CẦU TRƯỜNG TIỀN
Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là cây cầu bắc qua sông Hương, nằm giữa thành phố Huế.
Cầu dài 403 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng năm 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-1899, bị đổ năm 1904), lúc đầu cầu mang tên Clê-măng-xô (cầu Clemenceau). Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu NguyÔn Hoµng. Tuy nhiên nhân dân vẫn gọi là cầu Trường Tiền, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ sông Hương. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 7 bị phá huỷ, sau đã được sửa chữa lại.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu u (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
63 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát tuyến du lịch ở nước ta: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng đã cắt huyện ĐiÖn Bµn thuéc trÊn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (tthế kỷ 17hế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo H¶i V©n.
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân, thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí 1738 Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư".
Địa danh "Huế"
SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐỊA DANH "HUẾ"
Kinh thành Huế năm 1875
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh " Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then".
Những tài liệu sử học cũ ngọai trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.
Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.
Năm 1787, Le Floch de la Carriè đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau HÚE
Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gửi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.
Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
Hồi ký " Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...
THỊ XÃ HUẾ
Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.
Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 ỏi thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị".
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đ ông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên).
THÀNH PHỐ HUẾ
Chợ Đông Ba
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước,sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hµ Néi, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh - thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209m ban hành quyết định số 209/2005/QĐ -TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang lập đề án đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương.
Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ -TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.
Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.
Kiến trúc
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam.
CA HUẾ
Ca HuÕ lµ mét hÖ thèng bµi b¶n phong phó gåm kho¶ng 60 t¸c phÈm thanh nh¹c vµ khÝ nh¹c theo hai ®iÖu thøc lín lµ ®iÖu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào.
LỊCH SỬ
Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền phát tán thành một dòng dân gian chuyên nghiệp là hát ả đào và vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở еng Trong ph¸t t¸n thµnh mét lèi gäi lµ ca Huế (gồm cả ca và đàn). Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân-Huế.
ĐẶC ĐIỂM
Ca Huế mang sắc thái địa phương rõ nét bởi nó gắn chặt với đặc điểm ngữ âm ngữ điệu của giọng nói xứ Huế, hoặc nói một cách khác mang tính hệ quả là do mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc dân gian - dân ca xứ Huế. Đ ây là một đặc điểm trong tiến trình phát triển của Ca Huế và cũng là một đặc điểm của nền âm nhạc cổ truyền xứ Huế; nơi mà hai thành phần âm nhạc: chuyên nghiệp bác học (nhã nhạc Cung đình ,ca Huế), thành phần dân gian (dân ca: hò, lý...) thường xuyên tác động qua lại, gắn bó, thâm nhập, thúc đẩy lẫn nhau với hiện tượng dân gian hóa ở âm nhạc bác học và bác học hóa ở âm nhạc dân gian xảy ra liên tục trong quá trình phát triển.
Dù Ca Huế mang rõ nét tính chất đặc thù địa phương nhưng nó đã không chỉ bó hẹp trong một xứ Huế. Ngoài yếu tố đặc thù và một số đặc điểm vốn có của mọi thể loại nhạc cổ truyền thì nghệ thuật Ca Huế vẫn là khởi nguyên từ văn hóa nghệ thuật cội nguồn Thăng Long, hội tụ từ truyền thống văn hóa âm nhạc dân tộc. Vì vậy trong giai đoạn thịnh đạt đã lan tỏa trở lại với cội nguồn, thâm nhập và trở thành một thành phần tương hợp trong hầu hết dân ca vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. . Chẳng hạn: hơi Huế, giọng Lý, giọng Kinh ở khối giọng Vặt, giọng Ngoại trong hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Chèo v.v. Hướng phát triển về phía Nam của Ca Huế thì rõ ràng đã sản sinh ra lối nhạc tài tử như nhà nghiên cứu Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: "lối "nhạc tài tử" trong Nam là con đẻ của lối "ca Huế" miền Trung".
Nói là Ca Huế gắn với ngữ âm của giọng nói Xứ Huế, mà giọng Huế thì không chuẩn như Hà Nội trong vấn đề xử lý các dấu giọng, nên với đặc tính "cạn và hẹp" giọng nói Huế đã để lại dấu vết trong đường nét giai điệu Ca Huế một tính chất đặc hữu, khác với dân ca nhạc cổ từ đèo Ngang trở ra và từ H¶i V©n trë vµo. Tuy vậy một số nhà nghiên cứu còn căn cứ vào sự giao thoa ảnh hưởng của các truyền thống văn hóa khác trong lịch sử văn hóa Việt Nam cho rằng: điệu Nam trong ca Huế do ảnh hưởng nhạc Chăm mà có. Đến nay vấn đề này vẫn đang bỏ ngõ vì thiếu chứng liệu.
NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của ViÖt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia". "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất ". Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa tk. XX.
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là cây cầu bắc qua sông Hương, nằm giữa thành phố Huế.
Cầu dài 403 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng năm 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-1899, bị đổ năm 1904), lúc đầu cầu mang tên Clê-măng-xô (cầu Clemenceau). Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu NguyÔn Hoµng. Tuy nhiên nhân dân vẫn gọi là cầu Trường Tiền, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ sông Hương. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 7 bị phá huỷ, sau đã được sửa chữa lại.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu u (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
LỊCH SỬ
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh ". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là " Thiên Mụ".
Tên gọi
Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố " Thiên" có nghĩa là "trời".
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ " Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ " Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với " Thiêng", âm người Huế khi nói " Thiên" nghe tựa " Thiêng" nên khi người Huế nói " Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến chùa này.
Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.
KIẾN TRÚC
Chính điện
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn, khắc vào bia lớn (cao 2m60, rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên
Th¸p Phíc Duyªn lµ mét biÓu tîng næi tiÕng g¾n liÒn víi chïa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua chung thanh do vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.
Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa
Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
Chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng ThÝch Qu¶ng §øc
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng ThÝch Qu¶ng §øc ®Ó l¹i tríc khi ch©m löa tù thiªu ®Ó ph¶n ®èi chÝnh s¸ch ®µn ¸p Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
ĐẠI NỘI THÀNH HUẾ
Đại Nội là khu di tích lịch sử quý nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế rộng lớn của Việt Nam, được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới ngày 11-12-1993 và tài trợ trùng tu phần lớn các bộ phận.
Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Sau khi hoà bình trở lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang chịu trách nhiệm quản lý di tích này. Cứ hai năm một lần hàng trăm nghìn người lại đến đây tham dự một lễ hội văn hóa lớn với sự hợp tác tích cực của Cộng hoà Pháp.
Đại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia Long qua 13 đời vua đã sinh hoạt tại ại Nội liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
Trước đó vào năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) đã cho xây dựng thủ phủ của Đàng Trong tại Huế. Rồi cung điện của triều đại Tây Sơn cũng đóng ở đây. Hoàng Thành được chính thức xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.
Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên là Kim Thủy.
Mặt bằng Đại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Trong ại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.
Ngọ Môn
Cổng chính ra vào Đại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại ""Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính ""Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. " Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Điện Thái Hòa
Điện Thái Hoà tọa lạc ở vị trí trung tâm Kinh thành Huế, là nơi từng chứng kiến sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đ ại. Nơi đây còn là nơi tổ chức các buổi lễ đại triều như lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng Thái Tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn, lễ Vạn Thọ.... Điện Thái Hòa, được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm, là một trong những tòa cung điện tiêu biểu mang đậm phong cách địa phươ ng.
Toàn cảnh Điện Thái Hòa
Cung điện được xây dựng một cách tinh xảo. Toàn bộ cung điện được chống đõ bằng 80 cột gỗ lim và được sơn thế, trang trí hình rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần. Nhà trước và nhà sau của điện được nối với nhau bằng một hệ thống trần vỏ cua. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột đều được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm" .
Một điểm đặc biệt về kiến trúc của điện Thái Hòa là sự hiện diện của con số 9 và số 5 trong trang trí nội thất của tòa nhà và ở các bậc thềm. Từ phía Đ ại Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đ ại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang ... ở nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi đều trang trí một bộ 9 con rồng. Có thể nói điện Thái Hòa là giang sơn để cho loài rồng bay lượn.
Bên ngoài điện Thái Hòa có một sân rộng gọi là sân ại Triều Nghi, được lát đá Thanh. Tiếp đến là cầu Trung ạo bắc qua hồ Thái Dịch. Cầu Trung Đ ạo cũng là nơi nối liền giữa Điện Thái Hòa với Ngọ Môn.
Điện Thái Hòa với vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm cũng đã từng là nơi in dấu bao sự kiện trọng đại về một thời oanh liệt đã qua của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Ngày nay, đến thăm Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét tinh vi sắc sảo trong nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn
Tử Cấm thành
Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn. Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 ng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc
Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành, cả hai vòng thành này với một hệ thống cung điện ở bên trong thường được gọi chung là Hoàng cung hay Đại Nội.
Tả Vu trong Tử Cấm thành, Huế
Xét về bình diện, T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch ở nước ta Thực trạng và giải pháp.doc