Báo cáo Kế toán tiêu thụ thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tuyên Quang

Tuyên Quang là Tỉnh miền núi cách Hà Nội 165km về phía Bắc, Tuyên Quang tiếp giáp với các Tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang. Tuyên Quang gồm 6 huyện thị với 145 xã. Vỡi những tiềm năng sẵn có của nguyên vật liệu kèm theo lực lượng lao động sản xuất dồi dào là tiềm năng để cho ngành Công nghiệp phát triển nói chung và công nghiệp sản xuất Xi Măng nói riêng.

Công ty Cổ phần Xi Măng Tuyên Quang là đơn vị trực thuộc UBND Tỉnh Tuyên Quang nằm tại xã Tràng Đà - TX. Tuyên Quang – T. Tuyên Quang, cách thị xã 8km.

Lịch sử của Công ty là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể của sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của nước ta nói chung.

Năm 1977 xí nghiệp Xi măng đã bắt đầu khởi công xây dựng với công suất thiết kế là :1 vạn tấn xi măng / một năm và được chia thành hai dây truyền sản xuất. Sau hai năm xây dựng đúng ngày 3/2/1979 công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sản xuất, cho ra đời bao xi măng đầu tiên đánh dấu một bước phát triển sản xuất công nghiệp của Tỉnh Tuyên Quang.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán tiêu thụ thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong song - Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển - Phương pháp ghi sổ số dư Hàng tháng định kỳ, cuối tháng nhân viên kế toán đối chiếu với thủ kho các kho thành phẩm về các chứng từ nhập xuất kho thành phẩm để lập bảng kê nhập xuất kho thành phẩm. Bảng kê được lập hàng tháng và là cơ sở để tính hệ số giá thành phẩm. +Nội dung từng phương pháp như sau: a.Phương pháp ghi thẻ song song Theo phương pháp này ở kho sử dụng đẻ hạch toán theo số lượng nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm. Còn ở phòng kế toán sử dụng sổ chi tiết thành phẩm phản ánh đồng thời 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn kho theo từng thành phẩm. Sơ đồ 1.a: Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ song song Thẻ kho Chứng từ nhập kho Chứng từ xuất kho Sổ chi tiết kế toán Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng + Ưu điểm: Ghi chép đơn giản để kiểm tra đảm bảo đọ tin cậy cao của thông tin, chu chuyển thông tin nhanh + Nhược điểm: Sự ghi chép chùng lặp + Điều kiện áp dụng: Cho các doanh nghiệp có ít chủng loại, sự biến động thành phẩm ít. b.Phương pháp ghi sổ đối chiếu luôn chuyển: Cũng như phương pháp ghi thẻ song song, chỉ khác là khi nhận đựơc chứng từ, kế toán chỉ phân loại và tổng hợp lại lên bảng kê nhập xuất thành phẩm, cuối tháng trên cơ sở tổng hợp ghi trên sổ tổng hợp kế toán ghi sổ đối chiếu luân chuyển đồng thời với thủ kho và kế toán tông hợp thành phẩm. Sơ đồ 1.b: Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê tổng hợp NX tồn Bảng kê nhập Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng + Ưu điểm: Khối lượng ghi chép ít, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ cho yêu cầu quản ký, số liệu, số liệu được kiểm tra kịp thời. + Nhược điểm: Bộ phận kế toán không nắm bắt được tình hình biến động của từng loại hàng hoá, theo chỉ tiêu số lượng. + Điều kiện áp dụng: phù hợp với các DN có quy mô lớn, nhiều thành phẩm xuất nhập thường xuyên với số lượng lớn, trình độ kế toán phải cao. c. Phương pháp ghi sổ số dư. - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn, nhưng cuối tháng phải ghi rõ tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng. - Tại bộ phận kế toán kế toán mở sổ số dư trong từng kho cho cả năm để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất, bảng tổng hợp xuất nhập, loại thành phẩm hàng hoá theo chỉ tiêu giá trị. Sơ đồ 1.c: Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư. Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ số dư Bảng kê xuất Bảng kê nhập Bảng luỹ kế nhập Bảng luỹ kế xuất Bảng kê tổng hợp nhâp - xuất - tồn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu + Tại kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn, nhưng cuối tháng phải ghi rõ tồn kho đã tính trên thẻ kho sang số dư vào cột số lượng. + Tại bộ phận kế toán: Kế toán mở sổ số dư trong từng kho cho cả năm để theo dõi tình hình nhập, xuât, tồn kho, từ các bảng kê nhập, xuất, kế toán lập bảng luỹ kế nhập, xuất, bảng tổng hợp xuất nhập, loại thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị. 3.Kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. + Kế toán tổng hợp thành phẩm được sử dụng nhằm phản ánh tổng quát số hiện có sự biến động của chỉ tiêu thành phẩm. + Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp thành phẩm: TK 155, TK 157, TK 632,… Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan như: TK 111, TK 112, TK 331,…. + Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: -Trường hợp DN hạch toán thành phẩm theo phương pháp ke khai thường xuyên: + Ưu điểm: Giám đốc chặt chẽ tình hình tăng giảm giá trị thành phẩm tồn kho trên sổ sách kế toán, có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. + Nhược điểm: Khối lượng công việc nhiều, phức tạp. + Điều kiện áp dụng: phù hợp với những DN sản xuất (CN nhẹ, CN xây lắp, …) có giá trị sản phẩm lớn. Sơ đồ 1.d: Kế toán tổng hợp thành phẩm: Thành phẩm sản xuất bán trực tiếp không qua kho TK 154 TK 632 TK 155 Giá thành thực tế TP NK Giá thành thực tế TP xuất Do DN SX, thuê gia công kho TK 338.1 TK338.1 TP thừa chưa rõ nguyên TP thiếu chưa rõ nguyên Nhân chờ giải quyết Nhân chờ giải quyết TK 157 Gửi đi bán gửi đi bán TP gửi bán không qua kho đã XĐ doanh thu -Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ .(Sơ đồ 1.e): + Ưu điểm: Đơn giá giảm được khối lượng công việc kế toán. + Nhược điểm: Độ chính xác của giá trị TP không cao. + Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những DN có quy mô nhỏ thời lượng SP lớn, SP có giá trị thấp. TK155,157 TK 632 TK 911 K/c giá thực tế TP Tồn đầu kỳ TK 631 TP SX hoàn thành trong Kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 1.Kế toán chi tiết về tiêu thụ thành phẩm Khi bán thành phẩm DN sử dụng hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ tài chính gồm: + Giá hoá đơn giá trị gia tăng: Sử dụng cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ( lập 3 liên): -Liên 1: lưu gốc -Liên 2: Giao khách hàng -Liên 3: Dùng làm chứng từ gốc ghi sổ kế toán. + Hoá đơn bán hàng: Sử dụng cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hoá đơn thì DN phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định. + Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ: sử dụng cho DN trực tiếp bán lẻ hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà không phải lập hoá đơn bán hàng. + Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù: chứng từ tự in, phải đăng ký với bộ tài chính và được sử dụng sau khi đã được chấp thuận bằng văn bản. + Các chứng từ trả tiền, trả hàng + Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi. Để có thông tin chi tiết cụ thể và doanh thu từng loại hoạt động, từng sản phẩm, dịch vụ, trên cơ sở đó giúp cho DN xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động phục vụ yêu cầu của sản phẩm. Kế toán sử dụng sổ chi tiết bán hàng, sổ này được mở chi tiết cho từng sản phẩm đã bán hoặc đã cung cấp cho khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc chấp nhận thanh toán. Ghi sổ: Chi tiết bán hàng Sổ theo dõi thuế GTGT Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. 2. Kế toán tổng hợp về tiêu thụ thành phẩm. Tuỳ theo từng đơn vị sản xuất kinh doanh mà có thể hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ cho phù hợp với quy mô SXKD của đơn vị mình. *Kế toán tổng hợp thành phẩm haòng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khầu trừ: Các tài khoản sử dụng chủ yếu: TK 155 Thành phẩm TK 157 Hàng hoá TK 632 Giá vốn hàng bán Theo phương pháp kê khai thường xuyên là phưong pháp theo dõi phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm hàng tồn kho nói chung và thành phẩm một cách thường xuyên, liên tục. Các TK phản ánh: + TK 155: Thành phẩm Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại TP nhập, xuất, kho của DN theo giá thành thực tế tuỳ theo yêu cầu quản lý. TK 155 có thể được mở cchi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm thành phẩm. Kết cấu TK 155: Bên nợ: các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế tại kho (SX cơ bản hoàn thành nhập kho do trao đổi gia công chế biến, do kiểm kê phát hiện thừa,…) Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành SX thực tế thành phẩm tại kho (xuất bán, trao đổi, tiêu thu nội bộ, gửi bán đại lý,…) Dư nợ: Phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ. + TK 157: Hàng gửi đi bán TK này được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm tiêu thụ theo phương pháp chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đó hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, mua hàng, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. TK này được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng. Kết cấu TK 157: Bên nợ: Gía trị hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên có: Giá trị hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận Thanh toán hoặc đã thanh toán, giá trị hàng hoá bị từ chối trả lại. Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán ký gửi, nhưng chưa được chấp nhận. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Đối với thành phẩm : Khi thành phẩm nhập kho do đơn vị sản xuất, chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành: Nợ TK 155: thành phẩm Có TK 154: CP SXKD dở dang Khi xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng : căn cứ vào phiếu xuất kho. Kế toán phản ánh 2 bút toán: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, kế toán phản ánh doanh thu của hàng tiêu thụ. Nợ TK 131,111,112: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra Xuất kho thành phẩm gửi bán, xuất cho đơn vị đại lý, các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc. Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 155: Thành phẩm Khi người mua trả lại số TP đã bán ( trường hợp thành phẩm đã bán bị trả lại hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Nợ TK 155: Thanh phẩm Có TK 632: Giá vốn hàng bán Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Nợ TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra Có TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Trường hợp thừa, thiếu trong kiểm kê: -Thừa chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý: Nợ TK 155: Thanh phẩm Có TK 138.1: TS thừa chờ xử lý Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 338.1: TS thừa đã xử lý Có TK 155: Thành phẩm -Thiếu không xác định được nguyên nhân chờ xử lý: Nợ TK 138.1: TS thiếu chờ xử lý Có TK 155: Thành phẩm Khi có QĐ xử lý : Nợ TK 111,112: Thu lại bằng tiền Nợ TK 334: Số thiếu trừ vào lương CNV Nợ TK 138.8: Tính vào khoản phải thu khác Nợ TK 632: Tính vào giá vốn hàng bán Có TK 138.1: TS thiếu đã xử lý Cuối kỳ kết chuyển giá vốn đã tiêu thụ đê xác định KQ SXKD: Nợ TK 911: Xác định kết quả SXKD Có TK 632: Giá vốn hàng bán Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 155 Thành phẩm: TK 154 Tk 155 TK 632 TK 157 TK 632 TK 222.223 TK 222.223 TK 138.1 TK 138.1 3, Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng (tiêu thụ) theo một số phương thức bán hàng chủ yếu: Doanh thu của Doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu nội bộ Doanh thu hoạt động tài chính Theo phương pháp kê khai thường xuyên khi hạch toán quá trình bán hàng kế toán sử dụng tài khoản sau: TK 155, TK 111, TK 112, TK 511, TK 641, TK 642, TK 615, TK 515,…. Trong hoạt đọng của công ty SX và bán hàng là nhiệm vụ chủ yếu, bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá gắn với các lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Có thể khái quát giao dịch bán hàng qua sơ đồ sau: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá Người mua Người bán Thanh toán và chấp nhân thanh toán Như vậy giao dịch bán hàng chỉ được ghi nhận khi bên bán chuyển giao hàng cho bên mua và đã được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán. Nội dung của các doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp: + TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hnàg thực tế của DN, từ đó xác định doanh thu thuần về hàng bán trong kỳ. Kết cấu TK 511: Bên nợ: Số thuế tiêu thụ phải nộp ( thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ, số giảm gía hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, doanh thu trong kỳ,…Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả SXKD . Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ của DN TK 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các TK cấp 2 sau: TK 511.1: Doanh thu bán hàng hoá TK 511.2: Doanh thu bán các thành phẩm TK 511.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 511.4: Doanh thu trợ cấp mất việc làm TK 511.7: Doanh thu kinh doanh bất động sản Nghiệp vụ phát sinh chủ yếu: Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dich vụ kế toán phản ánh 2 bút toán: But toán1: phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm. Bút toán 2: Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, Tk 112, Tk 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra +TK 512: Doanh thu nội bộ: Dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc rong cùng một Công ty. Kết cấu TK 512: Bên Nợ: Số thuế tiêu thụ phải nộp ( thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ, số giảm gía hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, doanh thu trong kỳ,…Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả SXKD Bên có: Tổng doanh thu nội bộ trong kỳ. TK 512 không có số dư cuối kỳ. TK 512 có các TK cấp 2 như sau: TK 512.1: Doanh thu bán hàng hoá TK 512.2: Doanh thu bán các thành phẩm TK 512.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ +TK 521: Chiết khấu thương mại Kết cấu Bên nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại, chấp thuận cho bên mua trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ TK 511 TK 521 khong có số dư cuối kỳ và có các TK cấp 2 sau: TK 521.1: Chiết khấu hàng hoá TK 521.2: Chiết khấu thành phẩm TK 521.3: Chiết khấu dịch vụ. +TK 532: Giảm giá hàng bán Kết cấu: Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho bên mua trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên nợ TK 511. TK 532 không có số dư cuối kỳ. +TK 632: Giá vốn hàng bán TK này dùng để theo dõi giá trị giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kỳ, giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế, hay giá thành thực tế của thành phẩm. TK này còn phản ánh một số nội dung khác có liên quan như: chi phí kinh doanh bất động sản, dự phòng giảm giá hàng tồn kho,… Kết cấu: Bên nợ: Tập hợp giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và các khoản được ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàng bán bị trả lại TK 632 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng nội dung phản ánh. Ngoài các TK nói trên trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131, … Chứng từ dùng để hạch toán: Hoá đơn giá trị gia tăng Hoá đơn bán hàng Bảng kê hàng hoá bán lẻ, sổ chi tiết bán hàng. +TK 641: Chi phí bán hàng Là các khoản mà DN bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm như: chi phí nhân viên, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo,…. Kết cấu: Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí, kết chuyển vào TK 911. TK 641 không có số dư cuối kỳ. +TK 642: Chi phí quản lý DN Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của DN, mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí QLDN khi phát sinh tập hợp theo từng yếu tố như: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, …. Kết cấu: Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí, kết chuyển chi phí vào TK 911. +TK 711: Thu nhập khác Thu nhập khác bao gồm doanh thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chênh lệch tăng giữa trị giá vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, khoản thuế được miễn giảm toàn bộ,…. Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, các nguyên nhân làm giam trừ thuế thu nhập.Kết chuyển thu nhập thuần của thu nhập khác vào bên có của TK 911. Bên có: Phản ánh các khoản thuộc thu nhập khác phát sinh trong kỳ TK 711 không có số dư cuối kỳ +TK 811: Chi phí khác Là các khoản chi phí phát sinh ngoài hoạt độg sản xuất kinh doanh của DN và mang tính chất không thường xuyên, chi phí khác bao gồm như: chi phí cho việc thanh lý nhượng bán TSCĐ, khoản tiền DN bị phạt,….. Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh các khoản chi phí thực tế thuộc hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 911. TK 811 không có số dư cuối kỳ. +TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế TNDN bao gồm : chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế xuất thuế TNDN hiện hành. Công thức tính thuế TNDN: Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế xuất thuế TNDN Kết cấu: Bên nợ: Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911 khi bên nợ lớn hơn bên có, thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung. Bên có: Phản ánh số thuế TNDN hiện hành phải nộp, kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911 khi bên nợ nhỏ hơn bên có. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Hàng quý kế toán xác định số thuế TNDN phải nộp tạm thời theo quy định: Nợ TK 821.1: chi phí thuế TNDN hiên hành Có TK 333.4: Thuế thu nhập DN phải nộp Khi tạm nộp thuế thu nhập DN vào NSNN : Nợ TK 333.4: Thuế TNDN phải nộp Có TK 111.112: Số tiền tạm nộp Cuối niên độ kế toán xác định số thuế TNDN dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm tài chính của DN: có hai trường hợp xảy ra: 1.Nếu số phải nộp lớn hơn số tạm nộp thì DN phải nộp bổ sung số chênh lệch thiếu: Nợ TK 821.1: Có TK 333.4: Số chênh lệch thiếu Nợ TK 333.4: Có TK 111.112: Số tiền nộp thêm 2.Nừu số phải nộp nhỏ hơn số đã nộp DN được chuyển số nộp thừa sang kỳ sau: Nợ TK 333.4: Có TK 821.1: Số thuế TNDN nộp thừa Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911 : Nợ TK 911: Có TK 821.1 Thuế TNDN phải nộp +TK 911: Xác định kết quả sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của các hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ,… Kết quả này được xác định bởi: Số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vôn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và được biểu hiện dưới chỉ tiêu lợi nhuận (lãi, lỗ) về tiêu thụ. Kết cấu: Bên nợ: Kết chuyển các khoản chi phí ( giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí khác, chi phí thuế TNDN hiện hành) kết chuyển lãi trong SXKD. Bên có: Kết chuyển doanh thu thuần và thu nhập thuần Kết chuyển chênh lệch của chi phí thuế TNDN Kết chuyển lỗ trong SXKD Sơ đồ hạch toán tài khoản 911: Sơ đồ hạch toán tài khoản 911: TK 632 TK 911 TK 511,512 K/c giá vốn hàng bán K/c DTT của DN TK 635 TK 515 K/c CP hoạt động TC K/c DTT hoạt động Khác TK 641 TK 711 K/c CP QLbán hàng K/c thu nhập khác TK 642 TK 821.1 K/c CP QLDN K/c thuế TNDN TK 811 TK 421 K/c CP khác K/c lỗ TK 821.1 K/c thuế TNDN TK 421 K/c lãi trong kỳ *Kế toán phân phối lợi nhuận: TK 421 lợi nhuận chưa phân phối Lợi nhuận chưa phân phối là kết quả của việc xác định giữa doanh thu thuần với toàn bộ chi phí mà DN đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh hay thực chất là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một kỳ kinh doanh nhất định. Tài khoản 421 được chia làm hai tài khoản cấp 2: TK 421.1: lợi nhuận năm trước TK 421.2: Lợi nhuận năm nay Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh số tạm chia cho các bên tham gia góp vốn hoạt động liên doanh liên kết, trích lập các quỹ DN, Kết chuyển chênh lệch lỗ,… Bên có: Kết chuyển chênh lệch lãi Xử lý chênh lệch lỗ Dư có: Phản ánh chênh lệch lãi ( sau thuế TNDN ) chưa phân phối, chưa sử dụng hết. TK 911 TK 421 TK 911 K/c lỗ K/c lãi TK 415.431.414 TK 411.414 Trích lập các quỹ Xử lý số lỗ TK 336 TK 136 Số phải bù lỗ cho đơn vị Số lãi phải thu của cấp dưới, số lãi phải nộp đơn vị cấp dưới, … cho đơn vị cấp trên. Phần II: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty cổ phần xi măng tuyên quang I. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi Măng Tuyên Quang. Tuyên Quang là Tỉnh miền núi cách Hà Nội 165km về phía Bắc, Tuyên Quang tiếp giáp với các Tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang. Tuyên Quang gồm 6 huyện thị với 145 xã. Vỡi những tiềm năng sẵn có của nguyên vật liệu kèm theo lực lượng lao động sản xuất dồi dào là tiềm năng để cho ngành Công nghiệp phát triển nói chung và công nghiệp sản xuất Xi Măng nói riêng. Công ty Cổ phần Xi Măng Tuyên Quang là đơn vị trực thuộc UBND Tỉnh Tuyên Quang nằm tại xã Tràng Đà - TX. Tuyên Quang – T. Tuyên Quang, cách thị xã 8km. Lịch sử của Công ty là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể của sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của nước ta nói chung. Năm 1977 xí nghiệp Xi măng đã bắt đầu khởi công xây dựng với công suất thiết kế là :1 vạn tấn xi măng / một năm và được chia thành hai dây truyền sản xuất. Sau hai năm xây dựng đúng ngày 3/2/1979 công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sản xuất, cho ra đời bao xi măng đầu tiên đánh dấu một bước phát triển sản xuất công nghiệp của Tỉnh Tuyên Quang. Sau 12 năm sản xuất cố định, nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày càng phát triển. Năm 1991 xí nghiệp mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Đầu tư xây dựng tiếp 2 dây truỳên sản xuất với công suất thiết kế 1 vạn tấn xi măng / năm. Đưa công suất của Công ty lên 2 vạn tấn/ năm. Xi măng là sản phẩm của công nghệ hiện đại, gắn liền với bước phát triển của nghành xây dựng, là vật liệu quan trọng trong các nghành xây dựng công nghiệp, với sư có mặt của xi măng con người đa vươn tới tầm cao mới đóng góp vào sự phát triển của nhân loại. Đi đôi với tốc độ xây dựng và phát triển của xã hội hiện nay thì vấn đề nhu cầu xi măng là rất lớn,việc đảm bảo chất lượng và sản lượng xi măng để đáp ứng nhu cầu thị trường là hết sức quan trọng đối với các nhà máy xi măng. Tuy nhiên trong những năm qua việc sản xuất xi măng trong toàn quốc vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, mặt khác Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn nghèo nàn, lạc hậu. Để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh hoà chung với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước, thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hoá hiện đại hoá, được sự đồng ý của UBND Tỉnh năm 1993 Công ty đã vay vốn Ngân hàng để đầu tư xây dựng tiếp một dây truyền sản xuất xi măng lò đứng công nghẹ Trung Quốc với công suất thiết kế là 8 vạn tấn /năm. Với tổng số vốn đầu tư là 39.514.629.000đồng. Qua hơn hai năm xí nghiệp vừa sản xuất vừa đầu tư xây dựng, đến cuối năm 1995 dây truyền sản xuất 8 vạn tấn/ năm đã được xây dựng xong và đưa vào sản xuất nâng tổng công suất của Công ty lên 10 vạn tấn/ năm đủ khả năng phục vụ nhu cầu xây dựng của Tỉnh. Ngoài ra còn tiêu thụ trên một số địa bàn tỉnh bạn như: Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ,… Cũng trong năm 1993 được sự đồng ý của UBND tỉnh Công ty đã liên doanh với Công ty TMD ( Công ty phát triển công nghệ và vật liệu xây dựng ) lắp đặt một dây truyền nghiền bột Barite với công suất 10.000tấn/ năm. Sản xuất đặt tiêu chuẩn API của viện dầu lửa Mỹ, nhằm phục vụ ngành công nghiệp khoan thăm dò dầu khí trong và ngoài nước. Dây truyền sản xuất xi măng của xí nghiệp được xây dựng theo công nghệ sản xuất bằng phương tiện khô. Cơ khí hoá đồng bộ và có một phần tự động hoá,đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng ổn định, giảm được định mức kinh tế kỹ thuật, là cơ sở hạ giá thành và tăng ưu thế cạnh tranh. Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong đầu tư xây dựng Công ty đã lựa chọn thiết bị hoạt động tốt, ít gây ồn, bụi, giá rẻ, …Mọi công đoạn đều được trang bị hệ thống kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Từ đầu tư trên môi trường cảnh quan sạch đẹp, điều kiện lao động được cải thiện. Về công tác vệ sinh công nghiệp phải vệ sinh sạch sẽ khu vực trong công ty, ngoài ra để cải tạo môt trường sinh thái, hàng năm công ty đề phát động trồng cây xanh trong và xung quanh công ty. Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp, nhà nước ban hành theo nghị định 188/HĐ-BT, căn cứ vào thông báo đồng ý thành lập DN nhà nước - Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang số 453/TB ngày 16/2/1992 của BTB xây dựng UBND Tỉnh Tuyên Quang đã ra QĐ số 46/QĐ-UB ngày 15/2/1992 thành lập DNNN với: Tổng số vốn kinh doanh ban đầu là:2.632.000.000đồng. Trong đó: Vốn cố định: 2.226.000.000đồng Vốn lưu động: 406.000.000đồng Thực hiện nghị quyết trung ương 3 kháo IX của ban chấp hành trung ương Đảng về việc : tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của DN. Bắt đầu từ năm 2005 xí nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN hạch toán độc lập thành Công ty Cổ phần nhưng Nhà nước vẫ giữ cổ phần chi phối là 51% và đổi tên thành Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 150 3000034 Vốn điều lệ: 20.444.000.000đồng. Nghành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất xi măng, khai thác đá, khai thác chế biến bột Barite, mua bán nguyên vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng thay thế, phục vụ sản xuất xi măng (khi có đủ điều kiện). Mặc dù mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt nhiều nhà máy xi măng có các công nghệ mới hiện đại nhưng với định hướng sản xuất đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng hết công suất thiết bị. Công ty đã duy trì ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất đảm bảo được công ăn việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBN HNG V XC 2727882NH KQKD XIMAMG.doc
Tài liệu liên quan