Báo cáo Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty cổ phần Trường Thịnh 5

Công ty đã xây dựng các quy chế quản lý nội bộ trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật hiện hành được áp dụng triệt để từ phòng ban nghiệp vụ đến tổ đội sản xuất với từng nội dung công việc cụ thể trên cơ sở sử dụng tiền vốn có hiệu quả, hạn chế khâu trung gian, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc việc gây ra các thất thoát, lãng phí; sản phẩm là thước đo cho sự cống hiến của mỗi cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Mọi cổ đông cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trên nguyên tắc bình đẳng, lắng nghe và điều chỉnh ngay những vấn đề bất hợp lý. Việc hạch toán kinh doanh được cập nhật thường xuyên theo từng tổ, đội sản xuất và theo hạng mục công trình

doc131 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty cổ phần Trường Thịnh 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm soát. Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động còn chưa hiệu quả. Dưới đây là mẫu A610, trình bày đánh giá hệ thống KSNB của Công ty Cổ Phần Trường thịnh 5. Công ty TNHH Kiểm toán DTU_08 Tên Ngày Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần Trường Thịnh 5 Người thực hiện Hương 15/08/11 Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Người soát xét 1 Nội dung: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KSNB CỦA ĐƠN VỊ Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. B. NỘI DUNG CHÍNH: Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB Có Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu môi trường kiểm soát 1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không? R Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không? R Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn? R 1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không? R DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất? R DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có năng lực? R 1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống KSNB? R Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro? Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không? R Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC? 1.4 Cấu trúc tổ chức Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không? R Cấu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không? 1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không? R Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không? R Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không? R Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không? Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản) R 1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không? R Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không? Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không? R Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không? R Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không? QUY TRÌNH Đánh giá rủi ro Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC như thế nào? Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính? Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh? Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như thế nào? Giám sát CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của DN không? R DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có) R DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không? R Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không? Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị không? Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế? 3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của hệ thống KSNB không? R BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không? R Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không? Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không? Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp HĐQT hoặc Ban Kiểm soát không? C. KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của đơn vị, ta thấy HTKSNB của đơn vị chưa hữu hiệu. Trong quá trình kiểm soát, ban KSNB đã không kiểm tra nghiêm ngặt. Dẫn tới một số sai phạm trong hệ thống Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro (A710) Đánh giá tính trọng yếu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTU_08 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trường Thịnh 5 Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU KẾ HOẠCH- THỰC HIỆN A710 Tên Ngày Người thực hiện Thương+ Thanh 13/08/11 Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. B. Xác đỊnh mỨC trỌng yẾu Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Tổng tài sản Tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu Tổng TS của công ty có giá trị lớn và được nhiều đối tượng quan tâm. Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 44.220.342.331 44.220.342.331 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 2% (b) 2% 2% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 884.406.846,6 884.406.846,6 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*70% 619.084.792,6 619.084.792,6 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*3,5% 21.667.967,74 21.667.967,74 Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán. Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 884.406.846,6 - Mức trọng yếu thực hiện 619.084.792,6 - Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 21.667.967,74 - Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước Năm trước công ty không mời kiểm toán nên không thể so sánh và xác định chênh lệch về mức trọng yếu. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “ Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.” Để xác định được rủi ro kiểm toán, ta tiến hành đánh giá các yếu tố: Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào báo cáo tài chính: Là 1 công ty cổ phần có quy mô lớn cho nên báo cáo tài chính của công ty được rất nhiều đối tượng quan tâm, đặc biệt là các cổ đông của công ty. Nếu có một sai sót trọng yếu không được phát hiện trên BCTC sẽ có ảnh hưởng rất lớn.Do vậy, trong trường hợp này kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán thấp, tăng số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập và tăng độ chính xác trong các kết luận đưa ra. Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán công bố. Để đánh giá yếu tố này ta xem xét: + khả năng hoán chuyển thành tiền mặt: + Bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng: không chứa đựng nhiều rủi ro. Qua phân tích số liệu trên đây ta thấy: bình quân sau 354 ngày thì doanh nghiệp mới có thể thu lại tiền từ việc bàn giao công trình hoàn thành. Điều này hoàn toàn phù hợp với loại hình doanh nghiệp xây dựng giao thông. Vì vậy, khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố thấp. *Kết luận: Rủi ro kiểm toán được xác định ở mức trung bình. 1.1.4.2.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Rủi ro tiềm tàng là mức độ mà KTV ước tính là có sai sót cao hơn mức có thể chấp nhận trong một bộ phận (khoản mục) trước khi xét đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá thông qua: Bản chất kinh doanh của khách hàng: Công ty khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông, khả năng tồn tại một cách tiềm tàng những gian lận và sai sót là rất cao. Tính liêm chính của ban giám đốc: cao Khả năng sai sót trên BCTC sẽ giảm đi. Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: không có Khả năng tồn tại gian lận và sai sót thấp. Quy mô các số dư tài khoản: bình thường Vì là hợp đồng kiểm toán lần đầu nên kiểm toán viên thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót của đơn vị.Vì vậy, rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao hơn so với các khách hàng được kiểm toán dài hạn. *Kết luận: Trong trường hợp này, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình. 1.1.4.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát: * Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: KTV chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hịên hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa, KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. Việc thực hiện bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB ở trên là bảng tóm tắt lại các nội dung mà nhân viên kiểm toán khoản mục tiền thường hỏi những người có liên quan, sau đó dựa vào kinh nghiệm của KTV mà đưa ra những đánh giá nhận xét chung về hệ thống KSNB đối với khỏan mục tiền. Đồng thời đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm soát. Thông qua bảng câu hỏi, ta thấy rằng việc hoạt động của hệ thống KSNB trong công ty đã giúp góp phần hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, hệ thống KSNB của công ty vẫn còn gặp một số thiếu sót trong quá trình hoạt động. Do đó, ta có thể đánh giá, rủi ro kiểm soát ban đầu ở mức độ trung bình. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên thực hiện thêm các thủ tục thử nghiệm cơ bản để đánh giá chính xác hơn tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. 1.1.4.2.4. Đánh giá rủi ro phát hiện: Rủi ro phát hiện là mức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận là bằng chứng kiểm toán thu được cho một bộ phận (khoản mục) sẽ không phát hiện ra các sai sót cao hơn mức có thể chấp nhận, nếu sai sót đó tồn tại. Căn cứ vào ma trận rủi ro phát hiện: Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tang Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất Dựa vào những phân tích trên đây ta thấy: Rủi ro kiểm soát ở mức trung bình Rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình Căn cứ vào ma trận, ta xác định được rủi ro phát hiện ở mức trung bình. Xác định mẫu và cỡ mẫu để thực hiện kiểm toán Qua sự phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động của hệ thống này tại đơn vị còn chưa hữu hiệu. Vì vậy trong quá trình kiểm toán, soát xét, kiểm tra và đối chiếu sổ sách cùng với chứng từ, chúng tôi quyết định thực hiện kiểm toán với toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng liên quan đến khoản mục tiền và tương đương tiền. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A910) CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTU_08 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trường Thịnh 5 Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN A910 Tên Ngày Người thực hiện Thủy 13/08 11 Người soát xét 1 Người soát xét 2 Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210] Kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền tháng 12/2010. Mô tả DN, môi trường KD và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310] Mô tả các thông tin chính về DN: Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, đường ống, cấp thoát nước, điện. - Khai thác và kinh doanh cát, đá, sạn, đất và khoáng chất các loại. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng ( đá, cát, sạn, đất). Môi trường KD, pháp luật: Tình hình phát triển của văn hóa, xã hội càng cao sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các công trình xây dựng, tạo điều kiện cho DN hoạt động sản xuất nhiều hơn và đòi hỏi công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất trên nhiều lĩnh vực. Doanh nghiệp hoạt động phải chịu ảnh hưởng các quy định của pháp luật như luật đầu tư, luật lao động, luật cạnh tranh… Tất cả các bộ luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn liên quan đến được áp dụng: lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, Thuế… Công ty không có thay đổi lớn trong nội bộ DN. Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao Trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. Do đặc thù hoạt động của công ty nên không có các khoản tương đương tiền. Vì vậy, công ty kiểm toán chú trọng kiểm toán khoản mục tiền. Tiền là một khoản mục rất quan trọng và liên quan đối với mọi hoạt động của công ty, nên chứa động nhiều rủi ro nhất. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản [A600] Sau khi thực hiện xong các thủ tục tại phần A600, KTV đã xác định chiến lược kiểm toán ban đâu là kiểm tra cơ bản. Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch [A710] Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Mức trọng yếu tổng thể 884.406.846,6 Mức trọng yếu thực hiện 619.084.792,6 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 21.667.967,74 Thảo luận cụ thể với các thành viên trong nhóm kiểm toán: Các thành viên kiểm toán có liên quan tới mức trọng yếu thì khi phát hiện ra các sai sót có giá trị dưới 21.667.967,74 đồng thì có thể bỏ qua. Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang Không thực hiện. Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này Công ty kiểm toán xác định không cần thiết phải sử dụng chuên gia cho hợp đồng kiểm toán này. Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB không phát hiện được rủi ro trọng yếu nào. KẾT LUẬN Chúng tôi đã hoàn toàn hài lòng rằng hợp đồng kiểm toán này đã được lập kế hoạch một cách thích hợp, qua đó đã đưa ra những xem xét đầy đủ đối với các đánh giá của chúng tôi về tầm quan trọng của những yếu tố rủi ro đã được xác định, bao gồm cả yếu tố rủi ro gian lận, và qua đó phê duyệt cho tiến hành công việc tại KH, như đã được lập kế hoạch. Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây. Chức danh Họ tên Chữ ký Ngày/tháng Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT Lê Ngọc Duy Người soát xét công việc KSCL Lê Thị Thương Chủ nhiệm kiểm toán Nguyễn Thị Thu Thủy KTV chính/Trưởng nhóm Võ Thị Thanh Hiền Kiểm toán viên 1 Lê Thị Hoài Thanh Kiểm toán viên 2 Lê Thị Lan Hương Kiểm toán viên 3 Hoàng Thị Phương Thảo Kiểm toán viên 4 Lê Thị Thạo Kiểm toán viên 5 Hoàng Diệu Thúy Trợ lý 1 Phạm Anh Tuấn Trợ lý 2 Nguyễn Thành Lĩnh Trợ lý 3 Lê Thùy Dung Thực hiện kiểm toán Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ Đây là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát đã được quy định trong chuẩn mực kiểm tóan Việt Nam số 400. Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, đã nêu: " Kiểm tóan viên phải có hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế tóan và kiểm soát nội bộ để đánh giá thái độ, mức độ quan tâm và sự can thiệp của các thành viên trong hội đồng quản trị và ban giám đốc với kiểm soát nội bộ và đánh giá khả năng của kiểm sóat nội bộ của khách hàng trong việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính". Để tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục vốn bằng tiền, KTV tiến hành kiểm tra những tài liệu mà công ty cung cấp. Công ty Cổ Phần Trường Thịnh 5 là một đơn vị có quy mô tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do đó lượng tiền vào và lượng tiền ra hàng ngày thường cao. Trên thực tế, nếu xét riêng khoản mục tiền thì đây là phương tiện giao dịch nhanh nhất nhưng đồng thời cũng gặp rủi ro nhiều nhất. Tuy nhiên, có những trường hợp cần hạn chế đến mực thấp nhất việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán hay các hoạt động giao dịch. Nhưng đôi khi việc sử dụng tiền mặt trong các hoạt động khác lại là phương án có hiệu quả hơn cả. Chính vì thế mà quá trình thu chi tiền mặt luôn là mối quan tâm chính trong kiểm soát khoản mục vốn bằng tiền. Để tìm hiểu về KSNB đối với tiền, KTV có thể sử dụng lưu đồ, bảng tường thuật hoặc bảng câu hỏi có liên quan đến kiểm soát nội bộ. KTV có thể áp dụng các thể thức như: quan sát, phỏng vấn, xem xét...để tìm hiểu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát. Nội dung về KSNB đối với tiền mặt thường tập trung ở các vấn đề như: Xem xét các quy định về phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các nhân viên, các cán bộ có liên quan. Xem xét các quy trình duyệt chi tiền mặt và khâu tổ chức bảo quản chứng từ thu tiền. Xem xét việc phân công trách nhiệm trong khâu ghi chép, kiểm tra, soát xét đối với các thủ tục, các chứng từ. Xem xét việc chấp hành quy định về kiểm tra đối chiếu số liệu. Dưới đây là bảng câu hỏi được dùng trong quá trình tìm hiểu KSNB đối với tiền, áp dụng cho Công ty Cổ Phần Trường Thịnh 5. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTU_08 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trường Thịnh 5 Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TĐT Tên Ngày Người thực hiện Hương 15/08/11 Người soát xét 1 Người soát xét 2 BƯỚC CÔNG VIỆC CÓ KHÔNG KHÔNG ÁP DỤNG GHI CHÚ 1. Công việc của thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người phụ trách hay không? R 2. Hàng tháng kế toán và thủ quỹ có đối chiếu số dư không? R Công việc của thủ quỹ và kế toán ngân hàng có do một người phụ trách hay không? R 4. Các khoản thu chi có được làm phiếu theo đúng quy định hay không? R 5. Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số trước một cách liên tục hay không? R 6. Các khoản ngoại tệ có được mở sổ theo dõi riêng hay không? R 7. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng với chứng từ hay không? 8. Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền có được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách liên quan. R 9. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng kỳ hay không? R 10. Quy trình xét duyệt các khoản chi tiền mặt có được sự phê chuẩn của kế tóan trưởng và thủ trưởng đơn vị, hay người được ủy quyền hay không? R 11. Có phân quyền trong phê chuẩn đối với nghiệp vụ thu chi hay không? R 12. Công ty có tiến hành kiểm kê quỹ hay không? R 13. Những khỏan thu, chi lớn có được thực hiện qua ngân hàng không? R 14. Tiền gửi ngân hàng có được mở sổ chi tiết là tiền Việt Nam, ngoại tệ? R 15. Việc đối chiếu giữa sổ cái tài khỏan ngân hàng, sổ phụ ngân hàng có được tiến hành hàng tháng hay không? R Kết luận về HTKSNB của khách hàng Tốt Khá TB R Kém Ý kiến đóng góp nâng cao hệ thống KSNB 1. Không ngừng hoàn thiện hệ thống KSNB của công ty. 2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm soát. 3. Thiết kế vận hành các thủ tục KSNB linh hoạt. 4. Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý tài chính nội bộ rõ ràng, chặt chẽ. 5. Phát triển phần mềm kế toán máy nhằm hạn chế sai sót trong khâu lập chứng từ, báo cáo. Từ những thông tin thu thập được bằng các câu hỏi thể hiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền của công ty Cổ Phần Trường Thịnh 5 là trung bình. Bên cạnh những ưu điểm trong KSNB như: sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách theo đúng quy định, phản ánh các nghiệp vụ thu chi phát sinh vào đầy đủ các chứng từ, sổ sách có liên quan và hàng tháng kế toán và thủ quỹ đều đặn đối chiếu số dư đảm bảo cho lượng tiền không bị thất thoát. Công ty đã không xây dựng tốt những thủ tục kiểm soát theo đúng các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Vì thũ quỹ chịu trách nhiệm làm kế toán ngân hàng. Các khoản chi tiền mặt đều được sự phê chuẩn của kế tóan trưởng và thủ trưởng đơn vị nhưng không đống dấu. Điều này không kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu chi cũng công ty. Việc công ty dùng hình thức kế toán máy nên các chứng từ thu, chi không được đánh số thứ tự. Điều đó có thể dẫn đến hành vi bỏ sót hoặc gian lận trong việc lập chứng từ. Từ những thông tin như vậy, KTV đánh giá hệ thống KSNB của Công ty là chưa hữu hiệu. Do đó, cần tiến hành thủ tục thử nghiệm chi tiết để phát hiện nhưng thiếu sót trong hệ thống KSNB và đề ra biện pháp khắc phục. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát KTV chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hịên hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa, KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiểm cơ bản ở mức độ phù hợp. Việc thực hiện bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB ở trên là bảng tóm tắt lại các nội dung mà nhân viên kiểm toán khoản mục tiền thường hỏi những người có liên quan, sau đó dựa vào kinh nghiệm của KTV mà đưa ra những đánh giá nhận xét chung về hệ thống KSNB đối với khỏan mục tiền. Đồng thời đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm soát. Thông qua bảng câu hỏi, ta thấy rằng việc hoạt động của hệ thống KSNB trong công ty đã giúp góp phần hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, hệ thống KSNB của công ty vẫn còn gặp một số thiếu sót trong quá trình hoạt động. Do đó, ta có thể đánh giá, rủi ro kiểm soát ban đầu ở mức độ trung bình. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên thực hiện thêm các thủ tục thử nghiệm cơ bản để đánh giá chính xác hơn tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTU_08 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trường Thịnh 5 Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN Tên Ngày Người thực hiện Thanh 15/08/11 Người soát xét 1 Người soát xét 2 Mục tiêu: : đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái. Nguồn gốc số liệu: Sổ cái tài khoản111, bảng kê thu, chi tiền mặt; sổ cái tài khoản112, bảng kê thu, chi tiền gửi ngân hàng, sổ cái tài khoản phải thu, sổ cái tài khoản phải trả. Công việc thực hiện: KTV lần theo số tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ bảng kê thu tiền mặt đến tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên sổ cái. Sau đó đối chiếu giữa sổ cái tài khoản 111, tài khoản 112 với tài khoản phải thu. Tương tự, sẽ kiểm tra từ bảng kê chi tiền mặt cho đến tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên sổ cái tài khoản phải trả. Trình tự kiểm toán như sau: Bước 1: Đối chiếu số liệu giữa số liệu của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng như đến tài khoản phải thu. Đối chiếu số liệu giữa cột phát sinh bên Nợ của Bảng kê thu tiền mặt và cột phát sinh bên Nợ của tài khoản tiền mặt trên sổ cái ta thấy khớp nhau,đều có số tiền là: 694.685.000 đồng. Đồng thời đối chiếu số liệu giữa bảng kê thu tiền mặt với tài khoản phải thu đều khớp nhau. Bảng đối chiếu số liệu giữa sổ Cái tài khoản 111 và khoản phải thu: Chứng từ Nghiệp vụ Sổ cái Ngày Chứng từ Nợ 111 Có 131 07/12/10 PT0002 Chị Hà tạm ứng tiền khối lượng từ công ty Mẹ 20.000.000 20.000.000 27/12/10 PT0010 Chị Hà tạm ứng tiền khối lượng từ công ty Mẹ 40.000.000 40.000.000 10/12/10 PT0013 Chị Huệ tạm ứng tiền từ công ty Mẹ trả tiền truy thưởng 61.000.000 61.000.000 Tổng cộng 121.000.000 121.000.000 Đối chiếu số liệu giữa cột phát sinh bên nợ của Bảng kê thu tiền ngân hàng và cột phát sinh Nợ của sổ cái tiền gủi ngân hàng ta thấy trùng nhau đều có số tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiểm toán khoản mục tiền tại công ty CP Trường Thịnh 5.doc
Tài liệu liên quan