Báo cáo Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Đát đèn và Hóa chất Tràng Kênh

MỤC LỤC

Phần I : Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1 Khái niệm, vị trí, chức năng của phân tích hoạt động kinh doanh 4-6

1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 7-8

1.3 Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9-16

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 17-20

1.5 Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 20-23 Phần II:Thực trạng của nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh

I. Giới thiệu chung về nhà máy

1.1 Tên và địa chỉ nhà máy 24-25

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 26

1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà máy 27-28

1.4 Đặc điểm về lao động trong nhà máy 29

1.5 Khái quát về hoạt động SXKD của nhà máytrong thời gian qua 30-31

II Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ở nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh

2.1 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của nhà máy 32-33

2.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương của nhà máy 34-35

2.3 Phân tích tình hình sử dụng và quản lý tài sản và nguồn vốn của nhà máy 36-40

2.4 Phân tích hiệu quả và chi phí 41-42

2.5 Phân tích tình hình tài chính của nhà máy 43-45

Phần III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1 Định hướng phát triển của nhà máy trong thời gian 46

3.2 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy 47-55

Phần IV : Kết luận 56-57

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Đát đèn và Hóa chất Tràng Kênh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau : Kết quả đầu ra (K) A = ———————— Yếu tố đầu vào (C) Vì vậy hiểu một cách đơn giản thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là: Tăng kết quả đầu ra: Tốc độ tăng đầu ra lớn hơn tốc độ tăng đầu vào Giảm các yếu tố đầu vào: Tốc độ giảm đầu ra chậm hơn tốc độ giảm đầu vào Để làm được điều này thì có rất nhiều biện pháp. 1.5.1. Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh. Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố con người giữ một vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh đựoc thể hiện qua các biện pháp. Sắp xếp định biên hợp lý lực lượng lao động trong nhà máy, toàn bộ máy quản lý. Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, tận dụng thời gian làm việc, đảm bảo thực hiện các định mức lao động. Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt khuyến khích người lao động. 1.5.2. Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả: Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động. Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau: Tận dụng triệt để năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao. Rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ gía thành. Ngoài ra nhà máy còn áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 1.5.3. Phương hướng tăng doanh thu : Doanh thu được xác định như sau : D = ∑ Q x P Trong đó : D : Doanh thu Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ P : Giá bán đơn vị sản phẩm Vì vậy để tăng doanh thu cần phải: Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng sản xuất. Mở rộng thị trường. Tìm thị trường mới nhằm tạo ra một lượng khách hàng mới, tiêu thụ thêm sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng nhằm giao tiếp với khách hàng để nắm được nhu cầu thị hiếu để nghiên cứu chế tạo mặt hàng mới. Ngoài ra doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp nhằm khai thác khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng mua, sử dụng các hình thức như: quảng cáo, tiếp thi, cải tiến về mẫu mã … nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng. 1.5.4. Phương hướng giảm chi phí. Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khi doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giạ thành sản phẩm, điều này dễ dẫn đến làm kém chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nhà máy phải bảo quản tốt kho dự trữ nguyên vật liệu. Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính. Giảm chi phí trong công tác quảng cáo, tiếp thị, bảo quản, đóng gói … Để giảm chi phí này nhà máy phải tăng sản lượng tiêu thụ, khi đó thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng thể hiện doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Giảm chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay là số tiền phải trả lãi cho việc sử dụng vốn huy động thêm. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành SXKD đều có thể thiếu vốn, do đó phải huy động thêm vốn. Có nhiều cách huy động vốn như : + Vay vốn ngân hàng + Phát hành cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp phải tính toán huy động bằng hình thức nào sao cho chi phí trả lãi thấp nhất. 1.5.5. Phương hướng cải tiến công nghệ, kỹ thuật Đây là nhân tố quyết định mức độ tăng năng suất của doanh nghiệp đảm bảo tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Vì vậy đổi mới công nghệ là công tác đầu tư có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để đổi mới công nghệ theo đúng hướng cần phải: Dự đoán đúng nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực để có được công nghệ đó. Đào tạo thêm cán bộ, công nhân viên có đủ kiến thức vận hành công nghệ mới và sử dụng hết công năng của công nghệ mới. Phần II:Một số khái quát về nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh I. Giới thiệu chung về Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của nhà máy. Tên và địa chỉ của nhà máy Tên nhà máy : Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh Địa chỉ :Thị trấn Minh Đức - H.Thủy Nguyên - TP.Hải Phòng Tên giao dịch: TRACO Điện thoại: (0313)875146 - fax: (0313)875494 4867 Quá trình phát triển Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng kênh được thành lập ngày 23 tháng 7 năn 1968 theo quyết định số 736 – QĐ - KB2 của Bộ công nghiệp nặng do Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký.Tiền thân của Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh là nhà máy Đất đèn Tràng Kênh Từ ngày thành lập đến nay Nhà máy vừa tròn 40 năm, một chặng đường nhiều biến động , khó khăn và cũng nhiều nỗi lo toan, có lúc tiềm ẩn của sự phá sản tưởng như không thể vượt qua. 40 năm đã ghi nhận đầy đủ những chiến công của cán bộ công nhân viên công ty trên mảnh đất Tràng Kênh lịch sử này.Hôm nay, thế đứng có thể đã vững chắc, uy tín được nâng cao,nghèo khổ đã qua đi sức sống đang trỗi dậy Từ ngày thành lập Nhà máy đã trải qua 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: 1968-1975 Nhà máy ra đời trong chiến tranh vừa sản xuất vừa chiến đấu.Trong giai đoạn này Nhà máy tuyển thêm lao động để đào tạo ngề đất đèn, vừa được cấp trên điều động bổ sung thêm từ các trường công nhân kỹ thuật trong ngành. CBCNV đã đoàn kết, nhiệt tình với ý thức trách nhiệm cao, khẩn trương và có nhiều sáng tạo đã tự thiết kế và chế tạo hầu hết các hạng mục công trình ,hoàn thành một hệ thống dây chuyền sản xuất đất đèn có công suất 1200t/năm.Và mẻ đất đèn đầu tiên Đã được ra lò.Nhiệm vụ di chuyển và phục hồi sản xuất Dất đèn tại Tràng Kênh đã được hoàn thành Tuy các cơ sở sản xuát bị không quân Mỹ leo thang đánh phá ác liệt nhưng với tinh thần trách nhiệm cao CBCNV vẫn tiếp tục sản xuát chiến đấu Giai đoạn 2: 1975 – 1989 Phát triển trong hòa bình thống nhất đất nước.Do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi ngày càng cao, nhất là từ năm 1975 sau khi Miền Nam hoàn toàn giả phóng.Song song với hệ thống lò mở rộng, nhà máy đã dần dần đổi mới thiết bị đưa các thiết bị ,đưa các thiết bị mới vào sản xuất Từ bao khó khăn gian khổ Nhà máy đã phấn đấu vươn lên trở thành một cơ sở sản xuất Đất đèn duy nhất trong cả nước có quy mô lớn và hoàn chỉnh.Từ thiết bị đến công nghệ đều tự mình vừa thiết kế, chế tạo vừa thử nghiệm hoàn thiện và đưa vào sản xuất ổn định. Giai đoạn 3: 1989 – 1998 Trưởng thành trong cơ chế thị trường.Từ năm 1989, Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế tư cơ chế bao cấp sang cơ chế thị thị trường.Cũng như nhiều cơ sở quốc doanh khác.nhà máy cũng gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ ban đầu. Trước đây Nhà máy chỉ lo giải quyết việc sản xuất, còn vật tư tiền vốn do Nhà nước cấp và bao tiêu sản phẩm.Khi chuyển sang cơ chế thị trường,đặc biệt là 2 năm đầu, Nhà máy đứng thực trạng tiêu thụ sản phẩm không còn địa chỉ có sẵn. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được có lúc tồn kho tới hàng ngàn tấn.Do tiêu thụ giảm, không thu hồi vốn trong khi đó lãi suất ngân hàng lại quá cao không vay được, Nhà máy phải ngừng sản xuất công nhân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Sau khi giải tỏa số hàng tồn kho, tháng 5 năm 1991 Nhà máy đã đóng điện và sản xuất theo cơ chế thị trường.Từ 1991 – 1993 Nhà máy tổ chức lại sản xuất, lấy mục tiêu “Năng suất, chất lượng và hiệu quả” làm cơ sở để hội nhập dần vào cơ chế thị trường. Tháng 10 năm 1995 Bộ công nghiệp nặng quyết định đổi tên Nhà máy Đất đèn Tràng Kênh thành Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh. Giai đoạn 4:1998 – nay: Đầu tư đúng hướng đạt hiệu quả cao Nhà máy đã lấy được thế ổn định và có một số thuận lợi. Nhà máy đã nghĩ đến việc đầu tư cho sản xuất cả chiều sâu lẫn chiầu rộng. Trong những năm gần đây, bằng uy tín chất lượng đảm bảo tiến độ nhanh đáp ứng nhu cầu, giá thành hợp lý nên Nhà máy luôn giữ được thị trường truyền thống, được khách hàng tín nhiệm. 40 năm thành lập ,xây dựng và trưởng thành của Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh đã đạt được những thành quả hết sức đáng nói, được Nhà nước và Chính phủ, cấp trên công nhận và tặng thưởng nhiều lần huân chương, bằng khen. 1.2.Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 1.2.1. Chức năng Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân đầy đủ.Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của Nhà máy là: Đất đèn, Bột nhẹ cao cấp, Bột tráng phủ, Hạt Tra Cal, Muội Axetylen, Khí Axetylen. - Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất giầy dép, cao su cao cấp… - Dùng cho sản xuất các sản phẩm: Hóa mỹ phẩm, kem đánh răng, xà phong, gốm ,sứ,… - Dùng cho các ngành công nghiệp sản xuất các hóa chất cơ bản, công nghệ hàn cắt kim loại… - Dùng cho ngành nông nghiệp: Kích thích sự phát triển của cây 1.2.2. Nhiệm vụ Để tồn tại lâu dài và đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các nhiệm vụ được đặt ra cho nhà máy ở thời điểm hiện tại là: - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh - Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký - Tổ chức công tác hạch toán kế toán – tài chính theo đúng chế độ quy định - Bảo toàn và phát triển vốn - Phân công lao động hợp lý,quan tâm đến đời sốngcủa công nhân viên - Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý - Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh 1.3.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến giữa giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban, giữa giám đốc và các đội trưởng, đồng thời kết hợp việc tổ chức các bộ phận chức năng ( các phòng ban ) hình thành nên lãnh đạo được chuyên môn hóa. Tất cả các phòng ban đơn vị trực thuộc nhà máy đều thuộc sự điều hành của giám đốc nên hoạt động của nhà máy đều thống nhất và đồng bộ. Giám đốc đ PGĐ Kinh doanh PGĐ Kỹ thuật P.Kỹ thuật P. Hành chính P.Kế hoạch,vật tư,thị trường P.Tài chính kế toán P.Tổ chức lao động PX: Đất đèn PX: Cơ điện – Muội PX: Bột nhẹ - TraCal 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong nhà máy Ban giám đốc thay mặt nhà máy chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về mọi mặt sản xuất kinh doanh, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp việc giám sát tới các phòng ban tổ đội sản xuất. Phòng hành chính: thừa lệnh giám đốc ký tên và đóng dấu các công văn, các bản sao và các bản xác nhận. Đồng thời soạn thảo và bảo mật các văn bản hành chính của nhà máy. Phòng tổ chức lao động: thực hiện công tác quản lý hồ sơ, tuyển dụng, sắp xếp, điều động nhân lực, tính toán quỹ lương, các chính sách bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, tham mưu cho giám đốc trong việc quy hoạch cơ cấu cán bộ và công nhân trong nhà máy. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa xây dựng kế hoạch huy động vốn, theo dõi việc thanh toán với các ngân hàng và chủ đầu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ phòng kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho việc quản trị trong nhà máy. Phòng kế hoạch – vật tư –thị trường: giúp giam đốc theo dõi thực hiện khối lượng công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản xuất. Phòng Kỹ thuật:Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc duy trì ,nâng cao chất lượng các thiết bị máy móc đảm bảo tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm phải lập kế hoạch tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa thay thế toàn bộ các phương tiện kỹ thuật theo thực tế sử dụng. Có thể nói, mô hình quản lý của nhà máy là hết sức phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Tất cả các phòng ban trực thuộc nhà máy đều thuộc sự điều hành của giám đốc nên hoạt động kinh doanh trong nhà máy đều thống nhất và đồng bộ. Các yêu cầu, đòi hỏi đều được thực hiện một cách kịp thời, linh hoạt, phự hợp với yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế quản lý này cho thấy mỗi phòng ban, đợn vị thấy rõ quyền hạn của mình, vì vậy có trách nhiệm hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch. Đây là yếu tố thuận lợi và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nhà máy trên con đường hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới. 1.4. Đặc điểm về lao động trong nhà máy Hiện nay tình hình tổ chức lao động ở nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Tình hình sử dụng số lượng lao động Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 182 100 Giới tính: Nam Nữ 130 52 71,4 28,6 Trình độ: Đại học, cao đẳng Trung cấp và tương đương Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông 29 28 115 10 15,9 15,4 63,2 5,5 Tính chất công việc: Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 139 43 76,4 23,6 ( số liệu lấy từ phòng tổ chức tính đến 31/12/2007) Số lượng công nhân viên của nhà máy hiện nay là 182 người. Số cán bộ nữ là 52 người chiếm tỉ lệ là 28.6% , còn nam là 130 người chiếm tỉ lệ là 71.4% tổng số lao động toàn Nhà máy . Điều này rất phù hợp với ngành nghề kinh doanh của nhà máy Hình thức quản lý lao động: cán bộ công nhân viên trong nhà máy thực hiện tốt cơ bản về nội quy quy định của nhà máy, về thỏa ước lao động tập thể, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 1.5 .Khái quát về hoạt động SXKD của nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh trong thời gian qua 1.5.1.Những thuận lợi và khú khăn trong SXKD của nhà máy 1.5.1.1. Những thuận lợi + Được sự giúp đỡ của các ngành chức năng như: Ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng, chính quyền địa phương … + Nhà máy có tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần cách mạng vượt qua mọi thử thách, hăng hái thi đua liên tục hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. + Cán bộ công nhân viên trong nhà máy đều là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình và có đủ chuyên môn để phục vụ cho nhà máy. + Nhà máy đã xây dựng được định hướng phát triển là đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới. 1.5.1.2. Những khó khăn + Nền kinh tế thị trường mang lại cho nhà máy nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động SXKD. Việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho người lao động, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm công nghiệp sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. + Sự biến động của giá NVL gây khó khăn cho nhà máy trong việc thực hiện kế hoạch giá thành các sản phẩm đó lập ra từ trước, nhất là năm 2006 , 2007 gấa NVL tăng giảm bất thường gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động SXKD của nhà máy + Các phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy còn nhiều khó khăn 1.5.2.Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2005 -2007 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng GTSL Tr.đ 23.745 21.625 25.441 2 Doanh thu Tr.đ 39.314 37.717 40.099 3 Nộp ngân sách NN Tr.đ 4.399 4.224 4.426 4 Lợi nhuận Tr.đ 232 -768 408 5 Thu nhập bình quân 1000/đ 1.635 1.836 2.245 ( số liệu lấy từ phòng tổ chức ) Qua bảng trên ta thấy doanh thu của nhà máy không ngừng tăng lên trong năm 2007, lợi nhuận tăng đều hàng năm và quan trọng hơn là khoản nộp ngân sách, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong nhà máy đó tăng lên đáng kể. Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Người lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình. Những kết quả SXKD trên phần nào đó nói lên sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình SXKD từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ II. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ở nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh 2.1. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD của nhà máy Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh được thể hiện qua bảng kết quả SXKD dưới đây: Kết quả hoạt động SXKD năm 2006 - 2007 Đvt: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền % 1.Tổng doanh thu 37.717.512.503 41.099.464.151 3.381.951.650 8.97 2.Các khoản giảm trừ 0 78.266.791 78.266.791 - Hàng bán bị trả lại 0 78.266.791 78.266.791 - 3.Doanh thu thuần(1-2) 37.717.512.503 41.021.197.360 3.3.3.684.860 8.76 4.Giá vốn hàng bán 34.954.519.971 35.607.906.831 653.386.860 1.87 5.Lợi nhuận gộp(3-4) 2.762.992.532 5.413.290.529 2.650.297.997 95.92 6.Doanh thu từ HĐTC 237.305.570 175.036.811 -62.268.759 -26.24 7.Chi phí HĐTC 1.079.663.925 661.828.940 -422.719.436 -0.40 Trong đó lãi vay phải trả 1.038.759.581 616.040.145 -422.719.436 -0.41 8.Chi phí bán hàng 1.092.612.587 2.903.108.325 1.000.495.738 52.59 9.Chi phí QLDN 950.788.913 1.647.398.712 696.609.799 73.27 10.Lợi nhuậntừHĐSXKD -950.767.323 375.991.363 1.326.758.686 -139.55 11.Thu nhập khác 183.519.951 32.201.645 -151.318.306 -82.45 12.Chi phí khác 768.016.227 -768.905 -100 13.Lợi nhuận khác 182.751.046 32.201.645 -150.549.401 -82.40 14.Tổng lợi nhuận -768.016.277 408.193.008 1.176.209.285 -153.15 Qua việc xem xét các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy: Tổng doanh thu năm 2007 đó tăng so với năm 2006 là 3.381.951.650 đồng với tỷ lệ tăng là 8.97% và doanh thu thuần cũng tăng 3.303.684.860 đồng với tỷ lệ tăng là 8.76%, còn nhà máy có các khoản giảm trừ tăng lên 78.266.791 đồng, nhà máy tăng lợi nhuận gộp là 2.650.297.997 đồng với tỷ lệ tăng 95.92%. Điều này chứng nhà máy đã có sự phấn đấu đáng khích lệ trong việc ký kết hợp đồng mới cũng như việc tìm thêm đối tác làm ăn mới trong một số ngành kinh doanh của nhà máy. Trong năm 2007 nhà máy đã phấn đấu trong kinh doanh và làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 1.326.758.686 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 139.55%, đó là do 1 phần doanh nghiệp đã có khoản giảm trừ, chí phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá lớn so với doanh thu thuần . Việc tăng lên của các khoản chi phí này là điều tất yếu. Nhưng sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật lớn, vậy trong những năm tới nhà máy cũng cần phải tăng cường các biện pháp quản lý khoản chi phí cho hợp lý nhất như đưa ra các định mức chi phí, kiểm soát chặt chẽ lý do, địa điểm, thời gian phát sinh chi phí … vì những khoản chi phí này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy, để từ đó giảm giá vốn bán hàng và có thể gúp phần vào việc làm tăng thêm khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Cũng trong năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế đó tăng là 1.176.209.285 đồng với tỷ lệ tăng là 153.15%, do khoản chi phí khác của nhà máy đã giảm đi 768.905 đồng khá nhỏ (1.326.758.686 đồng) so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 2.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh. Lao động là nhân tố rất quan trọng trong SXKD, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Việc phân tích tình hình lao động để nắm bắt tình hình thực tế nhu cầu và chất lượng lao động để các cấp lãnh đạo có biện pháp trong quản lý và đào tạo. Tình hình sử dụng số lượng lao động năm 2006 Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 182 100 Giới tính: Nam Nữ 130 52 71,4 28,6 Trình độ: Đại học, cao đẳng Trung cấp và tương đương Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông 29 28 115 10 15,9 15,4 63,2 5,5 Tính chất công việc: Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 139 43 76,4 23,6 Qua bảng số liệu trên ta thấy do tính chất công việc nên lao động nam chiếm đại đa số lao động trong nhà máy (71,4%), có thể nói đây là lực lượng lao động chính, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Còn lao động nữ chiếm (28,6%) chủ yếu là lao động gián tiếp làm việc ở các phòng ban phụ trách công việc đơn giản, gọn nhẹ trong quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm của nhà máy. Lao động có trình độ đại học chiếm 15,9%, chủ yếu được đào tạo qua kỹ thuật và kinh tế, hầu hết có trình độ chính trị sơ cấp và một số là cao cấp. Lực lượng công nhân kĩ thuật (CNKT) đông đảo 63,2% tại xí nghiệp trong bầu không khí thi đua, hăng say làm việc, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao tay nghề. Phân tích tình hình chi phí tiền lương . Tiền lương là yếu tố phản ánh kết quả lao động của công nhân, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tái sản xuất sức lao động của công nhân, khuyến khích người lao động quan tâm tới kết quả sản xuất và công bằng xã hội. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện So sánh Năm 2006 Năm 2007 +/- % 1 Tổng quỹ lương Trđ 2.761 3.134 373 13,51 2 Doanh thu Trđ 37.717 41.099 3.382 8,97 3 Tỷ suất tiền lương % 7,32 7,63 0,31 - 4 Tổng số lao động Người 182 182 - - 5 Tiền lương bình quân 1000/th 1.836 2.245 409 22,28 6 Năng suất lao động bình quân Tr/năm 15.2 17.2 2 13,00 Qua bảng ta thấy: 2.761 x 100 Tỷ suất tiền lương năm 2006 = —————— = 7,32% 37.717 3.134 x 100 Tỷ suất tiền lương năm 2007 = —————— = 7,63% 41.099 Tổng quỹ lương của nhà máy năm 2007 so với năm 2006 tăng 373 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 13,51%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.382 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 8,97%. Ta thấy tỷ lệ tăng của quỹ lương so với tỷ lệ tăng của doanh thu là cao hơn nên nhà máy cần chú ý đến vấn đề này. Tỷ lệ tăng của quỹ lương cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất tiền lương năm 2007 tăng 0.31% so với năm 2006. Mức lương bình quân trên một lao động tăng lên 409 nghìn đồng tháng, tương đương với tỷ lệ tăng 22,28%, năng suất lao động bình quân tăng 2 triệu đồng năm tương đương với tỷ lệ tăng là 13%. Điều này chứng tỏ trong kỳ công tác quản lý lao động, sử dụng quỹ lương là hợp lý, nhà máy cần phát huy trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. 2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng kênh. 2.3.1 Phân tich cơ cấu tài sản và nguồn vốn Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2007 Đvt: đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % TT % % % Tài sản A.TSLĐ và ĐTNH 17.790.574.510 41,5 13.435.026.030 38,3 -4.355.548.480 -24,48 -3,2 I.Vốn bằng tiền 997.004.003 5.6 2.020.093.353 15,1 1.023.089.350 +102,6 +9,5 II.Các khoản ĐTNH - - - - - - - III.Các khoản phải thu 11.685.889.995 65,7 5.928.917.165 44,1 -5.756.972.830 -49,26 -21,26 IV.Hàng tồn kho 4.865.336.773 27,3 5.292.618.082 39,4. 427.281.309 +8,78 +12,1 V.TSLĐ khác 242.343.739 1,4 193.397.430 1,4 -48.946.309 -20,19 - B.TSCĐ và ĐTDH 25.089.005.391 58,5 21.654.718.476 61,7 -3.434.286.915 -13,69 +3,2 I.TSCĐ 25.089.005.391 58,5 21.496.970.076 99,28 -3.451.035.315 -13,76 +40,78 II.Các khoản ĐTTCDH - - - - - - - III.Chi phí XDCBĐ - - 141.000.000 0,65 141.000.000 100 +0,65 IV.Chi phí trả trước dài hạn - - 16.748.400 0,07 16.748.400 100 +0,07 Cộng tài sản 42.879.579.901 100 35.089.744.506 100 -7.789.835.395 -18,17 - Nguồn vốn A.Nợ phải trả 37.943.503.471 88,5 29.778.303.433 84,9 -8.165.200.038 -21,52 -3,6 I.Nợ ngắn hạn 12.427.500.503 32,8 4.792.888.300 16,1 -7.634.612.203 -61,43 -16,7 II.Nợ dài hạn 25.516.002.968 67,2 24.985.415.133 83,9 -530.587.835 -2,08 +16,7 B.Nguồn vốn CSH 4.936.076.403 11,5 5.311.441.073 15,1 375.364.643 +7,6 +3,6 Cộng nguồn vốn 42.879.579.901 100 35.089.744.506 100 -7.789.835.395 -18,17 Căn cứ vào bảng phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn ở trên cho ta thấy: Tại thời điểm cuối kỳ, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của nhà máy là 35.089.744.506 đồng giảm so với đầu năm là 7.789.835.395 đồng với tỷ lệ giảm là 18,17%, vậy điều này chứng tỏ: Trong năm khả năng huy động vốn của nhà máy nhằm tài trợ trong việc tăng trưởng thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đầu tư nâng cấp hệ thống tài sản cố định là chưa tốt. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét chi tiết về cơ cấu vốn cũng như việc phân bổ vốn tăng thêm nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Đát đèn và Hóa chất Tràng Kênh.doc
Tài liệu liên quan