MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1 3
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 3
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NSTP XUẤT KHẨU HẢI DƯƠNG 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
2. Nhiệm vụ,đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4
3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty: 6
4. Một số chỉ tiêu đạt đươc trong 2 năm(2006-2007) 8
5. Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của công ty. 10
PHẦN II 14
MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU Ở CÔNG TY 14
I-KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 14
1.Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 14
2.Các nôi dung trong kế toán vốn bằng tiền 14
2.1-Kế toán bằng tiền mặt bao gồm: 14
2.2- Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn: 14
2.3-Kế toán các khoản phải thu: 14
2.4-Kế toán các khoản tạm ứng trước. 15
3. Các tài khoản kế toán áp dụng: 15
II-Kế toán nguyên vật liêu,công cụ dụng cụ 15
1-Khái niệm về nguyên vật liệu,CCDC sử dụng ở công ty: 15
2-Chứng từ nhập,xuất kho NVL 16
3-Tài khoản kế toán sử dụng. 16
4-Kế toán chi tiế NVL,CCDC: 17
5- Kế toán tổng hợp NVL-CCDC: 19
III-Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn 20
1. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn 20
PHẦN III: THU HOẠCH CỦA BẢN THÂN QUA ĐỢT THỰC TẬP. 21
KẾT LUẬN 23
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán nguyên vật liệu công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực phẩm chất lượng cao để phục vụ cho việc xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ kết hợp với tình hình thực tế của địa phương và chính công ty,công ty dã chia thành 2 mảng kinh doanh chính.
-Tổ chức thu mua,chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
-Tổ chức thu mua,chế biến các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu.
Sơ đồ sản xuất của doanh nghiệp được khái quát làm 3 biểu
Biểu 1
Sơ chế, chế biến
Nguyên vật liệu
Bán thành phẩm
Bao bì, đóng hộp
Thành phẩm
Biểu 2 Quy trình chế biến cải xa lát :
CHO VÀO BỂ MUỐI
CẢI XA LÁT TƯƠI
MUỐI
PHÂN LOẠI, ĐÓNG GÓI
THÀNH PHẨM
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất,quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm công ty đã tổ chức nhiều bộ phận có chức năng riêng:
-Phân xưởng chế biến thực phẩm: tổ chức thu mua nguyên liệu,chế biến thực phẩm và chịu rách nhiệm vế sản phẩm.
-Phân xưởng chế biến nông sản: có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu và vận động đầu tư sản xuất,chế biến hàng nông sản,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
-Phân xưởng điện lạnh cung cấp điện,nước phục vụ cho sản xuất của đơn vị trong toàn công ty,đảm bảo an toàn về điện,giải quyết các vấn đề về sửa chữa cơ khí
Biểu 3:Quy trình chế biến thực phẩm(thịt lợn cấp đông):
LỢN NGUYÊN LIỆU
GIẾT MỔ, PHA LỌC
PHÂN LOẠI THỊT
CẤP ĐÔNG
ĐÓNG GÓI
THÀNH PHẨM
Như vậy quy trình chế biến thực phẩm và nông sản là quy trình khép kín và liên tục.Sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu của công đoạn sau. Máy móc được bố trí theo kiểu dây chuyền. Đây là đặc trưng nổi bật của công ty quyết định việc tỏo chức sản xuất,bố trí lao động đẻ dây chuyền hoạt động liên tục đều đặn,tránh lãng phí về máy móc, lao động...
3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty:
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một cơ cấu quản lý thích hợp với điều kiện và đặc điểm của mình, cơ cấu tổ chức đó có đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Vì vậy để phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động, công ty chế biến NSTPXK Hải Dương đã tổ chức bộ máy sản xuất gồm có các phòng ban và xưởng sản xuất như sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Đại hội cổ đông
Hội đồng Quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng KD
Phòng tổ chức hành chính
Phòng bảo vệ
Phân xưởng chế biến
Phân xưởng sản xuất
Ngành kho
* Nhiệm vụ của các phòng ban:
- Đại hội cổ đông :
1- Quyết định phương hướng phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm của Công ty.
2- Thông qua kết quả hoạt động hàng năm của Công ty, thông qua báo cáo quyết toán Tài chính hàng năm.
3- Quyết định về việc Công ty mua lại cổ phiếu đã phát hành hay phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu Công ty.
4- Thông qua các văn bản quy định về tổ chức và quản lý Công ty, các quy chế nội bộ trong Công ty.
5- Bầu hoặc bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị. Bầu hoặc bãi miễn Trưởng ban và các thành viên Ban kiển soát. Thông qua các báo cáo và kết luận của Ban kiểm soát.
- Hội đồng Quản trị :
Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra để quản lý và điều hành công ty. Hội đồng quản trị có 05 thành viên là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của Công ty, là người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, phụ trách chung về vấn đề tài chính đối nội, đối ngoại.
- Phó giám đốc: Là người quản lý các công việc tại Công ty, thay thế Giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng. Tuy nhiên phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ cây dựng và quản lý việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn về định mức kỹ thuật nghiên cứu chế thử và triển khai các mặt hàng mới.
- Phòng kế toán tài vụ: Chức năng giúp việc về lĩnh vực thống kê - kế toán tài chính. Đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện thu chi tài chính và hướng dẫn thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài chính đúng nguyên tắc, hạch toán chính xác, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo và cơ quan quản lý, bảo vệ định mức vốn lưu dộng, tiến hành thủ tục vay vốn, xin cấp vốn, thực hiện kế hoạch và phân tích thực hiện phương án, biện pháp làm giảm chi phí, bảo quản hồ sơ và tài liệu kế toán, phát huy và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô lãng phí, vi phạm chế độ chính sách kế toán - tài chính của nhà nước, các khoản chi phí, thuế...
- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm và khai thác thị trường tiêu thụ, thu thập thông tin kinh tế, đề xuất với giám đốc về mặt hàng mới. Tổ chức vùng NVL, đôn đốc thanh toán tiền hàng và tránh chiếm dụng vốn.
- Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm bộ phận tiền lương và hành chính quản trị, đảm nhận nhiệm vụ quản trị văn phòng, tham mưu cho giám đốc trong công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, thực hiện các chế độ của nhà nước quy định đối với người lao động.
- Phòng bảo vệ: Giúp Giám đốc thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự trị an, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quyền hành địa phương.
- Phân xưởng chế biến: Tại đây hàng hoá được sơ chế và lọc, chọn cung cấp cho phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất: đóng hộp, bao bì, đóng gói.
- Kho: dự trữ, bảo quản NVL, sản phẩm hàng hóa.
4. Một số chỉ tiêu đạt đươc trong 2 năm(2006-2007)
Công ty luôn luôn tìm tòi, nắm bắt được những thông tin chính xác về nhu cầu của các ngành khác nên đã có hướng đi đúng đắn và vận dụng các giải pháp kinh doanh tối ưu nhất. Do đó Công ty đã và đang đứng vững trên thị trường, gây được tín nhiệm với khách hàng, các bạn hàng ngày càng quen thuộc với công ty, với những sản phẩm của Công ty. Cho đến nay các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng đa dạng về chủng loại và đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng, cụ thể là:
Bước vào năm 2006, 2007 được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành chức năng, doanh nghiệp đã từng bước củng cố bộ máy tổ chức, củng cố các điều kiện sản xuất, tích cực triển khai các nhiệm vụ SXKD, đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường, nhằm tạo ra thị trường mới, mặt hàng mới để bù đắp cho sự suy thoái của một số mặt hàng do biến động của thị trường gây nên. Doanh nghiệp vẫn mở rộng được thị trường, tạo ra việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp. Dù cho có rất nhiều biến động xấu của thị trường và vùng nguyên liệu ( như dịch cúm gà, dịch lở mồm long móng ở gia súc, thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường) nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được một số kết quả nhất định như sau:
Đơn vị tính: Đồng.
TT
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
1
Tổng doanh thu
61.799.510.200
72.057.87
0.400
2
Doanh thu thuần
61.799.510.200
72.057.870.400
3
Giá vốn hàng bán
57.680.150.420
67.918.393.050
4
Lợi nhuận gộp
4.119.359.780
4.139.477.350
5
Chi phí bán hàng
2.024.525.400
1.928.972.580
6
Chi phí quản lý Doanh nghiệp
781.127.000
593.362.900
7
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
1.313.707.380
1.617.141.870
8
Thu nhập từ hoạt động tài chính
17.900.670
7.622.170
9
Lợi nhuận trước thuế
1.331.608.050
1.624.764.040
10
Thuế TNDN phải nộp (Được miễn)
0
11
Lợi nhuận sau thuế
1.331.608.050
1.624.764.040
Một số chỉ tiêu khác
Tổng tài sản
39.526.084.745
42.140.236.264
Trong đó :
Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn
29.463.195.934
31.114.294.562
Tài sản cố định
10.062.888.811
11.025.941.702
-Nguyên giá Tài sản cố định
16.653.459.107
18.963.489.738
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-6.909.680.554
--8.101.704.360
-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
319.110.258
164.156.324
Nguồn vốn chủ sở hữu
10.800.000.000
10.800.000.000
Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước tháo gỡ khó khăn để tiếp tục phát triển không ngừng. Đoàn kết tự tin trong hoàn cảnh nào cũng ủng hộ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành và tỉnh giao
5. Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của công ty.
a- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Kế toán
thanh toán
Kế toán công
nợ và TSCĐ
Kế toán tổng hợp CP và tính giá thành
Kế toán theo dõi đầu tư XDCB
NHÂN VIÊN KINH TẾ
CÁC TRẠM, PHÂN XƯỞNG
Căn cứ vào đặc điểm chất lượng và quy mô hoạt động của công ty,căn cứ vào khối lượng công việc,bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ,ở các trạm,phân xưởng SXKD không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hoạch toán ban đầu,kiểm tra chứng từ ban đầu. Theo sự phân công của kế toán trưởng,kế toán ở trạm,ở phân xưởng sản xuất thực hiện một số phần hành kế toán ở trạm,ở phân xướngản xuất thực hiện một số phần hành kế toán,cuối tháng lập bảng kê tài sản và bảng cân đối tài sản gửi về phòng kế toán tài vụ.
Phòng kế toán tài vụ được trang bị máy vi tính để tự giúp công việc kế toán cho các nhân viên,nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lí kinh doanh và đảm bảo phản ánh một cách chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn doanh nghiệp. Thực hiện việc hoạch toán theo dúng chế độ kế toán đã được qui định.
Phòng kế toán tài vụ làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế và kiểm tra công tác kế toán công ty.
Bộ máy kế toán ccủa công ty khá đơn giản gồm 8 người mối người có chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm theo dõi hướng dẫn chung, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán trong phòng, điều hành kế toán hành chính, hàng tháng cân đối thu, chi và nộp ngân sách các loại thuế... phụ trách hạch toán, xuất thành phẩm...
- Phó phòng kế toán: Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và thay thế trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc có công việc đột xuất.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm (kiêm kế toán ngân hàng): Có nhiệm vụ viết hoá đơn bán hàng, theo dõi thu, chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng, nộp thuế, tính VAT đầu vào được khấu trừ...
- Kế toán thanh toán, tiền lương : Theo dõi sự biến động tiền mặt trong đơn vị , theo dõi việc hạch toán tiền tạm ứng, theo dõi việc chi trả lương cho cán bộ CNV toàn doanh nghiệp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành.
- Kế toán theo dõi công nợ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động NVL, CCDC, việc thanh toán với người bán, người cung cấp vật tư và tính khấu hao TSCĐ...
- Kế toán theo dõi các khoản chi phí và tính giá thành : Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành.
- Ngoài ra còn 2 kế toán theo dõi XDCB ở khu vực đầu tư xây dựng của Công ty. Ở các trạm phân xưởng có các nhân viên kinh tế làm một số công tác ban đầu.
b- Tổ chức công tác:
Đối với mỗi công ty việc đổi mới công tác tổ chức kế toán là rất quan trọng do đó công việc nào cũng cần đến vịêc tổ chức kế toán cho hợp lý. Với công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm - xuất khẩu Hải Dương thì hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung . Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của công ty từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo kiểm tra kế toán. Đồng thời để tạo điều kiện kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc công ty đối với toàn bộ quá trình SXKD và công tác kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra hình thức này còn thuận lợi trong việc phân công và chuyên môn hoá đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật, kế toán xử lý thông tin về mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty đều được giải quyết ở phòng kế toán.
c- Hình thức hạch toán:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán nên hình thức kế toán tập trung là phù hợp, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận và xử lý, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu, thông tin kinh tế để phục vụ cho công tác đấu tranh và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Để phù hợp với công tác kế toán tại doanh nghiệp, công ty đã sử dụng hình thức kế toán là " Chứng từ ghi sổ".
Sơ đồ chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GỐC:
SỔ QUỸ
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
TÀI KHOẢN
BÁO CÁO KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI TIẾT
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
- Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ, trước khi vào sổ kế toán tổng hợp, theo hình thức này, việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Hệ thống ổ kế toán:
+ Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ đăng kí chứng từ và sổ cái.
+Sổ kế toán chi tiết: tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp,có thể là sổ kế toán chi tiết TSCĐ,vật liệu,thành phẩm…
-Trình tự ghi sổ: việc luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán được tiến hành như sau:
+Hàng ngày hay định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý,hợp pháp của chứng từ để phâm lạo rồi lập chứng từ ghi sổ.
+Các chứng từ cần hoạch toán chi tiết được ghi vào sổ quỹ rồi chuyển cho phòng kế toán.
+Các chứng từ thu, chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ đăng kí chứng từ,sau đó ghi vào sổ các tài khoản.
+Cuối tháng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết giữa bảng cân đối phát sinh các tài khoản và sổ ĐKCTGS.
+Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính
-Ưu,nhược điểm và phạm vi áp dụng:
+Ưu điểm:dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản,dễ kiểm tra đối chiếu,thuạn tiện cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.
Nhược diểm: ghi chéo vẫn còn bị trung lặp,việc kiểm tra đối chiếu thường bị chậm.
+Phạm vi áp dụng:thích hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa hoặc lớncó nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh,sử dụng nhiều tài khoản.
*Phương pháp hoạch toán
-Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyen để hoạch toán hàng tổn kho VL,CCDC.
-Tính giá NVL,CCDC xuất kho theo giá thực tế.
-Hoạch toán chi tiế NVL,CCDC theo phương pháp ghi sổ số dư.
PHẦN II
MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU Ở CÔNG TY
I-KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền mặt,tiền gưỉư tại các ngân hàng,các khoản tiền đang chuyển(kể cả nội tệ, ngoại tệ).
Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty đã tuân thủ các nguyên tắc,các chế độ quản lí lưu thông tiền hiện hành:
-Hoạch toán vốn bằng tiền sử dụng 1 đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam.
- Ngoại tệ sử dụng trong hoạt động của Công ty là Đô la Mỹ,đồng EURO,Yên Nhật và được quy đổi theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
-Kế toán vốn bằng tiền của Công ty chiếm 50%-60% khói lượng công việc của kế toán.
Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
-Phản ánh chính xác ,đầy đủ,kịp thời số hiện có,tình hình biến động và sử dụng tiền mặt,giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt.
-Phản ánh chính xác,đầy đủ,kịp thời số tình hình tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
2.Các nôi dung trong kế toán vốn bằng tiền
2.1-Kế toán bằng tiền mặt bao gồm:
+Kế toán các khoản thu chi bằng đồng Việt Nam
+Kế toán các khoản thu chi ngoại tệ.
2.2- Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn:
+Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
+Kế toán đầu tư ngắn hạn khác.
+Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
2.3-Kế toán các khoản phải thu:
+Kế toán các khoản phải thu khách hàng.
+Kế toán các khoản phải thu nội bộ.
+Kế toán các khoản phải thu khác.
2.4-Kế toán các khoản tạm ứng trước.
+Kế toán các khoản tạm ứng.
+Kế toán chi phí trả trước.
3. Các tài khoản kế toán áp dụng:
Tài khoản 111:Tiền mặt
Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 131:Phải thu của khách hàng
Tài khoản 331:phải trả cho người bán
Tài khoản 632:giá vốn hàng bán
II-Kế toán nguyên vật liêu,công cụ dụng cụ
1-Khái niệm về nguyên vật liệu,CCDC sử dụng ở công ty:
Công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương có qui mô lớn,chuyếnản xuất chế biến các laọi rau,quả,thịt...Đây là nguyên liệu chính hình thành nên sản phẩm. Sản phẩm của Công ty phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành nghế khác nên việc sản xuất được diễn ra thường xuyên,liên tục không bị ngừng trệ. Vì vậy tình hình thu mua nguyên vật liệu cũng đòi hỏi được tiến hành đều đặn,ổn định. Việc tổ chức quản lý tình hình thu mua,sử dụng là tương đối khó khăn,phức tạp đối với cán bộ quản lí,nhân viên kế toán NVL. Do công việc như vậy nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý kế toán NVL không chỉ có trình độ mà còn phải có trách nhiệm trong công việc.
Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất ở công ty là các loại NVL phục vụ cho ngành chế biến như rau,quả,thịt...Đay là NVL chính chiếm tỷ trọng 70% giá trị sản phẩm và cũng dễ bị giảm phẩm chất nếu khonog bảo quản tốt,thường xuyên để nơi thoáng mát và phải có khay dựng,tránh bị nấm mốc tấn công làm hỏng thực phẩm,các loại rau quả...
Công cụ dụng cụ là những thứ cần thiết cho quả trình sản xuất như"dao cắt,kéo,bàn,dây chuyền,quần áo bảo hộ lao độn,găng tay, bóng đèn...với đặc tính lý hóa khác nhau vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp dự trữ và bảo quản phù hợp đúng thời hạn,không để lâu.
Hiện nay NVL dùng trong sản xuất của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu sản phẩm hoàn thành. Do vậy chỉ cần một biến động nhỏ về phí vật liệu cũng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá thành là một yếu tố quan tọng giúp công ty cạnh trạnh mở rộg thị trường của mình.
2-Chứng từ nhập,xuất kho NVL
-Hóa đơn giá trị gia tăng.
-Biên bản kiểm kê vật tư tài sản,hàng hóa.
-Phiếu nhập kho.
-Phiếu đề nghị xuất kho.
-Phiếu xuất kho.
-Thẻ kho.
-Bảng tổng hợp phiếu nhập.
-Bảng tổng hợp phiếu xuất.
-Sổ kế toán chi tiết NVL.
-Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho.
-Chứng từ ghi sổ.
-Sổ đăng kí chứng từ.
-Sổ cái.
-Sổ điểm danh vật tư.
3-Tài khoản kế toán sử dụng.
Để đơn giản trong việc ghi chép,tính toán,kế toán NVL đã sử dụng một số tài khoản. Việc dùng tài khoản trong quá trình hoạch toán NVL giúp Ban lãnh đạo,các phòng ban,các bộ phận nhân viên kế toán tiết kiệm thời gian ghi chép,dễ theo dõi tình hình biến động của loại NVL đã được kí hiệu bằng số hiệu tài khoản. Các tìa khoản kế toán thường dùng để theo dõi NVL tại Công ty.
-TK151:Hàng mua đang đi đường.
-TK152:NVL
-TK153:CCDC
-TK331:Phải trả cho người bán.
-TK154:Chi phí SXKD dở dang.
-TK621:Chi phí trực tiếp.
-TK627:Chi phí sản xuất chung.
-TK641:
-TK642:
-TK111:tiền mặt
-TK112:Tiền gửi ngân hàng.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty hầu hết được chứa,bảo quản trong kho,có thủ kho chịu trách nhiệm nhập,xuất NVL tại kho.
Quá trình tổ chức kế toán NVL được tiến hành theo đúng qui định của cơ quan cấp trên và lãnh đạo công ty.
4-Kế toán chi tiế NVL,CCDC:
a- Thủ tục nhập-xuất kho NVL:
Tất cả các trường hợp nhập-xuất kho đều phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ(phiếu nhập kho,phiếu xuất kho) theo đúng chế đọ đã quy định. Thường xuyên ghi chép một cách kịp thời,đày đủ chính xác các phiếu thẻ kho các vật tư thực nhập, thực xuất,tồn kho về số lượng. Việc ghi chép chứng từ ,sổ sách phải rõ ràng sạch sẽ. Định kì các đơn vị,phân xưởng phải gửi bảng quyết toán vạt tư cho bộ phận quản lí kho.
-Thủ tục nhập vật tư:
Căn cưa vào các chứng từ, hóa đơn mua vật tư,công ty tiến hành làm thủ tục nhập kho theo qui định, trước hết thông báo các thành viên tham gia kiểm nghiệm vật tư kho,những người có trách nhiệm đối với việc mua và nhập kho nguyen liệu. các thành viên trong biên bản kiểm nghiệm phải ký vào biên bản kiểm nghiệm vật tư ,các chứng từ có liên quan cần thiết, đảm bảo chất lượng và số lượng vật tư nhập kho.
Sau khi đã kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư đó, thủ kho nhập phiếu nhập. Định kỳ, căn cứ vào phiếu nhập, thủ kho ghi vào thẻ kho số lượng vật liệu nhập.
Kế toán NVL vào sổ chi tiết NVL đơn giá, thành tiền vật liệu đã nhập.
Kế toán tổng hợp ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ và sổ cái TK liên quan.
- Thủ tục xuất kho:
Để theo dõi chặt chẽ số lượng NVL xuất kho cho các bộ phận trong đơn vị, căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, quy cách phẩm chất và thời gian ghi trong phiếu. Chỉ được xuất vật tư cho người có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.
Phiếu xuất khẩu phai ghi rõ họ tên người nhân, địa chỉ (bộ phận), lý do xuất vật liệu ... Sau khi xuất kho, người nhân vật liệu và thủ kho phải ký vào phiếu xuất khẩu.
Căn cứ vào phiếu xuất khẩu, thủ kho ghi số lượng vật liệu xuất vào thẻ kho. Kế toán NCL vào sổ chi tiết giá trị NVL xuất dùng. Kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ, sổ ĐKCL và sổ cái các tài khoản liên quan.
b- Kế toán chi tiết:
Trong doanh nghiệp sản xuất thường có rất nhiều chủng loại vật liệu, nếu thiếu một trong số đó có thể gây ra nhiều hậu quả xấu. Chính vì vậy kế toán NVL phải đảm bảo được việc theo dõi tình hình biến động của từng loại NVL.
Tại công ty chế biến NSTP, tình hình tổ chức kế toán chi tiết NVL được áp dụng theo phương pháp "sổ số dư ". Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp ở nước ta. Theo phương pháp " sổ số dư " kế toán nghiệp vụ nhập- xuất kho vật liệu được tiến hành đồng thời ở hai nơi: Tại kho và phòng kế toán. Thủ kho và nhân viên kế toán kết hợp với nhau làm tốt công việc của họ, giúp cho giám đốc, lãnh đạo công ty có thể phân tích , đánh giá đúng tình hình sử dụng NVL và tìm ra các giải pháp tiết kiêm nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
* Phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC:
NVL, CCDC cuả doanh nghiệp đều mua từ các xí nghiệp, đơn vị tập thể, cá nhân trong tỉnh và các vùng lân cận. Chi phí của doanh nghiệp được bên bán tính vào giá trị ghi trong hóa đơn. Khi NVL được vận chuyển đến nhà máy trước khi vào nhập kho, vật liệu phải được kiểm tra bởi các thành viên của ban kiểm nghiệm vật liệu. Ban kiểm nghiệm phải lập biên bản kiểm nghiệm đối với số vật liệu về số lượng, chất lượng. Các thành viên phải ký và ghi đầy đủ họ tên vào biên bản.
Sau đó nhân viên giám định vật tư kiểm tra vật tư nhập kho. Khi vật tư đã nhập kho rồi thì thủ kho nhận trách nhiệm về số hàng đó.
NVL nhập kho được thủ kho xắp xếp vào đúng chỗ quy định, đảm bảo khoa học, hợp lý, tiện lợi cho việc theo dõi và xuất kho. Trên thực tế việc thu mua, nhập kho NVL do cán bộ phòng sản xuất kinh doanh căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng, quý để lên kế hoạch cung ứng vật tư.
Căn cứ vào thẻ kho, thủ kho kiểm tra và ghi số vật liệu tồn kho của từng loại, từng thứ vật liệu vào sổ dư.
Căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết NVL, CCDC ta lập bảng nhập- xuất tồn kho NVL, CCDC. Bảng này được mở cho từng kho, số tồn kho cuối tháng của từng nhóm NVL trên bảng được sử dụng để đối chiếu với số dư- tiền trên sổ số dư và với bảng kê tính toán gí trị thực tế vật liệu của kế toán tổng hợp.
Đối với các yêu cầu phiếu xuất kho, kế toán cũng lập một bảng kê xuất vật liệu để theo dõi trong tháng. Khi xuất vật liệu, thủ kho phải ghi rõ địa chỉ (bộ phân) nhận vật liệu để tiện cho việc lập bảng phân bổ vật liệu.
Trên đây là toàn bộ công tác kế toán chi tiết NVL tại doanh nghiệp chế biến NSTPXK Hải Dương.
Trong bảng kê NVL tại doanh nghiệp:
- Tổng số NVL xuất là tất cả số NCL xuất dùng theo từng thứ, từng loại NVL, CCDC.
- Kế toán tính ra số tiền cuat NVL xuất đó bằng cách lấy tổng số vật liệu, CCDC xuất nhân với đơn giá của loại vật liệu CCDC cần tính.
Tiếp theo sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC được mở.
5- Kế toán tổng hợp NVL-CCDC:
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính VAT theo phương pháp khấu trừ, hoach toán tồn kho theo phương pháp KKTX. Do vậy tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL được phản ánh thường xuyên và liên tục, có hệ thống trên tài khoản, sổ sách kế toán dựa trên các chứng từ nhập - xuất kho NVL.
Các nghiệp vụ nhập - xuất kho NVL đều được định khoản dựa vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Kế toán vào bảng tổng hợp xuất tồn - CCDC
Kế toán công cụ dụng cụ ở Công ty cũng được hoạch toán tương tự như NVL vì ở Công ty CCDC xuất dùng cho những đối tượng sử dụng không phân bbổ cho các kỳ mà hoạch toán 1 lân vào chi phí trong kỳ.
Kế toán vào bảng phân bổ CCDC,NVL kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Khi chứng từ lập bổ sung được ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan.
Ngoài việc hoạch toán chi tiết tình hình nhập,xuất, tồn kho NVL, CCDC trong kho nhằm mục đích xác định số hiện có của từng loại vật tư,cuối kỳ báo cáo kế toán t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán nguyên vật liệu.docx