PHỤ LỤC
Phần mở đầu
1.1 Sựcầnthiếtcủa đềtài
1.2 Mụctiêu nghiên cứu
1.3 Phương phápnghiên cứn
1.4 Phạmvi vàhạnchếcủa đềtài
CHƯƠNGI: Cơsở lí luận của đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
1.1 Nhữngvấn đềchung vềkếtoánchi phísảnxuấtvàtínhgiáthànhsảnphẩm
1.1.1 Kháiniệ m vàphân loạichi phísảnxuát
1.1.1.1 Kháiniệm
1.1.1.2 Phân loạichi phísảnxuất
1.1.2 Giáthànhsảnphẩm
1.1.2.1 Kháiniệm
1.1.2.2 Mốiquan hệgiữachi phísảnxuấtvàgiáthànhsảnphẩm
1.1.2.3 Phân loạigiáthành
1.2 Kếtoánchi phísảnxuấtvàtínhgiáthànhsảnphẩm
1.2.1 Tậphợpchi phísảnxuất
1.2.1.1 Đối tượngtậphợpchi phísảnxuất
1.2.1.2 Phương pháptậphợpchi phísảnxuất
1.2.2 Kếtchuyểnchi phísảnxuất
1.2.3 Đối tượngtínhgiáthànhvàkìtínhgiáthành
1.2.3.1 Đối tượngtínhgiáthành
1.2.3.2 kìtínhgiáthành
1.2.4 Cácphương pháp đánhgiásảnphẩmdởdang
1.2.5 Cácphương pháptínhgiáthànhsảnphẩm
6
CHƯƠNG 2 :Giới thiệu về công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
2.1 Giớithiệukháiquátvềcông ty cổphầnTập đoànHoa Sen
2.1.1 Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển
2.1.2 Ngànhnghềvàlĩnhvựckinh doanh
2.1.3 Thịtrường
2.1.4Cơcấutổchứcquảnlí
2.2 Cácbộphậncóliên quan trựctiếptớiviệctínhgiáthành
2.2.1 Bộphậnsảnxuất
2.2.2 Bộphậnkếtoán
2.2.2.1 Cơcấutổchức
2.2.2.2 Tổchứcbộmáykếtoán
2.2.2.3 Công táckếtoán
CHƯƠNG 3 : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
3.1 kếtoán chi phínguyên vật liệu trực tiếp
3.1.1 Đặc điểm
3.1.2 Thủtụckếtoán
3.1.3 Kếtoán chi phínguyên vật liệu trực tiếp
3.2 Kếtoán chi phínhân công trực tiếp
3.2.1 Đặc điểm
3.2.2 Thủtụckếtoán
3.2.3 Kếtoán tổng hợp chi phínhân công trực tiếp
3.3 Kếtoán chi phísản xuất chung
3.3.1 Đặc điểm
3.3.2 Chi phínhân viên quản lýphân xưởng
3.3.3 Chi phívật liệu
3.3.4 Chi phícông cụdụng cụ ởphân xưởng sản xuất
3.3.5 Chi phíkhấu hao tài sản cố định
3.3.6 Chi phídịch vụthuêngoài
3.4 Kếtoán tổng hợp chi phísản xuất
3.4.1 Kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
3.5 Đánh giásản phẩm dởdang
3.6 Tính giáthành sản phẩm
CHƯƠNG 4: Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn
Hoa Sen
4.1 Nhận xét vềcông tác kếtoán chi phívàtính giáthành sản phẩm tại công ty cổ
phần tập đoàn hoa sen
4.2 Các giải pháp đềxuất
PHẦN KẾT LUẬN
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn
thành
Số lượng SP
dở dang cuối
kì
quy đổi
thành sản
phẩm hoàn
thành
=
+
+
x
CP NVL chính
thực tế sử dụng
trong kì
SP dở dang cuối kì
quy đổi thành sản
phẩm hoàn thành
Số lượng SP
dở dang của kì
Tỉ lệ hoàn thành
được xác định = x
19
Phương pháp 50%: phương pháp này dung hòa đặc điểm của cả hai phương
pháp trên cả về mặt kiểm kê cả về mặt tính toán.
1.2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một hệ thống các phương pháp được
dùng để tính giá thành đơn vị của các loại sản phẩm trong kỳ hay lao vụ đã hoàn
thành theo các khoan mục quy định.Tùy theo điều kiện doanh nghiệp có thể áp
dụng các phương pháp sau:
Phương pháp trực tiếp :
Áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, thuộc
loại hình sản xuất đơn chiếc có khối lượng lớn. Đối tượng tập hợp chi phí và tính
giá thành là theo từng loại sản phẩm.Theo phương pháp này, việc tính giá thành
đơn vị sản phẩm được thực hiện như sau:
Giá thành GT SP dở + CP SX phát - GT SP dở dang
đơn vị sản = dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
phẩm số lượng SP SX trong kỳ
Phương pháp hệ số : phương pháp này hường áp dụng trong những doanh
nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất có thể thu được nhiều sản phẩm khác
nhau nhưng không thể nào tách riêng từng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành
và giữa các sản phẩm này có hệ số quy đổi như: công nghệ lọc dầu,dệt im,chăn
nuôi bò sữa…
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như:phương pháp hệ số, phương
pháp loại trừ sản phẩm phụ,phương pháp phân bước…
1.2.6 Kế toán nhập kho thành phẩm.
Khi có sản phẩm hoàn thành, bộ phận KCS phải kiểm tra, xác nhận phẩm
cách của sản phẩm và ghi vào tổ theo dỏi công tác của tổ.sau đó,kế toán ghi vào sổ
20
chi tiết thành phẩm và lập bảng kê kho, xuất kho thành phẩm để chuẩn bị cho việc
tính giá thành thực tế của sản phẩm đã xuất trong kỳ.
Tài khoản sử dụng : 155 – thành phẩm.
Sơ đồ tổng hợp.
21
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN HOA SEN.
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vào những năm đầu tiên của thập niên 90. Nhà nước thực hiện đổi mới chính
sách kinh tế theo xu hướng mở - vận động theo cơ chế thị trường. Đã mở ra nhiều
cơ hợi kinh doanh lớn, nhưng cũng không kém phần thử thách, đòi hỏi các nhà đầu
tư phải thực sự nhạy bén, phải có tầm nhìn chiến lược, cũng như phải vận động liên
tục để vượt qua sự lạc hậu của nền kinh tế củ.
Nắm bắt được cơ hội này, ông Lê Phước Vũ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh
với đồng vốn ít ỏi dành dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê
nhà vừa làm cửa hàng mua bán tôn lẻ tại ngã tư An Sương. Sau đó ít lâu, công việc
kinh doanh có nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã
mua trả góp một máy cán tôn cũ, tự cắt tôn, đi bán lẻ khắp nơi….
Với phương châm lấy chữ “Tín” làm đầu với khách hàng cũng như trong tất
cả các mối quan hệ với đối tác, đã xây dựng nên một nền móng vững chắc cho sự
phát triển.Trải qua quá trình vận động liên tục, không ngừng nỗ lực,từ cơ sở nhỏ đi
lên : Công ty Cổ phần Hoa Sen ra đời.
Tên công ty : Công ty Cổ phần Hoa Sen.
Tên giao dịch : LOTUS JOINT STOCK COMPANY.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số :460300028 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Bình Dương cấp ngày 08/08/2001.
Vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng.
Gồm có 22 thành viên.
22
Trụ sở chính đặt tại : Số 9 Đại lộ Thống Nhất, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ
An, Bình Dương.
Diện tích 47.000m2
Từ 2002 – 2003, Hoa Sen tiếp tục nâng cấp phát triển hệ thống phân phối trực tiếp
đến người tiêu dùng .
Ngày 08/08/2004, khai trương và đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất tôn mạ
màu, công suất 45.000 tấn/năm, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản
Ngày14/02/2005, khai trương đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I,
công suất 50.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ an, BD.
Ngày 9/11/2006, thành lập Công ty CP Tôn Hoa Sen là công ty con đầu tiên, với vốn
điều lệ 320 tỷ đồng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép
cán nguội... Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo đà phát triển bền vững và
khép kín quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm đầu
ra, giúp Hoa Sen nâng mình lên tầm cao mới, sẵn sàng chủ động trong bối cảnh VN
hội nhập toàn diện với thế giới;
Ngày 03/01/2007, khai trương đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm
II, công suất 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất 2 dây chuyền mạ kẽm lên 100.000
tấn/năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngày 16/03/2007, Công ty cổ phần Hoa Sen công bố tăng vốn điều lệ lần thứ 7 từ
250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen Corporation.
Ngày 26/03/2007, thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen, vốn điều
lệ 700 tỷ đồng, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu và Công ty
Cổ phần Cơ khí - Xây dựng Hoa Sen, vốn điều lệ 10 tỷ đồng, tại Khu công nghiệp
Sóng Thần, Bình Dương
23
Ngày 06/04/2007, khánh thành Nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000
tấn/năm trực thuộc Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen và chính thức đưa vào hoạt động.
Đồng thời khởi công xây dựng Dây chuyền mạ công nghệ NOF, công suất 150.000
tấn/năm, với tổng giá trị đầu tư gần 30 triệu USD.
Ngày 21/04/2007, khởi công xây dựng Dự án Cty CP VLXD Hoa Sen tại KCN Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu, trong khuôn viên có diện tích gần 11 hecta. Dự án bao
gồm các dây chuyền sản xuất: ống thép, công suất 165.000 tấn/năm; ống nhựa và các
sản phẩm từ nhựa, công suất 43.500 tấn/năm,… Với tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ
đồng.
2.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
Qua 7 năm hình thành và phát triển,Công ty Cổ phân Hoa Sen hoạt động trên
các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩm : thép cán nguội,
tôn màu, tôn kẽm, tôn lạnh, xà gồ, thép, tấm plafond nhựa và các loại vật liệu xây
dựng khác.
2.1.3 Thị Trường
Với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã
mở rộng thị trường trong nước với thị phần hơn 15%,đứng thứ 2 so với các công ty
cùng lĩnh vực. Công ty cũng xuất khẩu ra thị trương nước ngoài như singapo,
malaysia…công ty đang hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế đa
ngành vững mạnh, sẵn sàng, tự tin trong bối cảnh VN hội nhập toàn diện với nền
kinh tế thế giới
Hệ thống phân phối của công ty bao gồm hơn 80 chi nhánh phủ khắp các tỉnh thành
trên cả nước
24
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến nhằm
mục đích thống nhất quản lý để kiểm tra kiểm soát.
Công ty đươc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Những vấn
đề chiến lược, chủ trương, chính sách được Ban lãnh đạo thỏa thuận và đưa ra
quyết định.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Đại Hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Hoasen Corporation
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty.
Ban Tổng Giám Đốc
Điều hành hàng ngày mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhân sự, tài
chính,… có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị
Các phòng ban khác làm việc dưới sự giám sát của các trưởng phòng và theo chỉ thị
của ban lãnh đạo.
25
Sơ đồ tổ chức Công ty
26
2.2 Các bộ phận liên quan trực tiếp đến việc tính giá thành
2.2.1 Ban điều hành sản xuất
Cơ cấu:
Ban điều hành sản xuất
2.2.2 Bộ phận kế toán
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Trưởng phòng
kế toán
Phó phòng 1
(KT tổng hợp)
9(
Thủ
quỹ
KT
thanh
toán
KT
công
nợ
KT vật
tư giá
thành
Các KT
quản lý
các chi
nhánh
Phó phòng 2
Trưởng ban điều hành sản
xuất
Phó ban trực điều hành sản
xuất
Bộ phận
kiểm soát
chất lượng
Bộ phận kĩ
thuật và vật
tư
Bộ phận an toàn
lao động & vệ
sinh môi trường
Xưởng
mạ kẽm
1&2
Xưởng
mạ màu
1&2
Xưởng
cơ - điện
Xưởng gia
công đóng
gói
-Trợ lý tổng hợp ban
đhsx
-Trợ lý phụ trách hành
chánh nhân sự ban
ĐHSX
27
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính
2.2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, tất cả các phân xưởng, các
kho không phải ghi sổ kế toán mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức và thu thập chứng từ,
ghi các biến động phát sinh rồi gửi về phòng kế toán để xử lý. Toàn bộ hệ thống kế
toán của công ty thực hiện trên hệ thống máy vi tính nối mạng giữa các bộ phận kế
toán và các phòng ban.
Kế toán trưởng
Giám Sát, điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, kiểm tra, kí duyệt, nộp
và chịu trách nhiệm với cấp trên và cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính
Có nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của công ty, phối hợp với các phòng
chức năng để lập kế hoạch tài chính.
Phó phòng 1 (kế toán tổng hợp)
Giúp kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán, trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát các
nhân viên kế toán thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. tổng hợp các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, lập hệ thống các báo cáo tài chính.
Hàng tháng căn cứ vào số liệu tiến hành phân bổ chi phí và tính giá thành cho
từng loại sản phẩm. lập chứng từ ghi sổ, thực hiện các bút toán kết chuyển, lập sổ
cái
Phó phòng 2
Quản lý trực tiếp các kế toán của các chi nhánh
Kế toán thanh toán
Lập phiếu thu chi tiền mặt tại công ty
Bảo quản và lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt
Theo dõi tình hình thu chi của công ty qua ngân hàng. cuối tháng đối chiếu số
dư tiền gởi, số dư nợ với các ngân hàng.
28
Cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp.
Kế toán công nợ
Theo dõi tình hình công nợ phải thu và phải trả của công ty theo từng khách
hàng, từng hợp đồng. báo cáo kịp thời cấp trên những khoản công nợ tồn đọng
chưa thu hồi, chưa thanh toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng
Cuối tháng khoá sổ, lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư giá thành
Theo dõi và lưu trữ chứng từ về các loại vật tư
Lập giá thành
2.2.2.3 Công tác kế toán
Hệ thống kế toán đang sử dụng theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hệ thống sổ sách đang sử dụng: đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc
trưng của chứng từ ghi sổ: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi vào sổ tổng hợp
là sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Căn cứ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ là các
chứng từ ghi sổ được lập dựa trên cơ sở chứng từ gốc.
Phần mềm kế toán đang sử dụng là phần mềm ACC -NET (LẠC VIỆT)
29
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ cái
Chứng từ ghi
sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ quỹ
Sổ đăng
kí chứng
từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Máy vi tính
30
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN.
3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.1.1 Đặc điểm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có dây chuyền công nghệ khép kín từ
khâu đầu vào đến đầu ra. Tôn màu được làm từ tôn kẽm do phân xưởng sản xuất
tôn kẽm sản xuất ra, do vậy nguyên liệu tôn kẽm được theo dõi trên TK1552 (sản
phẩm tôn mạ kẽm). Những nguyên vật liệu còn lại ,công ty đặt hàng ở những nơi
khác.Do tính chất của ngành công nghiệp nặng, nguyên vật liệu có giá trị lớn nên
tất cả nguyên vật liệu được Công ty theo dõi chặt chẻ về mặt giá trị và số lượng.
Do dây chuyền chạy liên tục 24/24 nên nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
được để tại phân xưởng sản xuất để thuận tiện cho việc sản xuất sản phẩm.
Do tính chất của ngành công nghiệp nặng nên công ty có những điểm khác
biệt sau:
Dây chuyền được vận hành bằng điện nên điện được tính vào chi phí nguyên
vật liệu trưc tiếp.
Nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất theo kế hoạch sau đó kế toán kiểm kê
còn bao nhiêu rồi mới viết phiếu xuất kho.
Nguyên vật liệu được chia làm 2 loại :
Nguyên vật liệu chính bao gồm : Sơn lót, sơn chính.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Dung môi, hóa chất tẩy rữa, dầu DO, than,
điện sản xuất.
3.1.2 Chứng từ.
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau:
31
Kế hoạch sản xuất.
Phiếu yêu cầu xuất tole kẽm mạ màu.
Phiếu xuất kho.
Bảng tiêu hao nguyên vật liệu tôn mạ màu.
Bảng tổng hợp chi phí mạ màu.
Đính kèm phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Cách thức luân chuyển chứng từ.
Hằng ngày, bộ phận kế hoạch sản xuất lập bảng kế hoạch sản xuất dựa trên
đơn đặt hàng của khách hàng đưa cho phòng điều hành sản xuất và phân xưởng sản
xuất.
Phân xưởng sản xuất tính toán, lập phiếu yêu cầu xuất tole kẽm rồi đưa
nguyên vật liệu vào sản xuất. Sau đó, kế toán sản xuất tại phòng điều hành sản xuất
kiểm kê lại và viết phiếu xuất kho.
Kế toán sản xuất lập bảng tiêu hao nguyên vật liệu trong ngày căn cứ theo
phiếu xuất kho rồi chuyển cho phòng cung tiêu.
Phòng cung tiêu dựa vào bảng tiêu hao nguyên vật liệu, lập Bảng tổng hợp
chi phí mạ màu (không bao gồm chi phí của tole mạ kẽm), rồi chuyển lên phòng kế
toán.
Kế toán dựa vào phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp chi phí mạ màu, đối chiếu số
liệu và tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trên tài khoản 621. Công ty
không tiến hành phân bổ chi tiết cho từng mã hàng.
Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu và sổ kế toán chi tiết nguyên vật
liệu trực tiếp (để áp giá cho nguyên vật liệu xuất dùng), kế toán ghi nhận bút toán
xuất kho nguyên vật liệu.
32
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tất cả các loại sản phẩm được
tập hợp trên TK 621.
Ví dụ: Ngày 1/12/07, kế toán sản xuất viết phiếu xuất kho số 01/12, kế toán
giá thành căn cứ vào đó lập phiếu xuất kho trên máy số X0712TM/01. Xuất nguyên
vật liệu cho sản xuất mạ màu gồm:
1.414kg sơn mặt trên màu đỏ đậm
660kg sơn lót yellow
869kg sơn lưng xám
170kg dung môi mạ màu
70kg hoá chất phủ chromat hoá ZM1300AN
140kg nước cất DI Water
80kg chất tẩy dầu
3426 lít dầu DO
50kg dung môi AK – TK65
30kg dung môi 0275
Tổng số tiền trên hoá đơn là: 197.233.107 đồng
(Phiếu xuất kho phụ lục số 3,4)
Kế toán định khoản:
Nợ 621 197.233.107
Có 1521 197.233.107
Cuối tháng, kế toán sẽ lập bảng kê chi tiết phí và bảng kê chi phí tổng hợp
cho từng loại hàng riêng biệt.
Căn cứ vào Sổ cái tổng hợp (phụ lục 7) kế toán định khoản
Nợ 621 8.669.114.246
Có 1521 8.669.114.246
33
3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
3.2.1 Đặc điểm.
Việc tổ chức quản lý lao động tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động,
giảm hao phí lao động trong giá thành là nội dung rất quan trọng trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc trả lương:
Người lao động làm việc gì, chức vụ gì thì trả theo công việc đó, chức vụ đó.
Căn cứ trên tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc, nghiệp vụ quy mô và hệ thống
bảng lương công nhân và hợp đồng.
Công ty thực hiện trả lương theo giờ bao gồm: giờ hành chính, giờ tăng ca,
vào ngày nghỉ, ngày lễ. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được trả 2 đợt
trong một tháng vào ngày 15 và 30 hoặc 31.
Hình thức tính lương:
Lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được tính như sau:
Đơn giá lương lương căn bản (tháng)
theo giờ 26×8
Lương tháng = đơn giá lương theo giờ ×104 × tổng hệ số lương.
Trong đó :
26 là số ngày làm việc trong tháng.
8 là số giờ làm việc trong 1 ngày.
104 là số giờ làm việc trong nữa tháng.
Hệ số lương : 3 nếu làm việc vào ngày lễ
2 nếu làm việc vào ngày nghỉ.
1.5 nếu làm việc vào giờ tăng ca.
1.2 nếu làm việc vào giờ kinh doanh.
34
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
Chi phí tiền lương cơ bản, thêm giãn ca, thưởng, phụ cấp.
Chi phí tiền ăn giữa ca của công nhân.
Các khoản trích theo lương:BHYT, BHXH, KPCĐ.
Tiền lương thực nhận của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bằng các
khoản thu nhập trừ các khoản giảm trừ.Trong đó :
Các khoản thu nhập như tiền lương, thưởng lương kinh doanh, tăng ca,
các khoản phụ cấp.
Các khoản giảm trừ như: tạm ứng, trừ ngày công, BHYT, BHXH, thuế
thu nhập cá nhân, đòan phí.
Cách tính BHYT, BHXH, KPCĐ
Theo quy định thì BHYT, BHXH, KPCĐ, được trích theo tổng lương cơ bản
phải thanh toán cho công nhân viên.
BHYT được trích 2% quỹ lương cơ bản
BHXH trích 15% quỹ lương cơ bản
KPCĐ được trích 2% quỹ lương cơ bản
Trong đó :1% được nộp quỹ liên đoàn lao động
1% được nộp vào công đoàn
3.2.2 Thủ tục kế toán.
Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa vào:
Bảng chấm công làm việc trong giờ hành chính.
Bảng chấm công làm việc ngoài giờ.
Bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương.
Bảng Tạm ứng lương.
(Đính kèm theo phụ lục 8, 9, 10 )
35
Căn cứ vào các chứng từ về tạm ứng lương, hoàn ứng, báo cáo thanh toán
lương đợt 1 và 2, kế toán tính lương và các khoản trích lương theo quy định.Sau đó,
số liệu được chuyển sang kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ vào sổ cái TK 622.
3.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Mỗi phân xưởng đều có bộ phận tính lương riêng. Do đó việc tính lương cho
công nhân trực tiếp sản xuất cũng như bộ phận quản lý phân xưởng sẽ do bộ phận
tính lương phụ trách, kế toán chỉ có nhiệm vụ căn cứ vào Bảng kê tổng hợp và hạch
toán vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương của bộ phận tính lương, kế toán
lập Bảng Tổng hợp lương tính vào giá thành và Bảng Trích KPCĐ – BHYT –
BHXH
Ví dụ: ngày 31/12/07 dựa vào Bảng tính lương và trích BHYT, BHXH,
KPCĐ của bộ phận tính lương, kế toán giá thành lập Bảng tổng hợp lương tính vào
giá thành theo chứng từ số NK0712/450. Kế toán định khoản:
Nợ 622 146.954.000
Có 334 146.954.000
Trích BHXH theo chứng từ số NK0712/452
Nợ 622 3.990.000
Có 3383 3.990.000
Trích BHYT theo chứng từ số NK0712/453
Nợ 622 532.000
Có 3384 532.000
Trích KPCĐ theo chứng từ số NK0712/454
Nợ 622 532.000
Có 3382 532.000
(Phụ lục số 11 (Bảng lương ngày ngày giờ), phụ lục 10( Bảng lương và trích
theo lương)
36
Sổ cái tổng hợp
SPS
Chứng từ Diển giải SH TK
Nợ Có
1 2 3 4 5
NK0712/450
Tiền lương phải
trả cho công nhân
viên
334 146.954.000
NK0712/452
BHXH tháng
12/07
3383 3.990.000
NK0712/453
BHYT tháng
12/07
3384 532.000
NK0712/454
KPCĐ tháng
12/07
3382 532.000
Tổng cộng 152.008.000
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.
3.3.1 Đặc điểm.
Ngoài chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên
giá thành sản phẩm còn có chi phí sản xuất chung.
Do khoản chi phí này phát sinh lớn, không mang tính trực tiếp cho sản phẩm
nên kế toán tập hợp theo từng dây chuyền.việc thực hiện theo từng dây chuyền làm
37
cho công tác kế toán trở nên đơn giản vì không phải tiến hành phân bổ chi phí cho
từng loại sản phẩm.
Công ty không phân chia ra chi phí bằng tiền, tất cả các chi phí phát sinh
bằng tiền tùy vào tính chất của khoản chi phí mà chia vào các tài khoản tương ứng.
3.3.2 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và cơ điện.( TK 6271 )
Chi phí nhân viên phân xưởng và cơ điện gồm chi phí tiền lương, tiền công
các khoản phụ cấp,các khoản trích theo lương, phải trả hoặc tính vào cho nhân viên
phân xưởng.
Cũng như tính chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp
lương do bộ phận tính lương chuyển lên để lập Bảng tổng hợp lưong tính vào giá
thành và Bảng trích BHYT, BHXH, KPCĐ cho nhân viên quản lý phân xưởng.
Ví dụ: ngày 31/12/07 dựa vào Bảng tính lương và trích BHYT, BHXH,
KPCĐ của bộ phận tính lương, kế toán giá thành lập Bảng tổng hợp lương tính vào
giá thành theo chứng từ số NK0712/450. Kế toán định khoản:
Nợ 622 47.617.500
Có 334 47.617.500
Trích BHXH theo chứng từ số NK0712/452
Nợ 622 1.312.500
Có 3383 1.312.500
Trích BHYT theo chứng từ số NK0712/453
Nợ 622 750.000
Có 3384 750.000
Trích KPCĐ theo chứng từ số NK0712/454
Nợ 622 750.000
Có 3382 750.000
38
(Phụ lục số 12 (Bảng lương ngày ngày giờ), phụ lục 13( Bảng lương và trích
theo lương)
Sổ cái tổng hợp
SPS
Ngày Chứng từ Diễn giải
TK
ĐƯ Nợ Có
1 2 3 4 5 6
31/12/07 NK0712/450 Tiền lương phải trả
cho nhân viên
12/07
334 47.617.500
31/12/07 NK0712/452 BHXH tháng 12
3383 1.312.500
31/12/07 NK0712/453 BHYT tháng 12
3384 175.000
31/12/07 NK0712/454 KPCĐ tháng 12
3382 175.000
Tổng cộng 49.280.000
3.3.3 Chi phí nguyên vật liệu ( TK 6272)
Ngoài chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm còn
được xuất cho sản xuất chung như: lõi ,bao bì, keo …để đóng gói sản phẩm.
Dựa vào số sản phẩm hoàn thành trong ngày, bộ phận sản xuất viết phiếu
xuất kho vật liệu để đóng gói cho sản phẩm.
Ví dụ: ngày 31/12/07, kế toán sản xuất lập phiếu xuất kho theo số 119/12/07
để đóng gói cho tole mạ màu. Kế toán giá thành căn cứ vào phiếu xuất kho này, lập
39
một phiếu xuất kho trên máy theo số X0712TM/65. Xuất nguyên vật liệu đóng gói
sản phẩm gồm: 1.080kg túi PE với số tiền 27.941.760 đồng.
Kế toán định khoản
Nợ 6272 27.914.760
Có 1522 27.914.760
( Phụ lục 14, 15)
SỔ CÁI TỔNG HỢP
SPS
Ngày CT Diễn giải
TK
ĐƯ Nợ Có
1 2 3 4 5 6
31/12/07 X0712TK/64 Xuất kho dây đai
đóng gói sản phẩm
1521 77.564.728
31/12/07 X0712TK/65 xuất kho lõi sắt
1521 42.200.635
31/12/07 X0712TM/65 xuất kho túi PE đóng
gói tole mạ màu
1522 27.941.760
31/12/07 X0712TM/66 xuất kho phế phẩm
đóng gói
1521 22.604.946
Tổng cộng 170.312.069
3.3.4 Chi phí dụng cụ sản xuất( TK 6273)
Do dây chyền chạy liên tục nên cần được sữa chữa, bảo trì thường xuyên.
Theo định kỳ dây chuyền được thay thế sữa chữa. Chi phí phát sinh được tiến hành
trích trước vì tính chất là ngành công nghiệp nặng, giá trị lớn, phụ tùng thay thế
phải được dự phòng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
40
Khi cần mua TSCĐ , trưởng bộ phận phụ trách sử dụng hoặc lập phiếu yêu
cầu vật tư, chuyển lên phòng kỹ thuật vật tư xác định và kiểm tra thông số kỹ thuật
của thiết bị, trình trưởng ban điều hành sản xuất, sau đó chuyển cho Ban tổng giám
đốc xét duyệt. Nếu được sự đồng ý của cấp trên, bộ phận kỹ thuật tiến hành xem
xét các Bảng báo giá, chọn lựa và kiểm tra chất lượng của CCDC. Nếu đạt yêu cầu
về giá cả và chất lượng thì ký hợp đồng, lập biên bản bàn giao thiết bị vật tư.
( Phụ lục 16, 17 )
Khi tiến hành bảo trì dây chuyền, thủ kho xuất kho công cụ dụng cụ cho bộ
phận bảo trì và ghi phiếu xuất kho để phòng kế toán dựa vào đó hạch toán.
Ví dụ: Ngày 1/12/07, kế toán công cụ dụng cụ viết phiếu xuất kho số
02/12/07, kế toán giá thành căn cứ vào đó lập phiếu xuất kho trên máy số
X0712/007. Xuất vật tư sử dụng và bảo trì máy tại dây chuyền mạ màu gồm:
1mét dây xích 60 – 1 DID
9 cái bạc đạn UC 210 (loại 1)
15 lít nhớt máy nén khí piston-Rarus 424
5 lít nhớt mobil 629-208
2 sợi dây cuaroa B49
Tổng số tiền trên phiếu xuất kho là: 2.815.000
( Phụ lục số 18, 19)
Kế toán định khoản
Nợ 6273 2.815.000
Có 1531 2.815.000
Sổ cái tổng hợp
SPS
ngày CT Diễn giải
TK
ĐƯ Nợ Có
1 2 3 4 5 6
41
01/12/07 XD0712/006 Xuất vật tư s/d &
bảo trì máy
1531 1.830.365
02/12/07 XD0712/007 Xuất vật tư s/d &
bảo trì máy
1531 2.815.000
03/12/07 XD0712/11 Xuất CCDC s/d
1531 1.320.000
04/12/07 XD0712/14B Xuất NL s/d
1521 2.416.000
05/12/07 XD0712/017 Xuất vật tư s/d tại
DCMM
1531 164.000
06/12/07 XD0712/020 Xuất NL s/d
1521 295.500
11/12/07 XD0712/027 Xuất vật tư s/d tại
DCMM
1531 1.073.400
12/12/07 XD0712/029 Xuất vật tư s/d tại
DCMM
1531 2.141.200
18/12/07 XD0712/043 Xuất băng keo s/d
tại DCMM
1531 960.000
19/12/07 XD0712/045 Xuất vật tư s/d tại
DCMM
1531 1.715.100
24/12/07 XD0712/054 Xuất CCDC s/d tai
DCMM
1531 400.000
25/12/07 XD0712/055 Xuất vật tư s/d tại
DCMM
1531 2.289.577
27/12/07 XD0712/066 Xuất vật tư s/d tại
b.p KCS MM
1531 960.000
28/12/07 XD0712/071 Xuất CCDC s/d tại 1531 1.721.766
42
DCMM
31/12/07 XD0712/077 Xuất NL s/d tại
DCMM
1521 6.840.670
Tổng cộng 25.915.292
3.3.5 Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ ( TK 6274)
Do tính chất là ngành công nghiệp nặng nên TSCĐ của công ty có giá trị rất
lớn. Vì vậy, TSCĐ được theo dõi rất chặt chẽ về mặt số lượng và giá trị như dây
chuyền, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận tải….
Khi cần mua TSCĐ ,bộ phận kỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm!!!!!!!!!!.pdf