MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁ TOUR 7
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM 12
2.1 Giới thiệu chung về vùng du lịch Bắc Trung Bộ 12
2.2 Tiềm năng 12
2.1.1 Đắc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 12
2.1.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn 13
2.1.3 Cơ sở Hạ tầng 14
2.1.4 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 15
2.1.5 Trung tâm và một số điểm du lịch quan trọng 15
2.1.5.1 Tiểu vùng du lịch phía Bắc 15
a) Hệ thống hang động 18
- Động Tiên Sơn 19
- Động Thiên Đường 20
- Di sản thiên nhiên thế giới 20
b) Ngã ba Đồng Lộc 21
c) Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh 22
- Làng Chùa (quê ngoại) 23
- Ngôi nhà thờ 23
- Ngôi nhà cụ Hoàng Đường 23
d) Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn 24
e) Thành cổ Quảng Trị - Di tích chiến tranh kiêu hùng 25
1.2.2 Tiểu Vùng Du lịch phía Nam: 28
a) Thừa Thiên Huế 28
- Kinh Thành Huế 29
- Hoàng thành 32
- Tử Cấm thành 32
- Lằng Minh Mạng 33
- Lăng Khải Định 34
- Lăng Tự Đức( Khiêm Lăng) 36
- Cầu Trường Tiền 37
- Sông Hương 38
- Bãi biển Lăng Cô 39
- Bãi biển Thuận An 39
- Chợ Đông Ba 39
b) Di sản văn hoá thế giới Phố cổ Hội An 40
c) Thánh Địa Mỹ Sơn 43
d) Non nước Ngũ Hành Sơn 47
e) Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm 50
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 51
3.1 Định hướng phát triển Du lịch 51
3.2 Giải pháp phát triển du lịch 54
3.3 Nhận xét về cách tổ chức tour 54
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch: Hà Nội – QuảngBình - Quảng Trị -Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Nghệ An - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.
Thành cổ Quảng Trị - Di tích chiến tranh kiêu hùng
Dòng sông Thạch Hãn hôm nay hiền hòa, xanh ngát, khác với hình dung của du khách về một con sông đỏ lượm màu máu của một thời lửa đạn, của 81 ngày đêm Thành cổ rung chuyển giữa mùa hè đỏ lửa năm 1972. Cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam và chỉ cách Quốc lộ 1A 2 Km về phía Đông, di tích Thành cổ Quảng Trị được bảo tồn ngay trung tâm thị xã Quảng Trị anh hùng (khu phố 4, phường 2). Có thể nói, đây là điểm đến tiêu biểu nhất cho vùng đất du lịch được mệnh danh là “miền hồi tưởng” tỉnh Quảng Trị, với những địa danh lịch sử: đảo Cồn Cỏ, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Khe Sanh - Đường 9 Nam Lào...
Hơn hai thế kỷ trước, Thành cổ Quảng Trị là thành lũy quân sự của nhà Nguyễn. Thành Quảng Trị xây dựng từ đầu đời vua Gia Long (1802), nguyên gốc được đắp bằng đất theo dạng hình vuông, đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837) mới xây bằng gạch. Đây là nơi để vua ngự mỗi khi đi tuần thú, nơi làm lễ thăng quan cho các đại quan cấp tỉnh và tổ chức các tiết lễ khác trong năm. Suốt gần 140 năm (1809-1945) dưới thời nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị và là thành lũy quân sự để bảo vệ kinh đô Huế ở phía Bắc. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, dinh lũy này được thực dân Pháp xây dựng thành nhà lao. Từ năm 1929-1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm hàng ngàn sĩ phu yêu nước, chiến sĩ Cộng sản và cả những
Thời đánh Mỹ năm 1972, vùng đất Quảng Trị được xem là chiến trường khốc liệt nhất, nơi diễn ra những cuộc đụng đầu nảy lửa giữa ta và địch. Với địa thế vừa là bàn đạp để thực hiện âm mưu “Bắc tiến” khi có điều kiện, vừa là lá chắn bảo vệ “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, đây là chiến trường sinh tử đối với Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau hai cuộc tấn công bất ngờ và quả cảm của quân ta - bắt đầu từ giữa trưa ngày 30/3/1972, thị xã Quảng Trị được giải phóng vào chiều ngày 01/5/1972. Từ đây, bắt đầu 81 ngày đêm kiêu hùng của những chiến binh quả cảm của chúng ta với cuộc chiến không cân sức về khí tài trong lòng Thành cổ.
Để lấy lại tinh thần và gây sức ép với ta tại Hội nghị Paris, địch dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mục tiêu số một là chiếm lại tòa Thành cổ. Trong cuộc hành quân lấy tên “Lam Sơn 72” bắt đầu ngày 28/6/1972, địch đã huy động phản kích bằng máy bay phản lực, bình quân mỗi ngày 150-170 lần (có ngày 220 lần), 70-90 lần B52, 12-16 lần tàu khu trục hạm và tuần dương hạm thuộc Hạm đội 7 - Thái Bình Dương, hai sư đoàn dự bị chiến lược là Sư dù và thủy quân lục chiến, 4 trung đoàn thiết giáp - mỗi trung đoàn có 79 xe tăng và xe bọc thép... Đây là cuộc hành quân đẫm máu, cực kỳ tàn bạo với đủ loại vũ khí hiện đại: Từ bom phá, bom na-pan, bom lân tinh, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng la-de, đến các loại pháo chơm, pháo khoan, chất độc hóa học và hơi ngạt. Người ta đã ghi nhận được: Đêm 4/7, pháo đài bay B52 Mỹ đã ném 4.000 tấn bom, ngày 31/7, khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ 105-203mm đã rơi xuống vùng phụ cận và khu vực thị xã Quảng Trị. Báo chí phương Tây thời bấy giờ bình luận và so sánh số bom đạn Mỹ ném xuống chiến trường Quảng Trị khoảng 328 ngàn tấn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.
Trong lửa đạn khốc liệt ấy, Thành cổ Quảng Trị với chu vi hơn 2.160m là “túi bom” của kẻ thù. Chúng huy động tối đa lực lượng, phương tiện để chiếm bằng được Thành cổ vì đây là địa bàn chiến lược, có thể tạo sức nặng mặc cả với ta tại Hội nghị Paris. Không thể thống kê hết số bom đạn dội xuống mảnh đất này.Thế nhưng, bom đạn không làm sờn lòng những chiến sĩ anh hùng - hầu hết đều rất trẻ. Các anh, anh dũng bám trụ giữ từng tấc đất Thành cổ. Trong một ngày, các chiến sĩ đã phải đánh địch phản kích từ 5-7 lần, có khi 13 lần. Cuộc chiến đấu ở đây đã diễn ra như một huyền thoại và cách đánh cũng vượt ra những qui ước thông thường với những tấm gương quả cảm: Phan Văn Ba nát một bàn tay vẫn xin ở lại, Hán Duy Long dùng trung liên kẹp nách truy kích diệt 58 tên địch, 3 lần bị thương vẫn giữ vững trận địa... Ở đây, lựu đạn phải để xì khói trên tay mới ném, phải trèo lên tường cao ném xuống hoặc bò sát miệng hầm của địch mà liệng vào... Cuộc chiến đấu anh hùng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị kết thúc bằng thất bại của một đội quân xâm lược đông trên 5 vạn tên với thừa thãi sức mạnh bom đạn, một lần nữa làm sáng ngời chân lý: Kẻ xâm lược có vũ khí tối tân đến đâu cũng phải khuất phục trước những con người có ý chí thép gang, một lòng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã đổ xuống, tô thắm cho trang sử vẻ vang của dân tộc, để xanh ngời cỏ non Thành cổ hôm nay. Di tích Thành cổ hôm nay chỉ là một gian nhà truyền thống, những quả pháo nằm rải rác chung quanh một nấm mồ khổng lồ mang tính biểu tượng. Trong lòng nó chỉ vỏn vẹn cây súng và bộ quân phục giản đơn của người lính nhưng chất chứa biết bao suy tưởng. Đến Thành cổ, thắp một nén hương ở mảnh đất thiêng liêng ấy, chưa bao giờ bạn cảm nhận giai điệu bi tráng của hành khúc “Hồn tử sĩ” vang lên với nhiều cung bậc cảm xúc đến vậy!
1.2.2 Tiểu Vùng Du lịch phía Nam:
Thừa Thiên Huế
Vui lòng chờ...
Thừa Thiên-Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng BắcTrung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km², dân số năm 2005 là 1.134.480 người.Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lau, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi....Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.Hai quốc lộ 1 và 14 nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Sân bay nằm tại Phú Bài.
Tiềm năng du lịch nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế là quần thể di tích văn hóa Huế được UNESSCO là di sản văn hóa nhân loại với trên 300 công công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, các kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, các hệ thống vườn… Tháng 11/ 2003, UNESSCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kinh Thành Huế
Là toà thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua[3]
Kiến trúc
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Vòng thành có chu vi gần 10km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Thành có 10 cửa chính gồm:
Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
Cửa Chính Tây.
Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
Cửa Quảng Đức .
Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
Bên trong kinh thành
Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Hoàng thành
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn[5].
Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hoà, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Tử Cấm thành
Thái Bình Lâu trong Tử cấm thành, nơi vua đọc sách.Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.
Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1300m]. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng ,thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.
Một số lăng tẩm ở Huế
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:
Ðại Hồng Môn là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình, sau Ðại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Ðức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.
Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19...
Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho công trình kiến trúc.
Lăng Khải Định
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định (Ứng Lăng) lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Lăng Tự Đức( Khiêm Lăng)
Vị trí: Lăng Tự Ðức tọa lạc tại xã Thủy Biều, Tp. Huế.
Đặc điểm: Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.
Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.
Cầu Trường Tiền
Bắc qua sông Hương có rất nhiều cầu nhưng chỉ có một cây cầu trở thành biển tượng của Huế, đó là cầu Trường Tiền.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quân triều Nguyễn biên soạn “cầu sắt Trường Tiền ở đông nam kinh thành…khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 “vài” (gian), 12 nhịp, dài khoảng 400m đến năm 1899 mới xây xong”
Cầu Trường Tiền ngày nay cũng đã được tu bổ nhiều lần. Đầu cầu phía Bắc xưa có một chợ nhỏ bên bến đò Trường Tiền là chợ Đông Ba, nay chợ Đông Ba dã trở thành trung tâm thương mại lớn của thành phố.
Sông Hương
Du khách đã đến Huế thì không mấy người bỏ qua trương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi Huế không có sông Hương thì không còn là Huế mộng mơ,Huế thơ…
Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo
Gọi là sông Hương là vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm nên khi chảy qua Huế, dòng sông đem theo mùi thơm của cây cỏ thiên nhiên. Với độ dài 80km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như có sự sắp đặt nhằm tôn thêm vẻ kiều diễm cho xứ Huế và làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền ; đưa quý khách lên thăm lăng Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén … rồi xuôi về Thuận An tắm biển.
Khi đêm về dưới ánh trăng, mặt sông như dát bạc, giọng hò man mác cất lên, quý khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vi ngọt ngào trong tiếng đàn giọng hát.
Bãi biển Lăng Cô
Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, nước biển trong xanh và những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển đã khiến Lăng Cô trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay...
Dọc theo chân đèo Hải Vân, biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Trong khu vực đó còn có hòn Sơn Chà (đảo nhỏ), tại đây còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch. Đó là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều du khách tìm đến Lăng Cô.
Bãi biển Thuận An
Bãi biển Thuận An nằm tại cửa biển Thuận An, là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày thăm quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Đây cũng là nơi người dân Huế kéo nhau ra hóng mát và tắm biển vào dịp hè, bãi biển tấp lập nhất kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 vào lúc thời tiết nóng bức. Du khách có dịp thăm miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng kính, thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân vùng biển.
Chợ Đông Ba
Chợ là trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền 100m về phía bắc. Nơi đây hầu như có đủ loại hàng từ hàng tiêu dùng thông thường, hàng công nghiệp giá trị cao đến các sản phẩm địa phương… rất đa dạng và phong phú.
Đã từ lâu nón Huế là một thứ hàng nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Đã vậy mỗi chiếc nón ta lại thấy một nét độc đáo riêng khi cầm nón soi lên.Người thợ làm nón đã nói hộ bao người tình cảm của mình với người thân khi nhận chiếc nón làm quà…
Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách đặt chân tới Huế
Di sản văn hoá thế giới Phố cổ Hội An
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
Quảng Nam có nhiều đồi núi (chiếm 72%) .Vùng đất thấp ven biển và đồng bằng châu thổ chiếm 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài 2 bên quốc lộ.Quảng Nam có các đặc sản nổi tiếng chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Địa Bàn…
Quảng Nam có hai vùng khí hậu rõ rệt là khí hậu vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm là 25˚C.
Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phố cổ Hội An
Được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đối với du khách là cái gì đó thật đáng quan tâm.
Du khách thích thú Hội An có lẽ vì cái cổ kính, khiêm nhượng yên lành, nổi bật lên cái tân phiếu, khoa trương, náo nhiệt dọc theo bờ Thái Bình Dương nổi sóng. Êm ả tinh thần biết bao khi từ giã đô thị với phương tiện tối ưu để được sống trong không gian lặng lẽ gần như đô thị cổ sơ mang nặng trong lòng lịch sử gần bốn thế kỷ này. Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê tại Hội An. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắt thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và Phương Tây. Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.
Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.
· Hội quán Phúc Kiến:
Tọa lạc ở số đường Trần Phú, Hội An, Hội quán Phước Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25131.doc