CMX: SCIC hoàn tất thoái vốn, Bitexco Nam
Long và Công ty cổ phần vốn thiên niên kỷ tiếp
nhận lượng cổ phần của SCIC. CMX sẽ xin ý
kiến cổ đông hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE.
Nguyên nhân mà công ty này đưa ra là để tái
cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, ngoài ra, để
có thể chủ động hơn trong việc quyết định
những vấn đề lớn.
SBS: STB đăng ký bán 48,13 triệu cổ phiếu
giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 62 triệu cổ
phiếu tương đương tỷ lệ 48,95% còn 13,87
triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 10,95%. SBS
đăng ký bán toàn bộ 13 triệu cổ phiếu SBT
tương đương tỷ lệ 9,16% từ ngày 2/11/2011
đến 2/1/2012.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kinh tế -Tài chính tháng 10 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng
tăng mạnh nhất kể từ khi NHNN điều chỉnh tỷ
giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN
nâng tỷ giá bình quân, tổng cộng 175 đồng, lên
20.803 đồng.
So với thời điểm Thống đốc công bố tỷ giá sẽ
không biến động quá 1% cho đến hết năm, tỷ
giá USD hiện đã tăng 0,84%.
Tái xuất hiện tình trạng USD hai giá. USD trong
ngân hàng niêm yết ở mức sát trần theo công bố
của NHNN, nhưng thực tế các doanh nghiệp
mua USD phải chịu giá rất cao, có khi vượt cả
thị trường tự do. Mức đỉnh của USD đen trong
ngân hàng tháng qua là 21.900 đồng.
USD ngoài thị trường tự do tăng mạnh, có lúc
tới 21.940 đồng, nhưng về cuối tháng đã hạ
nhiệt sau khi NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm
chỉnh Nghị định 95 của chính phủ về xử phạt
trong lĩnh vực tiền tệ.
Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tháng 10/2011
20,600
20,650
20,700
20,75
20,800
20,850
1/
10
4/
10
6/
10
10
/1
0
12
/1
0
14
/1
0
17
/1
0
19
/1
0
21
/1
0
24
/1
0
26
/1
0
28
/1
0
Thông tin quan trọng
Hội nghị TW 3 xác định tái cơ cấu thị trường
tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các
NHTM nhỏ, yếu kém. NHNN đưa ra 4 quan điểm
và nguyên tắc cho quá trình tái cơ cấu hệ thống
NHTM, khuyến khích các NHTM chủ động mua
bán, sáp nhập.
Ngày 5/10, NHNN họp với nhóm „G12‟ là các
NHTMCP lớn và ra tuyên bố không để NHTM nào
mất thanh khoản.
NHNN cho phép nhóm 5 NHTM mở tài khoản
vàng ở nước ngoài và phối hợp với SJC bán vàng
bình ổn. Sau đó có thêm 2 NHTM tham gia bán
vàng bình ổn, nâng tổng số NHTM được thực
hiện lên 7 ngân hàng.
Ngày 7/10, HD Bank bị phát hiện huy động vượt
trần lãi suất.
Cơn bão tín dụng đen hoành hành, thông tin về
nhiều vụ vỡ nợ xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố.
Nhiều vụ việc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. CA
Hà Nội cảnh báo về hệ lụy xấu từ tín dụng đen.
Theo ước tính của TBKTSG, các tổ chức đã bán
ra xấp xỉ 30 tấn vàng trong vòng 1 tháng.
Ngày 19/10, theo số liệu từ đơn vị nghiệp vụ thì
đến cuối tháng 8/2011, nợ không đủ tiêu chuẩn là
hơn 76 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ
mất trắng là 3,21%, tương đương 37 ngàn tỷ.
Ngày 20/10, tại kỳ họp thứ II quốc hội khóa XIII,
Thủ tướng công bố kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội 2012. Theo đó tăng trưởng tín dụng ở mức
12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%.
Trong ngày 25/10, một nguồn tin của TBKTSG
online cho biết là NHNN tái cấp vốn có điều kiện
cho 5-6 NHTM.
Các NHTM thông báo kết quả hoạt động kinh
doanh 9 tháng với mức lợi nhuận khả quan, tuy
nhiên các chuyên gia lo ngại về tỷ lệ nợ xấu gia
tăng nhanh chóng.
Chính sách, văn bản pháp luật
Ngày 6/10, NHNN ban hành thông tư 32 chính
thức cho phép một số NHTM bán vàng huy động
bình ổn giá và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.
Ngày 8/10, NHNN ban hành thông tư 33/TT-
NHNN quy định hệ số rủi ro là 250% với khoản
vay đảm bảo bằng vàng và TCTD không được
KINH TẾ TRONG NƯỚC
TÀI TRỢ VÀNG
Page 7
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
cho vay để mua vàng.
Ngày 18/10, NHNN khẳng định sẽ đảm bảo thanh
khoản cho các TCTD và an toàn cho cả hệ thống.
Ngày 22/10, Chính phủ ban hành nghị định
95/2001 NĐ-CP sửa đổi quy định mức phạt cao
nhất về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng lên 500
triệu đồng thay vì 70 triệu đồng như trước.
Ngày 26/10 NHNN gửi công văn đề nghị tới UBND
các tỉnh, TP, các bộ có liên quan hợp tác trong
Thị trường hàng hóa
Giá hàng hóa giảm, ngoại trừ gạo và thủy sản
Giá hàng hóa dịch vụ tháng 10 hạ nhiệt, giúp
lạm phát thấp nhất trong 14 tháng.
Giá dầu hỏa và diezel giảm lần lượt 300 đồng và
400 đồng mỗi lít kể từ 11h ngày 10/10. Cụ thể dầu
diezel loại 0,05S giảm từ 20.800 đồng xuống
20.400 đồng mỗi lít. Còn dầu hỏa giảm từ 20.500
đồng xuống còn 20.200 đồng mỗi lít.
Giá thịt giảm khoảng 20% so với thời điểm cuối
tháng 7 đầu tháng 8. Giá rau tăng mạnh trong thời
gian mưa bão, nhưng sớm cân bằng trở lại.
Giá cà phê xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 1, còn
chưa đến 40 triệu đồng/tấn. Giá cao su cũng sụt
mạnh theo xu hướng của thế giới.
Giá hạt tiêu thiết lập đỉnh cao chưa từng có tại
160.000 đồng/kg, nhưng cũng điều chỉnh nhanh và
hiện còn 140.000 đồng/kg.
Giá các nông sản như mía và sắn ở các vùng chịu
lũ rớt mạnh, thiếu sức mua.
Giá lúa gạo tăng khoảng 500 – 1.000 đồng/kg, thiết
lập mặt bằng mới, vì nhu cầu xuất khẩu mạnh cộng
với tác động tâm lý từ lũ lụt ở Thái Lan.
Giá thủy sản như cá tra, tôm sú, tôm hùm… tăng,
riêng tôm hùm lập kỷ lục về giá với trên 2 triệu
đồng/kg do nhu cầu cao trong khi nguồn cung khan
hiếm.
quản lý thị trường vàng và ngoại hối; trực tiếp đề
nghị Bộ Công An xử lý nghiêm các vi phạm kinh
doanh về ngoại hối và vàng.
Ngày 26/10, NHNN cũng ra quy định lãi suất tiền
gửi bao gồm cả khuyến mãi không được vượt
quá trần quy định
Ngày 28/10, NHNN trình Thủ tướng dự thảo quản
lý thị trường vàng trong đó nêu rõ 7 biện pháp
được áp dụng với mọi loại hình sản xuất, giao
dịch và kinh doanh vàng
Nhiều bất cập trong sản xuất, kinh doanh hàng
hóa
Một loạt các sai phạm về chế biến thực phẩm bị
phát giác như cốm Vòng, tương ớt hay các loại
thịt.
Tình trạng nhập lậu nội tạng và thịt hỏng từ Trung
Quốc vẫn tiếp diễn trong khi thương lái trong
nước lại gom heo xuất sang bên kia biên giới vì
giá cao hơn.
Chiêu làm giá của các đại lý kinh doanh xe máy
Honda và Yamaha ngày càng mạnh. Giá bán đến
tay người tiêu dùng cao hơn tới 30% so với giá
đề xuất của nhà sản xuất.
Gói cước tỉ phú của hãng di động Beeline tung ra
được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, nhưng
lại bị Bộ Thông tin và Truyền thông tuýt còi vì vi
phạm quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch
vụ thông tin di động.
Nhận định của chuyên gia
Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong
nước (Bộ Công Thương), giá hàng hóa tháng 11
sẽ không có biến động lớn. Cụ thể là, giá nhiều
mặt hàng vẫn theo đồ thị hình sin, với mức tăng
lớn nhất là rau củ quả, gạo, rượu... mức tăng
thấp nhất ở nhóm hàng vật liệu xây dựng. Sự
biến động tỷ giá USD/VND các tháng cuối năm sẽ
ảnh hưởng tới giá hàng hóa nhập khẩu.
TÀI TRỢ VÀNG
Page 8
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
Tháng 10/2011, VN-Index giảm 1,6% từ 427,6
điểm xuống 420,8 điểm. HNX-Index giảm từ 71,3
điểm xuống 70,2 điểm.
KLGD trung bình sàn HoSE đạt 28,52 triệu
cp/phiên, đạt giá trị trung bình khoảng 467,5 tỷ
đồng/phiên. KLGD tháng 10 giảm 44% và giá trị
giao dịch giảm 49% so với tháng 9/2011.
Thị trường đã hồi phục nhẹ vào tuần thứ 3 của
tháng 10 song VN-Index không thể bứt phá được
qua mốc 422 điểm khi các thông tin bất lợi liên
tục xuất hiện: TTCK thế giới sụt giảm mạnh do
ảnh hưởng bởi nợ công Châu Âu, các vụ vỡ nợ
liên tục được phát hiện gây tâm lý xấu đến NĐT,
tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, kết quả
kinh doanh quý 3 làm các cổ phiếu phân hóa
mạnh.
Tại HoSE, trong tháng 10 có 81 mã tăng; trong đó
có 17 mã tăng trên 10%.
Phía giảm giá có 207 mã; trong đó có 58 mã giảm
trên 10%.
Dẫn đầu phía tăng giá là CTI của Cường Thuận
Idico, tăng gần 40% từ 16.100 lên 22.500 đồng.
Tiếp đến là VLF-Lương thực Vĩnh Long (28,2%),
TSC-Vật tư nông nghiệp Cần Thơ (28%), NHS-
Đường Ninh Hòa (25,9%), AGF (18,7%), PDR
(16,8%)…
Phía giảm giá, dẫn đầu là tân binh SVT-Savitech,
giảm 49,4% từ 17.000 xuống 8.600 đồng.
Tại HNX, trong tháng 10 có 133 mã tăng; trong đó
có 13 mã tăng trên 10%. Phía giảm giá có 221mã;
trong đó có 18 mã giảm trên 20%.
Các thông tin ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu
trong tháng
Vụ vỡ nợ đình đám mang tên Huỳnh Thị Huyền
Như (Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán
Phương Đông): Các thông tin xoay quanh vụ vỡ
nợ hàng trăm tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
tại các công ty chứng khoán đã khiến giá cổ phiếu
ORS giảm sàn liên tục từ 5.500 đồng xuống 3.200
đồng/cp.
VSD đình chỉ hoạt động lưu ký của SME 1
tháng vì không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh
toán đúng thời hạn, trước đó các lệnh giao dịch
của khách hàng SME đều bị hủy. Theo thông tin
thì quy mô hủy giao dịch của SME khoảng 1,5 tỷ
đồng và Chủ tịch HĐQT SME ông Phan Huy Chí
đã lên tiếng về sự việc trên xảy ra là do lỗi đường
truyền nên tiền không thể đến BIDV Hà Thành
đúng hạn và đến ngày 2/11 đã chuyển tiền cho
VSD. Tuy nhiên đến ngày 3/11 các khách hàng đã
đến đóng tài khoản tại SME khá nhiều, SME cũng
bị bán sàn hơn 500 nghìn cp.
SSI chiếm 16% thị phần môi giới tại HoSe quý 3:
gần bằng thị phần của HSC (8,71%) và SBS
(8,32%) cộng lại. Trong quý 2, thị phần của SSI là
13,2% và trong 6 tháng là 12,35%.
VNDirect dẫn đầu thị phần môi giới Q3 tại HNX.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI TRỢ VÀNG
Page 9
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
Các tin chính sách
Hai Sở giao dịch đã chính thức công bố danh
sách các cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch
ký quỹ, theo đó các cổ phiếu lên sàn chưa đủ 6
tháng, bị đưa vào diện kiểm soát, cảnh báo,
chậm công bố thông tin, có KQKD lỗ (lỗ trong 6
tháng đầu năm hoặc có lỗ lũy kế đến
30/6/2011). Danh sách này có khá nhiều tên tuổi
lớn như SSI, KLS, VND, BVS…Hiện có 97 cổ
phiếu tại HNX và 59 cổ phiếu tại HoSe không
được giao dịch ký quỹ.
Có 25 CTCK được UBCK cấp phép cho cung
cấp dịch vụ margin.
80% công ty không tách bạch tiền gửi của NĐT.
Sáp nhập 2 TTCK mới ở mức xây đề án: Trả
lời báo Financial Times, ông Trần Đắc Sinh
giám đốc Sở GDCK TP.HCM cho biết, Bộ Tài
chính có kế hoạch sáp nhập HSX với một TTCK
nhỏ ở Hà Nội. Hiện HOSE có giá trị vốn hóa trên
80% TTCK Việt Nam (545.000 tỷ đồng), sàn Hà
Nội là 96.000 tỷ đồng.
12 CTCK vi phạm an toàn tài chính: Theo thông
tư 226 về các chỉ tiêu an toàn tài chính, với nhóm
CTCK có sức khoẻ tài chính xấu nhất, UBCK đang
triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát với
mức độ gắt gao hơn. UCBK khẳng định, sắp tới sẽ
công bố thông tin về vấn đề này, nhưng phải làm
dần dần, chứ không thể nóng vội nhằm giảm thiểu
tối đa nguy cơ tác động tiêu cực đến toàn thị
trường, cũng như hệ thống tài chính khác, nhất là
ngân hàng, vì thực tế, có những CTCK không đảm
bảo ATTC có quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
Cuối năm sẽ có quy định mới về công bố thông
tin: UBCK đang xây dựng thông tư mới về công
bố thông tin thay thế thông tư 09/2010/TT-BTC và
dự kiến sẽ được ban hành trong 2 tháng nữa.
Trong đó, dự kiến BCTC bán niên soát xét sẽ chỉ
áp dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 120 tỷ
đồng trở lên.
Từ nay trở đi, các công văn phản hồi của Sở
GDCK TP. HCM về việc xin gia hạn nộp BCTC của
công ty niêm yết sẽ được công bố công khai toàn
bộ văn bản. UBCK vừa qua đã phạt 14 doanh
nghiệp vì chậm nộp BCTC các quý cũng như vi
phạm thông tin, mức phạt từ 70 – 80 triệu đồng.
TÀI TRỢ VÀNG
Page 10
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Trong tháng 10, tại sàn HoSE, nhà đầu tư ngoại
đã bán ròng 5,8 triệu đơn vị, trị giá 9 tỷ đồng.
Mặc dù giá trị bán ròng không lớn nhưng đây đã là
tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại tại
sàn HoSE (giá trị bán ròng trong tháng 8 và 9 lần
lượt là 190 tỷ và 996 tỷ đồng).
Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại vẫn
mua ròng gần 2.000 tỷ đồng.
Giá trị mua/bán ròng của khối ngoại tại HOSE qua
các tháng
Tại sàn Hà Nội, khối ngoại cũng bán ròng hơn 12
tỷ đồng trong tháng.
FPT là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong
tháng với 2,54 triệu đơn vị, trị giá 127 tỷ đồng.
Tháng 9, cổ phiếu này bị bán ròng hơn 155 tỷ
đồng xuất phát từ việc FPT bị loại ra khỏi danh
mục của 2 quỹ ETF.
Ngày 26/10, Quỹ Orchid Fund (Singapore) đã
mua thêm 4,32 triệu cổ phiếu, nâng lượng sở hữu
lên hơn 15 triệu đơn vị, tương đương gần 7% cổ
phần của FPT. Quỹ này tiếp tục đăng ký mua
thêm 6,38 triệu cổ phiếu trong 2 tháng kể từ ngày
4/11.
Hiện tại, Orchid Fund cũng đang nắm giữ 20 triệu
cổ phiếu MSN.
Cổ đông nước ngoài hiện sở hữu khoảng 45% số
cổ phần của FPT. Các cổ đông lớn nước ngoài
khác là Red River Holding (5,2%), Deutsche Bank
(4,4%)…
Các mã khác được mua ròng nhiều trong tháng
vừa qua là MSN (344 nghìn đơn vị - 40,5 tỷ), SJS
(879 nghìn đơn vị - 22,3 tỷ), REE, ITC…
Phía bán ròng, các mã bị bán ròng nhiều nhất là
HAG (1,89 triệu đơn vị - 57 tỷ), VIC (472 nghìn
đơn vị - 43 tỷ), CTG, ITA…
Top 10 mua ròng Top 10 bán ròng
Mã
KL (Nghìn
đv)
Giá trị (Tỷ
đồng) Mã
KL (Nghìn
đv)
Giá trị (Tỷ
đồng)
FPT 2540 127 HAG -1887 -57
MSN 344 40 VIC -472 -43
SJS 879 22 CTG -1156 -27
REE 1878 21 PVS -1422 -22
ITC 1032 12 ITA -1852 -18
PGS 480 11 PVF -1300 -16
VCB 283 7 DPM -491 -16
PNJ 172 6 IJC -1171 -15
VSH 591 6 GIL -416 -12
PVG 413 5 HPG -411 -11
TÀI TRỢ VÀNG
Page 11
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Tin doanh nghiệp nổi bật
46 doanh nghiệp đã báo vượt lợi nhuận
Ngành cao su tự nhiên có TNC, DPR, HRC,
PHR, TRC.
Ngành cà phê hiện chỉ có 1 đại diện duy nhất
vượt kế hoạch năm là VCF.
Ngành mía đường khá khả quan khi SEC, KTS,
SBT, NHS đã vượt chỉ tiêu được ĐHCĐ giao
phó.
Ngành thủy sản có: AGD, AAM, ACL, AGF.
Ngành khai thác than, đá, khoáng sản: HGM;
BMC; NBC; NNC; MMC; NLC.
Ngành sách, giáo dục: DAD; EID; EBS. Ngành
dược: LDP.
Vật liệu xây dựng, thép: NHC, HMC; VIS; BBS.
Dầu khí, năng lượng: PGS, PLC, PGD.
Sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi: LAF, VTF;
VGP.
Phân bón: DPM, TSC.
May mặc: GMC.
Bất động sản: IDV.
Cảng biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển: VSC,
PRC.
Ngành nhựa: RDP.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn,
thương mại khác như TCT; WSB; VCM;
CMV; PPE.
Lộ diện hàng loạt doanh nghiệp lỗ
Ngành chứng khoán hiện có 9 công ty báo lỗ là:
BSI, SME, VIG, TAS, AVS, VDS; APG; PHS;
SBS.
Ngành bất động sản, xây dựng có ITC, DLR,
KBC-mẹ, VSP, QCG-mẹ, SJS-mẹ, PVL; VPH;
PDR; TDH-mẹ; NTB; THG; NVN; VCH (mẹ);
V11; CIC; NVT (mẹ).
Ngành kinh doanh cảng biển, vận tải biển: VST,
VOS, VFR, MHC-mẹ; VSG.
Ngành đầu tư tài chính: IDJ. Ngành thủy sản:
CAD; BAS.
Ngành giáo dục: SAP.
Ngành than có TCS, THT, TDN.
Một số doanh nghiệp báo lỗ khác như PPC,
PCG, VMG, TCM-mẹ, VTL, DTC, VHG, SAM-
mẹ; HAX-mẹ; CTV; TJC; AGC; THV (mẹ); VKP;
KST; QCC; VES; VE1; BCC; SRA; MKV; BTP;
VIT; DHI; PCT; VHH; SDJ; HAX; YBC; GFC.
Lợi nhuận ngành than lao dốc
Một điều khá bất ngờ là chỉ 3/8 doanh nghiệp
ngành than lỗ là TCS, TDN và THT lỗ nhưng đã
kéo theo tổng lợi nhuận của cả 8 doanh nghiệp
ngành than xuống mức âm 125,39 tỷ đồng 9
tháng đầu năm. Đây cũng là những doanh
nghiệp lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết.
Biểu đồ biến động LNST ngành than qua các quý
Lợi nhuận ngành cao su tự nhiên tăng mạnh
Biểu đồ biến động LNST ngành cao su tự nhiên
qua các quý
TÀI TRỢ VÀNG
Page 12
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
BẤT ĐỘNG SẢN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Tổng lợi nhuận 5 doanh nghiệp cao su tự nhiên
niêm yết đạt 623,64 tỷ đồng, tăng 72% so với
cùng kỳ năm 2010 và tăng 66,51% so với quý
II/2011.
Những báo cáo gây bất ngờ
BSI: báo lỗ lớn nhất trong số các công ty chứng
khoán đã ra báo cáo tài chính quý III với mức lỗ
134,66 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty
không trích lập dự phòng theo quý mà chỉ thực
hiện trích lập vào cuối năm tài chính theo thông
tư hướng dẫn khi chuyển đổi từ công ty TNHH
sang cổ phần.
TCS, THT, TDN: báo lỗ lần đầu kể từ khi niêm
yết. Trong đó, TCS lỗ lớn nhất với mức lỗ
130,21 tỷ đồng quý III.
Những thông tin doanh nghiệp đáng chú ý
khác
PVL giảm gần 35% giá bán dự án
PetroVietnam Landmark để lấy tiền trả nợ đến
hạn ngân hàng.
Tin thị trường
Hà Nội: chung cư cũ “sốt” giá: hàng loạt các
căn hộ chung cư cũ ở trung tâm Hà Nội đang
được mua lại với mức giá ngất ngưởng để thỏa
mãn nhu cầu ở nhà phố, gần trung tâm.
Giá thực tế tại Hà Nội cao hơn bảng giá đất
đến 500%: thống kê bảng giá đất năm 2010 tại
12 tuyến đường và năm 2011 tại 7 tuyến
đường cho thấy, giá thực tế cao hơn bảng giá
đất của Hà Nội từ vài chục đến 400 – 500%.
CMX: SCIC hoàn tất thoái vốn, Bitexco Nam
Long và Công ty cổ phần vốn thiên niên kỷ tiếp
nhận lượng cổ phần của SCIC. CMX sẽ xin ý
kiến cổ đông hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE.
Nguyên nhân mà công ty này đưa ra là để tái
cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, ngoài ra, để
có thể chủ động hơn trong việc quyết định
những vấn đề lớn.
SBS: STB đăng ký bán 48,13 triệu cổ phiếu
giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 62 triệu cổ
phiếu tương đương tỷ lệ 48,95% còn 13,87
triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 10,95%. SBS
đăng ký bán toàn bộ 13 triệu cổ phiếu SBT
tương đương tỷ lệ 9,16% từ ngày 2/11/2011
đến 2/1/2012.
Doanh nghiệp địa ốc "thấm đòn": thanh
khoản thị trường thấp khiến nhà đầu tư thứ cấp
dè dặt, trong khi những người có nhu cầu mua
căn hộ để ở chờ đợi giá giảm thêm. Nhiều chủ
đầu tư phải hoãn kế hoạch chào bán sản phẩm.
Với những dự án đã chào bán hoặc không thể
dừng, chủ đầu tư đang làm mọi cách, với các
chương trình bán hàng khác nhau nhằm thu hút
người mua.
Tháng 10 thị trường ghi nhận những động thái chào bán dự án căn hộ mới tại Hà Nội. Đất nền dự
án tại Hà Nội vẫn trong tình trạng thanh khoản thấp, giao dịch ít. Tại Tp.HCM đã xuất hiện những
động thái bán tháo căn hộ, với mức giá khá cao.
TÀI TRỢ VÀNG
Page 13
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
Vỡ nợ bất động sản: cuối tháng 10, thị trường
bất ngờ trước cuộc bán tháo “chạy” nợ của giới
đầu cơ và nhà đầu tư BĐS. Tạo "sóng" để đẩy
hàng, nhưng thị trường không thanh khoản, khiến
những vụ vỡ nợ bắt đầu xuất hiện. Theo nhận
định, nếu thị trường không có biến chuyển, từ
nay đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ
tuyên bố vỡ nợ.
Khuyến mãi ồ ạt trên thị trường BĐS: Thị
trường BĐS cuối năm bước vào “cơn sóng”
khuyến mại. Cty CP Tập đoàn Đại Dương đã đưa
ra chương trình khuyến mại: khách hàng mua
căn hộ cao cấp StarCity Lê Văn Lương trong thời
gian từ 5/10 – 5/11/2011 sẽ được hưởng mức lãi
suất lên tới 22% tính đến thời điểm nhận bàn
giao là tháng 9/2013...
Đất Nam An Khánh giảm giá chỉ còn 30
triệu/m2: Giá đất tại dự án Nam An Khánh tiếp
tục giảm mạnh xuống ngưỡng xấp xỉ 30 triệu
đồng/m2. Theo nhận định của NĐT, rủi ro nhất
đối với NĐT hiện nay không phải vấn đề giá giảm
mà là số phận dự án. Nếu dự án bị tạm dừng vô
thời hạn, cơ hội thanh khoản các lô đất khi thị
trường sôi động trở lại sẽ bị hạn chế.
Vinaconex phản pháo thông tin về dự án Bắc
An Khánh: Tổng CTCP Vinaconex vừa có công
văn gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị
làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự án Đại lộ
Thăng Long và những thông tin chưa chính xác
liên quan đến Dự án Bắc An Khánh do một số
báo đăng tải. Trong công văn, Vinaconex cho
biết, thông tin Vinaconex thu được 57.080 tỷ
đồng từ việc bán 1/2 diện tích đất Dự án Bắc An
Khánh (264,13 héc-ta) là không đúng.
Bộ Tư pháp đề xuất hủy bỏ công chứng đối
với các loại hợp đồng về nhà ở: theo đề xuất,
5 loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng
hoặc chứng thực gồm Hợp đồng mua bán nhà ở
của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, Hợp
đồng cho thuê nhà ở, Hợp đồng thuê mua nhà ở
xã hội, Hợp đồng tặng cho nhà ở mà bên tặng là
tổ chức, và Hợp đồng cho thuê nhà ở của cá
nhân có thời hạn dưới 6 tháng.
Hà Nội thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá
đất: UBND TP Hà Nội vừa quyết định thành lập Hội
đồng thẩm định bảng giá đất năm 2012, gồm 6 thành
viên do bà Nguyễn Thị Hà Ninh – Giám đốc Sở Tài
chính làm Chủ tịch. Hội đồng có trách nhiệm thẩm
định hồ sơ bảng giá đất do Sở Tài nguyên và Môi
trường lập và gửi theo các nội dung quy định tại điều
13 Thông tư Liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC
ngày 08/01/2010 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Tài chính.
Chính sách nổi bật
Đề xuất tăng cho vay vốn trung và dài hạn để
mua nhà: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự thảo nêu 8 giải
pháp chính, trong đó, đáng chú ý nhất là đề xuất
nghiên cứu hoàn thiện về tài chính - tín dụng theo
hướng mở rộng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn;
hoàn thiện mô hình hoạt động của Quỹ Phát triển
nhà ở, thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở; sửa đổi, bổ
sung cơ chế, chính sách cho vay thế chấp đối với
lĩnh vực phát triển nhà ở; hoàn thiện chính sách thuế
liên quan đến quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
Nghị định 74 về chống rửa tiền qua bất động sản
có hiệu lực: Kể từ 15/10/2011, Nghị định 74 của
Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trong kinh
doanh bất động sản (BĐS) sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ quản
lý BĐS cần kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan đến
giao dịch BĐS có dấu hiệu khả nghi.
Ngưng cấp phép xây dựng trong khu trung tâm
TPHCM: UBND TPHCM vừa có thông báo cho các
cơ quan chức năng tạm ngưng cung cấp thông tin
quy hoạch – kiến trúc đối với các dự án đang nghiên
cứu, chuẩn bị đầu tư, xin cung cấp chỉ tiêu quy
hoạch nằm trong khu trung tâm hiện hữu thành phố.
Việc tạm ngưng này kéo dài cho đến khi Đồ án thiết
kế đô thị khu trung tâm hiện hữu (do công ty tư vấn
Nikken Sekkei nghiên cứu đề xuất) được UBND
TÀI TRỢ VÀNG
Page 14
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
BẤT ĐỘNG SẢN
TPHCM phê duyệt.
PVL bán tháo 85 căn hộ, giảm giá 35%: nguyên
nhân của việc "đại hạ giá này" được công ty giải
trình là do năm 2011, thị trường bất động sản trầm
lắng, lãi suất vay vốn cao, nguyên vật liệu tăng giá
liên tục đã đẩy PVL lâm vào giai đoạn khó khăn.
Hoạt động của doanh nghiệp
Ông Phạm Nhật Vượng rút tên khỏi HĐQT
Vinpearl từ ngày 28/10: đây là một trong những
bước đi thực hiện lộ trình sáp nhập Công ty
Vinpearl (VPL) vào Công ty Vincom (VIC). Hiện
tại, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là thành viên Hội
đồng quản trị Vincom. Sau khi hoàn thành việc
sáp nhập, Vincom sẽ tổ chức lại Vinpearl thành
Công ty TNHH MTV do Vincom sở hữu 100%
hoặc chi nhánh hay hình thức hoạt động mới.
Địa ốc Hòa Bình trúng thầu dự án Times City:
công ty vừa ký kết hợp đồng với CTCP Phát triển
đô thị Nam Hà Nội (thuộc Tập đoàn Vingroup) về
việc xây dựng 2 gói thầu nhà cao tầng T1 và T2
của dự án khu chức năng đô thị Times City (Q.Hai
Bà Trưng, Hà Nội) với tổng giá trị hơn 480 tỷ
đồng. Dự kiến, Hòa Bình sẽ triển khai thi công 2
gói thầu thuộc dự án Times City vào cuối năm
2011.
VNPT hợp tác đầu tư vào Happyland: Ngày
19/10, Tập đoàn Khang Thông, chủ đầu tư dự án
khu vui chơi giải trí Happyland, đã ký kết hợp tác
đầu tư với Tập đoàn VNPT TPHCM. Theo đó,
VNPT sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng, cung
cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho
các hạng mục của dự án. Dự án Happyland là một
quần thể du lịch – thương mại – dịch vụ có quy mô
lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích giai
đoạn một là 338 ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn
một hơn 2 tỉ USD và sẽ tăng thêm 6,2 tỉ USD trong
thời gian tới. Dự kiến khi đưa vào hoạt động,
Happyland sẽ đón 14 triệu lượt khách/năm.
The Nam Hải resort thay Tổng Giám đốc: Tập
đoàn Indochina Capital, chủ đầu tư khu nghỉ
dưỡng The Nam Hai (Đà Nẵng) vừa bổ nhiệm
ông Ed Linsley (quốc tịch Venezuela) giữ chức
Tổng Giám đốc thay ông John Blanco. Ông John
Blanco (cựu Tổng Giám đốc của The Nam Hải)
sẽ được điều chuyển giữ chức Giám đốc Điều
hành mảng khách sạn & khu nghỉ dưỡng của
Tập đoàn Indochina Capital.
Phân tích – Nhận định
Ông Nguyễn Mạnh Hà – Cục trưởng Cục
quản lý nhà và thị trường BĐS
Dù thị trường sẽ còn khó khăn nhưng vẫn có
giao dịch, thậm chí có những phân khúc giao
dịch mạnh hơn, nhờ lãi suất ngân hàng giảm,
các kênh đầu tư khác bất ổn nên người dân
tranh thủ giá bất động sản giảm để mua vào.
Ông Đoàn Chí Thanh – TGĐ Công ty địa ốc
Hoàng Anh Sài Gòn
Hiện tượng bán tháo căn hộ là cú sốc đầu tiên
trong quý 4. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến
các dự án khác cùng phân khúc như Petro
Vietnam Landmark tại quận 2 cũng như xa hơn ở
quận 9. Các dự án tại Tp.HCM sẽ bị sức ép cạnh
tranh về giá thời gian tới.
TÀI TRỢ VÀNG
Page 15
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011
1. Toàn cảnh thị trường
Phụ lục 1: Tổng hợp dữ liệu TTCK Tháng 10 năm 2011
Quy mô thị trường trong tháng HOSE HNX Upcom
Index
420,81 (-
1,6%)
70,21 (-
1,6%)
30,67 (-
0,1%)
- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN,VNM 244,07
Tổng số DN niêm yết 302 393 127
- niêm yết mới trong tháng 2 1 2
Vốn hóa (tỷ VNĐ) 551.247 91.950 15.192
% Sở hữu của NĐTNN 17,2% 9,2% 2,3%
P/E 9,75 8,19 _
P/B 2,20 1,28 _
- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN, VNM
P/E 7,64
_ _
P/B 1,61
_ _
(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1.bcao_kte_tai_chinh_t10_cafef.pdf