* Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,
* Hoạt động cho vay:
- Đối với khách hàng cá nhân:
• Cho vay tín chấp
• Cho vay có tài sản đảm bảo
• Cho vay trả góp
• Người lao động đi làm việc tại nước ngoài
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
• Cho vay từng lần
• Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Cho vay dự án đầu tư
• Cho vay trả góp
• Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
• Cho vay theo hạn mức tín dụng quỹ dự phòng
• Cho vay hợp vốn
• Cho vay theo hạn mức thấu chi
• Cho vay lưu vụ
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Hà Nội 2007 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu xuất khẩu , góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn gạo cho nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu long đem lại nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước. Ngoài ra, mỗi năm chi nhánh còn đầu tư hàng trăm triệu USD cho các Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân...
Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định, các hoạt động phong trào đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên luôn được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ được nâng cao. Tổng nguồn vốn huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay thời điểm cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp. Trụ sở giao dịch được xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Chi bộ, Ban giám đốc cùng với sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong 8 năm qua đã đem lại những thành tích đáng kể:
- Năm 2005 Chi nhánh đứng đầu toàn ngành NHNo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen.
- Năm 2006 đứng đầu về kế hoạch kinh doanh và nguồn vốn huy động. Được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc và được Chủ Tịch nước trao tặng Huân Chương lao động hạng ba.
- Năm 2007 chi nhánh được vinh dự nhận Cup Thăng Long do UBNDTP trao tặng. Là đơn vị xuất sắc nhất khu vực Hà Nội trong phong trào thi đua thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2001-2005.
- Năm 2008, vượt qua khó khăn thử thách của khủng hoảng kinh tế, chi nhánh đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh, được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích hoạt động kinh doanh, là đơn vị xuất sắc nhất khu vực các chi nhánh loại 1 thuộc hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, đến nay NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều thành tựu đáng kể và có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Trong thời gian tới, chi nhánh Nam Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng, huy động vốn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giữ gìn chữ Tín theo phương châm “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng”.
Mô hình tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Phòng HC-TH: Phòng Hành chính – Tổng hợp
Phòng KHTH: Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng DV&MKT: Phòng Dịch vụ và Marketing
Phòng KTNQ: Phòng Kế toán Ngân quỹ
Phòng TTQT: Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng KTKS nội bộ: Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
*Phòng Tín dụng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
*Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp:
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy động vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
- Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm - dịch vụ mới.
- Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
*Phòng Kế toán Ngân quỹ:
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.
- Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.
- Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
- Thực hiện các nhịệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội giao cho.
*Phòng Hành chính tổng hợp:
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.
- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
*Phòng Thanh toán quốc tế:
- Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
- Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
- Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.
*Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy đinh của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Giám sát việc chấp hành các quy đinh của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy đinh của Nhà nước, ngành ngân hàng.
- Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại.
- Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm toán, kiểm tra nội bộ giao cho.
*Phòng Dịch vụ và Marketing
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh ngân hàng
- Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và cộng đồng.
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Mặc dù nghiệp vụ cụ thể cũng như chức năng của các phòng ban là khác nhau, nhưng trong tổng thể bộ máy của ngân hàng, các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp tác và hỗ trợ cho nhau tạo thành các mắt xích quan trọng vận hành bộ máy ngân hàng hoạt động trôi chảy.
Xét về mặt tổng quan, hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng đều phục vụ cho mục đích chung của ngân hàng là kiếm lợi nhuận từ đồng vốn huy động được. Phòng Nguồn vốn tìm kiếm nguồn vốn, phòng Kế toán thực hiện hạch toán và phòng Tín dụng cho vay nguồn vốn huy động được.
Về mặt nghiệp vụ cụ thể, phòng Tín dụng quản lý tất cả các khách hàng có quan uhệ vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (sau đây gọi là Ngân hàng), bao gồm cả các giao dịch ở tài khoản của khách hàng bên phòng Kế toán. Đối với các khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng, thì khi Kế toán thực hiện các lệnh chuyển tiền, rút tiền từ tài khoản cho khách hàng hoặc các giao dịch liên quan khác phải có chữ ký của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó trên chứng từ. Mặt khác, khi cán bộ tín dụng giải ngân tiền vay cho khách hàng bằng chuyển khoản thì phải chuyển chứng từ sang phòng Kế toán để chuyển tiền cho khách hàng. Do vậy, giữa phòng Tín dụng và phòng Kế toán có quan hệ tương hỗ, cùng quản lý các giao dịch của khách hàng để đảm bảo thu nợ đầy đủ và đúng hạn, tránh được trường hợp khách hàng có tiền về tài khoản nhưng lại rút ra làm việc khác chứ không trả nợ đến hạn cho Ngân hàng.
Ngoài ra, các phòng ban khác khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt thì cũng phải thông qua bộ phận ngân quỹ của phòng Kế toán, như phòng Thanh toán quốc tế với nghiệp vụ thu ngoại tệ của khách hàng để phục vụ cho việc thanh toán quốc tế.
Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của các phòng ban khác trong Ngân hàng, các phòng ban khác phải có trách nhiệm cung cấp chứng từ, số liệu khi có yêu cầu từ phòng Kiểm tra. Các cán bộ trong phòng Kiểm tra cũng phải nắm vững nghiệp vụ của các phòng ban khác thì mới có thể kiểm tra được một cách chính xác, phát hiện kịp thời những sai sót để sửa chữa.
Phòng Nguồn vốn là nơi tìm kiếm, huy động nguồn vốn cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Phòng Nguồn vốn kết hợp với phòng Marketing để lựa chọn được các đoạn thị trường, các phương án hiệu quả thu hút nguồn vốn cho Ngân hàng. Dựa vào kết quả làm việc của phòng Nguồn vốn, phòng Kế hoạch sẽ đưa ra các kế hoạch hoạt động hợp lý cho Chi nhánh cũng như điều tiết được khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Trên cơ sở đó, phòng Tín dụng có được phương hướng hoạt động mở rộng tín dụng hay thắt chặt tín dụng cho từng thời kỳ.
Các phòng ban trong Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết, hợp tác với nhau trong hoạt động, tạo thành một chuỗi liên kết, một vòng tròn khép kín chặt chẽ. Qua đó, hoạt động của Ngân hàng mới được liên tục và bền vững.
Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã có được bộ máy tổ chức ổn định với 7 phòng ban và 10 phòng giao dịch trên khắp địa bàn thành phố. Tuy có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng các phòng ban trong chi nhánh luôn liên hệ chặt chẽ, hợp tác với nhau trong hoạt động. Nhờ đó, chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng như tất cả các hoạt động kinh doanh khác.
PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2007 – 2009
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
* Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,…
* Hoạt động cho vay:
- Đối với khách hàng cá nhân:
Cho vay tín chấp
Cho vay có tài sản đảm bảo
Cho vay trả góp
Người lao động đi làm việc tại nước ngoài
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay dự án đầu tư
Cho vay trả góp
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng quỹ dự phòng
Cho vay hợp vốn
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay lưu vụ
Cho vay khác
* Hoạt động dịch vụ của ngân hàng:
- Các dịch vụ thanh toán: thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới.
- Chiết khấu và tái chiết khấu
- Dịch vụ thu hộ - chi hộ
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ
- Đại lý chi trả kiều hối
- Kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ bảo lãnh
* Hoạt động dịch vụ đặc biệt của Ngân hàng:
- Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài
- Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị, tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc
- Giao dịch online với các khách hàng lớn
- Thu xếp vốn đồng tài trợ
- Internet – Banking
* Dịch vụ ATM:
- Phát hành thẻ ATM và nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch
- Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hàng
Sử dụng thẻ ATM của NHNo&PTNT Nam Hà Nội, khách hàng có thể:
Rút tiền mặt 24/24 ở tất cả các máy ATM của NHNo&PTNT trên toàn quốc
Chuyển khoản và thanh toán hóa đơn tại máy ATM
Vấn tin tài khoản
Liệt kê các giao dịch gần nhất
SMS Banking, Vn-TopUp, Atransfer,…
Một số dịch vụ khác
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Các kết quả đạt được
Phát huy lợi thế thương hiệu là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã từng bước tăng trưởng ổn định, vững chắc, đã tự khẳng định được vị thế vững vàng trên địa bàn có tính cạnh tranh cao như khu vực Hà Nội.
a.Về huy động vốn:
Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng kết nguồn vốn năm 2007, 2008
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
KH
2008
2008
KH
2009
2009
Thực hiện
% so
2007
% so
KH
Thực hiện
% so
2008
% so
KH
Tổng nguồn vốn
8,320
5,884
6,840
82%
116%
7,181
6,590
96%
92%
1.Nguồn vốn HĐ
tại địa phương
6,134
3,677
4,633
76%
126%
4,994
4,403
95%
88%
+ Nguồn nội tệ
5,562
3,196
4,059
73%
127%
4,400
3,821
94%
87%
+ Nguồn ngoại tệ
572
481
574
100.3%
120%
594
582
101%
98%
2.Nguồn vốn HĐ
trái phiếu TW
2,186
2,207
2,207
101%
100%
2,187
2,187
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009 )
Tổng nguồn vốn năm 2008 là 6,840 tỷ đồng giảm so với tổng nguồn vốn năm 2007 là 18%. Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc biến đổi không ngừng, thêm vào đó là việc tách chi nhánh Tây Đô nên nguồn vốn huy động được giảm so với năm 2007.
Đến tháng 11/2009, tổng nguồn vốn huy động được là 7,338 tỷ đồng, nhưng đến tháng 12/2009 tổng nguồn huy động được giảm còn 6,590 tỷ đồng, giảm 4% so với T12/2008, và giảm 10% so với tháng 11/2009. Do tiền gửi của một số tổ chức lớn đến hạn thanh toán như Tổng công ty quản lý vốn và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng giảm do Chi nhánh không được huy động trực tiếp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Ương và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động, việc duy trì được hoạt động kinh doanh như vậy là một thành công của ngân hàng.
*Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian huy động:
Bảng 2.2: Nguồn vốn phân theo thời gian huy động
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thực hiện
+/- so
2007
% so
2007
Thực hiện
+/- so
2008
% so
2008
Tổng nguồn vốn
8,320
6,840
-1,480
82%
6,590
-251
96%
+ TG không kỳ hạn
1,238
1,105
-133
89%
818
-287
74%
+ TG có kỳ hạn <
12 tháng
1,591
1,495
-96
94%
1960
465
131%
+ TG có kỳ hạn >=
12 tháng
5,491
4,240
-1.251
77%
3,812
-429
90%
Tỷ trọng vốn trung
và dài hạn
85%
84%
-1%
99%
87.5%
+3.5%
104%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2008, 2009 không thay đổi nhiều so với năm 2007. Nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (hơn 80%) đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn và dài hạn.
b. Về hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội trong 3 năm 2007, 2008, 2009 nhìn chung rất khả quan. Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 3128 tỷ đồng trong đó dự nợ tại địa phương là 2650 tỷ đồng, dư nợ hộ Trung Ương là 478 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỉ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (<5%) trên tổng dư nợ. Kết quả hoạt đông tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ (tính đến 31/12)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thực hiện
+/- so
2007
% so
2007
Thực hiện
+/- so
2008
% so
2008
Tổng dư nợ
2,474
2,350
-124
95%
3,128
777
133%
1 - Dư nợ tại địa phương
1,938
1,839
-99
95%
2,650
810
144%
% tổng dư nợ
78%
78%
-
-
84.7%
-
-
2 - Dư nợ hộ TW
536
511
-25
95%
478
-33
94%
% tổng dư nợ
22%
22%
-
-
15.3%
-
-
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Năm 2007, công tác tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 337 tỷ, vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội lại giảm (giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ công ty chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ của toàn chi nhánh năm 2007 là 2,474 tỷ đồng giảm 1,272 tỷ so với năm trước.
Năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay của ngân hàng khá cao nên công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn. Dư nợ tại địa phương và dư nợ hộ Trung ương tính đến hết 31/12 đều giảm so với năm 2007, cụ thể là giảm 99 tỷ đồng đối với dư nợ tại địa phương và 25 tỷ đồng đối với dư nợ hộ Trung ương.
Năm 2009, công tác tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh, tăng 777 tỷ đồng, bằng 133% tổng dư nợ năm 2008, trong đó dư nợ tại địa phương tăng 44%. Nguyên nhân là do năm 2009 có chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nằm trong diện được hỗ trợ lãi suất có cơ hội vay vốn nhiều hơn để sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất sau khủng hoảng tài chính thế giới. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất đã bình ổn trở lại sau một năm biến động mạnh. Chính vì vậy mà tổng dư nợ của chi nhánh tăng một cách đột biến. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất: 840.6 tỷ đồng (Trong đó ngắn hạn: 411.2 tỷ đồng , trung và dài hạn: 429.4 tỷ đồng) với số tiền lãi đã hỗ trợ là 21.4 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm đã thoái thu 16 khách hàng với tổng số tiền lãi là 448 triệu. Dư nợ cho vay thẻ tín dụng và thấu chi là 2.3 tỷ đồng. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2009 là 745.8 tỷ đồng.
* Cơ cấu dư nợ tại địa phương của ngân hàng theo loại tiền:
Bảng 2.4: Dư nợ tại địa phương theo loại tiền
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thực hiện
+/- so
2007
% so
2007
Thực hiện
+/- so
2008
% so 2008
Dư nợ tại địa phương
1,938
1,839
-99
95%
2,650
810
144%
Nội tệ
1,021
1,421
400
139%
2,044
623
143%
Tỷ trọng nội tệ trong dư nợ
53%
77%
24%
145%
77%
0
0
Ngoại tệ
917
418
-499
46%
606
188
145%
Tỷ trọng ngoại tệ trong dư nợ
47%
23%
-24%
49%
23%
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Cơ cấu dư nợ phân tích theo loại tiền của chi nhánh Nam Hà Nội có sự thay đổi từ năm 2007 sang năm 2008. Nhu cầu vay bằng ngoại tệ có chiều hướng giảm, ngược lại nhu cầu vay vốn bằng nội tệ gia tăng. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008, các doanh nghiệp không còn nhu cầu lớn trong việc vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và thiết bị. Từ năm 2008 sang năm 2009, cơ cấu dư nợ theo loại tiền không thay đổi, dư nợ bằng nội tệ vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (77%).
* Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:
Trong 3 năm 2007, 2008, 2009, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của chi nhánh Nam Hà Nội đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ năm 2009 là 52%. Chủ yếu là do ngân hàng đã giải ngân nhiều dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do các dự án này có thời hạn đầu tư dài lại đang trong quá trình xây dựng dở dang nên các năm tới khả năng thu nợ còn thấp. Đó là dự án nhà máy thủy điện Bắc Bình, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nhà máy cán thép nóng Quảng Ninh,… Chỉ riêng năm 2008, tỷ trọng nợ trung và dài hạn giảm do quy chế thắt chặt cho vay xây dựng, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thêm vào đó là lãi suất tăng cao, khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp không thể mở rộng đầu tư, trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại tăng mạnh theo cơ chế 115 (nguồn vốn vượt kế hoạch). Đến năm 2009, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tỷ trọng nợ trung và dài hạn lại tăng trở lại.
* Nợ xấu:
Nợ xấu trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ và nhiều món nợ đã được xử lý rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu của các phòng giao dịch trong chi nhánh Nam Hà Nội tháng 12/2009 được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Chi tiết nợ xấu của các đơn vị năm 2009
(Đơn vị: tỷ đồng)
Đơn vị
Th.11/09
Th. 12/09
+/- so T11
KH
% so KH năm
Nợ 2->5
% 2->5
Nợ xấu
% nợ xấu
Năm
Hội sở
1,963
1,977
14
1,913
103%
342.3
17.3%
2.72
0.1%
Giảng Võ
55
47
-8
86
54%
0.2
0.4%
0.17
0.4%
Nam đô
199
198
-1
204
97%
3.2
1.6%
2.93
1.5%
Khâm Thiên
71
65
-6
73
100%
3.9
6.0%
0
0.0%
PGD số 1
8
13
5
13.2
100%
5.3
39.9%
0
0.0%
PGD số 2
9
9
0
10
85%
2.4
27.9%
0
0.0%
PGD số 3
40.2
40
0
40
100%
0
0.0%
0
0.0%
PGD số 5
190
185
-5
192
96%
13.3
7.2%
3.46
1.9%
PGD số 6
49
62
14
69
91%
13.4
21.5%
1.22
2.0%
PGD số 9
40
38
-2
43
89%
0.8
2.0%
0
0.0%
PGD số 10
17
16
0
20
82%
0
0.0%
0
0.0%
Tổng cộng
2,640
2,650
10
2,662
384.6
14.51%
10.50
0.40%
(Nguồn: Báo cáo giao ban tháng 12/2009 – NHNo&PTNT Nam Hà Nội)
Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của chi nhánh là 384,6 tỷ đồng , giảm 125,5 tỷ đồng so với tháng trước, chiếm 14,5% trên tổng dư nợ tại địa phương. Nợ nhóm 2 giảm của Công ty 658, Cty Thiên Ân. Nợ xấu của chi nhánh là 10,5 tỷ, giảm 0,3 tỷ, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng dư nợ tại địa phương. Trong đó có những phòng giao dịch không có nợ xấu. Số dư nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2009 là 26.119 triệu đồng.
c. Về hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế:
Trong 3 năm vừa qua, chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác kinh doanh ngoại tệ, thu hút khách hàng nhỏ và vừa thực hiện công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho hoạt động của khách hàng, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế, năm 2009 thu dịch vụ tăng 12% so với năm trước, phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2007 - đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống về kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
(Đơn vị: nghìn USD)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Số tiền
% so 2007
Số tiền
% so 2008
TT hàng nhập
147,997
73,750
50%
98,042
133%
TT hàng xuất
92,967
112,322
120%
132,156
118%
Mua ngoại tệ
154,273
162,758
105%
175,488
108%
Bán ngoại tệ
154,287
159,687
103%
163,642
102%
Thu dịch vụ
300
350
117%
400
114%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của chi nhánh đều tăng trưởng so với năm trước, nhưng không có sự thay đổi đột biến. Hoạt động kinh doanh ngoại hối được duy trì qua các năm.
d. Hoạt động Kế toán – Tài chính:
Kết quả hoạt động tài chính của chi nhánh trong 3 năm được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thực hiện
So 2007
Thực hiện
So 2008
Tổng thu
725,270
592,083
-133,187
529,426
-62,657
Tổng chi
646,409
464,823
-181,586
410,656
-54,167
Quỹ thu nhập
78,861
127,260
48,399
118,770
-8,490
Hệ số lương
2.07
3.0
0.93
2.57
-0.43
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Năm 2008, tổng thu của chi nhánh giảm 133 187 triệu đồng so với năm trước, tương đương 18.2% do từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Tháng 5/2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã yêu cầu chi nhánh giảm dư nợ 200 tỷ đồng. Tổng chi của chi nhánh giảm so với năm trước do Chi nhánh thực hành tiết kiệm giảm chi phí hợp lý, điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Do đó, quỹ thu nhập năm 2008 của Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110796.doc