Báo cáo Khảo sát thực tế: Con đường di sản miền Trung

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN MỘT: BÀI THUYẾT MINH ĐIỂM ĐẾN PHONG NHA - KẺ BÀNG 2

PHẦN HAI: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUẾ 6

1. Huế - dồi dào tài nguyên du lịch văn hoá 6

2. Huế – một kiệt tác thi ca đô thị thiên nhiên, kiến trúc 7

3. Huế- Tài nguyên du lịch sinh thái 8

4. Huế - mảnh đất con người hiếu khách 9

5. Huế luôn tự làm mới mình 11

6. Cơ sở vật chất của ngành du lịch không ngừng được củng cố, xây dựng mới. 12

7. Công tác bảo tồn di tích ở Huế được coi trọng 13

8. Sự quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển du lịch Huế của chính quyền địa phương 14

PHẦN BA: NHỮNG CẢM NHẬN VÀ MỘT VÀI ĐỂ XUẤT VỀ CHUYẾN ĐI 19

I. Những cảm nhận về chuyến đi 19

II. Những đề xuất về chuyến đi 20

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát thực tế: Con đường di sản miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng. Phong Nha quý hơn hẳn các điểm du lịch khác ở Việt Nam là động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Cư dân nơi đây vẫn nghèo khó và lạc hậu, trẻ con vẫn hồn nhiên cởi truồng chạy theo khách lạ. Những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng. Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần khiết hơn là nhìn nhận du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng đòi hỏi Phong Nha phải biết giữ gìn để thêm hấp dẫn khách du lịch. Hệ thống hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nơi cư trú của các tộc người thiểu số từ lâu đời với nhóm người Rục, ARem, Mã Liềng thuộc tộc người Chứt. Những tộc người này vẫn còn giữ nguyên vẹn các lễ hội dân tộc: lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, lễ rằm tháng ba... Các điệu hát sắc bùa, hát dân ca, các tập tục văn hoá phong phú và lạ. Mỗi tộc người này có một nền văn hoá riêng rất độc đáo và quý giá có thể khai thác phục vụ du lịch. Ít ai biết rằng động Phong Nha còn có thể nói là ghi dấu tích cuối cùng của người Chăm ra phía Bắc. Ngay cửa động là chân của 1 pho tượng Chàm bằng đá đã đổ từ bao giờ, có lẽ là di tích đầu tiên của nền văn hoá Chàm mà ta gặp trên đường đi từ Bắc vào Nam báo trước một sêri di tích quý báu của người Chăm tiếp theo vào phía Nam. Sâu trong hang động Bi Ký, người ta còn thấy dấu tích 1 bàn thờ và những chữ Chăm khắc lên vách đá. ngày xưa có 1 tượng đá trên bàn thờ, có hình chữ ''Vạn'' trước ngực nhưng đã bị đổ xuống sông từ lúc nào. Phong Nha - Kẻ Bàng còn là tài nguyên nhiên nhiên vô giá. Nó có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái núi đá của Việt Nam. Rừng Phong Nha Kẻ Bàng có tới 94% là rừng nguyên sinh, nắng không chạm tới đất vì rừng kín đặc. Tổng số loài thực vật ở Phong Nha là gần 800 loài, 67 loài thú và 26 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam đặc biệt là Sao la và mang lớn, 15 loài chim có trong sách đỏ Việt Nam, hệ cá đa dạng với 64 loài và cao nhất trong số các khu bảo tồn Việt Nam. Sự đa dạng sinh học của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng về sình cảnh: Núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được. Phong Nha còn mang trên mình tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khoảng 3km đường dọc theo bờ sông Son, trong đó có bến phà Nguyễn Văn Trỗi (cách cửa động Phong Nha 800m) là một điểm rất ác liệt trong chiến tranh. Nơi đây hoàn toàn có thể mở ra thành 1 tuyến du lịch nhỏ cho du khách. Rồi có thể đi thăm lại hang ''Tám cô'', nơi 8 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh khi chưa đầy 20 tuổi. Nơi đây hội tụ đầy đủ những giá trị về thẩm mĩ, cảnh quan, địa chất, văn hoá, lịch sử, sinh học... duy nhất ở Việt Nam. Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: 1. Hang nước dài nhất 2. Cửa hang cao và rộng nhất 3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất 4. Hồ ngầm đẹp nhất 5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất 6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m) 7. Hang khô rộng và đẹp nhất. PHẦN HAI: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUẾ 1. Huế - dồi dào tài nguyên du lịch văn hoá Thừa Thiên - Huế xa xưa đã là nơi hội tụ và giao thoa các yếu tố văn hóa phương Đông và sau này là phương Tây, tạo ra "vùng văn hóa Huế" độc đáo trong đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cố đô Huế là nơi đang lưu giữ một kho tàng di tích, cổ vật, trong đó quần thể di tích Cố đô đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huế còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa các dân tộc ít người... đặc biệt, nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản kiệt tác văn hóa và truyền khẩu của nhân loại. Ngoài ra, Thừa Thiên - Huế còn là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, nơi lưu giữ nhiều di tích cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với các địa danh lịch sử, với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hai Di sản văn hóa nhân loại đã được xếp hạng, Thừa Thiên - Huế là trung tâm của con đường Hành trình di sản văn hóa thế giới: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn trong mối liên kết với các tuyến du lịch của Hành lang Đông Tây. Quyết định công nhận thành phố Huế là thành phố Festival của Thủ tướng Chính phủ làm cho tỉnh có một lợi thế rất lớn, vì nó cho phép phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. 2. Huế – một kiệt tác thi ca đô thị thiên nhiên, kiến trúc Cho đến tận bây giờ tên gọi Huế có từ khi nào, gốc tích ở đâu thì chưa có một tài liệu nào đề cập đến. Chỉ biết rằng năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan chọn Kim Long để xây dựng thủ phủ Đàng Trong để rồi từ đó phát triển lên thành Đô thành Phú Xuân, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát rồi kinh đô Huế thời vua Quang Trung tiếp sang các triều đại các vua Nguyễn luôn luôn trên địa bàn đô thị như bây giờ. Tính đến nay Huế đã tồn tại tròn 370 năm và dường như vẫn còn nguyên vẹn một đô thị cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Quả thật vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được. Có lẽ,  hai yếu tố sơn – thủy là dấu ấn chủ đạo trong tư duy quy hoạch kiến trúc của người xưa. Vậy nên, mãi cho đến ngày nay, Huế là một trong số ít ỏi còn lại giữa lòng thế giới hiện đại vẫn đắm mình trong bài thơ sâu thẳm của thiên nhiên. Dòng Hương giang phẳng lặng, êm đềm, những ngọn đồi nhấp nhô được điểm xuyết bằng những vườn cây trái xum xuê, tạo cho Huế sự tươi mát giữa khung trời miền Trung đầy nắng gió. Thiên nhiên chính là chất thơ sâu thẳm và còn mãi mãi với Huế. Một kiến trúc người Nga đã nhận xét rằng, trên thế giới có nhiều loại thành phố khác nhau: thành phố – công nhân, thành phố – khoa học, thành phố – cảng, nhưng thật hiếm một thành phố – thơ. Vậy mà ở Việt Nam có thành phố như thế. Đó là Huế. Trên cái nền thiên nhiên đầy chất lãng mạn và trữ tình ấy, các nhà kiến trúc xưa đã xây dựng tại đây một hệ thống kiến trúc cung đình và dân gian nằm xen kẽ nhau. Ngày nay, giới nghiên cứu văn hóa gọi đó là kiến trúc cảnh quan. Dù đã bị tổn thương phần nào bởi thời gian và bởi thiên tai địch họa, nhìn chung kiến trúc Cố đô Huế vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn và đã  được xem là tài sản quốc gia và thế giới. Già tuổi nhất là di tích chùa Linh Mụ, được xây dựng từ 1601, và hàng loạt những kiến trúc lớn được xây cất qua các thế kỷ sau. Thế nhưng tất cả đều bảo đảm tính hài hòa bền vững của tổng thể thành phố. Sự hài hòa đó, đúng như nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M’Bow đã ví: Huế là một kiệt tác thi ca đô thị. 3. Huế- Tài nguyên du lịch sinh thái Xứ Huế rất phong phú tiềm năng du lịch và những sản phẩm du lịch như du lịch văn hoá lịch sử, ẩm thực... từ lâu đã quá nổi tiếng trở thành một thương hiệu, đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương, nhưng bên cạnh đó Huế còn có tiềm năng du lịch sinh thái rất dồi dào. Trong lộ trình phát triển du lịch bền vững, tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương đang được ngành du lịch đánh thức Khu du lịch phục hồi sức khoẻ suối nước nóng Thanh Tân được xem là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn và “ăn khách” nhất hiện nay của Huế. Năm 2000, Công ty Cổ phần Thanh Tân đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình, như hồ trượt, hồ tạo sóng, dịch vụ mát xa, xoa bóp tại chỗ và 41 phòng ngủ cùng với hệ thống nhà sàn khép kín. Từ một vùng núi hoang sơ, sau khi được đầu tư xây dựng, mảnh đất này dần dần được phủ xanh bằng những vườn cây, mọc lên những thác hồ và dãy dài các nhà sàn phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Những ngày cao điểm, Khu Du lịch này đón hàng ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm trên 30%, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động. Thành công của Khu du lịch Thanh Tân là đã biết phát huy lợi thế du lịch thái một cách bền vững. Sự bền vững này bắt đầu từ việc phát triển các dịch vụ có quy hoạch, các công trình dịch vụ được xây dựng một cách hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và không chỉ đầu tư khai thác mà Khu Du lịch còn chú trọng đến bảo tồn các giá trị thiên nhiên.  Thác Kazan (Nam Đông) cũng trở thành là một địa chỉ du lịch hút khách. Tại đây một ngôi nhà gươl trưng bày các hiện vật văn hóa của đồng bào Cờ tu được phục dựng. Sau thời gian ngắn khai thác du lịch, Khu Du lịch thác Kazan đã đón hàng chục đoàn khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng và mua sắm các sản phẩm của cư dân địa phương. Khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên sau khi được đầu tư xây dựng đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách. Các khu du lịch Suối Voi, suối Mơ, thác Nhị Hồ ( Phú Lộc) và một số khu du lịch sinh thái khác đang được đưa vào hoạt động đón khách với quy mô dần mở rộng. Đây là một tín hiệu vui minh chứng du lịch sinh thái đang là xu hướng phát triển nhiều triển vọng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Có thể nói, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái đang là nhân tố mới rất quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển du lịch bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa dịch vụ, du lịch lên hàng đầu. Nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch mới này ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện một loạt các dự án về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Bên cạnh duy trì các khu du lịch sinh thái đã có, tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái mới như Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương,  Hải Vân - Sơn Trà, tuyến du lịch sinh thái hành lang Đông - Tây. dọc theo đường Hồ Chí Minh... sắp xếp, quy hoạch lại các điểm du lịch theo hướng kết hợp các loại hình du lịch sinh thái biển - nhà vườn - rừng, đầu tư phát triển loại hình du lịch này trở thành sản phẩm du lịch chất lượng cao. 4. Huế - mảnh đất con người hiếu khách Một sắc màu rất Huế không thể không nói đến, đó là người Huế. Với giọng nói, dáng đi đặc trưng, con người Huế thân thiện và dễ gần. Hầu như người Huế nào cũng toát lên phong thái ung dung, tự tại. Nếu như ở các đô thị khác, sự ồn ào, náo nhiệt, đi đứng vội vàng đến tất bật là hình ảnh đặc trưng thì với Huế là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Huế yên bình, phẳng lặng, hoa mỹ nhưng không phô trương. Nét đẹp của người Huế nhìn bề ngoài khó thấy, bởi người Huế đề cao vẻ đẹp tâm hồn. Nói vậy không phải con gái Huế không xinh, không đẹp. Cái đẹp của người con gái Huế bình dị đấy nhưng đài các, chỉnh chu. Đó có lẽ là dấu ấn của truyền thống giáo dục cung đình xưa mà người Huế vẫn mang giữ bên mình. Cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa và các nữ sinh trung học, đại học Huế ngày nay trong tà áo dài màu tím là hình ảnh không phai nhạt đối với ai đã từng một lần đến Huế. Không như các địa danh khác chỉ ghé qua một, hai ngày rồi đi. Với Huế, du khách có điều kiện lưu trú cả tuần vẫn không thể đi tham quan hết tất cả các địa danh. Đó là chưa kể đến những du khách say mê khám phá lịch sử Cố đô thì thời gian sẽ là vô tận. Thêm vào đó, Huế còn lưu giữ được nhiều nét đẹp cố đô, nhiều sinh hoạt vui chơi, giải trí, ẩm thực… khiến du khách không thể bỏ qua. Con người Huế thì thân thiện, dễ thươngCảnh quan thì đẹp một cánh trầm mặc khiến cho nhiều du khách sẽ dùng dằng đi, ở. Tất cả những điều đó chính là lợi thế để Huế trở thành xứ sở của du lịch.  Cách đây mấy năm, ở Huế ầm lên một dạo về việc du khách bị “cắt cổ” khi được các anh xích lô đưa đi hát karaoke bên Vĩ Dạ. Chuyện chặt, chém du khách tại các địa điểm du lịch khiến nhiều người còn khiếp mãi. Nhắc lại điều đó để thấy rằng, để phát triển kinh tế du lịch, không gì khác là phải làm sao phục vụ các nhu cầu của du khách tốt nhất, chu đáo nhất. Từ chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, vui chơi, sinh hoạt, giải trí, mua sắm…đều phải làm khách hài lòng. Mặc dù còn có khiếm khuyết trong một số dịch vụ nhưng phải công nhận một điều rằng, so với trước đây, các dịch vụ du lịch tại Huế hiện nay đã có tính chuyên nghiệp cao. Nhân viên lễ tân tại các khách sạn rất nhiệt tình và chu đáo. Mặc dù chỉ là khách sạn 2- 3 sao nhưng bao giờ cũng có người xách đồ, hướng dẫn du khách tận tình, chu đáo từ lúc đến, lúc đi. Công tác hướng dẫn du lịch cũng có nhiều tiến bộ. Chị Hương Giang, hướng dẫn viên du lịch tại Lăng Minh Mạng cho biết.: Riêng chị mỗi ngày phải hướng dẫn giới thiệu cho hàng chục đoàn đến thăm di tích, đi đến đau cả chân. Ngoài lương hàng tháng ra, Hương chẳng có thêm mọt đồng thu nhập nào. Nói thế để thấy rằng, những người làm công tác du lịch tại các khu di tích rất nhiệt tình phục vụ du khách. Chính những con người xứ Huế đã tạo ra ấn tượng đẹp khi du khách đến với Huế. Điều đó cũng có nghĩa là, con người chính là yếu tố quyết định tạo nên chất lượng dịch vụ. Có thể nói, ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người Huế đã hòa quyện lại với nhau để tạo thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật đặc thù của dân tộc. Đến Huế, người ta dễ nhận ra được tâm hồn Việt Nam. 5. Huế luôn tự làm mới mình Huế đẹp, Huế thơ là vậy. Nhưng Huế luôn luôn tự làm mới mình. Chính quyền và người dân Huế tự ý thức mình thay mặt cả nước giữ trọng trách giữ gìn và bảo tồn di sản mà cha ông đã tạo dựng. Song không thể chỉ biết “ăn mòn” di sản mà phải biết kế thừa, phát huy và làm giàu trên nền di sản văn hóa đó. Đó cũng là một sắc màu rất Huế.       Cùng với việc bảo tồn kiến trúc đô thị cổ, Huế đang từng bước vươn tới mục tiêu xây dựng một đô thị hiện đại, phát triển. Từ một thành phố được tiếp quản với hệ thống hạ tầng đô thị hầu như có gì, thời gian qua đã được đầu tư xây dựng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và  dân sinh. Bộ mặt thành phố ngày càng đổi mới, xanh, sạch, đẹp; ven thành phố đang dần mọc lên những khu đô thị mới. Ghi nhận bước phát triển đó, ngày 24.8.2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận thành phố Huế là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Đó là một niềm vui lớn, nhưng đích đến của Huế là trở thành thành phố Festival. Thành công vang dội của 4 kỳ Festival đã tạo tiền đề quan trọng để Huế tiếp tục cuộc hành trình để khẳng định mình xứng đáng với danh hiệu đó. Trong một tương lai không xa nữa, Huế không chỉ được biết đến là nơi có hai di sản thế giới, là đô thị đẹp, thơ mộng mà còn là thành phố Festival. 6. Cơ sở vật chất của ngành du lịch không ngừng được củng cố, xây dựng mới. Tỉnh có 133 khách sạn và 11 nhà khách, nhà nghỉ (với 4.674 phòng), trong đó, có 6 khách sạn từ 4 đến 5 sao với 990 phòng. Lượng khách tăng bình quân hằng năm gần 15%. Năm 2007 đạt trên 1,5 triệu khách du lịch trong và ngoài nước (trong đó, khách ngoài nước trên 500.000 người). Thực tế, phát triển dịch vụ mà trọng tâm là phát triển du lịch đã tạo được nguồn lực đóng góp đáng kể vào tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước. Năm 2007, doanh thu du lịch tăng 31,2%; tổng doanh thu xã hội phục vụ cho hoạt động du lịch đạt trên 2.193 tỉ đồng, tăng 33,2% so với năm 2006. Du lịch - dịch vụ của Thừa Thiên - Huế phát triển mạnh trong những năm gần đây đã tác động mạnh đến nhiều ngành nghề khác phát triển, như nhà hàng, khách sạn, giải trí, mua sắm, bưu chính - viễn thông, Internet, vận tải, nhất là vận tải hàng không..., tạo ra năng lực sản xuất, sức mua và luân chuyển nhanh đồng vốn. Mặt khác, tác động mạnh đến phát triển nông nghiệp - nông thôn, phá vỡ kinh tế khép kín tự cấp, tự túc, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa hiệu quả, gắn với thị trường các vùng du lịch trọng điểm thành phố Huế, Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương. Sự phát triển du lịch của tỉnh còn thúc đẩy mở rộng và phát triển ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Thực tế từ sự phát triển của ngành đã làm tăng nhanh nhu cầu các sản phẩm tạo cho ngành nghề, làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển (mộc mỹ nghệ, đúc đồng, kim hoàn, đan lát, thêu...), đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, không ngừng sáng tạo và tham gia đầu tư, khai thác các sản phẩm, tua, tuyến du lịch độc đáo. Nhờ vậy, đã thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp, ngành nghề phát triển, làm tăng GDP trong công nghiệp, dịch vụ và làm giảm tỷ trọng GDP trong nông nghiệp. 7. Công tác bảo tồn di tích ở Huế được coi trọng Huế là địa danh sở hữu đậm đặc di sản văn hóa, trong đó quần thể công trình Di tích cố đô và Nhã nhạc cung đình đã được UNESCO công nhận là những Di sản văn hóa thế giới. Di sản văn hóa Huế là một phức hợp di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả giá trị về kinh tế bao gồm kiến trúc thành quách, hoàng cung, đền đài, lăng tẩm, đậm màu sắc dân tộc, tín ngưỡng phương Đông và phong cảnh tự nhiên... Khi nguyên vẹn, quần thể di tích ở Huế có gần 1.500 công trình tập trung trong 19 khu di tích quan trọng. Tuy nhiên qua thời gian, biến động lịch sử và các cuộc chiến tranh hiện Huế chỉ còn 468 công trình di tích và hầu hết bị hư hỏng đòi hỏi phải trùng tu bảo quản. Bên cạnh đó, Huế còn các quần thể di tích khác như di tích Hồ Chủ Tịch, di tích tôn giáo, di tích văn hóa Chàm... Xác định được tính cấp thiết của công tác trùng tu, bảo tồn trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương đã rất nỗ lực quản lý, trùng tu bảo tồn các di sản. Ngay từ khi đất nước được thống nhất địa phương đã chú trọng đến công tác bảo vệ các quần thể di sản cố đô. Năm 1982, Trung tâm bảo tồn Cố đô Huế được thành lập đảm nhận trực tiếp công việc chuyên môn về bảo tồn các di tích. Đặc biệt từ khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản thế giới, một dự án tổng thể bảo tồn di sản Huế đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó tổng mức đầu tư Dự án là 720 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ của dự án này, Thừa Thiên Huế đã có điều kiện thuận lợi hơn để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trên 70 công trình di tích được tu bổ, 180 công trình được bảo quản. Trong đó có nhiều công trình đặc biệt quan trọng như: Hoàng Thành, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, Đàn Nam Giao, Điện Văn Thánh, chùa Thiên Mụ... Có thể nói, diện mạo vốn có trong lịch sử của di sản văn hóa Huế đang dần đồng hiện rõ nét cùng nhịp sống hiện đại của thành phố Huế. Cuộc vận động bảo vệ di tích Huế được UNESCO đánh giá là một trong hai cuộc vận động toàn cầu mang lại hiệu quả cao nhất. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực bảo tồn đã tiếp thêm sức sống cho các quần thể di tích ở Huế thoát khỏi giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. 8. Sự quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển du lịch Huế của chính quyền địa phương Ý thức được tiềm năng của mình, phát triển du lịch đã được Đảng bộ tỉnh quan tâm từ rất sớm. Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ khóaX (năm 1993) nêu rõ: "Đã đến lúc cần đầu tư phát triển du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn"; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (năm 1995) đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (năm 2005) đã quyết định chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh thành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để biến tiềm năng thành hiện thực, Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 02-NQ/TU (năm 1996) về phát triển du lịch và Nghị quyết 03-NQ/TU (năm 2002) về tiếp tục phát triển du lịch, thương mại trong tình hình mới. Ngoài ra, trong các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, tỉnh đều coi trọng vấn đề phát triển làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ ưu tiên đầu tư, tập trung chỉ đạo nên ngành du lịch đã phát triển vượt bậc cả quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, diện mạo của ngành du lịch thay đổi một cách nhanh chóng và vững chắc, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, bức tranh kinh tế- xã hội Thừa Thiên - Huế ngày càng sáng sủa, cho thấy tiềm năng và triển vọng của ngành du lịch đã định hình ngày càng rõ nét thế mạnh kinh tế mũi nhọn, đồng thời, khẳng định được ngôi đầu xứng đáng trong cơ cấu kinh tế tiến bộ "dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp". Quá trình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch ở Thừa Thiên - Huế bước đầu đã đạt được hiệu quả khả quan là nhờ: Một là, tỉnh biết phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cả về cơ chế, chính sách, nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là nguồn nhân vật lực tập trung đầu tư trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các hoạt động trong chương trình hành động quốc gia về du lịch, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng các dự án phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng. Hai là, nhận thức rõ nhiệm vụ khai thác, phát huy thế mạnh du lịch không chỉ của ngành du lịch hay của Đảng, Nhà nước mà là nhiệm vụ của toàn dân. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các ban ngành, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đã quan tâm tuyên truyền để thúc đẩy ngành phát triển đúng hướng, đúng với tiềm năng, triển vọng. Mặt khác, tỉnh tích cực huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, đưa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư trở thành những chủ thể chính nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hóa phát triển du lịch. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động du lịch - dịch vụ ở từng ngành, từng địa phương, có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng; theo dõi, giám sát, phối hợp tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án đầu tư phát triển du lịch và khuyến khích cộng đồng dân cư làm lành mạnh hóa các hoạt động du lịch - dịch vụ. Ba là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Trọng tâm trong đó là hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh, đồng thời tiến hành khoanh vùng bảo vệ, công khai thông báo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích và đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Bốn là, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch - dịch vụ phù hợp, có khả năng khai thác đem lại hiệu quả cao cho ngành. Chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành cải cách thủ tục hành chính để tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Quan tâm xây dựng khung pháp lý thông thoáng và môi trường kinh doanh, môi trường du lịch, môi trường văn hóa lành mạnh để phát huy hiệu quả các hoạt động du lịch - dịch vụ.   Để xây dựng thành phố Huế - thành phố di sản, thành phố Festival sớm trở thành trung tâm du lịch dịch vụ của cả nước, khu vực mà Trung ương đã xác định và phấn đấu đến năm 2010 đón trên 2,5 triệu khách du lịch, Thừa Thiên - Huế phải sớm rà soát, đánh giá bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995 - 2010, trong đó điều quan trọng nhất là phải gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa - du lịch, du lịch và văn hóa. Đồng thời tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch; quy hoạch du lịch các huyện, thành phố Huế gắn với tổ chức cải cách hành chính triệt để, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó ưu tiên để tập trung thúc đẩy các dự án lớn của các tập đoàn Banyan Tree, Gia Minh Conic, Petrolimex, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Phong Phú Plaza... nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động. Tập trung làm lành mạnh môi trường du lịch và xây dựng sản phẩm chủ lực để thu hút và lưu giữ du khách. Triển khai một cách quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để dẹp tệ nạn phi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10089.doc
Tài liệu liên quan