Báo cáo Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nội dung làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn

Nội dung làm việc với các cơ quan địa phương gồm:

− Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT:

Nhóm tham vấn trao đổi với ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (ông Hà Văn

Nghĩa) về nội dung, địa điểm, thời gia tham vấn các hộ dân tại địa bàn huyện Xuyên Mộc. Sở

Nông Nghiệp đã cử ông Văn Hoạt Phước (Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp) và ông Nguyễn

Văn Hạnh (chuyên viên lâm nghiệp) tham gia quá trình tham vấn, cung cấp các tài liệu có liên

quan và đóng góp ý kiến cho kết quả tham vấn.

− Làm việc với UBND huyện Xuyên Mộc:

Trao đổi với bà Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Xuyên Mộc về nội dung, địa điểm,

thời gian thực hiện tham vấn và đề nghị UBND huyện phối hợp, yêu cầu UBND các xã có đối

tượng tham vấn tham gia quá trình tham vấn. UBND huyện Xuyên Mộc đã chỉ đạo UBND các

xã Bưng Riềng, Bông Trang, Hòa Hiệp cử cán bộ tham gia quá trình tham vấn.

− Làm việc với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu:

7Trao đổi với ông Lê Văn Cơ (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Cty Lâm nghiệp)

về nội dung và kế hoạch tham vấn. Giám đốc Cty LN đã cử ông Đinh Thiên Duy (Trưởng

Phòng Kỹ thuật) tham gia quá trình tham vấn cũng như cung cấp tài liệu có liên quan đến việc

tham vấn.

Nhóm đã tiến hành thu thập hồ sơ giao khoán đất trồng rừng, khai thác của các hộ tại xã

Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp; thu thập tình hình hoạt động chung, hồ sơ trồng rừng,

khai thác rừng; lựa chọn phân trường có đối tượng tham vấn; căn cứ vào hồ sơ để lựa chọn sơ

bộ hộ tham vấn (trước khi làm việc với UBND các xã).

− Làm việc với Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc:

Phỏng vấn Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (ông Thái Văn Hải) về các thủ tục của cấp Hạt đối

với trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ; Tham khảo ý kiến của Hạt về các đối

tượng hộ sẽ tiến hành tham vấn;

− Làm việc với UBND các xã Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Hiệp:

Phối hợp với cán bộ của Cty LN đến trao đổi thống nhất về nội dung, đối tượng, kế

hoạch thực tham vấn; lựa chọn thôn/ấp và hộ tham vấn; trao đổi và thống nhất danh sách dự

kiến hộ tham vấn tại thôn.

+ UBND xã Bưng Riềng cử ông Nguyễn Văn Thiết (Chủ tịch Hội Nông dân xã) và

ông Quốc (cán bộ địa chính xã) tham gia tổ chức tham vấn;

+ UBND xã Bông Trang cử ông Nguyễn Tông Đông (Trưởng ấp Trang Định) tham gia

tổ chức tham vấn.

+ UBND xã Hòa Hiệp, do không có cán bộ tham gia nên đề nghị Cty LN hỗ trợ, Cty

LN cử ông Nguyễn Quang Hiền (Phân trường Trưởng Phân trường II tham gia tổ

chức tham vấn).

− Làm việc với các trưởng thôn có hộ tham vấn:

+ Trao đổi về ý nghĩa, nội dung và phương pháp tham vấn (bảng câu hỏi);

+ Phổ biến tài liệu: Các văn bản về gỗ hợp pháp của nhà nước, tài liệu hướng dẫn

tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ;

+ Thống nhất danh sách hộ tham vấn;

+ Thống nhất kế hoạch tham vấn: Thời gian, địa điểm, kinh phí, tổ chức.

+ Mời các hộ tham vấn bằng giấy mời in sẵn;

Trong buổi làm việc với các trưởng thôn có sự tham gia của cán bộ phân trường (Cty

LN) và cán bộ hội nông dân xã.

Các Trưởng thôn và cán bộ xã đã thực hiện việc phát giấy mời cho các hộ tham gia tham

vấn (Phụ lục 1: Mẫu giấy mời).

pdf20 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty TNHH Một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2006. Về quyền sử dụng đất: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Công văn số 125/UBND-VP ngày 9/1/2009 và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 44/BC-STNMT ngày 14/5/2009 về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu trên địa bàn huyện Xuyên Mộc; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với các ngành liên quan để hoàn chỉnh thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ và thuê đất. Tổng diện tích đất sau khi rà soát phục vụ việc cấp GCNQSDĐ là 5.605 ha, trong đó: diện tích đất của dân đang sử dụng nằm trong lâm phần quản lý của Công ty là 1.041 ha (dự kiến giao về địa phương quản lý); đất khác là 117 ha; Diện tích đất Công ty đang trực tiếp sử dụng là 4.447 ha, trong đó: Đã cấp giấy CNQSDĐ là 2.847ha và đang làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ là 1.600 ha 2. Vấn đề giao khoán đất lâm nghiệp tại Cty TNHH MT Lâm nghiệp 5 Trên cơ sở diện tích được giao và cấp giấy CNQSDĐ, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đã liên doanh với Công ty Sanrim Johap ViNa (Hiệp hội Lâm nghiệp Hàn Quốc); Công ty TNHH Vĩnh Hưng (Đài Loan) và một số Cty TNHH khác để trồng rừng nguyên liệu. Diện tích đất được giao khoán cho các hộ dân (162 hộ) trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh là 1.976,5 ha. Toàn bộ diện tích đất đai được giao khoán cho các hộ dân để trồng rừng cây gỗ nguyên liệu đều thuộc diện tích đất đã có GCN QSDĐ. Các hộ dân khi được giao khoán đất để trồng rừng đã ký kết “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản” với Cty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung chính của hợp đồng giao khoán đất gồm: - Vị trí (địa danh khoảnh, tiểu khu); - Diện tích đất giao; - Loài cây trồng; - Mật độ trồng; - Thời hạn hợp đồng (theo chu kỳ loài cây trồng). Trong hợp đồng có ghi các nội dung về quyền lợi của hộ nhận khoán là: được chủ động trồng rừng sản xuất; được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính với Cty Lâm nghiệp; được trồng xen cây hàng năm và hưởng 100% sản phẩm; được hoàn trả chi phí đầu tư ban đầu nếu có nguyện vọng không tiếp tục sản xuất; được đền bù khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển KTXH. Nghĩa vụ của hộ nhận khoán theo hợp đồng là: sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự kiểm tra giám sát của Cty Lâm nghiệp về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Hộ nhận khoán đất phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nhà nước theo quy định; Hộ nhận khoán phải nộp 5% sản lượng khai thác của mỗi chu kỳ trồng rừng cho Cty Lâm nghiệp (là chủ rừng); bán sản phẩm cho Cty LN; Hộ không được giao khoán lại và chuyển nhượng đất. Đối với Cty LN: Cty có trách nhiệm lập hồ sơ giao khoán đất cho các hộ; hướng dẫn các hộ trồng rừng theo kế hoạch, kỹ thuật quy định; thực hiện các hoạt động dịch vụ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông – lâm, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Quản lý việc sử dụng đất của hộ theo đúng quy hoạch, kế hoạch. 3. Rừng trồng trên đất có giấy chứng nhận QSDĐ Theo báo cáo kiểm kê đất đai của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), diện tích rừng trồng cây gỗ nguyên liệu ngoài diện tích đất quy hoạch phát triển rừng (đất lâm nghiệp) là 4.500 ha. Nhiều hộ dân trong tỉnh đã tận dụng diện tích đất có lập địa không thích hợp với việc trồng các loài cây nông nghiệp để trồng rừng. Loài cây trồng rừng chủ yếu là keo lá tràm, keo lai. Đất để trồng rừng là đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (người dân gọi là đất có “sổ đỏ”). Diện tích rừng trồng trên đất có “sổ đỏ” tập trung ở các huyện: Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và Châu Đức. Tại huyện Xuyên Mộc, diện tích rừng trồng trên đất có “sổ đỏ’ phần lớn là diện tích được thu hồi từ diện tích của Lâm trường Xuyên Mộc trước đây tại các xã Hòa Hiệp, Hòa Hội, Bưng Riềng, Bông Trang và Bình Châu. Diện tích đất này trước đây thuộc lâm phần Lâm trường Xuyên Mộc, nay đã giao về địa phương và cấp “sổ đỏ” cho hộ dân. Trên diện tích này, các hộ dân tiếp tục trồng rừng (và nhiều loài cây trồng khác). 6 IV. ĐỐI TƯỢNG THAM VẤN Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp vì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có chủ trương giao đất lâm nghiệp và rừng cho các đối tượng này. Đối tượng tham vấn tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ được lựa chọn là các hộ nhận khoán đất trồng rừng trên diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất của tỉnh và các hộ trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các đối tượng này là những hộ dân có quyền sử dụng đất hợp pháp để trồng rừng. V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Cộng đồng tham vấn “Cộng đồng" được dùng trong báo cáo này được hiểu là nhóm các hộ dân có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất (trong trường hợp này là trồng rừng) và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này, "cộng đồng" không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn là một nhóm hộ trong thôn, cùng có đặc điểm về canh tác đất đai là trồng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong báo cáo này cũng là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, nhưng được hiểu là cộng đồng của những hộ quản lý rừng, trồng và khai thác rừng. Các cộng đồng thực hiện tham vấn đáp ứng các tiêu chí sau: Đại diện cho vùng Đông Nam Bộ; Có rừng trồng, sống gần rừng (khu rừng được phép khai thác) và gắn bó lâu đời với rừng (đời sống dựa vào rừng); Là đầu mối giao thông của các tuyến đường vận chuyển gỗ và các sản phẩm gỗ; Có các cơ sở chế biến lâm sản (xưởng cưa, xưởng mộc) Căn cứ vào các tiêu chí trên, các nhóm đối tượng tham vấn có trong tỉnh được lựa chọn gồm 2 nhóm: − Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng trên đất của Cty Lâm nghiệp; − Các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Phương pháp tham vấn 2.1. Nội dung làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn Nội dung làm việc với các cơ quan địa phương gồm: − Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT: Nhóm tham vấn trao đổi với ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (ông Hà Văn Nghĩa) về nội dung, địa điểm, thời gia tham vấn các hộ dân tại địa bàn huyện Xuyên Mộc. Sở Nông Nghiệp đã cử ông Văn Hoạt Phước (Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp) và ông Nguyễn Văn Hạnh (chuyên viên lâm nghiệp) tham gia quá trình tham vấn, cung cấp các tài liệu có liên quan và đóng góp ý kiến cho kết quả tham vấn. − Làm việc với UBND huyện Xuyên Mộc: Trao đổi với bà Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Xuyên Mộc về nội dung, địa điểm, thời gian thực hiện tham vấn và đề nghị UBND huyện phối hợp, yêu cầu UBND các xã có đối tượng tham vấn tham gia quá trình tham vấn. UBND huyện Xuyên Mộc đã chỉ đạo UBND các xã Bưng Riềng, Bông Trang, Hòa Hiệp cử cán bộ tham gia quá trình tham vấn. − Làm việc với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu: 7 Trao đổi với ông Lê Văn Cơ (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Cty Lâm nghiệp) về nội dung và kế hoạch tham vấn. Giám đốc Cty LN đã cử ông Đinh Thiên Duy (Trưởng Phòng Kỹ thuật) tham gia quá trình tham vấn cũng như cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tham vấn. Nhóm đã tiến hành thu thập hồ sơ giao khoán đất trồng rừng, khai thác của các hộ tại xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp; thu thập tình hình hoạt động chung, hồ sơ trồng rừng, khai thác rừng; lựa chọn phân trường có đối tượng tham vấn; căn cứ vào hồ sơ để lựa chọn sơ bộ hộ tham vấn (trước khi làm việc với UBND các xã). − Làm việc với Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc: Phỏng vấn Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (ông Thái Văn Hải) về các thủ tục của cấp Hạt đối với trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ; Tham khảo ý kiến của Hạt về các đối tượng hộ sẽ tiến hành tham vấn; − Làm việc với UBND các xã Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Hiệp: Phối hợp với cán bộ của Cty LN đến trao đổi thống nhất về nội dung, đối tượng, kế hoạch thực tham vấn; lựa chọn thôn/ấp và hộ tham vấn; trao đổi và thống nhất danh sách dự kiến hộ tham vấn tại thôn. + UBND xã Bưng Riềng cử ông Nguyễn Văn Thiết (Chủ tịch Hội Nông dân xã) và ông Quốc (cán bộ địa chính xã) tham gia tổ chức tham vấn; + UBND xã Bông Trang cử ông Nguyễn Tông Đông (Trưởng ấp Trang Định) tham gia tổ chức tham vấn. + UBND xã Hòa Hiệp, do không có cán bộ tham gia nên đề nghị Cty LN hỗ trợ, Cty LN cử ông Nguyễn Quang Hiền (Phân trường Trưởng Phân trường II tham gia tổ chức tham vấn). − Làm việc với các trưởng thôn có hộ tham vấn: + Trao đổi về ý nghĩa, nội dung và phương pháp tham vấn (bảng câu hỏi); + Phổ biến tài liệu: Các văn bản về gỗ hợp pháp của nhà nước, tài liệu hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ; + Thống nhất danh sách hộ tham vấn; + Thống nhất kế hoạch tham vấn: Thời gian, địa điểm, kinh phí, tổ chức. + Mời các hộ tham vấn bằng giấy mời in sẵn; Trong buổi làm việc với các trưởng thôn có sự tham gia của cán bộ phân trường (Cty LN) và cán bộ hội nông dân xã. Các Trưởng thôn và cán bộ xã đã thực hiện việc phát giấy mời cho các hộ tham gia tham vấn (Phụ lục 1: Mẫu giấy mời). 2.2. Thảo luận nhóm và phỏng vấn Tổ chức tham vấn cộng đồng 2 nhóm đối tượng trên tại các ấp thuộc xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp theo bộ câu hỏi “Hướng dẫn thực hiện tham vấn về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam”. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho người dân tham gia việc thảo luận, các câu hỏi đã được biên tập ngắn gọn hơn và in trên khổ giấy A0 và treo lên trong các cuộc họp (việc này đã tạo được sự tập trung của người dân tham gia thảo luận). Ngoài thảo luận nhóm, cán bộ của ForWet còn tiến hành phỏng vấn một số đối tượng có liên quan đến nội dung tham vấn như: Hạt Trưởng Kiểm lâm Xuyên Mộc, chuyên viên lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT), Chủ tịch xã Bưng Riềng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bưng 8 Riềng, cán bộ địa chính xã Bưng Riềng, Trưởng ấp Trang Định (xã Bông Trang) và người chuyên mua rừng, bán gỗ rừng trồng. Tài liệu đã trình bày và phổ biến trong các cuộc thảo luận gồm: − Bản đồ hiện trạng rừng của huyện Xuyên Mộc và Cty Lâm nghiệp; − Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. − Bộ câu hỏi về các nội dung: (1) Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước; (2) Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp trong nước; (3) An toàn về môi trường; (4) An toàn về xã hội. Ảnh: Họp tham vấn các hộ nhóm nhận khoán đất trồng rừng tại ấp Trang Định, xã Bông Trang Ảnh: Họp tham vấn các hộ nhóm đất trồng rừng có GCN QSDĐ tại xã Bưng Riềng VI. KẾT QUẢ THAM VẤN 1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp 1.1. Đối với diện tích rừng trồng trên đất giao khoán của Cty Lâm nghiệp a) Việc thực hiện các quy định về khai thác rừng: Để được khai thác rừng trồng, các hộ nhận khoán đất phải làm các thủ tục sau: (1) Làm đơn gửi Cty Lâm nghiệp xin phép khai thác rừng, trong đơn ghi rõ: căn cứ vào “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản”; địa danh (lô, khoảnh) và diện tích xin khai thác; loài cây trồng; thời gian khai thác. (2) Cty Lâm nghiệp tiến hành xác minh rừng (hồ sơ và hiện trường), trong trường hợp lô rừng hộ xin khai thác đã đạt tuổi khai thác theo quy định của Cty Lâm nghiệp (theo phương án sản xuất đã được UBND tỉnh phê duyệt) thì Cty sẽ tiến hành thiết kế khai thác tại các lô rừng mà hộ xin khai thác. (3) Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành kiểm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế khai thác do Cty LN lập bằng quyết định phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác rừng trồng sản xuất hàng năm của Cty Lâm nghiệp. 9 Nội dung của quyết định phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác rừng trồng sản xuất hàng năm ghi rõ: ¾ Diện tích thiết kế khai thác ¾ Địa danh tiểu khu và xã có rừng khai thác ¾ Điện tích khai thác theo lô ¾ Chủng loại gỗ khai thác (ở đây là loài keo lai) ¾ Nguồn vốn đầu tư trồng rừng (ở đây là vốn hộ dân tự trồng, tự hưởng, hoặc vốn của Cty). ¾ Sản lượng gỗ (thuộc nguồn vốn Cty/tự trồng tự hưởng; chia theo địa danh). b) Kiểm tra, giám sát khai thác rừng: Hạt Kiểm lâm sở tại (huyện Xuyên Mộc) sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo thiết kế được phê duyệt. Nội dung kiểm tra là quy trình khai thác ghi trong thiết kế và vị trí khai thác. Hạt Kiểm lâm có văn bản phân công cán bộ kiểm lâm địa bàn xã có diện tích khai thác thực hiện tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo thiết kế được phê duyệt. Nội dung kiểm tra là quy trình khai thác ghi trong thiết kế và vị trí khai thác. Trường hợp hộ thực hiện sai các nội dung thiết kế cán bộ kiểm lâm địa bàn sẽ lập biên bản và đề xuất với hạt trưởng biện pháp xử lý sai phạm theo quy định. Sau khi kết thúc quá trình khai thác, hộ phải báo cáo với hạt kiểm lâm lập biên bản xác nhận việc khai thác có theo đúng vị trí, ranh giới và diện tích như thiết kế hay không? Đánh giá việc thực hiện quy trình khai thác và tiến độ khai thác. Hạt sẽ kiểm tra và lập biên bản về việc vệ sinh rừng sau khai thác, yêu cầu các hộ thực hiện vệ sinh rừng sau khai thác trước khi giao lại mặt bằng trồng rừng cho chu kỳ sau (hoặc hộ tiếp tục trồng rừng chu kỳ sau). Ở nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng, người dân chấp hành những quy định ghi trong thiết kế và đồng tình với việc kiểm tra của hạt kiểm lâm. Không có trường hợp hộ dân khai thác không thiết kế hoặc khai thác sai vị trí và diện tích đã được phê duyệt. Người dân thực hiện trồng, bảo vệ và khai thác rừng theo “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản”; với Cty Lâm nghiệp, nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị thu hồi đất. Nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng là kết quả phỏng vấn ông Thái Văn Hải (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc); ông Đinh Thiên Duy (Trưởng Phòng Kỹ thuật Cty Lâm nghiệp; ông Nguyễn Văn Hạnh (Chuyên viên lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT). Để minh họa cho những thủ tục khai thác như trên những người được phỏng vấn đã cung cấp các văn bản liên quan đối với việc khai thác rừng như: Hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng; quyết định phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác, biên bản kiểm tra khai thác c) Mua bán rừng trồng: 10 Việc khai thác rừng trồng của các hộ dân chỉ được tiến hành khi hoàn thành các thủ tục theo quy định như đã nêu trên. Hiện nay khâu khai thác rừng, bán gỗ tại huyện Xuyên Mộc không do các hộ thực hiện mà do người mua rừng tổ chức thực hiện. Khi rừng đến tuổi khai thác, các hộ nhận khoán đã liên hệ với người mua rừng (thường là người địa phương, có quan hệ lâu năm trong việc mua bán rừng với hộ) để báo tin có nhu cầu bán rừng. Người mua rừng (mua cây đứng) trực tiếp đến lô rừng sẽ mua để xác minh các chỉ tiêu sau: − Diện tích, vị trí lô rừng: Thông qua hồ sơ nhận khoán của hộ và đo đạc bằng máy định vị (GPS) người mua rừng xác định diện tích lô rừng. Những người mua rừng tại huyện Xuyên Mộc sử dụng khá thành thạo loại dụng cụ này để đo diện tích lô rừng (nhưng chỉ biết đo diện tích trên máy định vị). Tuy nhiên, có những người mua rừng chỉ cần biết diện tích ghi trong hợp đồng giao khoán và họ dùng thước dây đo thực địa để kiểm tra. Phần lớn người mua rừng tin vào diện tích lô của bản thiết kế khai thác do Cty LN lập (đã được phê duyệt). − Trữ lượng rừng: Người mua rừng xác định trữ lượng theo kinh nghiệm là chính, họ căn cứ vào khoảng cách các cây để quy ra mật độ cây/ha, đồng thời người mua rừng cũng biết đếm số cây trong khoảng 100 m2 để quy ra mật độ cây/ha. Trữ lượng rừng được ước lượng từ mật độ và cỡ đường kính cây bình quân và theo họ trữ lượng thường sai khoảng trên dưới 15% khi đo tính tại bãi. Thỏa thuận giá bán rừng: Người mua rừng thỏa thuận với người bán rừng về giá rừng trồng theo giá thị thường tại địa phương. Căn cứ để xác định giá rừng chính là sự thống nhất giữa 2 bên mua/bán về diện tích và trữ lượng gỗ theo cách làm như đã nêu trên. Trong hợp đồng mua bán rừng, hộ bán rừng và người mua rừng cam kết không khiếu nại lẫn nhau nếu rừng được mua bán không đạt sản lượng ước tính. Người mua rừng sẽ được “có lời” hoặc chịu “lỗ” tùy theo kinh nghiệm xác định trữ lượng rừng và giá cả gỗ thời điểm khai thác. Thỏa thuận mua bán rừng đã được cam kết giữa hai bên không bị ảnh hưởng bởi kết quả tính toán trữ sản lượng của thiết kế khai thác và giá cả thị trường. Người mua rừng phải bỏ tiền “đặt cọc” để đảm bảo thỏa thuận mua bán rừng được thực hiện đúng cam kết giữa hai bên. Người mua bán rừng: Ông Nguyễn Văn Ba (43 tuổi), sinh sống tại xã Bưng Riềng. Đã nhiều năm nay (khoảng 10 năm) ông làm “nghề” mua/bán rừng, đối tác của ông là các hộ trồng rừng (quen biết lâu năm) có hợp đồng giao khoán đất của Cty Lâm nghiệp. Sau khi đạt dược thỏa thuận về giá rừng với hộ dân ông Ba tiến hành làm các thủ tục để được khai thác và vận chuyển gỗ sau khai thác. Ông Ba phải thay mặt hộ làm đơn xin phép Cty Lâm nghiệp cho khai thác rừng (vì đã đến tuổi khai thác). Khi Cty Lâm nghiệp chấp nhận và tiến hành thiết kế khai thác ông Ba phải trả tiền chi phí công của việc thiết kế và chi phí đi lại khi phê duyệt thiết kế của nhóm nhân viên kỹ thuật làm thiết kế. Toàn bộ các thủ tục từ khâu thiết kế đến việc kiểm tra giám sát khai thác của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ông Ba đều thay mặt hộ bán rừng tham gia thực hiện. Hộ có nghĩa vụ ký xác nhận vào các văn bản có liên quan đến việc khai thác lô rừng của mình. Ông Ba cũng phải thay mặt hộ đóng các khoản thuế cho nhà nước theo quy định cũng như nộp tiền khoán sản phẩm khi khai thác cho Cty Lâm nghiệp theo hợp đồng của hộ trồng rừng. Như vậy, ông Ba đã mua trọn rừng cây để bán kiếm lợi nhuận và thay mặt hộ thực hiện toàn bộ các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ tài chính khi khai thác rừng. d) Khai thác gỗ rừng trồng: 11 Việc khai thác gỗ rừng trồng trên diện tích của hộ đã được quy định trong thiết kế khai thác được phê duyệt. Các tác nghiệp khai thác như: chặt hạ, cắt khúc, phân loại sản phẩm, vệ sinh rừng sau khai thác đều được người mua rừng thực hiện dưới sự kiểm tra giám sát của Cty Lâm nghiệp và cán bộ kiểm lâm địa bàn xã (được hạt kiểm lâm phân công bằng văn bản). Các trường hợp thực hiện không đúng quy định đều được nhắc nhở, nếu sai phạm nghiêm trọng sẽ bị lập biên bản và đình chỉ khai thác. Những người mua rừng đã (thay mặt hộ) thực hiện tốt các quy định về khai thác. Việc tham vấn cộng đồng hộ trồng rừng cho thấy: Các hộ dân trồng rừng không quan tâm nhiều đến các thủ tục trong khai thác rừng cũng như cách thức khai thác quy định trong thiết kế khai thác. Vấn đế quan tâm chính của các hộ là giá bán rừng và tiến độ khai thác của người mua rừng. Sự chậm trễ trong tiến độ khai thác đôi khi gây ra những mâu thuẫn, sung đột giữa người mua và bán rừng. 1.2. Đối với diện tích rừng trồng trên đất có giấy CNQSDĐ a) Việc thực hiện các quy định Để được khai thác rừng trồng, các hộ trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (người dân gọi là “sổ đỏ”) hộ dân phải làm các thủ tục sau: (1) Lập hợp đồng mua bán rừng với người mua rừng, trong hợp đồng ghi rõ: Họ và tên chủ đất, số GCNQSDĐ, số thửa đất có rừng khai thác, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác. (2) Sau khi hợp đồng được ký kết, người mua rừng làm đơn gửi UBND xã và hạt kiểm lâm Xuyên Mộc xin phép khai thác rừng, trong đơn ghi rõ: Họ và tên người mua rừng, họ và tên chủ đất, số GCNQSDĐ, số thửa đất có rừng khai thác, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác số GCNQSDĐ, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác; (3) UBND xã cử cán bộ kiểm lâm địa bàn xã tiến hành xác minh thửa đất có rừng trồng theo “sổ đỏ” (hồ sơ và hiện trường) và xác nhận đơn xin khai thác; Đối với rừng trồng trên đất có “sổ đỏ”, tuổi khai thác do các hộ dân định đoạt, hiện nay tuổi khai thác rừng trồng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 3,5 – 5,0 năm tùy theo nhu cầu của hộ dân. b) Kiểm tra, giám sát khai thác rừng: UBND xã sở tại cử cán bộ kiểm lâm địa bàn, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo vị trí thửa đã được UBND xã xác nhận cho khai thác. Kiểm lâm địa bàn báo cáo tình hình tiến độ khai thác của các hộ dân trong xã cho hạt kiểm lâm định kỳ 1 tháng/lần và hạt kiểm lâm tổng hợp báo cáo tình hình tiến độ khai thác của các hộ trong huyện cho chi cục kiểm lâm định kỳ 3 tháng/lần. Sau khi hoàn thành việc khai thác rừng, hộ phải báo cáo với cán bộ kiểm lâm địa bàn xã để ghi nhận việc khai thác đã kết thúc. Ở nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng, người dân chấp hành những quy định về việc làm các thủ tục khi xin phép khai thác rừng. Tuy nhiên, họ cho rằng rừng trồng trên đất có “sổ đỏ” và bằng vốn của dân thì việc xin phép và lập bảng kê lâm sản là gây phiền phức. Có hộ cho rằng cây gỗ nguyên liệu cũng chẳng khác gì cây lâu năm khác, như cây điều khi chặt để bán thì không cần xin phép và vận chuyển tự do. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: 12 Theo ông Thái Văn Hải (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc), trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có tổng số 221 vụ vi phạm lâm luật là các vụ chặt trộm cây rừng, xâm lấn đất rừng, vận chuyển gỗ trái phép, săn bắt động vật hoang dã trái phép, cất dấu lâm sản, cháy rừng. Các vụ vi phạm lâm luật khi được phát hiện đều bị xử lý theo quy định. Tổng số tiền phạt vi phạm là 250.000.000 đ (vụ thấp nhất phạt 500.000 đ; cao nhất phạt 80.000.000 đ). c) Mua bán rừng trồng: Việc khai thác rừng trồng của các hộ dân chỉ được tiến hành khi hoàn thành các thủ tục theo quy định như đã nêu tại mục a) ở trên. Hiện nay khâu khai thác rừng, bán gỗ của các hộ dân có “sổ đỏ” tại huyện Xuyên Mộc cũng không do các hộ thực hiện mà do người mua rừng tổ chức thực hiện (như đối với các hộ được Cty Lâm nghiệp giao khoán đất trồng rừng). Khi rừng đến tuổi khai thác, các hộ nhận khoán đã liên hệ với người mua rừng hoặc người mua rừng tự tìm đến. Người mua rừng sẽ trực tiếp đến lô rừng sẽ mua để xác minh các chỉ tiêu sau: − Diện tích, vị trí lô rừng: Người bán rừng sẽ phải cho người mua rừng biết các thông tin về giấy CNQSDĐ, diện tích lô rừng theo “sổ đỏ” đã ghi. Trường hợp sổ đỏ không thể hiện thửa đất trồng rừng thì người mua rừng sẽ đo lại bằng các dụng cụ như thước dây và tính diện tích theo kinh nghiệm. Có một số người mua rừng biết sử dụng máy định vị (GPS) để đo diện tích lô rừng. − Trữ lượng rừng: Người mua rừng xác định trữ lượng theo kinh nghiệm là chính, họ căn cứ vào khoảng cách các cây để quy ra mật độ cây/ha, đồng thời người mua rừng cũng biết đếm số cây trong khoảng 100 m2 để quy ra mật độ cây/ha. Trữ lượng rừng được ước lượng từ mật độ và cỡ đường kính cây bình quân và theo họ trữ lượng thường sai khoảng trên dưới 15% khi đo tính tại bãi. Thỏa thuận giá bán rừng: Cũng như trong trường hợp mua rừng của các hộ có đất nhận khoán, người mua rừng thỏa thuận với người bán rừng về giá rừng trồng theo giá thị thường tại địa phương. Căn cứ để xác định giá rừng chính là sự thống nhất giữa 2 bên mua/bán về diện tích và trữ lượng gỗ theo cách làm như đã nêu trên. Trong hợp đồng mua bán rừng, hộ bán rừng và người mua rừng cam kết không khiếu nại lẫn nhau nếu rừng được mua bán không đạt sản lượng ước tính. Người mua rừng sẽ được “có lời” hoặc chịu “lỗ” tùy theo kinh nghiệm xác định trữ lượng rừng và giá cả gỗ thời điểm khai thác. Thỏa thuận mua bán rừng đã được cam kết giữa hai bên không bị ảnh hưởng bởi kết quả tính toán trữ sản lượng của thiết kế khai thác và giá cả thị trường. Người mua rừng phải bỏ tiền “đặt cọc” để đảm bảo thỏa thuận mua bán rừng được thực hiện đúng cam kết giữa hai bên. d) Khai thác gỗ rừng trồng: Việc khai thác gỗ rừng trồng trên diện tích đất của hộ có GCN QSDĐ do người mua rừng thực hiện. Các tác nghiệp khai thác như: chặt hạ, cắt khúc, phân loại sản phẩm, vệ sinh rừng sau khai thác đều được người mua rừng thực hiện theo ý mình (theo ý khách hàng của họ). Nhìn chung, những người mua rừng đã (thay mặt hộ) thực hiện tốt các quy định về khai thác rừng. Việc tham vấn cộng đồng hộ trồng rừng cho thấy: Cũng như trong trường hợp bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_ket_qua_tham_van_cong_dong_ve_tinh_hop_phap_cua_go_v.pdf