MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I. Một số vấn đề Lý luận chung. 3
1.Đô thị. 3
2. Đô thị hoá 4
3.Quản lý đô thị. 4
4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị. 7
5. Bộ máy quản lý nhà nước về đô thị. 8
II.Một số đánh giá về bản phân công công tác của các thành viên UBND Thành phố Hà Nội hiện nay. 10
1.So với Nghị định số 82/2008/NĐ – CP. 10
2.So với yêu cầu lý thuyết. 10
III.Những giải pháp bổ sung khắc phục. 11
1.Xác định lại nội dung quản lý. 11
2. Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên. 11
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Một số đánh giá về bản phân công công tác của các thành viên UBND Thành phố Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sức khoẻ của cư dân đô thị.
Đặc trưng của quản lý đô thị
-Quản lý đô thị là khoa học về quản lý
-Quản lý đô thị không tách rời quản lý nền kinh tế quốc dân
-Quản lý đô thị là một nghề
3.2 Các mô hình quản lý đô thị
3.2.1 Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý xã hội làm chủ đạo.
* đặc trưng của mô hình
đặt trọng tâm quản lý đô thị vào quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại.chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.Tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị,thu hút của các đô thị ,thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư ,lao động kỹ thuật….
Quản lý gián tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,tổ chức cá nhân.
Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò bổ sung .chính quyền đô thị chỉ tham gia vào những hoạt động mang tính xã hội,cung cấp các dịch vụ chung của xã hội như quốc phòng ,an ninh ,y tế,giáo dục
* Điều kiện vận dụng:
Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh ,trình độ dân trí cao,hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại.
Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh ,hệ thồng thông tin hiện đại ,giao thông tốt.mô hình này thường áp dụng cho các đô thị ở các nước phát triển,có khả năng tài chính mạnh.
*Ưu điểm của mô hình :
Các doanh nghiệp tổ chức tự sản xuất kinh doanh
bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả,trật tự xã hội tốt
* Nhược điểm :Tự do cạnh tranh ,nguy cơ khủng hoảng ,thất nghiệp
3.2.2 Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo.
* Đặc trưng của mô hình
chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông qua các sở ban chức năng.Nội dung quản lý:quản lý theo kế hoạch,chủ trương của chính quyền cấp trên.
hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính
hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn:tỉnh tương đương thành phố ,quận tương đương huyện ,phường tương đương xã,thị trấn tương đương nhau.
Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
* điều kiện vận dụng :các nước quản lý nền kinh tế kiểu tập trung theo kế hoạch của chính phủ
các nước đang phát triển có trình độ đô thị hoá thấp,luật pháp chưa hoàn chỉnh
cơ sở hạ tầng thấp kém đồng bộ
* Ưu điểm của mô hình:
tạo điều kiện để phát triển đô thị có trọng tâm trong điều kiện tài chính hạn chế,tránh phân tán nguồn vốn.
* Nhược điểm của mô hình:môi trường pháp lý bị xem nhẹ ,các doanh nghiệp Nhà nước kém chủ động,tệ tham nhũng lãng phí xuất hiện.quản lý bị chồng chéo,thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp trung gian.bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả
3.2.3 Mô hình quản lý đô thị hỗn hợp.
* Đặc trưng của mô hình:quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau.
Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở ban ngành: Kế hoạch kết hợp thị trường ,tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước (định hướng XHCN)
điều tiết gián tiếp các doanh nghiệp không phải nhà nước thông qua công cụ tài chính và hoạt động của thị trường
tăng cường hệ thống pháp lý :từng bước pháp luật hoá các hoạt động kinh tế ,tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ,phát triển kinh tế nhiều thành phần
* điều kiện vận dụng:
áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam
hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh,nền kinh tế chua phát triển dân trí chưa cao.
hệ thống tài chính ngân hàng ,thông tin liên lạc chưa hiện đại
* Ưu điểm của mô hình: ổn định kinh tế xã hội không gây xáo trộn lớn,nhờ có chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội.có khả năng tập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm.
* Nhược điêm của mô hình : quản lý chồng chéo, pháp luật lỏng lẻo như ở vịêt nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng bị lấn chiếm khi thu hồi nhà nước lại phải đền bù như là mua với giá thị trường.tình trạng buôn lậu ,trốn thuế tham nhũng gia tẳng .
4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị.
4.1Quản lý đất đô thị .
Có 7 yếu tố cơ bản của quản lý đất đô thị mà nhà nước chịu trách nhiệm
Quản lý thông tin đất đai
sở hữu đất đai
đăng ký đất đai
chính sách phát triển đất đai
quy hoạch không gian đô thị
luật sử dụng đất
các hoạtđộng mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai
phân tích thị trường đất đai
4.2 Quản lý kinh tế đô thị .
Là công tác xây dựng kế hoạch và các chính sách biện pháp phát triển kinh tế khai thác hết tiềm năng về lao động ,lợi thế về kinh tế chính trị của các đô thị.Mỗi đô thị có một chiến lược cơ cấu kinh tế theo ngành theo thành phần kinh tế và các biện pháp chính sách để thực hiện các chiến lược đó,quản lý kinh tế gắn liền với quản lý lao động việc lam,cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế và xuất khẩu.
4.3 Quản lý dân số lao động và việc làm.
Dân số đô thị luôn là vấn đề quan tâm trên các góc độ:quy mô,cơ cấu,chất lượng.Quy mô dân số có liên quan đến vấn đề môi trường ,cung cấp dịch vụ nhà ở …liên quan đến vấn đề cung cấp nguồn lao động cho đô thị. Đô thị muốn có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao nhưng không muốn quá tải về dân số chính vì vậy người ta cố gắng tìm kiếm một quy mô dân số tối ưu cho mỗi đô thị.
4.4 Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng .
Các vấn đề chính đối với nhà nước trong việc quản lý các dịch vụ cơ sở hạ tầng là :
xác định những thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng
quy hoạch cơ sở hạ tầng
chiến lược vận hành và bảo dưỡng
kĩ thuật,công nghệ:chọn công nghệ
tiêu chuẩn kỹ thuật và lưu trữ các hồ sơ,chọn tiêu chuẩn của pháp và của liên xô…
4.5 Giao thông và thông tin đô thị.
Hệ thống thông tin và giao thông đô thị là huyết quản và mạch máu của đô thị.không có hệ thống giao thông và thông tin hiệu quả các thành phố sẽ mất đi tính cạnh tranh và sự thu hút đầu tư.Sự hiệu quả của việc quản lý phụ thuộc vào các yếu tố:hệ thống giao thông,dịch vụ giao thông,cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin liên lạc,quản lý môi trường đô thị.
4.6 Quản lý môi trường xây dựng.
Cách thức nhà nước xác định thiết kế các hoạt động chức năng và quản lý môi trường xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đối với giá trị của bất động sản và lợi nhuận kinh tế của đầu tư bất động sản.sự quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: thiết kế đô thị,quản lý các công trình di sản văn hoá,chất lượng và số lượng nhà ở,vật liệu xây dựng.
4.7 Quản lý tài chính nhà nước.
Bốn khu vực sau của quản lý tài chính nhà nước của đô thị phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo thành phố sẽ được quản lý một cách hiệu quả:
thu thuế
cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng
tài chính giữa các tổ chức nhà nước
quản lý nguồn lực đô thị.
5. Bộ máy quản lý nhà nước về đô thị.
5.1 khái niệm.
+ Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương,tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất tạo thành một cơ chế hoạt động đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nứơc.
+ Bộ máy quản lý nhà nước đối với đô thị là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,là một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất để thực hiện các chức năng hành pháp trên tất cả các mặt như:Kinh tế,văn hoá xã hội,đối ngoại an ninh quốc phòng ,khoa học công nghệ ,tài nguyên thiên nhiên …nhằm phát triển đô thị bền vững,phát huy vai trò vị trí chức năng đặc thù của đô thị trong đời sống xã hội hiện đại.
5.2 Nguyên tắc tổ chức bộ máy.
5.2.1 Nguyên tắc chung.
+ Phân nhóm tổ chức theo chức năng:
-Chức năng của tổ chức :sản xuất ,xây dựng ,thương mại ,giao thông ,phục vụ đời sống và sản xuất.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ mà tổ chức cung cấp :tư liệu sản xuất,tư liệu tiêu dùng,dịch vụ sản xuất…
-khách hàng hay đối tượng mà tổ chức,cơ quan phục vụ (tỉnh ,huyện ,xã..) và phân nhóm theo khu vực địa lý
-quá trình xử lý: Quy hoạch tổng thể ,quy hoạch chi tiết ,thực thi nhiệm vụ
- Theo phạm vi thị trường cung cấp :nội thành,nội thị,ngoại thành.
+ Phân cấp theo chức năng kết hợp với phân cấp quản lý:
Phân cấp quản lý ở đây có thể theo hai hướng:hướng nằm ngang tức là sự phân chia căc cứ vào sự khác nhau của các công việc cùng một cấp cũng như cách thức tiến hành công việc , phân cấp quản lý theo hướng nằm dọc là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giưã các cấp khác nhau.Mức độ phức tạp của một tổ chức quyết định mức độ phức tạp của cơ cấu cấp bậc nằm ngang và nằm dọc.
Phân chia hoạt động theo cấp còn là sự phân chia theo phạm vi không gian ,tức là sự phân chia theo khu vực của các đơn vị cấu thành tổ chức-đó là sụ phân chia theo đơn vị hành chính hay vùng lãnh thổ.
+Phân công lao động và hợp tác.
+ Thống nhất chỉ huy và tính hệ thống thứ bậc.
+Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
+Phạm vi kiểm soát hợp lý .
+ Bộ máy tinh giản.
5.2.2 các nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính.
+ Các nguyên tắc chính trị: phục tùng đường lối chủ trương đúng đắn trong cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quỳên ,nguyên tắc dân chủ ,kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ .
+ các nguyên tắc cuả khoa học tổ chức nền hành chính Nhà nước :
Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất
Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý,hài hoà
Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng ,nhiệm vụ với quỳên hạn thẩm quyền ,giưa quyền hạn với trách nhiệm, giữa nhiệm vụ trách nhiệm với phương tiện
Nguyên tắc phát huy tính tích cực và sở trường của mọi công chức trong tổ chức.
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc tạo điều kiện để các công dân và cộng đồng liên quan được tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ.
II.Một số đánh giá về bản phân công công tác của các thành viên UBND Thành phố Hà Nội hiện nay.
Một số nhận xét đánh giá chung : Công việc của các PCT còn quá nặng , chồng chéo, vẫn còn thiếu một số lĩnh vực.
1.So với Nghị định số 82/2008/NĐ – CP.
Thứ nhất , tổng số lượng thành viên UBND trong bản phân công công tác là 11 thành viên, ít hơn so với quy định tại điều 4a là 2 thành viên. Tại điều 4a quy dịnh UBND Thành phố Hà Nội có 13 thành viên , gồm có 1 Chủ tịch , không quá 8 PCT và các Uỷ viên.
Thứ hai , về bản định hướng nội dung công tác :
Chưa thể hiện rõ mối quan hệ ngành , các lĩnh vực còn chồng chéo.
Thiếu một số vấn đề : an ninh - quốc phòng ; dân số , lao động và việc làm ; cơ sở hạ tầng đô thị nhưng trong bản phân công công tác đã có đề cập đến.
Thứ ba, về nhiệm vụ của các thành viên trong UBND Thành phố:
Nội dung quản lý của Chủ tịch.
- Theo NĐ 82 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách chung, nội chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc đô thị.
-Trong bản phân công công tác của UBND Thành phố , Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu cũng đã được phân công những lĩnh vực đó.
Nội dung quản lý của các Phó Chủ tịch.
- Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy chưa được phân công cụ thể.
- Các vấn đề thuộc lĩnh vực dân số , lao động , việc làm và các vấn đề xã hội khác được giao cho Uỷ viên Cao Minh Châu.
2.So với yêu cầu lý thuyết.
- Theo yêu cầu lý thuyết những nội dung (đối tượng ) cần quản lý ở đô thị bao gồm 7 lĩnh vực : đất đai; kinh tế ; dân số, lao động ,việc làm ; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ; giao thông và thông tin đô thị ; môi trường xây dựng ; tài chính Nhà nước.
- Trong QĐ số 99:
Các lĩnh vực dân số, lao động , việc làm chưa được đề cập.
Mảng công tác về thị trường bất động sản trong lĩnh vực quản lý đất đai chưa được đề cập.
III.Những giải pháp bổ sung khắc phục.
1.Xác định lại nội dung quản lý.
Định hướng nội dung công tác theo đối tượng cần quản lý gồm:
1. An ninh - quốc phòng; Nội chính; Tổng hợp bao gồm: các công tác tổ chức, chiến lược - kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch.
2. Tài chính, Ngân hàng.
3. Công ngiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch, Dịch vụ; Hội nhập quốc tế, Đổi mới và phát triển Doanh nghiệp.
4. Xây dựng - kiến trúc đô thị và cở sở hạ tầng kỹ thuật.
5. Nhà đất và Tài nguyên - Môi trường.
6. Dân số, lao động, việc làm và các lĩnh vực xã hội
7. Văn hoá - thông tin, giáo dục và đào tạo.
8. Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên.
Dựa trên những nhận xét , đánh giá và những sửa đổi trong bản định hướng nội dung công tác nhóm chúng tôi có những đề suất sau:
Thứ nhất, bổ nhiệm thêm 3 Phó chủ tịch :
Một Phó chủ tịch thường trực
Một Phó chủ tịch phụ trách vấn đề Nhà đất và Tài nguyên - Môi trường.
Một Phó chủ tịch phụ trách dân số, lao động, việc làm và các lĩnh vực xã hội.
Thứ hai, chuyển toàn bộ công việc của Uỷ viên Thành phố Cao Minh Châu cho Phó Chủ tịch phụ trách dân số, lao động ,việc làm và các lĩnh vục xã hội.
Như vậy, số lượng thành viên UBND Thành phố là: 1 Chủ tịch, 8 Phó Chủ tịch và 4 Uỷ viên.
1.Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Triệu:
-Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thành uỷ và HĐND Thành phố; lãnh đạo điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND Thành phố; tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND Thành phố; triệu tập các phiên họp của UBND Thành phố, chỉ đạo các hoạt động đối nội, đối ngoại của Thành phố.
-Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - hội; công tác đối nội, đối ngoại; quy hoạch, xây dựng và kiến trúc đô thị; công tác tổ chức; địa giới hành chính; an ninh - quốc phòng.
-Ký các văn bản pháp quy về chế độ, chính sách và các báo cáo của UBND Thành phố trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ và HĐND Thành phố.
-Gĩư các mối quan hệ thường xuyên giữa UBND Thành phố với Thành uỷ, HĐN Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Toà án nhân dân Thành phố, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Thành phố và các đoàn thể nhân dân.
-Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố; Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự; chỉ đạo thực hiện chương trình an ninh, quốc phòng, cải cách hành chính, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống tham nhũng, Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nộivà Thành viên Ban chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô.
-Xử lý các vấn đề liên quan tới các ngành: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Bộ chỉ huy quân sự Thành phố.
-Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố, Bộ Tư lệnh, Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố.
Những điểm khác so với Quyết định số 99/2004/QĐ – UB:
-Thứ nhất, về lĩnh vực công tác:
Sửa đổi lĩnh vực chiến lược phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch - đầu tư thành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chuyển chương trình công tác của UBND Thành phố cho phó chủ tịch khác đảm nhiệm.
Bổ sung nhiệm vụ: Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Thành viên Ban chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô.
-Thứ hai, về cơ quan chỉ đạo:
Bổ sung chỉ đạo: Bộ Tư lệnh.
2.Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Văn Ninh:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HĐND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động: Thu, chi ngân sách; xác lập, ổn định giá cả, tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế; kinh doanh và dự trữ lương thực; chính sách đền bù giải phóng mặt bằng; quản lý vốn tại các doanh nghiệp, tài sản công tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; giám sát các loại quỹ thuộc Thành phố.
Chỉ đạo thực hiện về cơ chế tài chính ngân sách đặc thù với Thủ đô theo quy định của Chính phủ.
Chủ nhiệm chương trình huy động và sử dụng vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô; Trưởng Ban xây dựng quỹ tín dụng nhân dân; Trưởng BCĐ Xây dựng cơ chế chính sách XHH; Trưởng BCĐ kê khai và xử lý tài sản công; Chủ tịch HĐ quản lý Quỹ Đầu tư phát triển.
Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Sở Tài chính, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Cục Thống kê, các Ngân hàng, Kho bạc Thành phố, Cục Thuế, Cục Hải quan, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Quỹ đầu tư phát triển đô thị, và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
Những điểm khác so với Quyết định số 99/2004/QĐ – UB:
- Thứ nhất, về lĩnh vực quản lý:
Chỉ phụ trách lĩnh vực tài chính, quản lý nhà nước đối với các hoạt động thu, chi ngân sách; tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn, chỉ đạo quản lý vốn tại các doanh nghiệp, tài sản công và chính sách đền bù giải phóng mặt bằng.
Chuyển giao các nhiệm vụ:
Xây dựng các chương trình công tác tháng, quý, năm của UBND Thành phố; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kinh tế- xã hội hàng quý, 6 tháng và cả năm; chuẩn bị các báo cáo định kỳ của UBND Thành phố trình Thành uỷ, HĐND Thành phố và báo cáo Chính phủ, giúp đỡ Chủ tịch chỉ đạo công tác của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố đảm bảo các hoạt động của Thường trực HĐND, UBND Thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.
Chủ tịch Hội đồng thi hành án, Chủ tịch Hội đồng đặc xá Thành phố, Chủ tịch Hội đồng tư vấn xử lý vi phạm hành chính, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình công nghệ thông tin, Phó Ban chỉ đạo cải cách hành chính Thành phố
- Thứ hai, về các cơ quan quản lý:
Chuyển giao Văn phòng HĐND và UBND Thành phố; Ban công nghệ Thông tin.
3. Bổ nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố.
- Là Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, giúp Chủ tịch chỉ đạo công tác của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố đảm bảo các hoạt động của Thường trực HĐND, UBND Thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội; xây dựng các chương trình công tác tháng, quý, năm của UBND Thành phố; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kinh tế- xã hội hàng quý, 6 tháng và cả năm; chuẩn bị các báo cáo định kỳ của UBND Thành phố trình Thành uỷ, HĐND Thành phố và báo cáo Chính phủ.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HĐND Thành phố về quản lý nhà nước đối với các hoạt động: Chương trình công tác của UBND Thành phố, công tác đặc xá; công tác cải cách tư pháp, pháp chế, kỷ cương hành chính.
- Chỉ đạo chung công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Chủ tịch Hội đồng thi hành án, Chủ tịch Hội đặc xá Thành phố, Chủ tịch Hội đồng tư vấn xử lý vi phạm hành chính, Phó Ban chỉ đạo cải cách hành chính Thành phố.
- Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng UBND TP, BQL Đầu tư và xây dựng khu đô thị mới, Sở Tư pháp, Thanh tra Thành phố; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
4.Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Quang:
-Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HĐND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; quản lý thị trường nội địa và xuất nhập khẩu; thương mại, dịch vụ, du lịch; chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Chương trình hành động của TP khi gia nhập WTO; sắp xếp đổi mới sản xuất, kinh doanh và xây dựng quy định, cơ chế quản lý các DN nhà nước và các loại hình DN, kinh tế tập thể (trừ HTX nông nghiệp) trên địa bàn.
-Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế; Trưởng BCĐ 127; Trưởng BCĐ ISO của TP; Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp và chế suất Hà Nội,Trưởng BCĐ GPMB khu công nghệ cao Hòa Lạc; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Trưởng Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Tổ trưởng Tổ công tác tiếp nhận, xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và DN về thủ tục hành chính.
-Theo dõi và chỉ đạo Sở Công nghiệp, Liên minh hợp tác xã, Sở Du lịch, Sở Thương mại, Tổng công ty Du lịch , Công ty điện lực Hà Nội , Công Ty Điện tử Hà Nội, và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này.
- Giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công
Những điểm khác so với Quyết định số 99/2004/QĐ – UB:
- Về nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý:
Bổ sung thêm các lĩnh vực: chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Chương trình hành động của TP khi gia nhập WTO.
Bổ sung thêm các nhiệm vụ:Trưởng Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế - quốc tế, Tổ trưởng Tổ công tác tiếp nhận, xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và DN về thủ tục hành chính.
Chuyển giao chức vụ Trưởng Ban chỉ đạo xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đồng chí Đỗ Hoàng Ân.
5.Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Quý Đôn:
-Chịu trách nhiệm trứơc Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HĐND Thành phố về quản lý Nhà Nước đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế ở ngoại thành, phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn (bao gồm cả HTX nông nghiệp, hạ tầng nông thôn); lâm nghiệp, ngư nghiệp; xây dựng, phát triển nghề và làng nghề; khí tượng thủy văn, quản lý đê điều, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.
-Trưởng Ban phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; Trưởng Ban khắc phục hậu qủa bão lụt, thiên tai; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới; Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề; tham gia Ban chỉ đạo quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng.
-Gĩư mối quan hệ với Hội nông dân Thành phố.
-Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm Thành phố và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này và phụ trách huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai.
-Giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan tới lĩnh vực được phân công
Những điểm khác so với Quyết định số 99/2004/QĐ – UB:
-Thứ nhất, về các lĩnh vực quản lý:
Chuyển các vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường và nhà đất cho Phó Chủ tịch khác.
Các vấn đề về công tác địa chính, các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ chuyển cho Phó Chủ tịch khác
-Thứ hai, về các nhiệm vụ được giao: Chuyển giao các nhiệm vụ:
Chủ tịch Hội đồng giải quyết tồn tại về nhà chính sách ( Hội đồng 297 )
Chủ tịch Hội đồng tư vấn giao quyền sử dụng đất và cho thuê đất.
Chủ tịch Hội đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà.
Trưởng Ban phòng chống tai nạn và thương tích khẩn cấp.
Trưởng Ban kiểm tra về quản lý, sử dụng đất.
Trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng.
Trưởng Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề
-Thứ ba, về các cơ quan chỉ đạo: Chuyển giao Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất, Thanh tra Thành phố cho phó chủ tịch khác.
6.Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đỗ Hoàng Ân
Chịu trách nhiệm trước chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HĐND Thành phố về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực: Xây dựng và phát triển đô thị, bao gồm: các công trình xây dựng cơ bản, quản lý đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị mới, các công trình công cộng, các công trình phục vụ thương mại - du lịch - dịch vụ, công trình hỗn hợp, các dự án di dời khu, cụm CN; các dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thuộc khối văn hóa - xã hội; quản lý , phát triển giao thông vận tải , bưu chính viễn thông , hạ tầng kĩ thuật đô thị; công tác phòng cháy chữa cháy.
Chủ nhiệm chương trình 08/Ctr- TU về xây dựng và phát triển đô thị.
Trưởng ban chỉ đạo xây dựng hạ tầng kĩ thuật Hồ Tây , hồ Trúc Bạch ; Trưởng ban chỉ đạo 197 của Thành phố ( thực hiện chỉ thị 135/ TTg, Nghị quyết 13, Nghị định 39, 40, 47, 87 /CP ) ; Thành viên chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ ; xây dựng trung tâm hội nghị quốc gia ; xây dựng quy hoạch vùng Thủ đô ; phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, Trưởng Ban chỉ đạo xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Sở giao thông công chính, Sở xây dựng, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội, Bưu điện Thành phố Hà Nội, Ban quản lý phát triển vận tải công cộng và xe điện , Tổng công ty vận tải, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Thành phố, Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn, và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của các ngành này .
Giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công.
Những điểm khác so với Quyết định số 99/2004/QĐ – UB:
- Thứ nhất, về các lĩnh vực quản lý:
Bổ sung chi tiết các lĩnh vực thuộc mảng xây dựng và phát triển đô thị.
Bổ sung thêm nhiệm vụ: quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thuộc khối văn hóa - xã hội, Trưởng Ban chỉ đạo xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Chuyển giao các lĩnh vực về phát triển nhà ở và chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng nhà ở; công tác Trưởng Ban chỉ đạo Thành phố về chính sách xây dựng, phát triển nhà ở và điều hành chương trình phát triển nhà ở cho phó chủ tịch phụ trách Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất.
- Thứ hai, về các cơ quan chỉ đạo:
Chuyển giao Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội cho phó chủ tịch phụ trách Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất.
7.Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Thị Thanh Hằng.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố , HĐND Thành phố về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực : văn hoá, thông tin ; khoa học - công nghệ ; giáo dục và đào tạo; thể dục thể thao; thông tin đại chúng , bao gồm: truyền thông, báo chí, xuất bản; các hội .
Trưởng ban quản lý phố cổ ;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22441.doc