Báo cáo Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động kinh doanh khác với các tổ chức, các cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt là quan hệ thanh toán phát sinh trong quá trình mua bán sản phẩm vật tư, hàng hoá một cách thường xuyên,Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lấp, sản phẩm là các công trình xây dựng. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thanh toán với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến tổ chức kế toán tại công ty là thanh toán theo tiến độ công trình đã được quy định trong hợp đồng với khách hàng. Kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Khi đó, công ty căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng. Những vấn đề này đều được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng.

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược nêu lên ở Mục I và những thông tin về TSCĐ được phản ánh trong phần II của biên bản. Kết quả thanh lý được trưởng ban thanh lý thông qua và ký duyệt. Dựa vào ý kiến kết luận này kế toán trưởng phản ánh đầy đủ các chi phí thanh lý, giá trị thu hồi và ngày tháng ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ. Giám đốc Công ty sẽ ký duyệt biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán trưởng thực hiện huỷ thẻ TSCĐ, phản ánh vào sổ chi tiết TSCĐ. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập hàng tháng bởi các đơn vị trực thuộc. Hàng tháng kế toán các đơn vị này sẽ gửi các Bảng tính và phân bổ khấu hao về phòng tài vụ . Dựa vào đó kế toán TSCĐ của Công ty lập Bảng tính và phân bổ khấu hao cho toàn Công ty. Trên Bảng tính và phân bổ khấu hao, do đặc thù của Công ty ít có biến động về tài sản Bảng được lập theo quý, tuy vậy khấu hao TSCĐ vẫn tính theo tháng. Trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ công ty thực hiện phân bổ khấu hao cho các bộ phận : TK 623 (Các xí nghiệp xây lắp), TK 642 (Văn phòng), TK 627 ( Khách sạn Phương Nam). Sau khi kế toán TSCĐ lập Bảng này kế toán trưởng sẽ ký duyệt . Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ sẽ phản ánh vào thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được sử dụng cho từng tài sản tại Công ty. Thẻ TSCĐ mang các thông tin tổng hợp về tài sản như tên, quy cách, số hiệu, nước sản xuất, mức khấu hao hàng năm, số hiệu chứng từ ghi giảm TSCĐ. Kế toán TSCĐ phản ánh giá trị hao mòn qua từng năm. Giá trị hao mòn được tính cho mọi TSCĐ kể cả các loại TSCĐ Công ty sử dụng cho các hoạt động phúc lợi như nhà mẫu giáo của Công ty. Khi TSCĐ được ghi giảm (chủ yếu do thanh lý), kế toán TSCĐ sẽ dựa trên chứng từ (chủ yếu là Biên bản thanh lý TSCĐ ). Tất cả các thẻ TSCĐ đều được lưu trữ tại phòng tài vụ của Công ty trong suốt thời gian sử dụng. Từ các chứng từ gốc về TSCĐ trên, mỗi xí nghiệp xây lắp và các bộ phận trực thuộc sẽ lập một sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị mình. Sổ TSCĐ được lập hàng năm với các nội dung phản ánh tương ứng với thẻ TSCĐ như : loại TSCĐ, nước sản xuất, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao. Cuối năm trên cơ sở nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng tài sản kế toán các đơn vị sẽ cộng dồn, kế toán trưởng kiểm tra và ký vào sổ chi tiết TSCĐ, từ đó kế toán TSCĐ sẽ phản ánh vào sổ cái tài khoản 211 c. Sổ chi tiết: Công ty sử dụng sổ chi tiết TSCĐ cho từng xí nghiệp. Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 211, 214 Bảng 9: Sơ đồ trình tự hạch toán tổng hợp TSCĐ: BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG TỔNG HỢP TSCĐ SỔ CÁI CÁC TK 211, 214 SỔ TSCĐ TOÀN DN, SỔ TSCĐ THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NHẬT KÝ CHUNG BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Hå s¬ TSC§ , Biªn b¶n thanh lý TSC§ (1) Hằng ngày, căn cứ vào các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, … đã kiểm tra để ghi sổ, trước hết là ghi vào NKC, sau đó căn cứ vào các số liệu đã ghi trên NKC để ghi vào Sổ cái TK 211,214 đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp, sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. (2) Cuối tháng cộng số liệu trên Sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với bảng Tổng hợp xuất tồn( được lập từ các sổ và thẻ chi tiết) dùng để lập các Báo cáo tài chính. 2.3.3. Tổ chức kế toán phần hành Vốn bằng tiền a. Các tài khoản sử dụng TK 111 : Tiền mặt TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng b. Phân loại chứng từ. Chứng từ sử dụng cho phần hành kế toán vốn bằng tiền bao gồm: - Chứng từ quỹ : Phiếu thu, Phiếu chi tiền mặt. - Chứng từ ngân hàng: Giấy báo Nợ, Giấy báo có, Phiếu chuyển khoản, Giấy uỷ nhiệm chi. - Các chứng từ có liên quan như : Hoá đơn GTGT, Hợp đồng xây lắp. Đối với chứng từ quỹ: Phiếu chi: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh người nhận tiền lập các chứng từ như Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng (Đi kèm với các chứng từ gốc có liên quan như hoá đơn GTGT, Phiếu thu của đơn vị khác, Vé tàu xe, Bảng thanh toán tiền lương tháng…) Giấy đề nghị thanh toán và giấy đề nghị tạm ứng nêu rõ họ tên người nhận tiền, địa chỉ, số tiền và lý do xin tạm ứng hoặc thanh toán. Các giấy này được Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng, Phụ trách bộ phận xét duyệt. Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào các chứng từ trên lập Phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên. Cả 3 liên này đều được Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Liên 1 lưu tại quyển. Liên 2,3 được chuyển đến cho thủ quỹ. Sau khi thực hiện chi tiền thủ quỹ sẽ cùng với người nhận tiền ký nhận. Liên 3 được giao cho người nhận tiền, Thủ quỹ dựa vào Liên 2 để ghi Sổ quỹ sau đó chuyển cho Kế toán vốn bằng tiền để thực hiện ghi sổ, chuyển cho các bộ phận Kế toán liên quan để thực hiện công tác hạch hạch toán ở các phần hành khác. Phiếu chi được lưu trữ tại Kế toán vốn bằng tiền. Phiếu thu: Dựa vào các Hợp đồng xây dựng, Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, Giấy rút tiền tại ngân hàng, Hoá đơn GTGT …Kế toán vốn bằng tiền lập Phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 3 liên trình cho Kế toán trưởng ký duyệt. Liên 1 được lưu tại quyển, liên 2,3 được giao cho thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm nhận tiền và ký vào Phiếu thu. Sau khi có chữ ký của người nộp tiền vào liên 2,3 thủ quỹ giao liên3 cho người nộp tiền và ghi Sổ quỹ, sau đó giao lại cho kế toán vốn bằng tiền để ghi sổ Kế toán tiền mặt. Sau đó Phiếu thu được chuyển đến các bộ phận Kế toán liên quan để thực hiện ghi sổ kế toán. Phiếu thu được lưu tại Kế toán vốn bằng tiền. - Đối với chứng từ Ngân hàng: Giấy báo Có: Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, Khách hàng (Thường là các nhà đầu tư ) sẽ gửi liên 2,3 Uỷ nhiệm chi đến Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội ( Ngân hàng phục vụ cho công ty). Ngân hàng sẽ gửi liên 2 đến cho Kế toán Vốn bằng tiền. Cuối ngày Ngân hàng sẽ gửi giấy Giấy báo Có cho kế toán vốn bằng tiền. Căn cứ vào Giấy báo Có, Kế toán vốn bằng tiền thực hiện ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Sau đó, Kế toán vốn bằng tiền chuyển Giấy báo Có và Uỷ nhiệm chi cho các bộ phận kế toán có liên quan. Giấy báo Có được lưu tại Kế toán Vốn bằng tiền. Giấy báo Nợ: Trong trường hợp rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: Kế toán vốn bằng tiền viết Séc chi tiền. Sau khi Kế toán trưởng và Giám đốc ký Séc, Kế toán vốn bằng tiền lưu cuống Séc và chuyển cho người lĩnh tiền nộp Séc vào ngân hàng. Ngân hàng thực hiện chi tiền và gửi Giấy báo Nợ về cho công ty. Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào Giấy báo Nợ để ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết tiền mặt sau đó chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan để thực hiện ghi sổ kế toán. Trong trường hợp công ty thực hiện chi tiền ngân hàng bằng Uỷ nhiệm chi: Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như Hoá đơn GTGT, Hợp đồng mua nguyên vật liệu…để lập Uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi được lập thành 3 liên ( Hoặc 4 liên trong trường hợp nhà cung cấp không cùng một ngân hàng giao dịch ). Ba liên này Sau khi được Giám đốc công ty và Kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển đến ngân hàng đề làm thủ tục cần thiết. Ngân hàng lưu 1 liên, giao cho đơn vị thụ hưởng tiền 1 liên và chuyển trở lại cho công ty 1 liên ( Kèm theo Giấy báo Nợ ) để làm cơ sở hạch toán. Kế toán vốn bằng tiền và kế toán các bộ phận liên quan căn cứ vào Giấy báo Nợ và Uỷ nhiệm chi để hạch toán. Giấy báo Nợ được lưu tại kế toán vốn bằng tiền. c. Hạch toán vốn bằng tiền trên sổ kế toán • Sổ chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng • Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản 111,112,113, Sổ Nhật ký thu tiền Hàng ngày thủ quỹ phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ. Sổ quỹ được lập chi tiết cho từng loại tiền. Cuối ngày thủ quỹ sẽ lập báo cáo thu chi tồn tiền mặt. Hàng tháng căn cứ vào các báo cáo này thủ qũy tổng hợp vào Bảng kê tổng hợp và so sánh với sổ kế toán vốn bằng tiền để tìm ra nguyên nhân chênh lệch. Bảng 10: Quy trình hạch toán tổng quát kế toán vốn bằng tiền: BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI CÁC TK 111, 112 SỔQUỸ TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NH BÁO CÁO QUỸ, BÁO CÁO TIỀN GỬI NGÂN HÀNG PHIẾU THU, PHIẾU CHI, GIẤY BÁO NỢ, BÁO CÓ BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH NHẬT KÝ CHUNG BẢNG KÊ TỔNG HỢP SỔ CHI TIẾT CÁC TK 111, 112 B¶ng (1) Hằng ngày, căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng đã kiểm tra để ghi sổ, trước hết là ghi vào NKC, sau đó căn cứ vào các số liệu đã ghi trên NKC để ghi vào Sổ cái TK 111,112 đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi Ngân hàng và lên các bảng kê tổng hợp. (2) Cuối tháng cộng số liệu trên Sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với Báo cáo quỹ, Báo cáo tiền gửi Ngân hàng dùng để lập các Báo cáo tài chính. 2.3.4 Tổ chức kế toán phần hành lao động tiền lương. a. Một số đặc điểm kế toán tiền lương tại Công ty. Công ty là một doanh nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh hoạt động xây lắp Công ty còn tham gia các loại hình kinh doanh khác. Để thể đáp ứng được khối lượng công việc nhận hàng năm Công ty phải sử dụng một lực lượng lao động lớn. Hiện nay tham gia công tác tại Công ty có 807 người trong đó 622 người là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động quản lý là 185 người. Khối lượng công nhân thực hiên lao động trực tiếp chiếm 70.075 %. Công ty thực hiện quản lý số cán bộ công nhân viên chức này qua Danh sách lao động tại Công ty và sổ theo dõi riêng cho từng lao động . Danh sách lao động theo dõi một cách tổng quát tình hình lao động toàn Công ty cũng như tại các xí nghiệp xây lắp . Sổ danh sách lao động được cập nhật dựa vào các chứng từ tuyển dụng, quyết định nâng bậc lương… Sổ lao động dành riêng cho từng cán bộ là sổ theo dõi chi tiết từng cán bộ. Hình thức tiền lương mà Công ty đang sử dụng hiện nay là hình thức trả lương khoán theo từng phần công việc áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất, lương trả theo thời gian áp dụng cho các bộ phận khác. Lao động sử dụng Công ty bào gồm lao động dài hạn (lao động trong danh sách) và lao động theo hợp đồng. Hàng tháng các xí nghiệp thực hiện tổng hợp tiền lương và báo cáo rõ số lượng lao động về Công ty các chỉ tiêu: lao động xây lắp, lao động phụ trợ và lao động quản lý. b. Tài khoản sử dụng : TK 334: Phải trả công nhân viên TK 3382: Kinh phí công đoàn Tk 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế c. Chứng từ sử dụng: - Chứng từ hạch toán cơ cấu lao động: Danh sách cán bộ công nhân viên chức, danh sách cán bộ được điều chỉnh lương, Bảng thanh toán khám chữa bệnh, Báo cáo tổng hợp thuốc. - Chứng từ hạch toán thời gian lao động:Bảng chấm công - Chứng từ thanh toán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, giấy thanh toán tiền tạm ứng. Hàng ngày kế toán các xí nghiệp kiểm tra và phản ánh kết quả lao động vào các chứng từ như Bảng chấm công, Biên bản bàn giao công việc. Bảng chấm công được quản lý bởi một nhân viên trong xí nghiệp và nó được theo dõi hàng ngày tại những vị trí khách quan nhất. Tại đơn vị Bảng chấm công không theo dõi cho Số công sản phẩm (các doanh nghiệp sản xuất khác thì theo dõi ở cột 32). Căn cứ vào các chứng từ này, cuối tháng Kế toán xí nghiệp sẽ tổng hợp lại, kết hợp với một số chứng từ khác như Phiếu báo làm thêm giờ (sử dụng cho từng công nhân viên) để lập Bảng tính và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội đồng thời làm cơ sở để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Đối với chứng từ BHXH : Hàng ngày khi phát sinh các trường hợp ốm đau, thai sản được hưởng BHXH, Giám đốc xí nghiệp hoặc phụ trách bộ phận ký nhận vào Phiếu nghỉ hưởng BHXH. Phiếu này được chuyển đến cho Kế toán tiền lương và BHXH để làm căn cứ lập Phiếu thanh toán BHXH. Phiếu thanh toán BHXH phải được Giám đốc công ty và Phụ trách công đoàn ký duyệt. Phiếu này được chuyển cho Phòng tổ chức lao động làm căn cứ ghi Bảng thanh toán BHXH. Sau khi Kế toán trưởng và Giám đốc công ty xét duyệt, Bảng thanh toán BHXH sẽ được chuyển cho Kế toán Vốn bằng tiền làm cơ sở viết phiếu chi. Người nhận tiền thanh toán BHXH ( Đại diện cho xí nghiệp ) ký nhận vào Bảng thanh toán. Khi thanh toán tiền lương cho công nhân viên kế toán các xí nghiệp phải lập Bảng thanh toán tiền lương và BHXH . Khi trả tiền cho cán bộ công nhân viên chức, từng cá nhân phải ký vào Bảng thanh toán tiền lương và BHXH . Các Bảng này sẽ được gửi về phòng tài vụ. Kế toán tiền lương và BHXH sẽ lập các Bảng kê tổng hợp làm cơ sở cho việc thanh toán với công nhân viên, cho việc ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết. d. Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 334, 3382, 3383, 3384 được chi tiết cho từng xí nghiệp, từng công trình xây lắp. e. Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ cái các TK 334, 338. Bảng 11: Quy trình hạch toán lao động tiền lương: BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI CÁC TK 334, 338 SỔ CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH BẢNG CHẤM CÔNG, PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH NHẬT KÝ CHUNG BẢNG THANH TOÁN, BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (1) Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH để ghi sổ, trước hết là ghi vào NKC, sau đó căn cứ vào các số liệu đã ghi trên NKC để ghi vào Sổ cái TK 334,338 đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào Bảng thanh toán, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, lên sổ chi tiết tiền lương và BHXH (2) Cuối tháng cộng số liệu trên Sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và BHXH dùng để lập các Báo cáo tài chính. 2.3.5 Tổ chức kế toán phần hành tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. a. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Phân loại chi phí sản xuất : Do chi phí sản xuất có nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Chi phí được phân loại phí như sau : - Theo yếu tố chi phí: + Yếu tố vật liệu chính. + Yếu tố vật liệu phụ. + Yếu tố nhiên liệu. + Yếu tố CCDC . + Yếu tố tiền lương. + Yếu tố các khoản trích theo lương. + Yếu tố khấu hao TSCĐ + Yếu tố chi phí dụng cụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại,… + Yếu tố chi phí khác bằng tiền. - Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm : + Chi phí vật liệu sản xuất trực tiếp. + Chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp. + Chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí sản xuát chung. Trong trường hợp chi phí sản xuất phục vụ cho nhiều đối tượng thì phải dựa vào chi phí NVL trực tiếp để phân bổ cho các đối tượng đó. Phân loại giá thành : Chỉ tiêu giá thành được phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành như sau: - Giá thành dự toán xây lắp : Là chỉ tiêu gía thành được xác định theo định mức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp. - Giá thành thực tế : Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí liên quan khác. b. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tính lương, Bảng thanh toán lương và BHXH,… c. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn hành, kế toán sử dụng các TK sau : - TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp. - TK 622 : Chi phí nhân công tực tiếp. - TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công. - TK 627 : Chi phí sản xuất chung. Các TK 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doang dở dang. TK này mở cho từng công trình, hạng mục công trình và theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - TK 632: Giá thành sản xuất. TK này dùng để phản ánh giá thành sản xuất công trình hoàn thành. d. Sổ sách và chứng từ sử dụng : - Sổ chi tiết : + Sổ tập hợp chi phí sản xuất. + Thẻ tính giá thành. + Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. - Sổ tổng hợp : + Sổ Nhật ký chung. + Sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627, 154, 632. e. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí NVL, CCDC Các phiếu xuất kho được liệt kê vào Bảng kê chứng từ xuất kho làm cơ sở để lập Bảng phân bổ NVL , CCDC cho từng đối tượng sử dụng rồi chuyển về phòng tài vụ của công ty để hạch toán kế toán . Căn cứ vào bảng phân bổ NVL , CCDC kế toán phòng tài vụ tiến hành ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí tương ứng. Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ghi vào sổ chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí tương ứng. Chi phí khấu hao TSCĐ : Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ và mục đích sử dụng cho các đối tượng cụ thể, kế toán đơn vị lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng đối tượng, ký và ghi rõ họ tên rồi trình Giám đốc đơm vị xác nhận. Sau đó chuyển cho kế toán TSCĐ phòng tài vụ kiểm tra việc tính toán, ghi chép và phân bổ trên Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ của đơn vị. Sau khi xem xét, kế toán TSCĐ ký, ghi rõ họ tên và trình kế toán trưởng Công ty xác nhận. Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí tương ứng. Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại và các dịch vụ mua ngoài khác : Căn cứ vào Hoá đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán đơn vị tập hợp, liệt kê vào Bảng kê chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài và xác định đối tượng để lập bảng phân bổ cho phù hợp, kế toán ký lập bảng trình Giám đốc xí nghiệp xác nhận sau đó chuyển cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phòng tài vụ kiểm tra và đưa vào hạch toán và ghi sổ kế toán tập hợp chi phhí cản xuất theo từng khoản mục chi phi tương ứng. Tất cả các bảng phân bổ kể trên sau khi đã được kiểm tra, kiểm soát là căn cứ để kế toán tổng hợp ghi vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627,154, 632. Cuối niên độ, Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành có trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí dở dang đầu kỳ theo từng đơn vị sử dụng và đối tượng sử dụng chi phí vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào phiếu xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang do phòng Kinh tế- kỹ thuật thực hiện, kế toán xác định giá trị khối lượng giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức : CHƯƠNG III : KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NHÀ CUNG CẤP VÀ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ HÀ NỘI 3.1 Đặc điểm các quan hệ thanh toán ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động kinh doanh khác với các tổ chức, các cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt là quan hệ thanh toán phát sinh trong quá trình mua bán sản phẩm vật tư, hàng hoá một cách thường xuyên,Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lấp, sản phẩm là các công trình xây dựng. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thanh toán với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến tổ chức kế toán tại công ty là thanh toán theo tiến độ công trình đã được quy định trong hợp đồng với khách hàng. Kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Khi đó, công ty căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng. Những vấn đề này đều được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. Một số phương thức thanh toán công ty thường áp dụng: Trường hợp thanh toán với nhà cung cấp công ty áp dụng hình thức thanh toán ngay và thanh toán chậm. Trong trường hợp thanh toán với khách hàng, một số phương pháp thường áp dụng là: phương thức thanh toán bàn giao theo khối lượng công trình đã hoàn thành, phương thức thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng. Rủi ro thường xảy ra đối với các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực này là các công trình hoàn thành thường bị chủ đầu tư thanh toán chậm vì nhiều lý do. Do đó, kế toán thanh toán phải làm sao thoả mãn được mục đích kiểm soát được chặt chẽ các khoản phải thu. Một số phương thức thanh toán mà công ty thường áp dụng 3.2 Kế toán thanh toán với nhà cung cấp 3.2.1 Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT. - Phiếu chi tiền mặt, uỷ nhiệm chi, Séc, Phiếu chuyển khoản ngân hàng, giấy báo Nợ. - Giấy đề nghị tạm ứng. - Hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. Hạch toán thanh toán vói nhà cung cấp trên các chứng từ Chứng từ thanh toán với người bán: Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT của người bán hoặc hợp đồng mua hàng để tổ chức ghi sổ kế toán và là căn cứ thực hiện việc thanh toán. HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số:01/DLT-…/HĐKT - Căn cứ bộ luật dân sự số 33/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ luật thương mại số 36/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ năng lực và nhu cầu của hai bên tham gia hợp đồng. Hôm nay,ngày 05 tháng 01 năm 2007 tại Hà Nội chúng tôi gồm có: 1 - Bên mua ( Bên A): Xí nghiệp XDGT 37- Công ty cổ phần đầu tư và phát triền Hà Nội. - Đại diện là : Ông Nguyễn Đức Chính - Chức vụ : Giám đốc - Địa chỉ : Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội - Điện thoại : 04.8550606 Fax : (84.4)5.593473 - Mã số thuế : 0100385603-1 - Tài khoản số : 05033630-0 Mở tại : Ngân hàng Liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội 2 - Bên bán ( bên B) : Công ty gang thép Thái Nguyên - Đại diện là : Ông Đỗ Lại Quang Vinh - Chức vụ : Giám đốc - Địa chỉ : Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên- thành phố Thái Nguyên. - VPGD : 808A Đường Láng- Láng Thượng- Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại : 04.7759875 Fax : (84.4)7759878 - Mã số thuế : 0101007844 - Tài khoản số 102010000067326 Mở tại : Ngân hàng công thương Đống Đa Hai bên thoả thuận và thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Bên A đồng ý mua của bên B mặt hàng: Thép cán CT3 - Khối lượng : 3,189 tấn - Đơn giá : 7875.000 VNĐ/tấn - Thành tiền : 25.113.375 VNĐ - Thuế VAT 5% : 1.256.669VNĐ - Tổng giá trị của hợp đồng cả VAT : 26.396.044VNĐ Điều 2: Trách nhiệm của các bên: 1.1 Bên A: - Kiểm nhận lượng hàng được giao theo đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng. - Thanh toán cho bên B theo đúng thoả thuận của hợp đồng. 1.2 Bên B: - Cung cấp hàng theo đúng tiêu chuẩn mẫu mã đã thoả thuận. - Cung cấp hàng đúng thời điểm và tại kho của bên A. - Chịu toàn bộ trách nhiệm về mất mát hư hỏng trong quá trình vân chuyển NVL. - Bên B phải nhận lại toàn bộ số hàng không đúng theo tiêu chuẩn đã thoả thuận. - Cung cấp cho bên A hoá đơn GTGT. Điều 3: Thời gian giao hàng là ngày 14/1/2007 Điều 4: Phương thức thanh toán : Bằng tiền mặt. Điều 5: Thời hạn thanh toán: Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày giao hàng. Điều 6 : Cam kết chung: 1. Hai bên cam kết thực hiện hợp đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này, nếu có gì phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu không giải quyết được sẽ thống nhất chuyển vụ việc đến Toà án kinh tế TP Hà Nội để giải quyết. 2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi kết thúc hoàn thành công việc. 3. Sau khi thực hiện các điều khoản thanh toán nếu không có gì bổ sung hoặc phát sinh được ghi thành văn bản thì hợp đồng này mặc nhiên được thanh lý sau 05 ngày. 4. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ hai bản và có hiệu lực kể từ ngày kí kết. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Giám đốc Giám đốc Nguyễn Đức Chính Đỗ Lại Quang Vinh Khi nhận hàng công ty đồng thời nhận được hoá đơn GTGT do bên B cung cấp: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT-3LL CA/2007B Liên 2: Giao cho khách hàng 006695 Ngày 14 tháng 01 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty gang thép Thái Nguyên- chi nhánh Hà Nội Địa chỉ : 808A Đường Láng- Láng Thượng- Đống Đa, Hà Nội Tài khoản số 102010000067326 Điện thoại: 04.7759875 .MS: 0101007844 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Anh Dũng Tên đơn vị : Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội Số tài khoản : 05033630-0 Hình thức thanh toán : Tiền mặt .MS: 0100385603 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Thép cán CT3 Tấn 3,189 7.875.000 25.113.375 2 Cộng tiền thanh toán : 25.113.375 Thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.255.669 Tổng cộng tiền thanh toán: 26.369.044 Số tiền viết bằng chữ : Hai sáu triệu ba trăm sáu chín nghìn bốn bốn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu) Nguyễn Anh Dũng Hoàng Thị Lan Đỗ Lại Quang Vinh Trong trường hợp Công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc khi tiến hành thanh toán kế toán vốn bằng tiền sẽ lập Phiếu chi để thủ quỹ chi tiền thanh toán. Công ty CP phát triển đầu tư Hà Nội PHIẾU CHI Quyển số:2 Ngày 28 tháng 01 năm 2007 Số:47. Nợ: 152 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Anh Dũng Địa chỉ: Xí nghiệp XDGT 37 Lý do chi: Mua NVL- Thép cán CT3 Số tiền: 26.369.044 (viết bằng chữ) :Hai sáu triệu ba trăm sáu chín nghìn bốn bốn đồng Kèm theo:……………………….Chứng từ gốc Ngày 28 tháng 01 năm 2007 Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20799.DOC
Tài liệu liên quan