Báo cáo Kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

------

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ KIỂM SOÁT VỐN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NHTM.

1.1. Khái quát về NHTM. 5

1.1.1, Khái niệm và chức năng của NHTM. 5

1.1.2, Hoạt động của NHTM. 6

1.2. Quản trị tài sản Có và tài sản Nợ. 6

1.2.1, Quản trị tài sản Có. 7

1.2.1.1, Nghiệp vụ tài sản Có. 7

1.2.1.2, Các phương pháp quản trị tài sản Có. 7

1.2.2, Quản trị Tài sản nợ. 12

1.2.2.1, Nghiệp vụ tài sản Nợ. 12

1.2.2.2, Các phương pháp quản trị tài sản Nợ. 13

1.3. Ngân hàng thương mại với rủi ro. 15

1.3.1, Các hình thức rủi ro của Ngân hàng thương mại. 16

1.3.1.1, Rủi ro thanh khoản. 16

1.3.1.2, Rủi ro tín dụng. 16

1.3.1.3, Rủi ro tỷ giá hối đoái. 16

1.3.1.4, Rủi ro lãi suất. 16

1.3.2, Quy định về kiểm soát rủi ro. 16

1.4. Cơ chế Quản lý vốn tập trung. 17

1.4.1, Khái niệm và mục đích thực hiện Cơ chế QLVTT. 17

1.4.2, Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT. 18

1.4.3, Ưu và nhược điểm của Cơ chế QLVTT. 18

1.4.3.1,Ưu điểm. 19

1.4.3.2, Nhược điểm. 20

1.5. Định giá chuyển vốn FTP. 20

1.5.1, Khái niệm. 20

1.5.2, Nguyên tắc định giá chuyển vốn FTP. 21

1.5.3, Nội dung định giá chuyển vốn. 21

1.5.3.1, Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. 21

1.5.3.2, Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC. 22

1.5.3.3, Tập trung rủi ro lãi suất về HSC. 23

1.5.3.4, Kỳ hạn chuyển vốn. 24

1.5.3.5, Đồng tiền giao dịch. 25

1.5.3.6, Xác định thu nhập/chi phí. 25

 

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ QLVTT TẠI BIDV – CN NAM KỲ KHỞI NGHĨA TP. HCM.

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. 28

2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển. 28

2.1.2, Mạng lưới trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 29

2.1.3, Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh. 29

2.2. Giới thiệu về BIDV- CN Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP HCM. 31

2.2.1, Lịch sử hình thành và phát triển. 31

2.2.2, Cơ cấu tổ chức BIDV - CN NKKN. 31

2.2.3, Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu. 32

2.3. Tình hình quản lý vốn tại BIDV - CN NKKN. 33

2.3.1, Tình hình thực hiện Cơ chế Quản lý vốn giai đoạn trước 2007. 33

2.3.1.1, Thực hiện Cơ chế quản lý vốn bán tập trung. 33

2.3.1.2, Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT. 33

2.3.1.3, Hạn chế của Cơ chế QLVTT. 34

2.3.2, Tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT giai đoạn 2007 – 2008. 35

2.3.2.1, Trách nhiệm thực hiện giữa HSC và các CN. 37

2.3.2.2, Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ. 37

2.4. Đánh giá thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV - CN NKKN. 39

2.4.1, Nhận định tình hình kinh doanh. 39

2.4.2,Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2008. 40

2.4.2.1, Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng. 41

2.4.2.2, Nghiệp vụ chuyên sâu phục vụ TTCK. 45

2.4.2.3, Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV- CN NKKN. 46

2.4.3, Nhận xét việc áp dụng Cơ chế QLVTT trong hoạt động kinh doanh của BIDV- CN NKKN. 50

2.4.3.1, Những mặt tích cực. 50

2.4.3.2, Hạn chế tồn tại. 51

 

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ QLVTT TẠI BIDV – CN NKKN.

3.1. Định hướng phát triển của BIDV – CN NKKN. 53

3.2. Giải pháp hoàn thiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN. 54

3.2.1, Điều kiện để triển khai Cơ chế QLVTT 54

3.2.2, Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng địa bàn, từng chi nhánh trong hệ thống. 55

3.2.2.1, Cơ sở hình thành giải pháp. 55

3.2.2.2, Các bước thực hiện giải pháp. 55

3.2.3, Các bước thực hiện khi chuyển đổi sang Cơ chế QLVTT 58

3.2.3.1, Cơ sở hình thành giải pháp. 58

3.2.3.2, Các biện pháp thực hiện giải pháp. 59

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện Cơ chế QLVTT. 60

3.3.1, Kiến nghị đối với Hội sở chính. 61

3.3.2, Kiến nghị đối với các chi nhánh/đơn vị trực thuộc. 62

 

Chương 4: KHẢO SÁT VỀ TÍNH ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QLVTT TẠI CÁC NHTM.

4.1. Tổng quan Cơ chế QLVTT trên thị trường Tài chính – Ngân hàng. 64

4.1.1, Xu hướng Tài chính – Ngân hàng trong nước. 64

4.1.2, Xu hướng phát triển của BIDV – Việt Nam. 64

4.2. Kết quả khảo sát về tính ứng dụng của Cơ chế QLVTT trung tại các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 65

4.2.1, Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế. 66

4.2.2, Phân tích phương án trả lời của các NHTM. 66

4.2.2.1, Phân tích chung. 66

4.2.2.2, Phân tích đánh giá của những NH áp dụng Cơ chế QLVTT. 67

4.2.2.3, Phân tích đánh giá của những NH đã biết nhưng chưa áp dụng Cơ chế QLVTT . 70

 

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành NH thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ và tri thức, với hành trang truyền thống 50 năm phát triển, BIDV tự tin hướng tới mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới. Hiện nay, BIDV đã hoàn thành Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010, thông qua mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy chủ yếu tại HSC. Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức hệ thống theo hướng hình thành và phân định rõ theo 5 khối chức năng: Khối công ty, khối ngân hàng, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh và khối đầu tư. Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu-tổ chức-bộ máy hệ thống BIDV HỘI SỞ CHÍNH Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, tổng các ban ban. KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Trung tâm đào tạo Trung tâm Công nghệ thông tin KHỐI LIÊN DOANH KHỐI ĐẦU TƯ KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI CÔNG TY 4 Cty Cổ phần 3 NHTMCP 1Quỹ TDND VID-PUBLIC Bank Ngân hàng Lào-Việt Ngân hàng Việt-Nga Cty LD Quản lý Quỹ Cty LD Tháp BIDV 2 Cty Cho thuê tài chính Cty chứng khoán Cty Bảo hiểm Cty Quản lý nợ và khai thác tài sản Cty Đầu tư tài chính BIDV Trụ sở chính tại HN. VPĐD tại TPHCM và Đà Nẳng 3 Sở giao dịch 103 CN cấp 1 400 Điểm GD 700 máy ATM Cty Quản lý Quỹ Công nghiệp & Năng lượng Cty Đầu tư Công đoàn Nguồn: Website BIDV- Việt Nam.[11] Chú thích: - Đầu tư vào 4 Công ty CP gồm: Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia; Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM; Công ty CP Thiết bị bưu điện; Cty CP Vĩnh Sơn-Sông Hinh. - Đầu tư vào 3 NHTM cổ phần và 1 Quỹ tín dụng nhân dân gồm: NHTM Nhà Hà Nội; NHTM Phát triển nhà TPHCM; NHTMCP Đại Á; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. - Hai Công ty cho thuê tài chính bao gồm: BIDV Leasing Co, BIDV Leasing Co. No.2 - BIDV có 3 SGD gồm: Sở giao dịch I Tầng 7-9, tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Sở giao dịch III Tầng 11, tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Sở giao dịch II 117 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Q1, TP HCM. 2.2. Giới thiệu về BIDV- chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP HCM. 2.2.1, Lịch sử hình thành và phát triển. Tên đầy đủ: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế: BIDV- Nam ky Khoi nghia Branch. Số giấy phép hoạt động: 39/QĐ-UBCK3 cấp ngày 26/11/1999  Địa chỉ: 12 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh  Điện thoại: 08.8218812 Email: bidvnkkn@bidvhcmc.vnn.vn  BIDV được UBCK NN chấp thuận là Ngân hàng Chỉ định thanh toán phục vụ cho việc thanh toán các giao dịch chứng khoán tại Trung tâm GDCK theo Quyết định số 39/1999/QĐ-UBCK3 ngày 26/11/1999 của UBCK NN. BIDV ủy nhiệm BIDV-Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa (BIDV –CN NKKN) thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền trong GDCK tại Sở GDCK TP.HCM (phiên giao dịch đầu tiên vào 28/7/2000), Chi nhánh Hà Thành thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền trong giao dịch chứng khoán tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Tháng 5/2003 BIDV - Chi nhánh HCM mở Chi nhánh phụ thuộc (cấp II) lấy tên Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục thực hiện chức năng là Ngân hàng thanh toán các giao dịch cho Trung tâm GDCK HCM. Tháng 11/2004, BIDV – CN NKKN được nâng cấp lên CN cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam và tiếp tục làm nhiệm vụ thanh toán tại Sở GDCK TP.HCM theo Quyết định của UBCK NN phê chuẩn, ngoài các chức năng phục vụ chuyên sâu cho thị trường chứng khoán BIDV – CN NKKN còn hoạt động với các nghiệp vụ như một NHTM. 2.2.2, Cơ cấu tổ chức BIDV - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức hệ thống BIDV Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tác nghiệp PHÓ GIÁM ĐỐC Quan hệ KH Phòng quan hệ khách hàng Phòng kế hoạch tổng hợp Điểm giao dịch 1 Điểm giao dịch 2 Phòng dịch vụ KH cá nhân n Phòng dịch vụ KH doanh nghiệp n Phòng lưu ký và NH giám sát Phòng quản trị tín dụng Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý rủi ro Phòng tổ chức nhân sự Nguồn: BIDV-Chi nhánh Nam Kỳ Khởi TP. HCM [8] 2.2.3, Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu + Nghiệp vụ tín dụng: cho vay, bảo lãnh ngắn, trung dài hạn các loại; cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay CBNV phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua cổ phiếu lần đầu (IPO), ứng trước tiền bán chứng khoán.... + Nghiệp vụ huy động vốn: tiền gởi tiết kiệm bậc thang, phát hành giấy tờ có giá dài hạn, tiền gửi tiết kiệm ngắn, trung và dài hạn, tiết kiệm dự thưởng, … + Nghiệp vụ thanh toán: chi trả tiền mặt thay cho khách hàng, thực hiện việc nhận tiền tại trụ sở của khách hàng, thanh toán hộ các giao dịch, thanh toán thẻ tín dụng … + Nghiệp vụ đầu tư: kinh doanh ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn, chi trả kiều hối, dịch vụ làm đại lý thu phí bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ tư vấn và lập dự án đầu tư, dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, bảo hiểm, cho thuê tài chính…. Bên cạnh đó, với tính chất đặc thù là NH được chỉ định thanh toán tại Sở GDCK TP. HCM nên hầu hết các lĩnh vực hoạt động chính của BIDV – CN NKKN là các nghiệp vụ về chứng khoán như: lưu ký giám sát chứng khoán, phục vụ bù trừ tiền thanh toán chứng khoán cho các Sở giao dịch và Trung tâm GDCK Việt Nam… 2.3. Tình hình quản lý vốn tại BIDV – CN NKKN. 2.3.1, Tình hình thực hiện Cơ chế Quản lý vốn giai đoạn trước 2007. 2.3.1.1, Thực hiện Cơ chế quản lý vốn bán tập trung. Mô hình tổ chức và quản lý tại các NHTM Việt Nam kể cả BIDV – CN NKKN trong giai đoạn trước năm 2007 đều phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. - Cấp quản trị điều hành: Gồm chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể, giúp việc HĐQT có ban chuyên viên và ban kiểm soát. HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của NH, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, ban hành điều lệ, qui chế tổ chức và hoạt động NH. - Cấp quản lý kinh doanh: gồm Tổng GĐ, các Phó tổng GĐ, Kế toán trưởng và các Phòng ban tham mưu giúp việc tại HSC. Cấp trực tiếp kinh doanh gồm các đơn vị hoạch toán độc lập, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị hùn vốn kinh doanh. Các CN thực hiện việc quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của phòng nguồn vốn ở từng CN. Các CN tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN. CN phải mở ít nhất một tài khoản tại NHNN địa phương và tại một tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn. 2.3.1.2, Nguyên tắc thực hiện Cơ chế quản lý vốn bán tập trung. Mỗi CN hoạt động như một “ngân hàng nhỏ”, mỗi CN phải tự cân đối nguồn và sử dụng, CN chỉ nhận hoặc giữ vốn của Trung ương trong trường hợp thiếu hụt hay dư thừa. Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do CN chịu trách nhiệm. Bán vốn Mua vốn TRUNG TÂM VỐN SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN Chi nhánh 2 Thiếu vốn Chi nhánh 1 Thừa vốn SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN H oạt Hoạt động theo cơ chế “vay/gởi” với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. CN chỉ chuyển phần vốn chên lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. HSC nhận/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/hiếu hụt của CN. Phần lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay/nhận gởi) chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này. 2.3.1.3, Hạn chế của Cơ chế quản lý vốn bán tập trung. Trong khi xu hướng chung là các NHTM ngày càng gia tăng qui mô hoạt động thì Cơ chế quản lý vốn bán tập trung chỉ phù hợp trong điều kiện hoạt động theo qui mô nhỏ và mức độ tập trung quyền lực cao. Vì vậy, sau khi vận hành, Cơ chế quản lý vốn bán tập trung bộc lộ một số nhược điểm sau: 2.3.1.3.1, Hạn chế trong việc quản lý, điều hành hoạt động. - HSC chưa phát huy được vai trò và chức năng quản trị cấp cao của mình. HSC là cơ quan quản lý cao nhất, nhưng không tập trung được các luồng thông tin về hoạt động NH để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và ra quyết định phòng ngừa rủi ro. Mỗi CN là một NH độc lập, tự gánh chịu mọi rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. - Lợi thế của từng CN chưa được khai thác và phát huy hiệu quả. Các phòng ban nghiệp vụ từ HSC đến CN được phân nhiệm theo chức năng, nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác triệt dể khả năng kinh doanh của mỗi CN. - Chưa xây dựng mối quan hệ, hợp lý từ HSC đến CN. Thiếu các bộ phận liên kết hoạt động và quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ để HĐQT và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động, tập trung nguồn lực vào những định hướng chiến lược. 2.3.1.3.2, Hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn. - Sự dư thừa/thiếu hụt về thanh khoản của các CN trong cùng hệ thống sẽ bù đắp cho nhau. Mỗi CN là một đơn vị kinh doanh độc lập. CN chỉ chuyển phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có về HSC. Kết quả là sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của các CN trong cùng một hệ thống sẽ không thể bù đắp cho nhau. - Mất nhiều thời gian và nhân lực cho việc xử lý sự vụ. Quy mô hoạt động của các CN ngày càng phát triển, đồng nghĩa với khối lượng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng gia tăng, đòi hỏi số lượng thao tác chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, vì vậy NH sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí cho công tác chuyền vốn nội bộ. - Cơ chế kiểm soát vốn của HSC đến từng CN chưa chặt chẽ. Dưới áp lực hoàn thành kế hoạch đề ra, đồng thời muốn nâng cao uy tín, các CN thường điều chỉnh số dư huy động cuối năm bằng những biện pháp kỹ thuật tạm thời như: phát vay vào tài khoản khách hàng nhưng chưa thanh toán ngay, đàm phán với khách hàng hoãn các khoản thanh toán không gấp… Điều này dẫn đến tình trạng, số dư huy động của NH tăng cao vào cuối năm và giảm mạnh vào đầu năm.[Kết quả kinh doanh vào cuối năm tài chính không phản ánh trung thực năng lực của NH. 2.3.2, Tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT giai đoạn 2007 – 2008. Mục tiêu của quá trình tái cơ cấu là chuyển đổi BIDV từ một NH truyền thống thành một hệ thống NH hợp nhất theo hướng NH đa năng. HSC kiểm soát các sản phẩm tài chính cho từng nhóm khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối. Các CN được xem như một kênh phân phối và bán hàng cho HSC. Việc chuyển đổi sẽ cho phép BIDV chuyển dần từ một hệ thống mang tính phân tán sang mô hình theo hướng tập trung hóa, nghĩa là cũng cố, thành lập một HSC vững mạnh, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lược: kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên thị trường vốn, tín dụng, tài trợ thương mại, … Mô hình tổ chức sau khi tái cơ cấu là mô hình tổ chức theo thông lệ và tập quán quốc tế tốt nhất hiện nay. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu-tổ chức trụ sở chính BIDV sau khi chuyển đổi. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Hội đồng CNTT Hội đồng Đầu tư Hội đồng xử lý rủi ro Hội đồng quản lý rủi ro Các ủy ban Hội đồng theo qui định/yêu cầu quản trị BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng ALCO Hội đồng tín dụng Các ủy ban Hội đồng theo qui định/yêu cầu quản trị Khối NH bán buôn Khối bán lẻZ mạng lưới Khối vốn Z kdoanh vốn Khối qlý rủi ro Khối tác nghiệp Khối tài chính kế toán Khối hỗ trợ Ban quan hệ KH Ban đầu tư Ban ĐTTC Ban PTPS bán lẻ Z marketin Ban PTSPZ TTTM Ban quản lý chi nhánh Trung tâm thẻ Ban quản lý vốn Z kinh doanh vốn Ban qlý rủi ro tín dụng Ban qlý rủi ro thị trường và tác nghiệp Ban qlý tín dụng Trung tâm thanh toán Ban kế toán Văn phòng Ban tài chính Ban thông tin qlý Z hỗ trợ ALCO TCCB Trung tâm dịch vụ KH Trung tâm tác nghiệp TTTM KHPT Ban pháp chế Kiểm tra nội bộ Quản lý TSNN Ban QL công trình Ban công nghệ Văn phòng công đoàn Văn phòng Đảng ủy Ban THZ QHCC VPĐU tại TP.HCM VPĐU tại Đà Nẵng Ban QLDA CPH Trung tâm CNTT Trung tâm đào tạo Nguồn: Tạp chí Đầu tư – phát triển –số 142. Tháng 7 năm 2008.[9] 2.3.2.1, Trách nhiệm thực hiện giữa Hội sở chính và các chi nhánh. Ä Hội sở chính. Với Cơ chế QLVTT, vai trò của HSC ngày càng quan trọng hơn với những trách nhiệm cụ thể như sau: Giao chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, Bảng tổng kết tài sản kế hoạch của hệ thống ngân hàng, chính sách định hướng hoạt động toàn hệ thống. Giao chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn, dư nợi tín dụng, hạn mức sử dụng vốn… Xây dựng các hạn mức tín dụng, hạn mức và danh mục đầu tư, các hạn mức sử dụng vốn trong từng thời kỳ cho toàn hệ thống và từng CN. Quản lý các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động NH. Ä Chi nhánh. Trách nhiệm cơ bản của CN trong giai đoạn này là chú trọng khai thác triệt để những điều kiện trên địa bàn của từng CN như: mức sống, nhu cầu của khách hàng… Cụ thể như sau: Khảo sát thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing, kế hoạch kinh doanh với mục tiêu chăm sóc, phát triển khách hàng. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch, các mức được giao và lãi suất nội bộ của Hội sở chính để xây dựng và tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh; Nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường để báo cáo về HSC nhằm có những đáp ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng và sự biến động của thị trường. 2.3.2.2, Hệ thống định giá chuyển vốn (Hệ thống báo cáo FTP). Chương trình FPT là phần mềm hỗ trợ xem các báo cáo được cài đặt tại các CN để phục vụ công tác báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày. - Cấu trình duyệt: chương trình chạy trên trình duyệt Internet Exploer, được cài đặt để truy cập vào trang báo cáo FTP của trung tâm công nghệ thông tin tại HSC. - Báo cáo có thể được xuất ra fiel excel để theo dõi. - Người sử dụng được cấp User name và Password để truy cập vào chương trình. Hiện nay, BIDV đang sử dụng Hệ thống báo cáo FTP phiên bản 1.0. Giao diện của chương trình như sau: Hình 2.1: Giao diện chương trình FTP tại BIDV – Việt Nam. Nguồn: BIDV Việt Nam, Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ.[7] @ Đặc điểm của chương trình FTP tại các chi nhánh của BIDV: Báo cáo có thể được chỉnh sửa theo ý muốn: các CN có thể lọc báo cáo theo ngày/tháng, theo sản phẩm, theo loại tiền tệ, theo các cấp…hoặc thêm bớt một vài cột số liệu, ghi chú… Hình 2.2: Báo cáo FTP theo tuần và tháng. Nguồn: BIDV Việt Nam, Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ.[7] Báo cáo phân tích trực tuyến OLAP (On line Analytical Processing). Báo cáo OLAP cho phép người sử dụng có thể tạo ra rất nhiều báo cáo khác nhau từ một nguồn dữ liệu bằng cách thay đổi các cột, hàng, các điều kiện lọc số liệu của báo cáo, cho phép xây dựng đồ thị tương tác với báo cáo đang xem. Hình 2.3: Báo cáo phân tích trực tuyếnOLAP (On line Analytical Processing) Nguồn: BIDV Việt Nam, Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ.[7] 2.4. Đánh giá thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV - CNNKKN 2.4.1, Nhận định tình hình kinh doanh. - Tình hình chung. Năm 2008 với những biến động như lạm phát, giá nguyên liệu tăng, môi trường kinh doanh trong và ngoài nước diễn biến xấu nhưng TP. HCM vẫn chứng tỏ là đơn vị đầu tàu trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Cụ thể: Bàng 2.1 Tình hình kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 2008 Chỉ tiêu (Đơn vị tính : tỷ đồng.) 2007 2008 Chênh lệch Giá trị % 1. Tổng sản phẩm (GPD) 261.563 289.550 27.987 10,7% - Kinh tế trong nước 210.250 231.240 20.390 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 51.313 58.310 6.597 2. Ngân hàng (Số dư cuối kỳ) - Tổng huy động vốn 484.272 561.500 77.228 15,9% - Dư nợ tín dụng 397.172 490.000 92.828 23,3% 3. Xuất nhập khẩu - Xuất khẩu (USD) 18.322 22.334 4.012 21,9% - Nhập khẩu (USD) 14.997 18.326 3.329 22,2% Nguồn : Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh 2008. [3] Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn năm 2008 ước đạt 289.550 tỷ đồng (giá thực tế) tăng 10,7% so với năm 2007. Tháng 12/2008, có 505 dự án đầu tư vốn nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký 8.252,2 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án 16,3 triệu USD. So với cùng kỳ, số dự án được cấp phép tăng 9,8% (+45 dự án), vốn đầu tư tăng gấp 3,6 lần. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71% tổng dự án. Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm khoảng 122.530 tỷ đồng, đạt 123,9% dự toán, tăng 33,1% so với năm 2007 (năm 2007 tăng 30,4%). - Tín dụng ngân hàng. Khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến nhanh và phức tạp đã ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động của NH. Các chỉ số về tăng trưởng vốn huy động, dư nợ cho vay đều tăng chậm so với năm trước. NHNN đã ban hành nhiều quyết định điều tiết vĩ mô về hoạt động NH như: + Tháng 2/2008, NHNN ra Quyết định187/QĐ-NHNN thay cho Quyết định 1141/QĐ-NHNN (28/5/2007) về việc "Điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng”. + Ngày 17/5/2008, NHNN ra Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam phù hợp với quy định của Luật NHNN, Luật Dân sự và cơ chế lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Theo đó, mức trần lãi suất huy động 12/%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày26/2/2008 của NHNN sẽ hết hiệu lực. + Những quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất và qui định về điều hành tỷ giá, giao dịch ngoại hối... Những quyết định trên đã có tác dụng tích cực, tạo được sự ổn định của thị trường vào những tháng cuối năm, tính thanh khoản và vốn khả dụng được đảm bảo, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 12 – 13,5%/năm, huy động phổ biến ở mức 10 – 11%/năm. Kể từ ngày 22/12/2008 “lãi suất cơ bản” còn 8,5%/năm. Vốn huy động đến cuối năm ước đạt 561,5 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ (năm 2007 +70,6%). Tổng dư nợ tín dụng ứng đạt 490 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với cùng kỳ (năm 2007 tăng 76,9%). - Thị trường chứng khoán. Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, TTCK Việt Nam liên tục bị mất điểm, chỉ số VN-Index đạt 301,02 điểm vào ngày 17/12, giảm 67,3% so với đầu năm. Mặc dù khối lượng giao dịch trong năm tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng giá trị giao dịch chỉ đạt 148.624,3 tỷ đồng, giảm 37,7%. 2.4.2, Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2008. Trong bối cảnh khó khăn chung, với sự nỗ lực và đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên, hoạt động của BIDV – CN NKKN đạt được kết quả cụ thể như sau: 2.4.2.1, Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng. Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn và dư nợ tín dụng 2007 - 2008 . Đơn vị tính : tỷ đồng. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 TH TH KH TH % TH 2007 % KH 2008 Huy động vốn 5.687 3.306 2.000 1.962 59,35% 98,10% Dư nợ tín dụng 160,6 63.86 100 99.3 155,50% 99,30% Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN.[8] Biểu đồ 2.1: Huy động vốn và dư nợ tín dụng 2006 - 2008 Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CNNNKN [8] ÄChỉ tiêu huy động vốn. Điểm khác biệt của BIDV-CN NKKN với những CN khác trong hệ thống BIDV – Việt Nam (không kể đến BIDV-CN Hà Thành) là nghiệp vụ: NH lưu ký giám sát và NH thanh toán bù trừ tiền chứng khoán. Do đó, sự biến động của TTCK trong nước và thế giới có tác động rất mạnh đến chỉ tiêu huy động vốn của BIDV-CN NKKN. Điển hình là kết quả huy động vốn của CN đã bị giảm dần qua các năm 2006 - 2008. Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn năm 2007 - 2008 Đơn vị tính: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2008/2007 Giá trị % Huy động vốn cuối kỳ 3.987 3.306 1.972 - 1.334 - 40,35% Huy động vốn bình quân 6.810 6.119 2.918 - 3.201 - 52,31% Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN.[8] Cả hai chỉ tiêu huy động vốn cuối kỳ và huy động vốn bình quân năm 2008 đều giảm mạnh so với năm 2007. Cụ thể: Huy động vốn cuối kỳ năm 2008 đạt 1.972 tỷ đồng so với kết quả 3.306 tỷ đồng của năm 2007 thì chỉ tiêu huy động vốn trong năm 2008 giảm 1.334 tỷ đồng tương đương với mức giảm 40,35%. Huy động vốn bình quân năm 2007 là 6.119 tỷ đồng trong khi đó kết quả đạt được trong năm 2008 là 2.918 tỷ đồng. Giảm mạnh 3.201 tỷ đồng tương đương với mức sụt giảm mạnh 52,31%. Nhìn chung kết quả huy động vốn cuối kỳ và huy động vốn bình quân qua hai năm 2007 và 2008 đều suy giảm so với năm 2006. Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn cuối kỳ và huy động vốn bình quân. Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN [8] Nguyên nhân sụt giảm mạnh của chỉ tiêu huy động vốn là: Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế, có thể nói huy động vốn là mãng hoạt động mà CN bị ảnh hưởng nhiều nhất. Với chức năng là NH chỉ định thanh toán bù trừ tiền chứng khoán nên khi khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước, bên cạnh đó làm trược dốc TTCK đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của CN, đặc biệt là sự giảm sút của nguồn tiền gởi (nguồn huy động vốn của CN chủ yếu là từ các Công ty chứng khoán, các quỹ, các Công ty quản lý quỹ). Ngoài ra, theo báo cáo của Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp thì chỉ tiêu huy động vốn của phòng chỉ đạt 72,6% kế hoạch năm 2008. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của CN thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Mặt khác BIDV không huy động sản phẩm tiền gởi dưới 01 tháng nên hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang gởi tiền ở các NH khác. Từ tháng 3 năm 2008, tổng nguồn tiền gởi không kỳ hạn bình quân của CN chỉ đạt 1.500 tỷ/ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức trên 3.000 tỷ/ngày của năm 2007. Dù đã nổ lực rất nhiều nhưng tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ của CN chỉ đạt 1.962 tỷ đồng, tương đương 98% kế hoạch năm 2008 và chỉ bằng 59% số thực hiện năm 2007, giảm 1.344 tỷ đồng. Xét về tổng nguồn huy động bình quân, CN đạt 2.918 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch năm 2008 nhưng thấp hơn nhiều so với mức 6.119 tỷ đồng năm 2007, cụ thể chỉ bằng 44,31% so với năm 2007. Nếu so với năm 2006, là giai đoạn phát triển mạnh của TTCK và là thời kỳ CN chưa áp dụng cơ chế QLVTT thì kết quả huy động vốn 2007 – 2008 đã giảm đáng kể. ÄChỉ tiêu dư nợ tín dụng. Ngược lại kết quả suy giảm của chỉ tiêu huy động vốn, Hoạt động tín dụng của CN đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng, nhưng vẫn xác định mục tiêu chính là phục vụ TTCK. Kết quả cụ thể như sau: so với dư nợ năm 2007 là 63,86 tỷ đồng, CN đã đề ra kế hoạch đẩy dư nợ tín dụng năm 2008 là 100 tỷ đồng. Tuy kết quả dư nợ trong năm 2008 là 99,3 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch đề ra, xét trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và so với kết quả của năm 2007 thì dư nợ tín dụng đã tăng lên 55,50%. Nguyên nhân của tình hình này là do: Dư nợ tín dụng đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, nhưng do những diễn biến bất lợi của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nên CN đã chủ động tập trung thu hồi nợ vay đối với những lĩnh vực nhạy cảm như cầm cố chứng khoán, tạm ngừng thực hiện nghiệp vụ REPO. Tuy nhiên, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch CN đã tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng ở những lĩnh vực kinh doanh ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại chi nhánh vẫn được đảm bảo. Ghi chú: Nội dung nghiệp vụ REPO được trình bày ở phần Giải thích từ ngữ. Bảng 2.4 Các chỉ tiêu cho vay năm 2007 – 2008. Đơn vị tính: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CL (08/07) Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 153.34 95,48% 49.29 77,19% 34.03 34,24% -15.27 Cho vay trung hạn 6.38 3,97% 10.28 16.10% 8.68 8,74% -1.601 Cho vay dài hạn 0.88 0,55% 4.29 6,71% 56.68 57,03% 52.39 Tổng cộng 160.6 100% 63.86 100% 99.38 100% Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV - CN NKKN [8]. So với số liệu 2006 đã cho thấy sự thay đổi tỷ trọng các chỉ tiêu cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của CN trước và sau khi áp dụng Cơ chế QLVTT một cách rõ nét. CN đã dần cân bằng sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu cho vay cụ thể là giảm cho vay ngắn hạn và tăng cường cho vay dài hạn qua các năm 2006 -2008. Biểu đồ 2.3 Các chỉ tiêu cho vay năm 2007-2008. Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN [8] Sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu cho vay ngắn hạn và trung hạn qua hai năm 2007-2008 là không nhiều, nhìn chung hai chỉ tiêu cho vay trung và dài hạn năm 2008 đều thấp hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, chỉ tiêu cho vay dài hạn của năm 2008 tăng mạnh 56.68 tỷ đồng. Đây là yếu tố tác động chính đưa chỉ tiêu tín dụng của năm 2008 tăng mạnh 55,50% so với năm 2007. Điểm nổi bật của CN trong năm 2008 là luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thông qua việc tuân thủ các qui trình, các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng. Dư nợ cuối kỳ đạt 99,3 tỷ đồng, tăng 55% so với cuối năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo trong giới hạn cho phép của HSC (100 tỷ đồng). Chất lượng tín dụng tốt, không có nợ quá hạn. Bảng 2.5 Các chỉ tiêu cơ cấu chất lượng năm 2008. Các chỉ tiêu cơ cấu chất lượng. 2006 2007 2008 KH TH %TH 2007 %KH 2008 Tỷ lệ nợ TDH/ Tổng dư nợ 5 23 48 65 183% 35% Tỷ lệ nợ NQD/ Tổng dư nợ 100 100 90 100 100% 11% Tỷ lệ nợ có TSĐB / Tổng dư nợ 97 97 90 97 100% 0,9% Tỷ lệ nợ xấu 0% 0% 0% 0% Tỷ trọng dư nợ bán lẻ /Tổng dư nợ 20% 22,6% 13% Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN.[8] Các chỉ tiêu dư nợ trung, dài hạn/ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo/ tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh đều hoàn thành tốt hơn so với năm 2007 và vượt mức kế hoạch. Nhân tố góp phần tạo nên kết quả này là do CN tham gia giải ngân hợp đồng tài trợ với Sở giao dịch 2 theo chỉ đạo của HS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5. Noi dung.doc
  • doc1.LOI CAM ON.doc
  • doc2. Muc luc.doc
  • doc3. Danh muc bang bieu.doc
  • doc4. Giai thich tu ngu.doc
  • doc6.Tai lieu tham khao.doc
  • doc7. Phu luc 1.doc
  • doc8. Phu luc.doc
Tài liệu liên quan