MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 3
I. Những vấn đề chung về nghiệp vụ bán hàng hóa trong doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm thành phẩm, bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng 3
1.2. Các phương pháp xác định giá gốc của thành phẩm 5
1.3. Khái niệm DTBH, các khoản giảm trừ DTBH, nguyên tắc xác định DTBH và kết quả bán hàng. 8
1.4. Các phương thức bán và các phương thức thanh toán 9
1.5. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 13
1.6. Chứng từ, kế toán và các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm 15
1.7. Kế toán tổng hợp thành phẩm 20
1.7.1. Tài khoản sử dụng: TK 155 - Thành phẩm 20
1.7.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 21
1.8. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức bán 22
1.8.1. Tài khoản sử dụng 22
1.8.2. Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng chủ yếu 26
1.9. Kế toán xác định kết quả bán hàng 36
1.9.1. Kế toán chi phí bán hàng 36
1.9.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 40
1.9.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng 44
CHƯƠNG II: THƯC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 48
2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 48
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 48
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty 49
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 50
2.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty 52
2.2. Thực tế công tác kế toán 56
2.2.1. Kế toán thành phẩm 56
2.2.1.1. Kế toán chi tiết thành phẩm 56
2.2.2. Kế toán quá trình bán hàng 59
2.2.2.1. Các vấn đề chủ yếu có liên quan đến quá trình bán hàng của doanh nghiệp 59
2.2.2.2. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức bán hàng 62
2.2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 77
2.2.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 82
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĐIỆN TỬ TIN HỌC QUỐC TUẤN 100
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĐIỆN TỬ TIN HỌC QUỐC TUẤN 100
1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 100
2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng của công ty 101
2.1. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty 101
2.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá của công ty 102
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY 103
1. Yêu cầu của việc hoàn thiện 103
2. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử tin học Quốc Tuấn 105
2.1. Hạch toán ban đầu 105
2.2. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .105
2.3. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán 107
KẾT LUẬN 108
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán thành phẩm - Bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Điện tử Tin học Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển, hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu...
- TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, chi cho lao động nữ.
c. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
1. Chi phí nhân viên bán hàng phát sinh, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Có TK 334 - Phải trả cho nhân viên
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
2. Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... (nếu mua ngoài)
3. Trị giá thực tế công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6413)
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ (nếu CCDC giá trị nhỏ)
Có TK 1421 (phân bổ dụng cụ, đồ dùng có giá trị lớn)
4. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6414)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
5. Chi phí bảo hành sản phẩm
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 111, 112, 336, 335, 154...
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động bán hàng
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6417)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331, 111, 112...
7. Chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng
7.1. Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ:
- Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào CFBH, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 335 - Chi phí phải trả
- Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, ghi
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 331, 241, 111, 112, 152
7.2. Trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa cố định:
- Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 331, 241, 111, 112, 152
- Định kỳ tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí đã phát sinh, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
8. Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng phát sinh, ghi:
Nợ TK 111, 112, 134, 138
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
9. Cuối kỳ kết chuyển CFBH để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí bán hàng
TK 334, 338
TK 641
TK 111, 138
Chi phí nhân viên bán hàng
TK 152, 153, 611
TK 214
TK 111, 112, 331
TK 133
TK 911
Chi phí vật liệu, CCDC
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khác bằng tiền
Các khoản giảm chi phí bán hàng phát sinh
Kết chuyển chi phí bán hàng
1.9.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Khái niệm và nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp
* Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm: chi phí hành chính, chi phí tổ chức và quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
* Nội dung:
Kế toán sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánh và kết chuyển các chi phí quản lý điều kiện, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
b. Tài khoản sử dụng: TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Sổ chi phí quản lý được kết chuyển vào TK 911 - XĐKQKD để xác định kết quả bán hàng.
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, cuối kỳ không có số dư.
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải theo dõi chi tiết theo nội dung kinh tế của chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 TK cấp 2:
. TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT.
. TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: giấy, bút, mực... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, CCDC...
. TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
. TK 6423 - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh các chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng.
. TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí: phản ánh chi phí về thuế, phí, lệ phí như: thuế môn bài, thuế nhà đất... các khoản phí, lệ phí khác.
. TK 6426 - Chi phí dự phòng: phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
. TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí mua ngoài phục vụ cho văn phòng doanh nghiệp như: các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại...
. TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí khác phát sinh thuộc quản lý chung toàn doanh nghiệp, ngoài các chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ.
c. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
1. Chi phí nhân viên QLDN phát sinh ghi
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN
Có TK 334, 338
2. Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động QLDN, kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6422)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 152 - NLVL
Có TK 111, 112, 331... (nếu mua ngoài)
3. Trị giá thực tế công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6423)
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ (nếu CCDC giá trị nhỏ)
Có TK 1421 (phân bổ dụng cụ, đồ dùng có giá trị lớn)
4. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận QLDN
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6424)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
5. Thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp nhà nước, kế toán ghi
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6425)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6425)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112...
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6426)
Có TK 139 - Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
8. Chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi
Nợ TK 642 - Chi phí dịch vụ mua ngoài (6427)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 112, 331...
9. Chi phí hội nghị, tiếp khách kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6428) - chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
10. Các khoản ghi giảm CFQLDN, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 111, 112
Có TK 642 - Chi phí QLDN
11. Cuối kỳ kết chuyển CFQLDN để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 1422 - Chi phí chờ kết chuyển
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334, 338
TK 642
TK 111, 138
Chi phí nhân viên
TK 152, 153
TK 214
TK 111, 333
TK 133
TK 911
Chi phí vật liệu, CCDC phục vụ cho QLDN
Chi phí khấu hao TSCĐ
Thuế, phí, lệ phí
Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 139
Dự phòng phải thu khó đòi
TK 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Thuế GTGT đầu vào
TK 142 (1422)
K/C CF
CP chờ K/C
1.9.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng
a. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
TK 911 - XĐKQKD được sử dụng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Kết cấu và nội dung TK 911 - XĐ KQKD
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán, đã cung cấp.
- Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí khác, chi phí thuế TNDN
- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN
- Số lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản và dịch vụ đã bán.
- Doanh thu hoạt động tài chính.
- Thu nhập khác, các khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN.
- Số lỗ hoạt động SXKD trong kỳ
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ không có số dư.
b. Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 911 - Xác định KQKD
2. Kết chuyển trị giá gốc sản phẩm, dịch vụ đã bán
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
3. Kết chuyển chi phí tài chính của doanh nghiệp để XĐ KQKD
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính
4. Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động tài chính để XĐ KQKD
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 - XĐ KQKD
5. Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kinh doanh hoặc chờ kết chuyển
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
6. Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kinh doanh hoặc chờ kết chuyển
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
7. Kết chuyển thu nhập thuần từ các hoạt động khác
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định KQKD
8. Kết chuyển các khoản chi khác để XĐ KQKD
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 811 - Chi phí khác
9. Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
10. Cuối kỳ kết chuyển thuế TNDN hoãn lại
- Nếu bên nợ TK 8212 lớn hơn bên có
Nợ TK 911 - Xác định KQKD
Có TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Nếu bên có TK 8212 lớn hơn bên nợ
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 - Xác định KQKD
11. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh
- Kết chuyển lợi nhuận
Nợ TK 911 - XĐ KQKD
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
- Kết chuyển lỗ
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 911 - XĐ KQKD
Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
TK 632
TK 911
TK 511, 512
TK 635
TK 515
TK 811
TK 711
Kết chuyển trị giá vốn thực tế hàng bán
K/c DT thuần hoạt động bán hàng và cung cấp DV
Kết chuyển chi phí TC
Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động TC
Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển thu nhập
thuần HĐ khác
TK 821
TK 641
TK 642
Kết chuyển chi phí thuế
Kết chuyển chi phí BH
Kết chuyển chi phí QLDN
TK 421
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lợi nhuận
Chương ii
Thực tế công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn
2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Vì vậy, việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt là các công nghệ tin học đã được ứng dụng ở mọi bộ phận như trong quản lý kế toán, thiết kế... và ngay cả như mỗi cá nhân, mỗi gia đình máy vi tính trở thành một thiết bị không thể thiếu trong công việc, trong đời sống. Bởi máy tính giúp cho con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nâng cao năng suất lao động từ đó làm cho nền kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển, đồng thời máy tính còn làm cho con người mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết để có thể hòa nhập với thế giới.
Với nhu cầu về công nghệ ngày càng cao và tất yếu đó, Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế cũng như của từng khách hàng cụ thể. Bước đầu, công ty chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên cung cấp các loại máy tính, các thiết bị máy tính... Sau đó, do nhu cầu thị trường và do mong muốn mở rộng điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ một cửa hàng nhỏ đã thành lập nên Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn. Từ khi được thành lập cho đến nay, công ty đã có những kết quả nhất định, các đối tác làm ăn ngày càng nhiều, khách hàng ngày càng đông và đã dần chiếm được vị thế của mình trên thị trường máy tính nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, vì là một doanh nghiệp mới thành lập nên đòi hỏi công ty phải không ngừng phấn đấu, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, chấp nhận cạnh tranh có như thế mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn được thành lập ngày 20/11/2002 theo quyết định số 07251398 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty này là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và hoạt động theo điều lệ công ty do UBND thành phố phê duyệt.
Công ty thành lập do sự góp vốn của 2 thành viên, với số vốn điều lệ ban đầu là 800 triệu đồng. Trong quá trình hình thành và phát triển công ty cũng đã bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận và các nguồn khác. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có khoảng trên 10 người, công ty đã đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhân sự trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
* Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Chức năng chính của công ty là tổ chức cung cấp, phân phối các hàng hóa, mà hàng hóa ở đây chủ yếu là các thiết bị công nghệ tin học, thông tin như máy vi tính, máy in, faxx... Công ty đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Qua các hình thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý công ty đã tạo điều kiện cung cấp hàng hóa đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng một cách hiệu quả nhất. Đây được coi là chức năng chủ yếu của công ty, nó gắn liền với công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
- Nhiệm vụ của công ty được xuất phát từ chức năng trên. Để thực hiện tốt chức năng trên công ty phải có nhiệm vụ là xây dựng, tổ chức tốt công tác kinh doanh cung ứng và tiêu thụ, tìm nguồn hàng thích hợp, quản lý khai thác và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn cho công ty, thực hiện đúng các cam kết, các hợp đồng kinh tế có liên quan. Đồng thời công ty còn phải thực hiện hạch toán các khoản NSNN, ngân hàng cũng như các tổ chức kinh tế xã hội khác có quan hệ với công ty; tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở công ty, lập bảng tổng kết tài sản cùng các báo cáo khác của công ty.
Ngoài ra, công ty cần tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh như: tạo ra nguồn hàng đầy đủ, phong phú có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, chất lượng cao, điều kiện thanh toán và giá thành hợp ý, phù hợp. Công ty còn phải tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế tài chính do nhà nước ban hành.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng (chủ yếu thiết bị công nghệ thông tin) bao gồm các mặt hàng:
+ Máy tính compag, Đông Nam á, Samsung, LG
+ Máy in Canon, HP
+ Máy fax
- Xúc tiến thương mại
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn có trụ sở đặt tại 31 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội và có một kho hàng. Để quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả kinh tế mong muốn đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy quản lý phù hợp đủ năng lực điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty có bộ máy quản lý được tổ chức theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng
kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Kho
Bộ phận bảo hành
Bộ phận sửa chữa
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty. Các thông tin hay quyết định từ cấp trênđưa xuống được các phòng trực tiếp nhận và thực thi. Cụ thể công ty có các phòng ban như sau:
- Ban giám đốc
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ cũng như nội dung hoạt động kinh tế của công ty.
Ngoài ra công ty còn có một phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và có thể làm những công việc của giám đốc khi được ủy nhiệm hay chỉ đạo trực tiếp công việc cụ thể nào đó.
* Các bộ phận chức năng:
- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tài chính, theo dõi từng hoạt động kinh doanh của công ty để xác định kết quả, tổ chức thống kê để báo cáo và phân tích tình hình tài chính của công ty. Qua đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho các bộ phận và tham mưu, cố vấn giúp ban giámđốc điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: đảm nhiệm việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty, tổ chức lập kế hoạch về các hoạt động mua vào bán ra của công ty, làm cho quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và có hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ lắp đặt máy móc, cài đặt chương trình, sửa chữa các lỗi của hàng hóa và bảo hành các sản phẩm hàng hóa đã bán cho khách.
Ngoài ra phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh còn có thể cung cấp các dịch vụ và tư vấn cho khách về các lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong trường hợp công ty bán lẻ máy tính cho khách hàng thì thường bao gồm cả dịch vụ lắp đặt và cài các chương trình phần mềm trong máy.
Đứng đầu mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của phòng mình và chịu trách nhiệm trước công ty, trước ban giám đốc về hoạt động của phòng mình.
2.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty
a. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp và thanh toán; kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính mà nhà nước và doanh nghiệp đã ban hành.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc điều hành và quản lý các hoạt động trong toàn doanh nghiệp; kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
b. Mô hình tô chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn được tổ chức theo mô hình tập trung, thực hiện tất cả các giai đoạn ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế cho toàn công ty.
Mô hình tổ chức kế toán của công ty
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán bán hàng, mua hàng
Kế toán thanh toán công nợ
Kế toán
tiền lương và chi phí
Kế toán trưởng
Tùy theo công việc và số lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh ở phòng kế toán công ty mà kế toán trưởng tổ chức đội ngũ kế toán viên cho phù hợp. Phòng kế toán công ty gồm có:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác hạch toán của công ty, kiểm tra đôn đốc hạch toán kế toán của từng thành viên, phân tích tình hình tài chính của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và nhà nước về mặt quản lý tài chính. Ngoài ra, cùng ban giám đốc khai thác nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
- Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm về thu, chi tiền mặt, thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định trong việc quản lý quỹ, làm tốt các chứng từ và báo cáo quỹ.
- Kế toán bán hàng và mua hàng: Có nhiệm vụ hạch toán cụ thể, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình mua vào và bán ra. Theo dõi và quản lý chặt chẽ quá trình mua bán của công ty từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
- Kế toán thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ phản ánh, theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan đến việc thanh toán của công ty như thanh toán các khoản nợ phải trả cho người bán, hay thu hồi các khoản nợ phải thu của người mua và các khoản nợ phải trả, phải thu khác.
- Kế toán tiền lương và chi phí: Có nhiệm vụ xác định quỹ lương cua từng cán bộ công nhân viên để cuối tháng trích nộp BHXH, BHYT theo qui định của nhà nước, đồng thời xác định các khoản chi phí hợp lý phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ việc đánh giá và lập báo cáo.
c. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về qui mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý... Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đây là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ nhật ký chung, sau đó lấy số liệu từ sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
- Theo hình thức này hệ thống sổ của công ty bao gồm:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản
- Các sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ (thẻ)
chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
tài chính
2
3
1
6
4
7
7
5
8
8
7
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Bảng tổng hợp chi tiết
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian hoặc ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian hoặc ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng (nếu có). Cuối ngày hoặc định kỳ căn cứ vào nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng để ghi sổ cái. Đối với các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến các đối tượng cần mở sổ (thẻ) chi tiết, cuối tháng cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản; đối chiếu số liệu ở sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào số liệu ở sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời từ số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
* Chế độ kế toán mà Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn áp dụng như sau:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán: VNĐ
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đăng ký 3 năm với Cục quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Sau mỗi kỳ kinh doanh (thường cuối mỗi tháng) công ty lập báo cáo quyết toán gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính....
2.2. Thực tế công tác kế toán
2.2.1. Kế toán thành phẩm
2.2.1.1. Kế toán chi tiết thành phẩm
- Kế toán chi tiết thành phẩm là công tác kế toán kết hợp giữa thẻ kho và phòng kế toán nhằm mụcđích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại thành phẩm cả về số lượng và giá trị.
- Việc quản lý thành phẩm luôn đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng và số lượng nhằm tránh tình trạng hao hụt, mất mát hoặc hàng chất lượng kém, giảm giá trị. Vì vậy, kế toán thành phẩm, quản lý chi tiết thành phẩm cả về chất lượng và số lượng.
- Thủ tục nhập xuất.
Sản phẩm của công ty sau khi hoàn thành được kiểm tra chất lượng và đánh giá mức độ phù hợp. Sau khi kiểm tra các thành phẩm đủ tiêu chuẩn mới được nhập.
Khi nhập thành phẩm kế toán các phân xưởng lập phiếu nhập.
Phiếu nhập được lập thành 3 liên
+ Liên 1: Lưu lại quyển dưới phân xưởng (kho)
+ Liên 2: Giao cho chủ kho để ghi sổ thành phẩm sau đó cuối tháng chuyển lên cho phòng kế toán để ghi sổ.
+ Liên 3: Phòng kinh doanh giữ để theo dõi tình hình của công ty.
Đơn vị:
Địa chỉ:1
Phiếu nhập kho
Ngày 1 tháng 4 năm 2007
Nợ:
Có:
Mẫu số 01-VT
Họ tên người giao hàng: Chị Thu
Nhập tại kho :
TT
Tên nhãn hiệu quy cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo c/từ
Thực nhập
A
B
C
1
2
3
4
1
Màn hình Samsung
chiếc
10
4.200.000
42.000.000
2
Màn hình LG 14"
chiếc
10
6.800.000
68.000.000
3
Màn hình LG 17"
chiếc
10
4.400.000
44.000.000
4
CPU Intel
chiếc
10
5.600.000
56.000.000
Cộng
210.000.000
Bằng chữ: Hai trăm mười triệu đồng
Nhập, ngày 1 tháng 4 năm 2007
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
* Thủ tục xuất khi thành phẩm:
Khi khách đến mua thành phẩm, kế toán bán hàng lập hóa đơn GTGT, hóa đơn được lập làm 3 liên.
- Liên 1: Lưu lại quyển sổ gốc ở phòng kế toán
- Liên 2: Giao cho khách hàng để lĩnh ở kho.
- Liên 3: Kế toán tiêu thụ giữ, theo dõi và lập bảng kê bán hàng.
Khách hàng nhận hóa đơn nếu thanh toán thì kế toán ghi ngay vào sổ của phiếu thu tiền mặt lên hóa đơn GTGT
Thủ kho căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm ghi trên hóa đơn GTGT do khách hàng mang xuống để xuất kho thành phẩm.
Công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Tin học Quốc Tuấn
biên bản kiểm kê tồn kho
Giờ ...... ngày 30 tháng 4 năm 2006
Mẫu số 15K-BQ
Ông (b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 208.doc