MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: 2
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ 2
XÂY DỰNG T & E 2
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E: 2
1.1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp: 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển: 2
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E: 3
2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 3
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: 3
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh: 3
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh và phương thức tiêu thụ: 3
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 4
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh: 5
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E: 6
3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 6
3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 8
3.2.1. Chế độ, chuẩn mực,hình thức kế toán áp dụng: 8
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: 9
PHẦN II 11
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG T & E 11
1. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp: 11
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 11
1.2. Phương pháp và quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 11
1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 17
2. Tổ chức công tác kế toán doaidhnh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E: 19
2.1. Thời điểm ghi nhận doanh thu: 20
2.2. Bàn giao công trình: 21
2.3. Xác định kết quả kinh doanh: 21
KẾT LUẬN 23
NHẬT KÝ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG T & E 24
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốc kỹ thuật và Phó giám đốc kinh doanh. Hai phó giám đốc này được xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn riêng nhằm giúp việc cho giám đốc.
- Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: gồm 8 người chuyên trách kỹ thuật của công ty.
- Phòng kỹ thuật vật tư: gồm 3 người chuyên trách về nghiên cứu lập kế hoạch về vật tư cho việc thi công từng công trình, giám sát việc thi công về tiến độ cũng như chất lượng công trình.
- Phòng tài chính kế toán: gồm 7 người, tham mưu giúp Giám đốc điều hành các hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý tài chính.
- Phòng tổ chức hành chính: gồm 3 người, giúp Giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy của toàn Công ty.
Ngoài bốn phòng ban còn có các xí nghiệp và các đội thi công xây dựng, là đơn vị trực thuộc của Công ty, theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán cả công ty. Tổng số nhân sự làm việc trong công ty là 150 người, không tính lao động thuê ngoài.
Bộ máy quản lý được mô tả qua sơ đồ 1.2 – Tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật nghiệp vụ
Phòng kỹ thuật vật tư
Các xí nghiệp và các đội xây dựng
Phòng kế toán tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
HĐQT
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E:
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán chung cảu Công ty, tại các xí nghiệp và các đội xây dựng có kế toán viên có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh nhưng không tính giá thành công trình, hạng mục công trình ở xí nghiệp, đội mình. Cuối mỗi tháng tập hợp tất cả các hóa đơn, công trình, hợp đồng lao động và bảng dự toán định mức lên phòng kế toán.
Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp, phân loại số liệu phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thuộc các công trình do các đội trực thuộc Công ty thi công. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được kế toán tiến hành tính giá thành cho các công trìn, hạng mục công trình khi hoàn thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, xác định nghĩa vụ với Nhà nước và báo cáo cấp trên có liên quan. Phòng kế toán công ty có 7 cán bộ gồm kế toán trưởng và các kế toán phần hành, được phân công cụ thể, rõ ràng nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính tại Công ty, bên dưới là các kế toán của các xí nghiệp và các đội.
Cụ thể, phòng kế toán phân công công việc như sau:
Kế toán trưởng: giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin tài chính trong toàn công ty, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện đúng chế độ, pháp lệnh tài chính kế toán của công ty
Kế toán tổng hợp: Phụ trách theo dõi chung các hoạt động kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm chính trong việc lập các báo cáo tài chính theo định kỳ của Công ty.
Kế toán các khoản thanh toán: Phụ trách việc quyết toán công trình, thanh toán nợ với chủ đầu tư. Theo dõi lương, các khoản khấu trừ, BHXH… toàn Công ty về số thực tế phát sinh, số còn nợ lương chưa thanh toán lương trong toàn Công ty. Lập chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ liên quan tới tiền lương và các khoản khấu trừ, BHXH, các khoản phải thu, phải trả. Theo dõi tình hình công nợ phải thu của Công ty, lập kế hoạch thu hồi công nợ phải thu còn tồn đọng và công nợ mới phát sinh, lập Biên bản đối chiếu công nợ, Báo cáo tình hình công nợ phải thu, phải trả toàn Công ty theo tháng, quý, năm.
Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình mua vào, xuất, nhập, tồn kho các loại vật tư, CCDC. Lập Báo cáo tổng hợp tình hình NVL tại các dự án, công trình.
Kế toán thuế VAT: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào mà công ty được hưởng khi mua nguyên vật liệu, tài sản hay các dịch vụ khác. Đồng thời tính toán và theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty đối với Nhà nước.
Kế toán Tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi mọi sự biến động tăng giảm của tài sản cố định. Lập báo cáo tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ toàn Công ty theo tháng, quý, năm. Lập chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tình hình tăng, giảm, khấu hao tài sản cố định.
Kế toán tiền mặt, ngân hàng, thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại Công ty, kiểm tra kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi và tồn quỹ. Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, thực hiện các công việc về thu, chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ hàng tháng. Theo dõi các khoản tạm ứng tại Công ty, kiểm tra các khoản tạm ứng tại dự án. Theo dõi số dư các tài khoản tại Ngân hàng.
Kế toán các xí nghiệp và các đội: Có nhiệm vụ thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và chuyển số liệu, chứng từ lên phòng Kế toán Công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ 1.3 sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán VAT
Kế toán TSCĐ
KT tiền mặt, ngân hàng, thủ quỹ
KT vật tư, CCDC
Kế toán các xí nghiệp và các đội
KT các khoản thanh toán
Sơ đồ 1.3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
Chế độ, chuẩn mực,hình thức kế toán áp dụng:
Việc vận dụng chế độ, chuẩn mực tại các doanh nghiệp rất khác nhau. Chế độ, chuẩn mực không phải bao giờ cũng đúng và phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi việc vận dụng chế độ, chuẩn mực tại các doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở các quy định chung của chế độ kế toán. Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự lớn mạnh của Công ty, Phòng kế toán cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán cũng như tổ chức hạch toán kế toán. Việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán tại Công ty được thể hiện như sau:
- Công ty tuân thủ Luật Kế toán ban hành ngày 17/06/2003 và chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/TC/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006, các chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng – VNĐ và báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
- Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đương thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính của các tài sản.
- Tỷ giá sử dụng: Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ phát sinh trong năm được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái tương ứng tại ngày giao dịch. Các khoản mục tài sản và công nợ có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với VNĐ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Phương pháp tính thuế GTGT: tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Công ty đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định về sổ kế toán trong luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và Chế độ kế toán này.
Công ty đã thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung, với hình thức này kế toán sử dụng hai loại sổ là sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
Sổ tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh.
Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết các tài khoản 111, 112, 152, 131, 331, 621, 627, 641, 642,…
Quy trình ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được gửi về từ các dự án, công trình hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã được kiểm tra Kế toán tiến hành lập, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sổ thẻ kế toán chi tiết…, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối kỳ, căn cứ vào sổ Cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung của Công ty được mô tả theo sơ đồ 1.4 sau:
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chung” của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiêu, kiểm tra
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG T & E
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp:
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Xuất phát từ thực tế sản xuất tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E với đặc điểm là quá trình sản xuất liên tục, kéo dài từ khi xuất vật liệu sản xuất đến khi hoàn thành và cũng do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, gắn liền với địa điểm sản xuất cố định nên đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình hay các giai đoạn công trình đối với công trình lớn đồng hợp tác với các chủ xây dựng khác từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành. Đối tượng chi phí sản xuất vầ tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần việc đã thực hiện xong tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
1.2. Phương pháp và quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E là hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình hay các giai đoạn của công trình trên nguyên tắc chung là chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình hay các giai đoạn của công trình nào thì tập hợp chi phí cho công trình đó. Đối với chi phí dùng cho nhiều công trình thì kế toán Công ty tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Phương pháp tính giá mà Công ty đang sử dụng là phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất:
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào các hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các bảng phân bổ… Sau đó các chứng từ gốc này được ghi vào Sổ Nhật Ký Chung, đồng thời cũng được ghi vào Sổ chi tiết chi phí cho các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số liệu đã tập hợp trên các sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 để lập chứng từ kết chuyển, ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất được khái quát qua sơ đồ 1.5 sau:
Phiếu xuất
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng thông thường
Phiếu chi, UNC, Báo nợ …
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, 622, 623, 627
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154
Thẻ tính giá thành
- Bảng phân bổ vật liệu
Bảng tính lương và BHXH
Bảng phân bổ khấu hao
Bảng kê chứng gốc
Nhật ký chung
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ cái tài khoản 621, 622, 623, 627, 154
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục sau:
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính như xi măng, sắt, thép, gạch, đá, cát…, vật liệu phụ như đinh, phụ gia bê tông…, vật liệu luân chuyển như cốt pha, giàn dáo… được xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình. Thông thường tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E, chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (từ 50% - 70%).
Kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí NVL để hạch toán.
Giá thực tế của vật tư xuất dùng được tính theo công thức:
Giá thực tế của NVL = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển
Căn cứ vào kế hoạch thi công và mua vật tư, đội gửi bảng báo giá của nhà cung cấp kèm theo giấy đề nghị tạm ứng lên Giám đốc Công ty để xin tạm ứng.
Sau khi mua hàng về đội trưởng đội, thủ kho công trường và nhân viên phụ trách thu mua kiểm tra hàng, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng lên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa mua vào kế toán đội chuyển lên kế toán Công ty.
Khi cần nguyên vật liệu cho thi công công trình, đội trưởng đội sẽ báo với bộ phận kho xin cấp vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất, phiếu nhập kho ngoài công trường gửi về kế toán công trình tiến hành ghi sổ. Đến cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp toàn bộ vật tư đã xuất dùng cho công trình, tính toán các chi phí liên quan để ghi vào sổ Chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, trường hợp vật tư mua về sử dụng thẳng mà không qua nhập kho thì phát sinh hôm nào kế toán tiến hành ghi sổ luôn hôm đó. Cuối kỳ kế toán tiến hành lập chứng từ kết chuyển để ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154, tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E đang áp dụng hai hình thức trả lương: Lương thời gian cho công nhân lao động gián tiếp và lương khoán cho công nhân lao động trực tiếp xây lắp. Đơn giá một khối lượng công việc được lập dựa trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước, sự biến động của thị trường và điều kiện thi công cụ thể. Từ đó tính toán chính xác được đơn giá tiền công của một thợ công chính và thợ công phụ. Cụ thể tại Công ty hiện nay, đơn giá tiền công là 100.000 đ/ 1 thợ công chính, 70.000 đ/ 1 thợ công phụ.
Kế toán sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí nhân công sản xuất trực tiếp.
Tiền lương của số lao động thuê ngoài được Công ty hạch toán vào Tk 331.
Đối với công nhân thuê ngoài, trước khi đại diện Công ty ( Kế toán trưởng) sẽ ký “ Hợp đồng giao khoán”. Kế toán sẽ căn cứ vào “ Hợp đồng giao khoán” và “ Biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành” để hạch toán tiền lương cho bộ phận này.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế của Công ty, hàng ngày đội trưởng, các tổ trưởng và nhân viên kế toán đội theo dõi quá trình làm việc của các tổ và tiền hành chấm công. Cuối tháng toàn bộ chứng từ gốc được chuyển lên kế toán Công ty để lập bảng thanh toán tiền lương cho số công nhân trong biên chế và hợp đồng giao khoán. Kế toán sẽ lập bảng tổng hợp tiền lương hàng tháng chi tiết cho từng công trình để xác định chi phí nhân công trực tiếp.
Cuối tháng kế toán tính chi phí nhân công và lập bảng thanh toán lương của tháng cho từng công trình.
Sau khi tập hợp tất cả các bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành lên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng này được lập cho toàn bộ chi phí nhân công của công trình, bao gồm chi phí cho nhân công trực tiếp, chi phí cho nhân viên quản lý và nhân công thuê ngoài.
Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển Chi phí nhân công trực tiếp và giá thành sản phẩm rồi phản ánh vào sổ Nhật ký chung.
Kế toán chi phí máy thi công:
Tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E, hiện nay có rất nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công công trình, các loại máy móc được trang bị rất hiện đại và đa dạng về chủng loại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: máy ủi, máy trộn bê tông… và các phương tiện vận tải. Đối với những máy giao cho đội tự quản lý và không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho đội máy thi công. Bên cạnh đó Công ty còn thuê thêm một số máy thi công để phục vụ cho việc sản xuất của mình tại những địa điểm xa trụ sở chính.
Kế toán sử dụng TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công, để hạch toán.
Chi phí phục vụ cho việc sử dụng máy thi công Công ty bao gồm: Chi phí về nhiên liệu, tiền lương của công nhân lái máy phụ máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy thi công và các chi phí bằng tiền khác. Đây là những chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công trình nên Công ty sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ số giờ máy thi công phục vụ thi công các công trình trong đội xây dựng.
Chi phí nhiên liệu cho chạy máy:
Chi phí về nhiên liệu cho chạy máy thi công ở Công ty được hạch toán như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào kế hoạch mua vật tư, đội gửi bảng báo giá của nhà cung cấp và giấy đề nghị tạm ứng lên Công ty xin tạm ứng. Sau khi được duyệt tạm ứng kế toán lập phiếu chi chuyển thủ quỹ để chi tiền và ghi vào sổ quỹ. Nhiên liệu khi mua về được kế toán đội phản ánh vào Bảng kê chi tiết vật liệu sử dụng cho máy thi công gửi lên phòng kế toán. Cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp vật liệu cho chạy máy thi công.
- Chi phí nhân viên điều khiển máy:
Chi phí nhân công cho chạy máy thi công gồm lương chính, lương phụ của công nhân lái và phụ máy. Đây là số lao động thuộc trong danh sách quản lý của Công ty nên lương của bộ phận này được phản ánh vào TK 334.
Đơn giá tiền công cho một công nhân lái máy và phụ máy cũng được xác định như tiền công của những nhân công trực tiếp.
Hàng ngày, đội trưởng, tổ trưởng theo dõi quá trình làm việc của tổ máy và kế toán đội chấm công vào Bảng chấm công. Cuối tháng, được gửi về Công ty để lập Bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận lái máy thi công.
Hạch toán khấu hao máy thi công:
Hàng tháng căn cứ vào Sổ chi tiết TSCĐ, lệnh điều động xe, máy thi công thông qua Bảng trích khấu hao máy móc thi công phục vụ chung cho việc thi công của đội để hạch toán.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền cho sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí điện, nước mua ngoài cho chạy máy, chi phí thuê ngoài sửa chữa máy thi công… Chi phí này được Công ty hạch toán vào tài khoản 623( 6238) và khi cần đội tự mua bằng tiền tạm ứng. Kế toán đội chuyển chứng từ gốc lên Công ty để thanh toán, kế toán Công ty ghi vào Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác.Sau đó kế toán Công ty xác định tổng số giờ máy đã chạy phục vụ thi công các công trình trong đội và số giờ máy phục vụ cho từng công trình.
Chi phí máy thi công phân bổ cho từng công trình được tính như sau:
Tổng chi phí chạy máy thi công
Số giờ máy chạy phục vụ cho từng công trình
Chi phí máy thi công phân bổ cho từng công trình
Tổng số giờ chạy máy
x
Cuối quý, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí máy thi công cho từng công trình. Bảng này bao gồm cả chi phí thuê ngoài máy và chi phí liên quan sử dụng xe, máy thi công của Công ty.
Kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí máy thi công để kết chuyển vào giá thành sản phẩm và ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh và sổ Cái tài khoản 623, 154 cho từng công trình.
d. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: Lương, phụ cấp lương của bộ phận quản lý đội như: đội trưởng, chủ nhiệm công trình, cán bộ kỹ thuật, thủ kho, bảo vệ… BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân lái máy và đội quản lý đội xây dựng. Chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho đội như công cụ, dụng cụ dùng làm láng trại…Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung để hạch toán.
- Chi phí tiền lương của bộ phận gián tiếp đội xây dựng như chủ nhiệm công trình, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kế toán đội thuộc lao động trong danh sách quản ly của Công ty.
Kế toán sử dụng tài khoản 6271 để phản ánh khoản chi phí này.
Hàng ngày căn cứ vào Bảng chấm công do đội trưởng gửi lên, căn cứ vào hệ số lương và các chính sách về tiền lương theo quy định để lập Bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận quản lý đội
- Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý:
Căn cứ trên Bảng tổng hợp tiền lương của số lao động trực tiếp thuộc biên chế của Công ty, Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận lái máy thi công và Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận gián tiếp trong đội và danh sách người lao động trong biên chế. Kế toán tổng hợp được tiền lương cơ bản và số thu nhập thực tế của từng bộ phận để tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương.
- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất (6273) :
Bao gồm bảo hộ lao động, xe cải tiến, cuốc, xẻng… Phần lớn công cụ, dụng cụ mua về được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (6278)
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc của kế toán đội gửi lên thanh toán để lập Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (6274) : bao gồm toán bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ sử dụng ở các đội xây dựng.
Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận quản lý đội, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng kê dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác, Bảng trích khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan, Kế toán tổng hợp và tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp, theo công thức sau:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình
Tổng chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình
x
Tổng chi phí sản xuất chung
Cuối tháng, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng công trình, sau đó vào sổ Nhật ký chung, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ cái tài khoản 627 và kết chuyển giá thành sản phẩm.
1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E chỉ tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành được bàn giao thanh toán. Nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo.
Đối với những công trình, hạng mục công trình đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho công trình đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo công trình, hạng mục công trình đó chính là giá thành của công trình.
Tất cả các sản phẩm xây lắp mà chưa hoàn thiện thì đến cuối kỳ kế toán (cuối năm) toàn bộ giá trị công trình, dự án được kết chuyển sang tài khoản 154 “ Giá trị sản phẩm dở dang” để theo dõi. Khi nào công trình hoàn thành thì kết chuyển toàn bộ sang TK 632 “ Giá vốn hàng bán”.
Để xác định khối lượng xây lắp dở dang Công ty dựa vào Bảng kê chi phí dở dang cuối quý trước chuyển sang. Trên cơ sở giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, kê toán xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
Việc tính giá thành sản phẩm của Công ty căn cứ vào số liệu chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung được tập hợp trong kỳ kết chuyển sang TK 154 và số liệu từ việc đánh giá sản phẩm dở dang của kỳ trước. Công ty tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn sau khi công trình hoàn thành với công thức sau:
Tổng giá thành công trình
Giá trị xây lắp lũy kế đến kỳ trước
Giá trị xây lắp trong kỳ này
+
Vì Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình đã hoàn thành nên chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng 0.
Sau đây là Bảng tính giá thành công trình xây lắp “ Bệnh viện Phong – Da liễu” do Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E Thi công hoàn thành vào tháng 12 năm 2010.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E
Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công trình: Bệnh viện Phong – Da liễu Đơn vị tính: VNĐ
Khoản mục chi phí
GTSL lũy kế đến kỳ trước
GTSL kỳ này
GTSL lũy kế cuối kỳ này
Giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí NVLTT
1.853.370.000
335.150.000
0
2.188.520.000
Chi phí NCTT
853.876.000
141.473.000
0
995.349.000
Chi phí máy thi công
565.456.000
57.518.966
0
622.974.966
Chi phí sản xuất chung
441.752.000
56.115.066
0
497.867.066
Tổng cộng
3.714.454.000
590.257.032
4.304.711.032
H2. Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Sau khi hoàn tất việc tính giá thành công trình, giá thành công trình được kết chuyển sang TK 632 – Giá vốn hàng bán. TK 632 được mở chi tiết theo từng công trình.
2. Tổ chức công tác kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng T & E:
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K7871 ton chi ph s7843n xu7845t v tnh gi thnh samp78.doc