN 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 14
2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 14
2.2. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân 18
2.2.1. Thành tựu 18
2.2.2. Hạn chế 20
2.2.3. Nguyên nhân 20
PHẦN 3: Mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22
3.1. Mục tiêu 22
3.2. Phương hướng hoạt đông sản xuât kinh doanh trong vài năm tới 23
3.2.1. Định hướng về xuất nhập khẩu 23
3.2.2. Định hướng phát triển kinh doanh trong nước. 24
3.2.3. Định hướng về công tác tài chính. 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tính chất của một doanh nghiệp thương mại. Các phòng ban tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tạo ra các hoạt động nhịp nhàng trong doanh nghiệp đưa công ty ngày một kinh doanh có hiệu quả.
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Trụ sở chính
Văn phòng đại diện
Phòng kế toán
Phòng hành
chính
Phòng chăm sóc khách hàng
Phòng kinh doanh
1. Giám đốc :
Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và trước khách hàng, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo nghị quyết và quyết định của HĐTV, là người được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người làm công không đáp ứng nhu cầu kinh doanh, người vi phạm nội quy và quy chế họat động của công ty. Ngoài ra, giám đốc còn là chủ tài khoản của công ty, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐTV về hiệu quả hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong công ty.
2. Phó giám đốc :
Giúp giám đốc quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lí hoạt động tài chính của công ty. Công tác thức hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đã đặt ra và đưa ra các biện pháp tối ưu.
3. Phòng tài chính kế toán :
Có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch cấp vốn đủ cho các hoạt động sản xuất. Theo dõi tình hình tài chính của công ty, quản lý quỹ tiền mặt và thu chi tiền mặt theo nguyên tắc chế độ. Quản lí chứng từ sổ sách có liên quan đến hoạt động tài chính của công ty. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các khoản công nợ, phối hợp với ban giám đốc của công ty quản lí toàn bộ tài sản trang thiết bị máy móc của công ty.
4. Phòng chăm sóc khách hàng :
Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại Phòng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Quản lý, duy trì mối quan hệ giữa Công ty với các khách hàng hiện đang giao dịch đảm bảo mục tiêu doanh số của Công ty giao và các khách hàng mới.Tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng trên phạm vi được giao. Kiểm soát các cơ chế chính sách bán hàng phù hợp nhằm thúc đẩy doanh số và giảm công nợ khách hàng. Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch, chiến lược của Công ty. Theo dõi đôn đốc, xử lý mọi thông tin liên quan đến khiếu nại khách hàng. Tổ chức giao nhận hàng hoá cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tiếp nhận mọi thông tin của khách hàng; Phân loại xử lý thông tin; Quản lý hàng hoá của Công ty, đôn đốc và triển khai cung cấp hàng cho khách hàng và chi nhánh của công ty theo yêu cầu.
5. Phòng hành chính :
Tham mưu cho giám đốc về lập kế hoạch quỹ tiền lương, các hình thức chi trả lương thưởng. đảm bảo công tác bảo hiểm xã hội, quan tâm đến những người có công trong phát minh sáng chế cho công ty. Quản lí lưu trữ hồ sơ văn thư bảo mật, điều động phương tiện giao và nhận hàng.
6. Phòng kinh doanh :
Đảm nhận với chức năng tham mưu Ban Lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới... giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị. Và một số nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác như bảo vệ, vệ sinh… cũng góp phấn quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển của công ty.
1.3.2. Đặc điểm về vốn
Bảng 1 : Tình hình vốn tài sản cố định của công ty từ năm 2006 – 2009
2006
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
T.đồng
%
T.đồng
%
T.đồng
%
T.đồng
%
Tổng tài sản
6.456
100
5.431
100
5.431
100
11.000
100
Vốn cố định
Vốn lưu động
4.974
1.482
77
23
3.949
1.482
73
27
3.949
1.482
73
27
8.068
2.932
73
27
1.3.3. Đặc điểm về lao động
Lao động của công ty chủ yếu là phổ thông trình độ văn hóa chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học, tay nghề đủ để đáp ứng yêu cầu đơn giản của công việc. Do đó mà công tác tuyển dụng và đào tạo không gắp quá nhiều khó khăn. Nhưng để hoạt động có hiệu quả và trong môi trường cạnh tranh cao, công ty đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý có trình độ cao, với nhiều kinh nghiệm trong linh vực xuất nhập khẩu vì vậy mà ban giám đốc của công ty đa phần là những người có trình độ đại học hoặc trên đại học, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này thường từ 3 năm trở lên.
Ngoài ra, hoạt động của công ty có sự tham gia của một bộ phận lớn công nhân kỹ thuật cao, tốt nghiệp chuyên ngành thiên về kỹ thuật lắp ráp như kỹ thuật điện, kỹ thuật lắp máy, chế tạo máy, đây là đội ngũ quan trọng không thể thiếu để đảm bảo chất lượng các hoạt động dịch vụ, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh.
1.3.4. Đặc điểm về sản phẩm
Mặt hàng sản xuất kinh doanh: chủ yếu là mua bán thiết bị phụ tùng ôtô, đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ôtô, vận chuyển hành khách du lịch, lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế, buôn bán ôtô du lịch và ôtô vận tải, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy nâng hạ, mua bán linh kiện văn phòng, dịch vụ môi giới thương mại,cho thuê xe du lịch tự lái, mua bán xe máy chuyên dụng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ ( không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar), tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vận tải… Thị trường: Trong nước ( các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) và nước ngoài
Thời gian này do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, dựa vào những ưu đãi chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, các chính sách pháp luật, các hợp đồng kinh tế đã kí kết, kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường, thông tin kinh tế của cấp trên. Công ty được toàn quyền chủ động xác định phương án kinh doanh, lựa chọn mặt hàng, thiết bị công nghệ, hình thức dịch vụ, cơ cấu tổ chức, thị trường tiêu thụ phù hợp với yêu cầu chuyên môn hoá cao, hiệp tác hoá và kinh doanh tổng hợp công ty để đặt hiệu quả cao.
Công ty mở mối quan hệ liên doanh, liên kết với mọi tổ chức, cá nhân, không giới hạn địa bàn và thành phần kinh tế, công ty cũng sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hình thức xuất, nhập khẩu, tao đổi hàng hoá, sản phẩm, hợp tác kinh doanh…theo đúng qui định của nhà nước.
Công ty đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức ngoại thương nhà nước để xuất, nhập khẩu các sản phẩm của công ty, nhập khẩu hàng hoá, vật tư nguyên liệu, thiết bị toàn bộ, thiết bị bán lẻ, phụ tùng thay thế để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song với những bước đi đúng đắn, sự quyết tâm của toàn công ty trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, việc tăng cường đầu tư phát triển công ty, tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết nghĩ những gì công ty đã đạt được và việc đề ra trong kế hoạch phát triển công ty trong những năm tiếp theo là hoàn toàn khả thi và khẳng định sự đóng góp ngày càng nhiều các khoản thu từ hoạt động đầu tư từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho nhà nước.
1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty luôn đạt chỉ tiêu doanh số dương. Đây là giai đoạn phát triển mạnh và ổn định của nền kinh tế nên có những tác động tích cực đến tình hình phát triển của công ty. Cụ thể trong giai đoạn này, doanh thu của công ty luôn ổn định ở mức trên 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 500 triệu đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
Có thể nói mặc dù thời gian này, công ty chỉ được xếp vào loại công ty nhỏ nhưng với những cố gắng và những đóng góp tích cực trong việc cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty (hơn 6triệu đồng/người/tháng - năm 2006) cùng với khoản đóng góp đáng kể cho NSNN thì chắc chắn trong thời gian tới công ty sẽ luôn được sự khuyến khích và ưu đãi cho sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2007, là năm có nhiều điều phải phân tích. Thời kì này khủng hoảng kinh tế bùng nổ, Việt Nam là một nước nhỏ và dĩ nhiên không nằm ngoài những nước chịu ảnh hưởng đó. Trước tình hình đó, việc kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp, xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì công ty có quan hệ chặt chẽ với các nước trên thế giới, sản phẩm của công ty chủ yếu có được thông qua hoạt động nhập khẩu, giá cả đầu vào cũng tăng lên điều đó đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể, năm 2007 mặc dù hoạt động của công ty vẫn có lãi, nguồn vốn tăng khoảng 2,7% tức hơn 238 triệu đồng so với năm 2006 nhưng công ty chỉ đạt được mức doanh thu khiêm tốn hơn 17,97 tỷ đồng, giảm hơn 45% tức hơn 14,7 tỷ đồng. Đó thực sự là sự sụt giảm rất đáng kể về doanh thu của hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là công ty vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước với khoản đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 110 triệu đồng giảm 81,3% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ sự đóng góp lớn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước của công ty.
Năm 2008, mặc dù còn chịu ảnh hưởng hậu quả của sự sụt giảm nền kinh tế nhưng nhìn chung bước đầu công ty đang đi đúng hướng trong quá trình đề ra mục tiêu kế hoạch hoạt động. Lợi nhuận của công ty năm 2007 được giữ lại một phần để bổ sung nguồn vốn sản xuất của công ty, nguồn vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng lên tới hơn 39 tỷ đồng Việt Nam, tăng khoảng 4,65% tức hơn 158 triệu đồng. Mức doanh thu chỉ đạt hơn 23 tỷ đồng, các khoản thực hiện nghĩa vụ của nhà nước vẫn tiếp tục giảm tới hơn 70 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là công ty đang có dấu hiệu phục hồi dần thoát khỏi ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của nền kinh tế và bước đầu chứng tỏ mục tiêu và kế hoạch chiến lược mà công ty đặt ra cho năm 2008 có hiệu quả và đã phát huy tác dụng. Có được kết quả này là nhờ công ty đẩy mạnh công tác đầu tư cho hoạt động thương mại, trong đó phải kể đến tác động tích cực của công tác xúc tiến đầu tư và hoạt động maketing của công ty trong quá trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, do chí phí lớn nên lợi nhuận của công ty năm này giảm mạnh chỉ đạt hơn 93 triệu đồng. Có thể thấy các khoản chi phí của công ty là rất lớn đặc biệt các khoản lãi vay của công ty. Do vậy trong những năm tiếp theo, thiết nghĩ công ty cần hạn chế việc đi vay nhiều, đồng thời cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lí để giảm bớt các khoản chi phí.
Năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đạt được mức tăng trưởng khá cao. Điều này có được là do những dấu hiệu khả quan về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, những tác động tích cực của các chính sách của Nhà nước như tung ra các gói kích cầu, và các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô…
Năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đạt được mức tăng trưởng khá cao. Điều này có được là do những dấu hiệu khả quan về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, những tác động tích cực của các chính sách của Nhà nước như tung ra các gói kích cầu, và các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô…
Xét trong từng thời gian có thể nói: trước thách thức khó khăn của nến kinh tế công ty đã có kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả. thể hiện qua các số liệu dương về doanh thu. Tuy nhiên để đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta cần xem xét các chỉ tiêu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu sẽ đưa ra cái nhìn trực quan về mặt tốt và chưa tốt của công ty, từ đó có thể đưa ra kế hoạch và mục tiêu thực hiện trong tương lai.
Đối với mức thu nhập bình quân đầu người, mặc dù công ty mới chỉ được xếp vào loại vừa, là đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng có thể nói mức thu nhập mà công ty chi trả cho người lao động là niềm tự hào của công ty, bởi năm 2006, 2007 là ở mức khá cao. Năm 2008, mức lương giảm nhiều so với 2 năm trước nó nhưng nhìn chung với mức lương này cũng là niềm mơ ước của rất nhiều công ty có tầm cỡ khác.
Trên đây là đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần XNK ôtô Hà Nội trong 5 năm từ năm 2005 – 2009. Căn cứ vào kết quả này có thể thấy được những nỗ lực cũng như những hạn chế của công ty, để từ đó thấy có thể đưa ra kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
PhẦn 2: ThỰc trẠng sẢn xuẤt kinh doanh cỦa công ty
2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007
Chỉ tiêu
TH năm 2007
So với
KH (%)
So với năm 2006 (%)
Tổng giá trị mua:
Nhập khẩu
Mua nội
Mua khác
194.270
162.066
19.849
12.355
102
102,5
100
100
102,12
103,24
108,06
77,46
Tổng giá trị bán:
Xuất khẩu
Bán trong nước và bán khác
618.619
9.930
608.689
102
102,2
97,2
106,84
110,0
106,75
Doanh số bán của các đơn vị
Phòng kinh doanh XNK
Cửa hàng Show room Hà nội
Cửa hàng KDTH số II
Trung tâm KDPT xe máy
159.683
34.600
48.000
76.336
102
103
100
102,9
119,62
111,34
100,17
134,01
Lợi nhuận
500
Nộp ngân sách
600
( Nguồn : Phòng kế toán – Công ty cổ phần XNK ôtô Hà Nội)
Tình hình thị trường trong năm 2007 diễn ra hết sức sôi động, cạnh tranh khốc liệt, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước tương đối thấp. Công ty kinh doanh trong hoàn cảnh đó cũng bị ảnh hưởng lớn, nhất là do thiếu vốn kinh doanh nên không dự trữ đủ lượng hàng cần thiết cho nhu cầu thị trường của Công ty, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Số dư nợ bán vẫn ở mức cao so với mục tiêu kế hoạch đề ra, một số mặt hàng chủ yếu giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của Công ty. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn đó, Công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt các mặt như:
-Tạo nguồn mua hàng:
Công ty đã đề ra cho những kế hoạch phát triển đúng đắn nên tránh được những khó khăn trong khâu tạo nguồn. Do vậy, những chỉ tiêu đề ra đã được thực hiện tốt, tuy còn kém so với mức thực hiện năm 2006. Tổng giá trị mua đạt 292.000 triệu đồng vượt mức kế hoạch 2%, so với năm trước tăng 21,2%. Trong đó, mua nội hoàn thành mức kế hoạch 100%, tăng 8,06% so với năm 2006.
- Công tác bán hàng:
Năm 2007, tổng giá tri hàng bán đạt 102% kế hoạch năm và bằng 106,84% so với thực hiện năm 2006 do Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ và tích cực quan hệ với một số bạn hàng mới. Phòng kinh doanh XNK đã thực hiện tốt kế hoạch đặt ra và doanh số bán của phòng kinh doanh XNK chiếm 50,1% tổng doanh bán toàn Công ty (đạt 102% mức kế hoạch và tăng so với năm trước 19,62% ).
-Công tác xuất khẩu:
Tình hình xuất khẩu trong thời gian này phát triển khá mạnh, giá trị hàng xuất khẩu: 9.930 triệu đồng đạt 102,2% so với kế hoạch đề ra và vượt 10% giá trị thực hiện năm 2007. Mối quan hệ Việt - Trung hình thành từ rất lâu đời và Trung Quốc là bạn hàng truyền thống tin cậy. Công ty đã xuất khẩu một lượng lớn ôtô sang thị trường này.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008
Chỉ tiêu
TH năm 2008
So với KH (%)
So với năm 2007 (%)
Tổng giá trị mua:
Nhập khẩu
Mua nội
Mua khác
187.529
161.105
10.080
16.344
94,3
96
46
136
97,71
99,66
50,8
132,28
Tổng giá trị bán:
Xuất khẩu
Bán trong nước
Bán khác
724.730
8.403
402.461
13.866
102
91
102
101,92
84,6
97,98
Doanh số bán của các đơn vị
Phòng KDXNK
Cửa hàng Show room Hà nội
Cửa hàng KDTH số II
Trung tâm KDPT xe máy
163.485
33.412
56.229
71.604
99,38
93,2
102,14
85,8
102,38
96,56
117,14
93,8
Lợi nhuận
7010
Nộp ngân sách
6510
( Nguồn : Phòng kế toán – Công ty cổ phần XNK ôtô Hà Nội)
-Tổng giá trị mua:
Nhập khẩu chỉ đạt 96% kế hoạch, 99,66% so với năm trước mua nội chỉ đạt 46% kế hoạch đặt ra. Đây là những con số đáng lo ngại đối với một Công ty có tầm cỡ quốc gia, cơ quan đầu ngành tronh lĩnh vực kinh doanh ôtô. Vì vậy Công ty cần phải khai thác và mở rộng một số thị trường mới, ổn định hơn để tránh bị ảnh hưởng do những tác động xấu gây thiệt hại đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn Công ty.
-Về tổng giá trị bán:
Tổng giá trị bán thời gian này đạt được một số kết quả khả quan, chỉ duy nhất hoạt động xuất khẩu bị ngưng trệ không đạt được doanh số xuất của năm trước cũng như kế hoạch đặt ra. Bán hàng trong nước có thuận lợi hơn, đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra tuy còn kém so với năm 2007. Như vậy giá trị hàng bán ra trong năm 2008 kém hơn năm 2007 nhưng do nắm trước được tình hình khó khăn nên kế hoạch vẫn thực hiện tốt. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn tới vấn đề kích hoạt thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
-Về doanh số bán của các đơn vị kinh doanh:
Thực hiện kế hoạch kinh doanh XNK chỉ đạt 99,38%. Tuy nhiên, doanh số bán của phòng kinh doanh XNK vẫn chiếm tỷ trọng lớn ưu thế vượt trội so với các cửa hàng, trung tâm khác, đạt: 50,35% tổng doanh số bán toàn Công ty so với năm trước vượt hơn 102,38%. Cửa hàng KHTH số II vẫn giữ được nhịp độ phát triển tăng trưởng đều, trong những năm qua cửa hàng số II kinh doanh khá hiệu quả do luôn giữ được uy tín với các đầu mối khách hàng. Còn lại, cửa hàng Show room - Hà Nội và Trung tâm KDPT xe máy có sự giảm sút về doanh số bán. Cả hai đều không đạt mức kế hoạch lẫn doanh số bán năm trước.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009
Chỉ tiêu
TH
năm 2009
So với
KH (%)
So với
năm 2008 (%)
Tổng giá trị mua:
Nhập khẩu
Mua nội
Mua khác
298.342
274.215
12.542
11.585
102
102
95
110
103,76
105,02
124,42
70,88
Tổng giá trị bán
Xuất khẩu
Bán trong nước
Bán khác
283.259
18.545
251.568
13.146
101
110
99
94,81
87,23
219,98
83,17
94,81
Doanh số bán của các đơn vị
Phòng KDXNK
Cửa hàng Show room Hà nội
Cửa hàng KDTH số II
Trung tâm KDPT xe máy
171.633
32.114
46.972
32.504
106,06
95,41
82,03
43,06
104,98
96,11
83,53
45,44
Lợi nhuận
326
Nộp ngân sách
26.615
( Nguồn : Phòng kế toán – Công ty cổ phần XNK ôtô Hà Nội)
-Về tổng giá trị mua :
Giá trị hàng mua vào của Công ty đạt được cả hai mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và thực hiện của năm trước. Hàng nhập khẩu vẫn cả năm đạt 102% kế hoạch và so với kỳ trước đạt 105,02%. Điều đó cho thấy lĩnh vực mua tạo nguồn trong năm khá phát triển. Công ty cần chú trọng mở rộng quan hệ và giữ các chân hàng phục vụ nguồn đầu vào của mình một cách ổn định. Trong năm 2009 Công ty đã đề ra kế hoạch phát triển nhằm thu hút các nhà kinh doanh trong nước để giữ nhịp độ tăng trưởng tránh phụ thuộc quá nhiều vào phụ tùng nhập khẩu.
-Về tổng giá trị bán:
Trong năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế hưởng lớn đến lượng bán. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu tăng vọt đạt 110% so với kế hoạch và tăng so với năm 2008 là 119,98%. Điều này có thể do ảnh hưởng của một số nước mua vào với khối lượng lớn nhằm dự trự cho sản xuất tránh tình trạng giá cả tăng cao.
Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
2.2.1. Thành tựu
Việc tổ chức bộ máy quản lí, sự phân công, phân cấp quản lí cho quá trình quản lí hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, yếu tố này mang lại cho hiệu quả các dự án đầu tư của công ty, từ đó đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận đáng kể đóng góp vào sự phát triển ngày càng thịnh vượng của công ty. Đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty cũng như góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, công ty luôn hoạt động có hiệu quả, điều đó giúp công ty luôn có nguồn vốn đầu tư nội bộ, thành lập được quỹ đầu tư riêng cho công ty.
Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư của công ty luôn được coi trọng, điều đó đã giúp công ty đầu tư đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Công ty luôn chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực do đó công ty có đội ngũ công nhân viên có trình độ cao, đều đã qua đào tạo, điều này tạo cho công ty có nguồn nhân lực chất lượng giúp cho quá trình quản lí hoạt động sản xuất dễ dàng, dễ tiếp cận được các sản phẩm công nghệ cao và ý thức, thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp của mọi cán bộ công nhân viên trong công ty.
Mặc dù có quy mô nhỏ xong với việc phân công công việc rõ ràng, kế hoạch đầu tư cụ thể, kịp thời, hợp lí, khoa học rõ ràng do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đồng thời với việc đề ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp đã làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và tồn tại cần khắc phục để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
Mặc dù phải đứng trước nhiều khó khăn như: thị trường luôn luôn biến động, chính sách của nhà nước hay có sự thay đổi nhưng Công ty luôn đứng vững trên thị trường kinh doanh ôtô và làm ăn có lời từ đó tự khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường.
Công ty luôn chủ động tìm nguồn hàng, mặt hàng kinh doanh của Công ty tương đối đa dạng và có một số chủng loại hàng chỉ có ở Công ty. Đội ngũ vận tải khách du lịch của Công ty luôn phát huy hết khả năng của mình. Thu nhập do vận tải khách du lịch không ngừng tăng trong những năm qua.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng công ty vẫn đạt dươc nhiều thành tích la công ty đã mở thêm chi nhánh mới tại 425 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội (năm 2006) và 27 Tô Hiệu – TP Hải Dương (năm 2008) và nâng tổng vốn diều lệ lên 11.000.000.000 đồng VN. Mặc dù kho khăn như vây nhưng công ty vẫn đạt được mức doanh thu tương đối khả quan là 20 tỷ đồng/năm.
Trong vấn đề huy động vốn, Công ty đã huy động được nguồn vốn nội bộ từ các cán bộ cùng nhân viên trong Công ty làm tăng đáng kể nguồn vốn của Công ty.
Công ty đã mở rộng quan hệ đối tác với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có thị trường rộng lớn và có trang thiết bị công nghệ hiện đại như : Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…càng ngày công ty càng chiếm dươc niềm tin cua khách hàng
2.2.2. Hạn chế
Do đăc điểm và tính chất đặc thù của công ty là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn cho hoạt động đầu tư hàng hóa dự trữ của công ty chiếm tỷ trọng đa số trong tổng nguồn vốn đầu tư vì vậy nguồn vốn vẫn còn hạn chế cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì thế nguồn vốn cho hoạt động marketing không đươc nhiều làm cho sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trương trong va ngoài nước.
Trình độ người quản lý chưa được cao nên các mục tiêu đề ra và triển khai kế hoạch chưa thực sự nhảy bén với sự thay đôi của nền kinh tế. Việc kết hợp các công việc để thực hiện đồng thời có thể tranh thủ được các cơ hội đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Nguyên nhân
Công ty vẫn chỉ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chính điều này làm cho công ty dễ bị thay đổi bởi những yếu tố tác động bên ngoài, yếu tố khách quan đem lại, như doanh số và doanh thu của công ty sẽ bị giảm và dẫn đến việc tìm kiếm nguồn vốn cho quá trình đầu tư của công ty gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế có lạm phát và khi nền kinh tế thế giới bị rơi vào khủng hoảng, việc kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi yêu cầu hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, trang thiết bị.
Mặc dù bộ máy quản lí hoạt động của công ty là phù hợp và đội ngũ công nhân viên có trình độ cao, tuy nhiên do lực lượng lao động trong công ty còn rất mỏng, nhiều dự án đầu tư thương mại không thực hiện được hoặc gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề điều động nhân công, trong quá trình quản lí các dự án còn bị chồng chéo, một người làm nhiều công việc, một người phải tham gia vào nhiều giai đoạn trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.
Các đối tác kinh doanh của công ty chủ yếu là các đối tác nước ngoài, hàng hoá của công ty chủ yếu có được thông qua con đường nhập khẩu từ các nước phát triển tiên tiến trên thế giới, điều này gây khó khăn trong huy động nguồn vốn là ngoại tệ của công ty. Nhất là trong điều kiện tỉ giá các đồng ngoại tệ liên tục biến đổi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Có thể nói đứng trước những thuận lợi và những khó khăn đã và đang đặt ra cho công ty. Công ty cần đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, bằng cách lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự toán chi phí cũng như đánh giá mức độ huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cho mỗi dự án khi tiến hành thực hiện.
PhẦn 3: MỤc tiêu, phương hưỚng hoẠt đỘng sẢn xuẤt kinh doanh cỦa công ty
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu dề ra cho giai đoạn 2010 -2015 đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm từ 12-20% so với các năm trước, đưa tỉ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng doanh số bán từ 5,6% lên 8% vào năm 2015.
Để thực hiện mục tiêu trên cần đầu tư mạnh vào công tác mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển mặt hàng xuất khẩu. Giữ vững và phát triển thị trường hiện có đặc biệt là thị trường Châu Âu
- Cải tiến công tác định mức kinh tế kỹ thuật, cần phải đánh giá lại các định mức hiện có để có sự điều chỉnh cho phù hợp với phương châm hợp lý và tiết kiệm chi phí. Thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho sản xuất được liên tục.
- Tiếp tục mua thêm một số thiết bị đột dập và máy bào, thiết bị sơn tĩnh điện.
- Triển khai việc hợp tác với cơ sở ngoài để sản xuất một số chi tiết được sự cho phép của đối tác nước ngoài.
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 56.doc