MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TẠI HÀ NỘI 3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TẠI HÀ NỘI 3
1. Sơ lược về chi nhánh Hà Nội 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 3
3. Đặc điểm tổ chức quản lý 4
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 6
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 9
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 9
1. Khái niệm chung về vấn đề tiêu thụ sản phẩm 9
2. Sự cần thiết phải quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác tiêu thụ.
3. Phân tích tình ình tiêu thụ ở chi nhánh Hà Nội 12
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 15
1. Những kết quả đạt được 15
2. Những tồn tại cần khắc phục 15
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 17
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIÊU THỤ Ở CHI NHÁNH HÀ NỘI 17
1. Thuận lợi 17
2. Khó khăn. 17
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI 17
KẾT LUẬN 20
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán công tác quản lý tình hình tiêu thụ ở Chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n: 710A 00700 tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Giám đốc chi nhánh: Ông Lê Trung Tuyến.
- Ngành nghề kinh doanh: Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm gang và thép các loại do Công ty gang thép Thái Nguyên sản xuất.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội được thành lập từ năm 1995 với chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm gang, thép mang nhãn hiệu TISCO do Công ty gang thép Thái Nguyên sản xuất trên thị trường Hà Nội.
Từ khi thành lập được công ty gang thép Thái Nguyên giao cho chi nhánh Hà Nội trách nhiệm là giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm gang thép các loại… với quy mô quản lý trực tuyến phòng kinh doanh công ty. Sinh ra trong một cơ chế bao cấp, hoạt động trong một môi trường mà khách hàng chủ yếu là các công ty kim khí và các đơn vị trong ngành kinh doanh thép gần như được bao cấp cho nên cơ chế hoạt động trong những năm đầu của chi nhánh mang tính chất đặc thù là bao cấp hoàn toàn.
Trong những năm 1995-1999 chi nhánh hoạt động đơn thuần là giới thiệu sản phẩm chưa chú trọng đến công tác tiêu thụ, với 04 cửa hàng trực thuộc nằm trên địa bàn Hà Nội và 23 cán bộ CNV được điều động từ các nhà máy sản xuất của công ty chưa có kinh nghiệm trong công tác tiêu thụ và tiếp cận thị trường, khách hàng chủ yếu là các nhà phân phối lớn như Công ty kim khí Hà Nội, công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội… sản lượng tiêu thụ không cao (5000- 7000 tấn thép/năm), mở thêm 16 cửa hàng trên toàn địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, số cán bộ công nhân viên tham gia công tác quản lý và bán hàng đã tăng lên 105 người tạo thêm được nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (bình quân mỗi người 1.000.000 - 1.200.000 đ/tháng). Chi nhánh đã tổ chức nhiều khoá học marketing cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng để nâng cao kiến thức nghiệp vụ đáp ứng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường, sản phẩm thép TISCO (Thái Nguyên) đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường và tạo được sự tin cậy lớn đối với người tiêu dùng. Đến nay chi nhánh Hà Nội đã có trên 500 khách hàng tiêu dùng trực tiếp là các công ty xây dựng lớn như Tổng công ty Vinaconex, tổng công ty xây dựng sông Đà, tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long; Công ty xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh…), nhiều khu nhà cao tầng và những cây cầu mang tầm cỡ quocó gia đã được xây dựng bằng sản phẩm thép TISCO của công ty gang thép Thái Nguyên.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý
* Đặc điểm
- Là một đơn vị thành viên được phân cấp độc lập, chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội có đầy đủ tư cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán toàn diện, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước về việc cung ứng vật tư sắt thép xây dựng cho các công ty xây dựng, các nhà phân phối lớn và người tiêu dùng trực tiếp trên thị trường Hà Nội và các tỉnh trong cả nước. Trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại số 17 Hàng Vôi - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
* Tổ chức hoạt động
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc chi nhánh
Phòng kế toán thống kê
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ
Kế toán bán hàng
Các cửa hàng trực thuộc nằm trên mạng lưới tiêu thụ
Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh trong cơ chế thị trường chi nhánh Hà Nội đã xây dựng mô hình tổ chức quản lý như sau:
- Giám đốc chi nhánh: Là người đứng đầu chi nhánh được tổng công ty thép Việt Nam bổ nhiệm với chức năng nhiệm vụ là phụ trách chung mọi hoạt động của chi nhánh, tổ chức và điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, phụ trách công tác kế toán tài chính, tổ chức hành chính.
- Phó giám đốc chi nhánh: phụ trách trực tiếp công tác giao dịch và các bộ phận bán hàng: tham mưu cho giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ, xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm theo các đơn đặt hàng của khách hàng, nghiên cứu và thực hiện việc mở rộng thị trường, thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường giá cả để có quyết định phù hợp với cơ chế thị trường.
- Phòng kế toán thống kê: điều hành các bộ phận kế toán thống kê, giúp việc trực tiếp cho giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý và cân đối về tiền, nguồn vốn, các sổ sách liên quan đến công tác kế toán tài chính khác. Tổ chức và điều hành công tác kế toán tiêu thụ tại các cửa hàng trực thuộc chi nhánh.
+ Kế toán tổng hợp và thanh toán: tổ chức công tác kế toán quỹ tiền mặt - tiền gửi ngân hàng, tài sản, nguồn vốn và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
+ Kế toán tiền lương: theo dõi tình hình tăng giảm nhân sự, giải quyết các chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho cán bộ nhân viên của chi nhánh.
+ Kế toán tiêu thụ: có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hình tiêu thụ tại các cửa hàng trong mạng lưới tiêu thụ của chi nhánh theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng.
+ Kế toán kho hàng: theo dõi tình hình nhập - xuất hàng hoá tại kho bãi của các cửa hàng.
- Mạng lưới tiêu thụ: bao gồm 16 cửa hàng nằm hầu hết trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận, có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm và tiêp thị mở rộng thị trường.
Nhìn chung bộ máy quản lý và tổ chức kế toán của chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội rất gọn nhẹ và hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và điều hành trong công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Điều này đã có tác dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác quản lý hoạt động tiêu thụ của chi nhánh cũng như công ty.
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
Tổng doanh thu
109.459.642.301
119.940.231.861
133.342.237.422
2
Tổng lợi tức trước thuế
973.150.910
1.049.572.454
1.196.169.126
3
Số thuế phải nộp
252.809.524
262.393.114
329.042.281
4
Lợi nhuận sau thuế
720.341.386
787.179.340
867.126.845
5
Thu nhập bình quân của người lao động
900.000
1.000.000
1.200.000
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sự tăng trưởng đáng kể biểu hiện trong các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh.
+ Về doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 9,6% hay tăng 119.940.231.861 - 109.459.642.301 = 10.480.589.560 (đồng).
Năm 2002 tăng 11,2% so với năm 2001 hay tăng: 133.342.237.422 - 119.940.231.861 = 13.402.005.561 (đồng)
+ Lợi tức trước thuế:
Năm 2001 tăng 7,9% so với năm 2000 hay tăng
1.049.572.454 - 973.150.910 = 76.421.544 (đồng)
Năm 2002 tăng 14% so với năm 2001 hay tăng
1.196.169.126 - 1.049.572.454 = 146.596.672 (đồng)
+ Số thuế phải nộp
Năm 2001 tăng 3,8% so với năm 2000 hay tăng
262.393.114 - 252.809.524 = 9.583.590 (đồng)
Lợi nhuận sau thuế:
Năm 2001 tăng 9,3% so với năm 2000 hay tăng
787.179.340 - 720.344.386 = 66.837.954 (đồng)
Năm 2002 tăng 10,2% so với năm 2001 hay tăng
867.126.845 - 787.179.340 = 79.947.505 (đồng)
+ Thu nhập bình quân của người lao động
Năm 2001 tăng 11,1% so với năm 2000 hay tăng
1.000.000 - 900.000 = 100.000 (đồng)
Năm 2002 tăng 2% so với năm 2001 hay tăng
1.200.000 - 1.000.000 = 200.000 (đồng)
Nhận xét chung:
Qua phân tích các số liệu trên ta thấy rõ sự tăng trưởng kinh tế của chi nhánh trong 3 năm gần đây.
Đạt được kết quả trên phải nói đến công tác quản lý rất sát sao của ban lãnh đạo chi nhánh. Ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra những giải pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ. Tăng thu nhập cho người lao động giúp cuộc sống người lao động ngày càng cải thiện và nâng cao. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tạo được vị trí và chỗ đứng trên thị trường, tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Khái niệm chung về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm hàng hoá được thực hiện qua việc doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Như vậy, về bản chất tiêu thụ chính là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi thông tin qua các phương tiện thanh toán để thực hiện dưới đây được đảm bảo:
- Doanh nghiệp đã chuyển sản phẩm cho khách hàng.
- Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng các nghiệp vụ chủ yếu của quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là các nghiệp vụ về xuất bán sản phẩm, các nghiệp vụ thanh toán với người mua. Tính ra các khoản doanh thu bán hàng các khoản chiết khấu bán hàng giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua, các khoản doanh thu bán hàng bị trả lại và các khoản thuế phải nộp như để xác định chính xác doanh thu thuần, từ đó xác định lãi, lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Đối với nền kinh tế quốc dân tiêu thụ là khâu cuối của quá trình sản xuất và là cầu nối giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động tiêu thụ đóng vai trò thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ cho tiêu dùng (tiêu dùng cuối cùng và tiêu dùng cho sản xuất) cùng với chức năng điều hoà cung cầu trên thị trường, tiêu thụ cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra các luồng tuyến hàng di chuyển liên tục trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy quan hệ thanh toán trong phạm vi doanh nghiệp ngành kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế cũng như từng ngành từng doanh nghiệp trong nền kinh tế đó.
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường, tiêu thụ là khâu cuối cùng nhưng lại chi phối chặt chẽ các khâu khác của quá trình sản xuất bởi qua khâu tiêu thụ doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra và có thể thu lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng tìm cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiến trình tiêu thụ nhanh hay chậm quyết định tốc độ thu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tiêu thụ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa vốn trở lại sản xuất phát huy hiệu quả của đồng vốn, tăng khả năng nắm bắt được những cơ hội của thị trường từ đó khả năng tối đa hóa lợi nhuận cũng được nâng cao. Tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Đứng về lâu dài thì lợi nhuận thu được từ tiêu thụ sản phẩm nguồn bổ sung vững chắc nhất cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp và các quỹ xí nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân trong doanh nghiệp.
Với tư cách là một khâu trọng yếu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu thụ cần được theo dõi, giám sát quản lý một cách chặt chẽ.
2. Sự cần thiết phải quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác tiêu thụ.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị sản phẩm, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái giá trị (tiếp). Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình tái sản xuất, hàng được đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, thành phẩm hang lao vụ, dịch vụ việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn yêu cầu cho các đơn vị, tổ chức… bên ngoài được gọi là tiêu thụ ra bên ngoài. Nếu cung cấp cho các đơn vị trong cùng 1 Công ty, tập đoàn… gọi là tiêu thụ nội bộ.
Mối quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp với người mua là quan hệ "thuận mua vừa bán". Doanh nghiệp với tư cách là người bán phải chuyển giao sản phẩm của mình cho người mua theo đúng các điều khoản quy định đã được thoả thuận giữa hai bên còn khách hàng với tư cách là người mua, phải trả cho doanh nghiệp số tiền hàng mua hang chấp nhận thanh toán tương ứng với giá bán của hàng hoá đó theo thoả thuận. Qúa trình tiêu thụ được coi là kết thúc khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc giao hàng và bên mua đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho số sản phẩm, hàng hoá đó.
Như vậy ta thấy rằng công tác tiêu thụ phản ánh việc giải quyết vấn đề đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu xã hội về các loại hàng hoá dịch vụ cần được thoả mãn. Chính vì vậy mà để thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán lại có hạn, mỗi người tiêu dùng và người cung cấp đều cần phải lựa chọn từng loại nhu cầu sao cho có lợi nhất đối với người tiêu dùng, người cùng cấp và cả xã hội. Mặt kho trong nền kinh tế thị trường do chịu sự tác động của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh nên các doanh nghiệp thường xuyên phải cạnh tranh gay gắt với nhau để có thể tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá của mình từ đó cho thấy rằng công tác bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp và chỉ khi nào doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm mới đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, sử dụng vốn có hiệu quả.
Ngoài ra việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ còn có ảnh hưởng nhiều đối tượng khác như: đối với ngân sách nhà nước, đối với các khách hàng, nhà cung cấp và đặc biệt có tác động tốt tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân thúc đẩy phát triển kinh tế.
Quản lý kinh doanh tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp chính là quản lý hàng hoá về số lượng, chất lượng giá trị hàng hoá trong quá trình vận động từ khâu xuất bán đến khi thu tiền bán hàng. Công tác quản lý tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi chỉ đạo quá trình bán ra theo kế hoạch đã định, kịp thời phát hiện những biến động của thị trường để điều chỉnh kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải tính toán và đưa ra các định mức kế hoạch về chi phí và kết quả kinh doanh, năng suất lao động, thời gian chu chuyển vốn.
Nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá được quản lý theo nhữn mặt sau:
- Quản lý về số lượng, chất lượng trị giá hàng xuất bán bao gồm việc quản lý từng người mua, từng lần gửi bán, từng loại hàng theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch bán ra với từng cửa hàng, từng bộ phận kinh doanh. Việc quản lý chỉ kết thúc khi quyền sử hữu hàng hoá được chuyển giao và doanh nghiệp nhận được tiền hay có quyền đòi tiền.
- Quản lý về giá cả bao gồm việc lập dự định và theo dõi việc thực hiện giá đồng thời doanh nghiệp phải xây dựng biểu giá cho từng mặt hàng, từng phương thức bán hàng, từng địa điểm kinh doanh. Trong công tác quản lý giá cả hàng hoá thì hệ thống chứng từ sổ sách kế toán là công cụ đắc lực.
- Quản lý đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền bán hàng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một bộ phận chuyên theo dõi, tìm hiểu đặc điểm cụ thể của từng khách hàng và tìm ra một chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng về thuế liên quan đến tiêu thụ: Thuế GTGT đầu ra, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại thuê tiêu thụ mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Muốn quản lý được tình hình nghĩa vụ đối với nhà nước một cách chặt chẽ, doanh nghiệp cần xác định đúng, đủ doanh thu bán hàng trong kì làm cơ sở xác định số thuế phải nộp.
Ngoài ra cần phải nắm vững từng khoản thu nhập, các nguyên nhân làm tăng giảm và các bộ phận làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Như vậy việc quản lý công tác tiêu thụ có vị trí cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu trên.
3. Phân tích tình ình tiêu thụ ở chi nhánh Hà Nội
Số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ một số năm qua.
Đơn vị: Tấn
Số lượng
2000
2001
2002
sản phẩm thép f 6 cuộn
710,080
800
1000
Thép D 16 11,7
563,224
658,795
708,032
Thép D 18 11,7
742,550
1.967,206
2.015,224
Thép D 22 11,7
1200
1.205,878
1.258,510
Thép D 31 11,7
14,961
19,604
195,400
Thép I 15 6
80,510
55,209
68,200
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ trong ba năm vừa quan của chi nhánh nhìn chung là tốt có được kết quả như vậy là nhờ sự lỗ lực trong công tác quản lý tiêu thụ của ban giám đốc chi nhánh cụ thể như sau:
* Sản phẩm thép f 6 cuộn: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 tăng 12,66% so với năm 2000 hay tăng 800 - 710,080 = 89,92 (tấn) sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng 25% hay tăng 1000 - 800 = 200 (tấn)
* Sản phẩm thép D16 11,7: sản lượng tiêu thụ năm 2001 tăng 17% so với năm 2000 hay tăng 658,795 - 563,224 = 95,571 (tấn)
Sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng 7,47% hay tăng 708,032 - 658,795 = 49,237 (tấn)
* Sản phẩm thép D18 11,7: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 tăng 164,9% so với năm 2000 hay tăng 1.967,206 - 742,550 = 1.224,656 (tấn)
* Sản phẩm thép D22 11,7: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 tăng 0,49% so với năm 2000 hay tăng 1.205,878 - 1200 = 5,878 (tân)
Sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng 4,36% so với năm 2001 hay tăng 1258,510 - 1.205,878 = 52,632 (tấn)
* Sản phẩm thép D32 11,7: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 tưng 31% so với năm 2000 hay tăng 19,604 - 14,961 = 4,643 (tấn) sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng 896,7% so với năm 2001 hay tăng 195,400 - 19,604 = 175,796 (tấn)
* Sản phẩm thép I12 6: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 giảm 31,4% so với năm 2000 hay giảm 55,209.080,510 = - 25,301 (tấn)
Sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng 23,5% so với năm 2001 hay tăng 68,200 - 55,209 = 12,991 (tấn)
Nhận xét: Trên đây là những phân tích cụ thể về sản lượng tiêu thụ của từng sản hẩm. Nhìn chung tình hình tiêu thụ của chi nhánh trong 3 năm qua là rất tốt, thể hiện ở chỗ hầu hết các sản phẩm thép tiêu thụ năm sau đều tăng so với năm trước.
Đặc biệt là thép D18 11,7 năm 2001 tăng 164,9% so với năm 2000. Tuy nhiên cũng còn sản phẩm thép I12 6 năm 2001 sản lượng tiêu thu lại giảm 25,301 (tấn)
Trong 3 năm vừa qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước ban lãnh đạo chi nhánh đã có những giải pháp cải thiện trong công tác tiêu thụ, làm cho sản lượng thép tiêu thụ ngày càng tăng, có được kết q2ủa như vậy chi nhánh đã không ngừng nâng cao bồi dưỡng các nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên. Những chính sách khuyến khích đối với khách hàng mua với số lượng lớn, và khách hàng mua thường xuyên.
Số liệu về doanh thu tiêu thụ một số năm qua.
ĐVT: VNĐ
Số lượng
2000
2001
2002
sản phẩm thép f 6 cuộn
3.834.432.000
4.400.000.000
5.800.000.000
Thép D 16 11,7
2.928.764.800
3.557.493.000
3.964.979.200
Thép D 18 11,7
3.861.260.000
10.622.912.400
11.688.299.200
Thép D 22 11,7
6.720.000.000
6.994.092.400
7.425.209.000
Thép D 32 11,7
77.797.200
107.822.000
1.092.285.000
Thép I 12 6
466.958.000
325.733.100
409.200.000
Sản lượng tiêu thụ trong ba năm vừa qua tăng lên rất đáng kể vì thế doanh thu tiêu thụ cũng tăng cụ thể như sau.
* Doanh thu của thép f 6 cuộn: Doanh thu năm 2001 tăng 14,7% so với doanh thu 2000 hay tăng 4.400.000.000 - 3.834.432.000 = 565.568.000 (đồng)
Doanh thu năm 2002 tăng 31,8% so với năm 2001 hay tăng 5.800.000.000 - 4.400.000.000 = 1.400.000.000 (đồng)
* Doanh thu của thép D16 11,7: Doanh thu năm 2001 tăng 21,47% so với năm 2000 hay tăng 3.557.493.000 - 2.928.764.800 = 628.728.200 (đồng).
Doanh thu năm 2002 tăng 11,45% so với doanh thu năm 2001 hay tăng 3.964.979.200 - 3.557.493.000 = 407.486.200 (đồng)
* Doanh thu thép D18 11,7: Doanh thu tiền thu năm 2001 tăng 175% so với năm 2002 hay tăng 10.622.912.400 - 3.861.260.000 = 6.761.652.400 (đồng)
Doanh thu năm 2002 tăng 10% so với năm 2001 hay tăng 11.688.299.200 - 10.622.912.400 = 1.065.386.800 (đồng)
* Doanh thu của thép D22 11,7: Doanh thu năm 2001 tăng 4% so với năm 2000 hay tăng 6.994.092.400 - 6.720.000.000 = 274.209.400 (đồng)
Doanh thu năm 2002 tăng 6% so với năm 2001 hay tăng 7.425.209.000 - 6.994.092.400 = 431.116.600
* Doanh thu năm 2001 tăng 38,6% so với năm 2000 hay tăng 107.822.000 - 77.797.200 = 30.024.800 (đồng)
Doanh thu năm 2002 tăng 913% so với năm 2001 hay tăng 1.092.286.000 - 107.822.000 = 984.646.000 (đồng)
* Doanh thu năm 2001 giảm 30,2% so với năm 2000 hay giảm 325.733.100 - 466.958.000 = - 141.224.900 (đồng)
Doanh thu năm 2002 tăng 25,6% so với năm 2001 hay tăng 409.200.000 - 325.733.100 = 83.466.900 (đồng)
Sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm dẫn tới doanh thu tiêu thụ cũng tăng. Với sự quản lý chặt chẽ của ban giám đốc chi nhánh đã đẩy sản lượng tiêu thụ tăng.
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1. Những kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua cùng với những chính sách mới của nhà nước, và sự đổi mới trong công tác quản lý, chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên đã làm được những việc to lớn.
- Đẩy sản lượng thép tiêu thụ tăng lên cao. Nếu như những năm 1995 -1999 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 5.000 - 7.000 tấn/năm, thì đến những năm gần đây đã tăng lên 50.000 - 70.000 tấn/năm, đây là một kết quả rất đáng trân trọng.
- Dần dần thép Thái Nguyên (Ti So) đã chiếm lĩnh được thị trường; tạo được chỗ đứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số khó khăn cần được khắc phục.
- Quản lý xát sao công tác tiêu thụ, quản lý số lượng chất lượng trị giá hàng xuất bán.
- Tuy sản lượng tiêu thụ tăng, song còn một số mặt hàng sản lượng tiêu thụ còn thấp như I12, 6 vì thế cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao sản lượng tiêu thu cho sản phẩm này.
- Sự cạnh trnah gay gắt của các loại thép mang những nhãn hiệu khác nhau: Vì thế thép Thái Nguyên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ.
- Khách hàng còn kí nợ nhiều
- Chưa có những biện pháp áp dụng quảng cáo một cách có hiệu quả nên chưa quảng bá rộng được sản phẩm.
- Khách hàng tiêu thụ thép của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận Hà Nội. Vì vậy cần mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng sản lượng thép bán ra.
Trên đây là tình hình quản lý tiêu thụ chi nhánh công ty gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội, trong đó gồm:
I. Những vấn đề chung về tiêu thụ
1. Khái niệm chung về vấn đề tiêu thụ.
2. Phân tích về tình hình tiêu thụ tại chi nhánh Hà Nội
II. Những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục tại chi nhánh Hà Nội.
1. Những kết quả đạt được
2. Những tồn tại cần khắc phục
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIÊU THỤ Ở CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Thuận lợi
Từ khi có quyết định chính thức thành lập đi vào hoạt động để có một thành quả như ngày hôm nay chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên đã phải trải qua một chặng đường không ngừng phát triển và làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hoạt động của chi nhánh càng ngày càng phát triển, chi nhánh đã tự khẳng định được vị trí của mình ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Do có sự phối hợp nhịp nhàng và nắm bắt được quy luật kinh tế, những cơ hội trong thương trường, ban giám đốc đã đưa ra các quyết định sáng suốt có hiêụ quả đặc biệt là trong công tác quản lý tiêu thụ việc vận dụng các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương chính sách kinh tế của nhà nước, chính sách đã tạo ra được những thành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống công nhân viên chức.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nỗ lực sáng tạo, nắm bắt tốt qui luật thị trường.
2. Khó khăn.
- Sự cạnh tranh ngay ngắt giữa các sản phẩm thép, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá cả cạnh tranh.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI
- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm không những có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân doanh nghiệp mà toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ phải dựa trên cơ sở tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng CBCN để họ có kiến thức mới, sâu về tiêu thụ và thị trường.
- Có những chính sách khuyến khích thanh toán để khách hàng thanh toán nhanh, thu hồi vốn kịp thời.
- Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín đối với khách hàng, Công ty phải không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng thông qua việc đa dạng hoá kênh tiêu thụ và mạng lưới bán hàng.
- Tăng cường công tác quảng cáo và sắp xếp bán hàng quảng cáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác thúc đẩy phát triển hoạt động bán hàng nhờ quảng cáo mà khách hàng sẽ biết đến sản phẩm của mình. Hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đã đạt được kết quả, song các biện pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng như quảng cáo chưa được áp dụng một cách có hiệu quả giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ.
- Tổ chức mạng lưới bán hàng rộng hơn nữa và không ngừng hoàn thiện mạng lưới bán hàng. Với một mạng lưới bán hàng rộng khắp chi nhánh sẽ dễ dàng hơn trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng với chất lượng và uy tín tốt.
- Ngày nay, xu hướng phát triển kinh tế là xu hướng phát triển mở cửa, hội nhập khu vực và toàn cầu, với xu hướng này nền kinh tế quốc gia tham gia vào thị trường chung, khu vực và quốc tế nhằm khai thác triệt để lợi thế kinh tế của mình quốc gia nào có lợi thế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1443.doc