Tính chống kích nổ của izo octane chuẩn kỹ thuật được biểu thị bằng các đơn vị phẩm độ là 100 còn n-heptane bằng 0. Những giá ttrị biểu thị tính chống kích nổ được quy đổi thành đơn vị phẩm độ theo thang đo đặc biệt (OCT 3338-68). Trong tiêu chuẩn Mỹ ASTM D2700 (xác dịnh trị số octane theo phương pháp motor) quy định: sự đánh giá trị số octane đối với xăng máy bay (phương pháp hàng không) liên quan đến trị số octane xác định theo phương pháp motor (phương pháp ASTM-D2700). Đó là mối quan hệ được xác định theo kinh nghiệm giữa trị số octane theo phương pháp motor và sự đánh gtía theo phương pháp hàng không. Khả năng chống kích nổ của xăng máy bay dưới 100 được gọi là trị số octane và trên 100 được gọi là phẩm độ.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiến tập tại nhà máy dầu nhờn của công ty hoá dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ quyền).
Tại nơi giao phải kiểm tra độ sạch, độ kín, các yêu cầu kỹ thuật khác và các thủ tục giấy tờ cần thiết, đo tính khối lượng xăng dầu thông qua việc đo tính dung tích và qui về nhiệt độ 15 0C. Số liệu đo tính tại phương tiện là số liệu pháp lý để hạch toán.
Xăng dầu bị hao hụt trong quá trình vận chuyển theo đường sắt do:
Bay hơi trong khi xuất nhập vào wagon xitéc
Bay hơi theo dọc đường vận chuyển do nắp xitéc không kín
Rò rỉ qua các khe hở trong các thiết bị của dàn đóng xăng dầu và các máy bơm trong trạm xuất nhập,
Tràn vãi ra ngoài xitéc trong khi xuất nhập và dọc đường vận chuyển cặn tồn không thể xả hết (gọi là cặn chết) dưới đáy xitéc hoặc do dính bám trên thành xitéc.
III. An toàn cháy nổ trong các công trình xăng dầu :
1.Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ trong công trình xăng dầu:
Xăng dầu là một mặt hàng vật tư chiến lược rất quan trọng nó không thể thiếu được trong nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng... song xăng dầu lại rát nguy hiểm về cháy nổ trong điều kiện bình thường cũng như khi sản xuất, xuất nhập vận chuyển xảy ra sự cố.
Người ta phân xăng dầu ra làm hai loại:
Loại 1: (loại dễ cháy ) gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi nhỏ hơn 450C ví du xăng A76, A92.
Loại 2: (loại cháy được) gồm các loại dàu có nhiệt độ bắt cháy của hơi lớn hơn 450C ví dụ: dầu hoả, dầu nhờn.
Khái niệm về nhiệt độ bắt cháy và nhiệt độ bùng cháy:
Nhiệt độ bắt cháy: Nhiệt độ bắt cháy của hơi xăng dầu là nhiệt độ thấp nhất của hơi xăng dầu đó mà khi ta đưa nguồn nhiệt từ bên ngoài vào thì hỗn hợp hơi xăng dầu sẽ bốc cháy nhưng không kéo theo sự bốc cháy của chính xăng dầu.
Nhiệt độ tự bốc cháy : Là nhiệt độ thấp nhất được xác địng bằng phương pháo chuẩn khi bị quá nhiệt dẫn đến nhiệt độ đó thì hỗn hợp nói trên tự bốc cháy không cần đưa ngọn lửa từ bên ngoài vào.
2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xăng dầu:
Xăng dầu là một loại chất lỏng rất nguy hiểm về cháy nổ. Sau đây là những tính chất nguy hiểm cháy nổ của xăng dầu .
Xăng dầu là một loại chất lỏng bắt hơi ở nhiệt độ thấp
Các loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ rất thấp ví dụ như xăng A76 có nhiệt độ bắt cháy là -390C, xăng A74 có nhiệt độ bắt cháy là -370C .
Từ tính chất trên ta kết luận: ở đất nước ta trong bất kì điều kiện khí hậu nào cũng tạo nên môi trường nguy hiểm về cháy nổ.
Xăng dầu không tan trong nước và có tỷ trọng nhẹ hơn nước
Xăng dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước (từ 0.7-0.9) vì vậy xăng dầu có khả năng cháy lan trên mặt nước.
Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5.5 lần.
Hơi xăng dầu bay lên thường bay là là mặt đất tích tụ ở những chỗ trũng, kín gió kết hợp với oxy không khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ.
Kết luận: trong xăng dầu phải thường xuyên vệ sinh công nghiệp
Xăng dầu khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn :
Do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, khi cháy một đám xăng dầu sẽ làm cho một vùng rộng lớn xung quanh bị đôtá nóng và cháy các vật xung quanh sẽ dẫn đến cháy lan và việc tiếp cận cứu chữa sẽ hết sức khó khăn
Xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện :
Xăng dầu là một loại chất lỏng hầu như không dẫn điện, trong quá trình bơm rót xăng dầu bị xáo trộn mạnh ma sát với nhau, với thành ống... các điện tích phát sinh ra tích tụ lại khi đạt đến hiệu điện thế nhất định thì phát ra tia lửa điện.
Xăng dầu có khả năng tạo thành sunphua sắt :
Trong xăng dầu luôn có một hàm lượng S tồn tại dưới dạng H2S hoà tan hoặc bay hơi. Do lượng H2S này ăn mòn vào đường ống, bể làm bằng sắt và tạo thành sunphua sắt. Các sunphua sứt này tác dụng với oxy không khí tạo ra phản ứng lên tới nhiệt độ cao (có thể đạt tới 6000C ) lốn hơn nhiệt độ tự bắt cháy và gây cháy hỗn hợp.
Tốc độ cháy lan của xăng dầu rất nhanh:
Do đó, nếu đám cháy xăng dầu xảy ra không được dập tắt kịp thời dễ phát triển thànhnhững đám cháy lớn.
Xăng dầu có tính độc hại :
Hơi xăng dầu rất độc đặc biệt là xăng pha chì nếu tiếp xúc không trang bị bảo hộ lao động sẽ bị ngộ độc có khi dẫn đến tử vong.
3. Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở :
Khi có cháy xảy ra thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp chỉ huy cứu chữa đám cháy. Báo động trong toàn đơn vị bằng kẻng hoặc loa truyền thanh.
Cắt điện khu vực cháy.
Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tấm chữa cháy của thành phố.
Tổ chức cứu người bị nạn, phân tán hàng hoá.
Tổ chức lực lượng phương tiện sẵn có kịp thời dập tắt đám cháy.
Tổ chức lực lượng bảo vệ hàng hoá đã cứu được ra khỏi đám cháy .
Cử người ra đón xe chữa cháy, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy.
Phối hợp lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa dập tắt đám cháy
IV. Các loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy:
Các chất chữa cháy thường dùng là chất dùng để tác dụng vào đám cháy tạo ra những điều kiện nhất định và duy trì điều kiện đó trong một thời gian để dập tắt đám cháy đó.
Nước:
Nước thường dùng để chữa cháy vì nó sẵn có trong thiên nhiên, giá thành rẻ và hiệu quả chữa cháy cao. Có 2 loại nước: Nước trên bề mặt trái đất và nước trong lòng đất.
Tác dụng của nước khi chữa cháy:
Tác dụng làm lạnh: Khi phun nước vào đám cháy vì nước có khả năng thu nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt nhiệt độ đám chaý cho tới khi nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đó.
Tác dụng làm loãng và làm ngạt: Một lít nước hoá hơi tạo thành 1720lít hơi nước do vậy khi ta phun nước vào đám cháy do nhiệt độ đám cháy cao, hơi nước bay lên có tác dụng làm loãng lượng ôxy xâm nhập vào vùng cháy và tạo thành màng ngăn giữa ôxy và vùng cháy.
Ưu điểm khi dùng nước chữa cháy:
Nước có sẵn trong tự nhiên, giá thành rẻ, vận chuyển dễ dàng.
Nước có khả năng khi phun tạo thành áp suất cao phá vỡ tường rãnh ngăn tạo ra lối thoát nạn.
Nhược điểm:
Không thể dập được những đám cháy kim loại hoạt động mạnh như kiềm, kiềm thổ và đặc biệt là đất đèn.
Không thể dùng tia nước đặc để chữa những đám cháy có nhiệt độ sôi cao khoảng 800C.
Không phun nước vào các đám cháy có mặt hàng qứy hiếm như hàng điện tử, thuốc lá...
Bọt chữa cháy:
Bọt chữa cháy là hệ phân tán 2 pha bao gồm phần chứa khí, hơi và các chất lỏng. Tác dụng khi dùng bọt chữa cháy như sau:
Tác dụng làm lạnh: Khi phun bọt lên bề mặt chất cháy lỏng đo bức xạ nhiệt của đám cháy, nhiệt độ của lớp chất lỏng lượng bọt phun vào bị phá huỷ tạo thành hạt nước lắng vào chất lỏng các hạt nước này thì nhiệt độ chất lỏng làm cường độ phá huỷ giảm.
Tác dụng cách ly: Khi đạt tới nhiệt độ xác định bọt sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt chất lỏng, bắt đầu xuất hiện sự cách ly, ngăn cản hơi chất cháy đi vào buồng cháy.
Chương II:các phương pháp phân tích chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm xăng dầu.
I.Thành phần cất phân đoạn :
1.ý nghĩa:
Dầu mỏ và các sản phẩm dầu không thể chia ra các hydrocacbon riêng biệt, chúng có thể chia ra các phần nhỏ, gọi là phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn gồm một hỗn hợp hydrocácbon đơn giản hơn.
Thành phần cất là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải xác định đối với các sản phẩm trắng như xăng, kerosen, diezel. Theo thành phần cất phân đoạn có thể biết được các loại sản phẩm thu và khối lượng của chúng. Các phân đoạn dầu bao giờ cũng gồm rất nhiều các đơn chất khác nhau với nhiệt độ sôi thay đổi. Do vậy, đặc trưng cho tính chất bay hơi của một số phân đoạn là nhiệt độ sôi đầu (T0s đầu ) và nhiệt độ kết thúc sôi (T0s cuối ). Đối với nhiên liệu thành phần phân đoạn đặc trưng cho khả năng bay hơi trong động cơ và áp suất hơi ở những nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Nhiên liệu cho các loại động cơ mồi lửa bằng tia lửa điện, cần phải có độ bay hơi sao cho dễ nổ máy ở nhiệt độ thấp, chóng sưởi ấm động cơ, thay đổi chế độ làm việc của động cơ, phân bố nhiên liệu trrong xilanh. Nếu nhiên liệu bay hơi kém còn có thể làm loãng dầu nhờn bôi trơn. Nhiệt độ sôi 10% không nên vượt quá 700C, nhiệt độ cất 50% có ý nghĩa quyết định tăng khả năng tăng tốc của động cơ, không nên vượt quá 1400C. Nhiệt độ cất 90% có ý nghĩa về mặt kinh tế, nếu nhiệt độ cất 90% thì xăng không bốc hơi hoàn toàn trong buống đốt. Nhiệt độ cất cuối không nên quá 2050C vì dầu nhờn sẽ bị rửa trôi trên thành xilanh gây mài mòn pistông.
Nhiên liệu cho động cơ phản lực đòi hỏi phải nặng hơn (150-2800C) để hệ thống nạp liệu làm việc ở tầng cao không tạo nút khí. Đồng thời cũng đòi hỏi khả năng bay hơi hoàn toàn và cháy hết trong buồng đốt.
Đối với động cơ diezel, thành phần phân đoạn ảnh hưởng lớn tới tiêu hao nhiên liệu, gây khói của khí thải, tạo muội than và cốc ở vòi phun...
2. Nguyên tắc và phương pháp xác định:
Dùng ống lường đong 100 ml mẫu vào bình cầu đã rửa sạch, sấy khô. Lắp nhiệt kế vào cổ bình và phía trên của bầu thuỷ ngân ngang với thành dưới của nhánh cho hơi đi ra. Nối nhánh hơi đi ra với sinh hàn bằng nút cao su, sao cho ống đó lồng vào sinh hàn 25-40 mm nhưng không chạm vào thành của ống sinh hàn.
Khi chưng xăng thì hộp sinh hàn chứa đầy nước đá và dội nước để giữ nhiệt độ vào khoảng 0-50C. Khi chưng những sản phẩm nặng hơn thì làm lạnh bằng nước đá. Trong trường hợp này nhiệt độ của nước ra khỏi sinh hàn không được quá 300C. Nhiệt độ sôi đầu là nhiệt độ khi có giọt sản phẩm đầu tiên chảy từ đuôi sinh hàn ra. Nhiệt độ sôi cuối là nhiệt độ tại đó nhiệt độ tăng lên cực đại và bắt đầu tụt xuống. Tốc độ chưng cất tiến hành sao cho thu được 20-25 giọt trong 10s. Trong quá trình chưng cất dầu hoả và diezel, sau khi đạt được 95% tốc độ gia nhiệt không tăng lên. Nếu cần xác định nhiệt độ sôi cuối thì phải tiếp tục gia nhiệt cho tới khi cột thuỷ ngân ở nhiệt kế dâng lên đến mức nào đó và bắt đầu tụt xuống.
Sau khi thôi gia nhiệt 5 phút, ghi lại thể tích thành phần cất trong ống lường, phần còn lại đo trong ống lường thể tích 10ml để xác định cặn ở nhiệt độ 200C. Xác định lượng mất mát của quá trình chưng.
3. Độ xuyên kim:
ý nghĩa:
Độ xuyên kim là độ lún sâu của kim chuẩn vào mẫu (bitum, mỡ) trong thời gian 5s, đơn vị đo là độ, 1 độ ứng với 0,1mm đâm xuyên. Nó đặc trưng cho độ cứng và quánh của sản phẩm.
Thành phần của bitum có ảnh hưởng lớn tới độ xuyên kim. Tăng cấu tử dầu nhờn trong bitum độ xuyên kim tăng, ngược lại giảm các cấu tử dầu nhờn và tăng asphanten và cacbon độ xuyên kim giảm.
Nguyên tắc và cách tiến hành:
Lấy mẫu vào cốc. Đậy nắp và ngâm cốc mẫu vào chậu nước ở nhiệt độ quy định 1h. Lấy ra dùng dao gạt phần dư trên miệng cốc, đặt cốc mẫu lên bàn đỡ của máy đo. Dùng đồng hồ bấm giây, theo dõi đúng 5s thì buông nút khởi động chuyển thanh răng cho tới chạm với trục của chóp nón. Theo vị trí của kim trên bảng chia độ ta biết được độ kim xuyên, nâng chóp nón lên khỏi cốc mỡ. Làm thí nghiệm 4 lần và lấy kết quả trung bình.
4.Nhiệt độ chớp cháy:
ý nghĩa :
Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ tại đó khi phân đoạn dầu mỏ được đốt nóng, hơi hydrocácbon sẽ thoát ra tạo với không khí xung quanh một hỗn hợp mà nếu đưa ngọn lửa đến gần chúng sẽ bùng cháy rồi phụt tắt như một tia chớp.
Như vậy, nhiệt độ chớp cháy có liên quan đến hàm lượng các sản phẩm nhẹ có trong phân đoạn. Nếu có càng nhiều cấu tử nhẹ, nhiệt độ chớp cháy càng thấp.
Phân đoạn xăng: Nhiệt độ chớp cháy không quy định, thường là độ âm.
Phân đoạn kerosen: nhiệt độ chớp cháy: 28-600C .
Phân đoạn diezel: Nhiệt độ chớp cháy cốc kín: 35-860C.
Phân đoạn dầu nhờn: nhiệt độ chớp cháy: 130-2400C .
Có hai phương pháp để đo nhiệt độ chớp cháy: cốc kín và cốc hở.
Phương pháp cốc kín bao giờ cũng cho nhiệt độ chớp cháy cao hơn so với phương pháp cốc hở. Việc xác định nhiệt độ chớp cháy có ý nghiã rất quan trọng trong việc tồn chứa và bảo quản nhiên liệu. Nếu nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu thấp thì khi bảo quản trong bể chứa ngoài trơì nắng nóng phải đề phòng có tia lửa điện ở gần để tránh cháy nổ.
5. áp suất hơi bão hòa:
ý nghĩa:
áp suất hơi bão hoà là một tính chất lý học quan trọng của các chất lỏng dễ bay hơi. Đây chính là áp suất hơi mà tại đó hơi cân bằng với thể lỏng. áp suất hơi bão hoà Reid là áp suất tuyệt đối ở 1000F (37,80C) đặc trưng cho khả năng bay hơi của phân đoạn xăng. Đó là áp suất hơi của xăng đo được trong điều kiện của bom Reid ở 37,80C. Đại lượng này càng lớn, độ bay hơi càng cao. áp suất hơi bão hòa được xác định trong dụng cụ tiêu chuẩn gọi là bom Reid.
Nguyên tắc và cách tiến hành:
Cho xăng vào bình 2, nối thông với bình 1 rồi cho vào bình ổn nhiệt, sau khi ổn định nhiệt ở 37,80C trong 15 phút thì mở van 5 để nối toàn bộ hệ thốngvới áp kế thuỷ ngân. Độ chên lệch h sẽ cho biết áp suất hơi bão hòa của xăng cần đo. Độ bốc hơi của xăng càng cao, độ chênh lệch h càng lớn.
6. So màu Saybolt:
Màu của sản phẩm dầu mỏ được xác định bằng phương pháp so màu dựa trên cơ sở so sánh bằng mắt thường, lượng ánh sáng truyền qua một bề dày xác định của sản phẩm với lượng ánh sáng truyền qua của một trong những dãy kính màu chuẩn.
Phương pháp so màu Saybolt ASTM D156 dùng để xác định màu của các nhiên liệu chưng cất như xăng, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa, dầu trắng, dược phẩm. Màu Saybolt là màu của sản phẩm lỏng trong suốt được xác định theo thang đo từ –16 (tối nhất) đến –30 (sáng nhất). Chỉ số màu tương ứng với độ cao của cột mẫu mà khi nhìn xuyên qua chiều dài đó màu của mẫu trung với một trong ba kính chuẩn màu để xác định màu, hạ chiều cao của cột mẫu cho tới khi màu của mẫu hơi sáng hơn màu của kính chuẩn, mẫu có chỉ số màu ở ngay trên mức này. Tra cứu chỉ số theo bảng có sẵn trong ASTM D156.
Phươngpháp ASTM D1500 được áp dụng cho dầu nhờn, diezel và sáp dầu mỏ. Nguyên tắc của phương pháp là dùng một nguồn ánh sáng tiêu chuẩn so sánh màu của mẫu được đặt trong một ống thí nghiệm với màu của các kính chuẩn màu có giá trị từ 0,5 – 0,8. Nếu màu của mẫu ở vào giữa hai màu chuẩn thì lấy giá trị màu cao hơn, nếu mẫu có màu sáng hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp màu Saybolt D156.
II. Xăng máy bay:
Xăng máy bay dùng cho máy bay động cơ nổ kiểu piston. Xăng máy bay đòi hỏi có trị số octane cao, yêu cầu về thành phần chưng cất nghiêm ngặt.
Về công nghệ chế tạo, xăng máy bay đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển vào những năm 1939-1945. Chỉ dến khi động cơ tuabin khí ra đời với tính ưu việt của nó đã hạn chế sự phát triển của động cơ piston trong lĩnh vực bay.
Xăng máy bay là các sản phẩm được chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ hoặc sản phẩm cracking xúc tác được bổ xung thêm các thành phần phụ gia khác nhau nhằm nâng cao trị số octane như alkilat, izomerat, izo-octane kỹ thuật, chất lỏng etyl và các chất chống oxy hóa.
Đối vơi xăng máy bay được chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ cho phép bổ xung toluen (với hàm lượng không quá 20% khối lượng) và pirobezol (không quá 10%KL).
Các hydrocacbon thơm làm tăng nhiệt độ kết tinh ban đầu và tạo điều kiện cho muội than hình thành ở bề mặt piston và xilanh của động cơ. Vì vậy hàm lượng của toàn bộ hydrocacbon thơm có trong xăng máy bay thường được khống chế khá nghiêm ngặt. Đối với xăng b70 của Nga, không được vượt quá 20%KL và đối với các loại xăng khác thì không được vượt quá 35%KL.
Chất n-hydroxylamine được bổ xung vào xăng với chức năng chống oxy hóa và với liều lượng từ 0,004-0,005%KL.
1.Các đặc tính cơ bản của xăng máy bay:
Xăng máy bay phải có những tính chất lý hoá và tính năng sử dụng nhằm đảm bảo cho động cơ làm việc bình thường trong mọi chế độ hoạt động.
Tính chống kích nổ và phẩm độ của xăng máy bay:
Cũng như xăng động cơ ôtô, tính chống kích nổ cho xăng máy bay là chỉ tiêu hết sức quan trọng và chủ yếu cho loại nhiên liệu này.
Khi hoạt động, động cơ máy bay chủ yếu làm việc với thành phần hỗn hợp nhiên liệu và không khí khác nhau, được đặc trưng bằng hệ số a (a là hệ số dư không khí).
Với hỗn hợp tương đối nghèo a = 0,95-1,0, động cơ làm việc ở chế độ tải trọng bình thường.
Với hỗn hợp dầu a = 0,6-0,7, động cơ làm việc ở chế độ tải trọng nặng và cần tăng cường công suất tối đa như khi cất cánh.
Do đó xăng máy bay phải có các tính chất kích nổ cần thiết đối với hỗn hợp giầu và nghèo.Mỗi loại động cơ đều có những yêu cầu tối ưu về tính chất kích nổ của nhiên liệu, vì vậy không được sử dụng động cơ khi có sự kích nổ.Tính chống kích nổ của nhiên liệu trong hỗn hợp nghèo được biểu thị bằng trị số octane.Tính chống kích nổ của nhiên liệu trong hỗn hợp dầu được biểu thị bằng phẩm độ.
Việc kiểm tra nghiêm ngặt tính chống kích nổ của xăng máy bay theo 2 chỉ tiêu nói trên sẽ đảm bảo cho nhiên liệu cháy không bị kích nổ trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.
Cũng giống như xăng ôtô, trị số octane được xác định trong động cơ một xylanh tiêu chuẩn và bằng cách so sánh với nhiên liệu chuẩn. Các chất izo octane 2,2,4-trimetylpentane và n-heptane được sử dụng làm nhiên liệu chuẩn.
Tính chống kích nổ của izo octane được quy ước bằng 100.
Tính chống kích nổ của n-heptane được quy ước bằng 0.
Tính chống kích nổ của xăng máy bay và thành phành phần của nó được xác định theo phương pháp motor. Tính chống kích nổ của nhiên liệu có trị số octane lớn hơn 100 cũng được xác định như vậy.
Đối với hỗn hợp nghèo:
Phẩm độ được xác định theo phương pháp nhiệt độ trên thiết bị IIT 9-5. động cơ thử nghiệm một xylanh có mức nén thay đổi được trang bị thiết bị hãm nóng và những dụng cụ cho phép tiến hành thử trong điều kiện quy dịnh rất nghiêm ngặt.Khi thử nghiệm theo phương pháp motor, tốc độ quay của trục khuỷu là 900 v/ph, nhiệt độ của hỗn hợp không khí - nhiên liệu là 149°C. Nhiệt độ của chất lỏng làm mát trong xylanh là 100°C.
Khi thử nghiệm theo phương pháp nhiệt độ thì tốc độ quay của trục khuỷu là 1200 v/ph, nhiệt độ của hỗn hợp không khí - nhiên liệu là 104°C. Nhiệt độ của chất lỏng làm mát etylenglycol trong xylanh là 190°C.
Đối với hỗn hợp giàu:
Phẩm độ được xác định trong động cơ tiêu chuẩn 1 xylanh IIT 9-1.
Khi xác định phẩm độ của nhiên liệu có trị số octane lớn hơn 100: sử dụng chất chuẩn TEL ở dạng nguyên chất và có hàm lượng tetra etyl chì khác nhau dưới dạng chất lỏng etyl làm nhiên liệu mẫu.
Khi xác định phẩm độ của nhiên liệu có trị số octane nhỏ hơn 100 dùng hỗn hợp izo octane kỹ thuật và n-heptane.
Tính chống kích nổ của izo octane chuẩn kỹ thuật được biểu thị bằng các đơn vị phẩm độ là 100 còn n-heptane bằng 0. Những giá ttrị biểu thị tính chống kích nổ được quy đổi thành đơn vị phẩm độ theo thang đo đặc biệt (GOCT 3338-68). Trong tiêu chuẩn Mỹ ASTM D2700 (xác dịnh trị số octane theo phương pháp motor) quy định: sự đánh giá trị số octane đối với xăng máy bay (phương pháp hàng không) liên quan đến trị số octane xác định theo phương pháp motor (phương pháp ASTM-D2700). Đó là mối quan hệ được xác định theo kinh nghiệm giữa trị số octane theo phương pháp motor và sự đánh gtía theo phương pháp hàng không. Khả năng chống kích nổ của xăng máy bay dưới 100 được gọi là trị số octane và trên 100 được gọi là phẩm độ.
Phẩm độ nhiên liệu là chỉ tiêu chống kích nổ trong hỗn hợp giàu của nhiên liệu biểu thị bằng phẩm độ của nhiên liệu chuẩnkhi thử trong động cơ một xylanh với những điều kiên tiêu chuẩn ở chế độ kích nổ nhẹ có giá trị áp suất thực tế trung bình giống như nhiên liệu được kiểm nghiệm. Phẩm độ tỷ lệ với áp suất thực tế trung bình P1(công suất) chỉ ra mức tăng chỉ tiêu đó đối với nhiên liệu được kiểm nghiệm Ply so với áp suất hiển thị trung bình của nhiên liệu mẫu Ple theo tỷ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu/ trọng lượng không khí mà động cơ đã tiêu thụ trong thời gian là 0,112 có nghĩa là phẩm độ bằng
Ply/Ple x 100
III. Đặc điểm về nhiên liệu phản lực:
Nhiên liệu phản lực dược dùng cho máy bay có sử dụng động cơ phản lực kiểu tuabin khí. Động cơ tuabin khí yêu cầu nhiên liệu có đặc tính hoàn toàn khác với xăng máy bay.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa nhiên liệu phản lực và xăng máy bay là, đối với nhiên liệu phản lực, trị số octane không còn quan trọng nữa. Thay thế vào đó, nhiên liệu phản lực phải có đặc tính cháy tốt, nhiệt lượng cao.
Trong thời kỳ đầu, nhiên liệu cho thế hệ đầu tiên của loại động cơ này là dầu hoả dân dụng, bởi vì nó có sẵn, ít nguy hiểm do cháy nổ và đặc biệt có đặc tính cháy cao.Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của động cơ ngày càng phức tạp hơn, nên yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng ngày càng cao hơn, khác biệt và chặt chẽ hơn.
Có 2 dạng cơ bản của nhiên liệu phản lực được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đó là:
Nhiên liệu phản lực dạng dầu hỏa (KO).
Nhiên liệu phản lực dạng hỗn hợp với thành phần cất có một phần xăng.
Trước kia, nhiên liệu phản lực dạng KO được sử dụng chủ yếu. Ngày nay, để tăng nguồn nguyên liệu, người ta phát triển nhiên liệu có độ sôi rộng và trong thành phần có một phần cất của xăng. Nhiên liệu dùng trong động cơ phản lực đựơc chế tạo từ phân đoạn kerosene hoặc từ hỗn hợp giữa phân đoạn kerosene với phân đoạn xăng.
Do đặc điểm của quá trình cháy của nhiên liệu trong động cơ phản lực, nên yêu cầu của nhiên liệu phản lực là dễ dàng tự bốc cháy ở bất kỳ điều kiện áp suất và nhiệt độ nào, nhiệt năng lớn, cháy điều hoà, không bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn, có ngọn lửa ổn định và cháy hoàn toàn không tạo cặn. Vì vậy thành phần của nhiên liệu cần có nhiều paraphinic mạch thẳng.
Để đảm bảo có nhiệt trị cao, nhiên liệu không được chứa nhiều thành phần aromatic mà chủ yếu là paraphin và naphten.
1.Thành phần hoá học:
Nhiên liệu phản lực chủ yếu được pha chế từ những thành phần cất trực tiếp nên chúng không chứa olêfin (hợp chất không no).Trong nhiên liệu phản lực hầu hết là các n-parafin, rất ít iso-parafin. Các hydrocacbon, naphten và thơm ngoài loại có cấu trúc 1 vòng và nhiều nhánh phụ, còn có mặt các hợp chất 2 vòng và 3 vòng, đặc biệt loại naphten và thơm 2 vòng chiếm phần lớn.
Cacbua hydrocacbon thơm làm tăng độ sáng của ngọn lửa, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ đồng thời làm giảm phẩm cấp của các chi tiết làm bằng chất dẻo trong hệ thống nhiên liệu. Lượng Hyđrôcacbon thơm cũng bị hạn chế bởi vì chúng cháy không sạch, gây khói và tạo cặn cacbon trong động cơ.
2. Lưu huỳnh:
Vì hàm lượng S cao làm tăng xu hướng tạo cặn cacbon trong lò đốt và sự có mặt của oxit lưu huỳnh trong khí đốt sẽ gây ăn mòn thiết bị nên Lưu huỳnh bị hạn chế trong nhiên liệu từ 0,2- 0,4% trọng lượng. ảnh hưởng ăn mòn của hợp chất lưu huỳnh được kiểm tra bằng phương pháp thử ăn mòn đồng ( ASTM-D.130/IP 154 ). Mới đây trên thế giới đã phát hiện thêm phương pháp thử ăn mòn bạc ( IP.227) cho nhiên liệu phản lực loại KO theo phân loại của Bộ quốc phòng Anh.
Hàm lượng Mercaptan Sulphua ( ASTM-D.1219/IP.104) được hạn chế trong khoảng 0,001-0,005% trọng lượng, vì chúng gây mùi khó chịu, có tác động ảnh hưởng đến các chi tiết nhựa trong động cơ và gây ăn mòn hệ thống nhiên liệu. Tuy nhiên, khi bảo quản lâu dài thì hàm lượng Mercaptan Sulphua sẽ có hiện tượng giảm đi. Để xác định một cách định tính hàm lượng lưu huỳnh dạng Mercaptan, người ta dùng phép thử DORTOR, kết quả phải là âm tính.
3. Phụ gia:
Trong nhiên liệu phản lực bổ xung thêm rất nhiều loại phụ gia khác nhau: phụ gia chống ăn mòn để bảo vệ bể chứa, ống dẫn, phụ gia chống ôxy hoá tăng độ ổn định trong bảo quản, phụ gia chống đông đặc, phụ gia chống tĩnh điện giảm nguy hiểm về cháy nổ gây ra do điện tĩnh điện và một số những phụ gia khác như phụ gia chống tạo khói, phụ gia khống chế kích nổ, phụ gia ngăn chặt sự phát triển của các vi sinh vật,...
Đặc tính bay hơi:
Đặc tính bay hơi thể hiện ở thành phần cất, ở nhiệt độ bắt cháy, ở áp suất hơi bão hoà. Đặc tính bay hơi của hai loại nhiên liệu phản lực hoàn toàn khác nhau, với loại Jet-A1 khoảng sôi là 200-300 oC, còn đối với Jet-B là 120-250 oC.
Loại Jet-A1 có thành phần cất giống KO, còn Jet-B thành phần cất nằm giữa xăng máy bay và KO.
Yêu cầu nhiệt độ bay hơi của Jet-A1 được kiểm tra bằng điểm bắt cháy (Min 38 oC-D.56/IP.170) và một số điểm của thành phần cất (10% và sôi cuối-ASTM-D.86).
Độ bay hơi của Jet-B được kiểm tra bằng áp suất hơi bão hoà Reid ASTM-D.323 ( Max 21 kPa ) và thành phần cất ( 20, 50, 90% ).Thành phần cất 10, 20, 50, 90% cho ta thấy thành phần cất nhẹ và nặng được phân bố đều trong nhiên liệu. Còn nhiệt độ sôi cuối loại trừ được những thành phần nặng làm cho nhiên liệu khó bay hơi ảnh hưởng tới đặc tính cháy của nhiên liệu.
Điểm bắt cháy là chỉ tiêu kĩ thuật giúp cho việc hướng dẫn về nguy hiểm cháy nổ liên quan đến nhiên liệu. ở một số nước, điểm bắt cháy là cơ sở pháp lý để xác định mức thuế. ở Anh, điểm bắt cháy được xác định bằng phương pháp thử Abel-IP 170.
Theo ASTM và phân loại IATA dùng phương pháp TAG (ASTM-D.56 - xác định giới hạn Max và Min).Theo phân loại Bộ quốc phòng Mỹ giới hạn Min bằng phương pháp Pensky-Martens (ASTM-D.93 ). Các phương pháp khác nhau cho kết quả khác nhau, phương pháp IP.170 cho kết quả thấp hơn ASTM-D.56 là 2-3 oC.
Chương III. Dầu nhờn và phụ gia
I. phụ gia dầu nhờn:
Trong quá trình vận hành thiết bị, nhất là các thiết bị cơ khí, dầu mỡ bôi trơn có tác dụng quan trọng nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành và nâng cao tuổi thọ của các loại thiết bị. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí cho dầu mỡ bôi trơn chỉ chiém khoảng 1% chi phí khi sử dụng và bảo dưỡng thiết bị nhưng đã giảm được 50% những nguyên nhân gây ra hỏng hóc.
Từ những năm 80 trở về trước, các loại dầu mỡ này ta đều phải nhập của nước ngoài, chủ yếu từ các nước XHCN vì trong nước ta chưa đủ khả năng chế tạo. Nhưng qua thực tế sử dụng cho thấy, chất lượng của các sản phẩm nàykhi đưa vào Việt nam thường bị suy giảm rất nhanh vì không phù hợp với khí hậu nhiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28615.doc