LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN 3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 3
1. Lịch sử hình thành Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. 3
2. Quá trình phát triển: 3
II.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN 4
1. Chức năng của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn 4
2. Nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. 5
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 6
1. Mô hình tổ chức: 6
2. Bộ máy văn phòng: 6
CHƯƠNG II 8
TÌNH HÌNH GIÁ CHÈ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 8
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHÈ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHÈ XUẤT KHẨU. 8
1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ chè. 8
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến gía chè xuất khẩu. 10
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường. 12
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA SẢN PHẨM CHÈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHÈ VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN. 15
1. Đặc điểm nguồn nguyên liệu ảnh hưởng đến giá chè và mở rộng thị trường xuất khẩu chè của Công ty XNK Lạng Sơn. 15
2. Công nghệ chế biến chè. 17
3. Các mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty XNK Lạng Sơn. 17
III. THỰC TRẠNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN THỜI GIAN QUA. 19
1. Tình hình xuất khẩu chè của công ty XNK Lạng Sơn. 19
2. Thực trạng giá chè và mở rộng thị trường xuất khẩu tại công ty. 20
3. Một số đánh giá về hoạt động nâng cao chất lượng chè và mở rộng thị trường tại Công ty XNK Lạng Sơn. 21
4. Các nguyên nhân khách quan. 23
CHƯƠNG III 25
ĐỊNH HƯỚNG – MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ CHÈ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 25
I. DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020. 25
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN THỜI GIAN TỚI TRONG VIỆC XUẤT KHẨU CHÈ. 25
1. Định hướng nâng cao giá chè xuất khẩu. 25
2. Định hướng mở rộng thị trường. 27
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ CHÈ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU. 27
1. Giải pháp chung mang tính vi mô. 27
2. Nhóm các giải pháp vĩ mô 31
KẾT LUẬN 35
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nâng cao giá trị chè xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có vai trò quan trọng đối với xuất khẩu. Nếu các quốc gia có quan hệ tốt với các nước khác và các doanh nghiệp có quan hệ với bạn hàng cũng như thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Mục tiêu công ty đặt ra để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các thị trường hiện có và các thị trường trong tương lai đó là: “vết dầu loang”, đảm bảo uy tín trên các thị trường mới.
- Quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới:
Việc xuất khẩu chè của nước ta nói chung và của công ty nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với cung – cầu chè thế giới dẫu rằng thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới là rất nhỏ (chỉ 2 – 3%). Quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá cả xuất khẩu.
- Thị hiếu và các sản phẩm thay thế:
Thị hiếu là nhân tố quyết định việc tiêu thụ. Khi thị trường thế giới hiện đang rất đa dạng về nhu cầu thị hiếu tiêu dùng chè, 80% tổng tiêu thụ chè trên thế giới là chè đóng gói. Các loại chè ướp hương, chè dược thảo, chè giảm cafein cũng đang có xu hướng mở rộng. ở Đài Loan thì nhu cầu tiêu thụ Hồng trà sủi bọt rất lớn, nhất là ở giới trẻ. ở Mỹ lại có xu hướng tiêu thụ các loại chè ướp lạnh, hiện chè ướp lạnh đã chiếm 35% tổng nhu cầu tiêu thụ, ngoài ra các loại chè uống ngay cũng đang được thị trường đòi hỏi. ở Inđônêxia, tỉ lệ chè đóng chai đang tăng mạnh, chiếm 30% thị phần nước giải khát. ở Nhật Bản các loại chè đóng lon tăng đáng kể, chiếm 25% thị trường đó uống và là nhân tố quan trọng quyết định việc ra tăng tổng tiêu thụ chè của Nhật Bản.
Mặc dù các nước phương Tây đã ngày càng ra sức đẩy mạnh việc quảng cáo và tiêu thụ chè nhưng có một điều dễ nhận thấy là chè đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đồ uống khác như các loại đồ uống có ga và cà phê là đồ uống được ưa chuộng hầu hết ở các nước trên thế giới.
Khi thị hiếu về đồ uống trên thế giới đa dạng như vậy công ty vẫn xuất đi chủ yếu chè nguyên liệu, thành phẩm xuất khẩu không đáng kể. Thực tế điều này đã làm mất đi đáng kể nguồn lợi nhuận trong khi chúng ta có tiềm năng rất lớn về mặt hàng này.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường.
3.1. Các nhân tố chủ quan.
- Nhân tố về tiềm lực tài chính:
Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, các tỷ lệ khả năng sinh lời...
- Nhân tố về khả năng thu nhập nắm bắt thông tin và chớp thời cơ:
Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão, những doanh nghiệp thành công luôn là doanh nghiệp biết nắm bắt những cơ hội kinh doanh hay nói cách khác là biết nắm bắt thời cơ kinh doanh. Thông tin giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, nhanh chóng và có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có thông tin sớm hơn các doanh nghiệp khác và biết nắm lấy thời cơ thì công việc sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị trường của doanh nghiệp sẽ diễn ra rất thuận lợi. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè cũng vậy. Nếu họ muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (xuất khẩu) của mình đến những thị trường mới mà không bắt kịp thời cơ về nhu cầu thị trường, các chính sách luật có liên quan hoặc có thông tin nhưng không biết phân tích và nhanh chóng quyết định thì họ sẽ thất bại trước các doanh nghiệp khác. Vì vậy, để có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải thích ứng với thông tin phản hồi từ khách hàng, thu thập thông tin có hiệu quả, nhanh chóng phân tích thông tin và ra quyết định.
- Nhân tố về chất lượng và số lượng sản phẩm chè bán ra thị trường tiêu thụ:
Khi mua hàng, người tiêu dùng bao giờ cũng quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhất là đối với các loại thực phẩm. Các doanh nghiệp muốn hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị trường thì không đơn thuần chỉ nâng cao thị hiếu trong khâu cải tiến bao bì, thu hút khách hàng thông qua quảng cáo... mà còn phải đảm bảo chất lượng mặt hàng đó. Người tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau thì có yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau vì mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau. Vì thế mặt hàng chè khi muốn xuất khẩu sang một thị trường mới thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến yêu cầu về chất lượng của thị trường đó, đặc biệt là khi xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và các thị trường EU. Các doanh nghiệp phải coi trọng kiểm dịch, hạn chế, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu trong chè. Nói về vấn đề này Phó chủ tịch Hiệp hội chè cho biết: “Chất lượng chè kém đi thì xuất khẩu sẽ giảm sút, với cơ cấu trên 2/3 sản lượng chè được sản xuất dùng để xuất khẩu trong khi chỉ có non 1/3 tiêu dùng trong nước. Chính vì thế, khi kim ngạch xuất khẩu giảm tất yếu sẽ dẫn đến chuyện đình đốn trong sản xuất” *
( 1558/html).
Chất lượng chè tốt thì mới được thị trường chấp nhận. Vì thế doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường thì phải coi chất lượng là nhân tố hàng đầu và phải luôn chủ động về số lượng mặt hàng để có thể đáp ứng nhanh, đủ cho thị trường.
- Nhân tố về kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp:
Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được. Về mặt nội dung, lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiến lược và không ngừng hoàn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết.* (giáo trình quản trị học Phần khái niệm lập kế hoạch chiến lược trang 145).
Với mỗi thị trường, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh và chính sách riêng. Trước khi tiếp cận thị trường đó doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định chiến lược. Ví dụ như đối với thị trường Anh. Đây là thị trường tiêu thụ rất lớn của chè vì vậy chiến lược của công ty đặt ra đối với thị trường này đó là: gắn việc quảng cáo thương hiệu với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.2. Các nhân tố khách quan.
Mỗi chủ thể tham gia hoạt động kinh tế xã hội để chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường xung quanh. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những yếu tố này sẽ quy định xu hướng và trạng thái của chủ thể. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà các doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu yếu tố này không nhằm để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà tạo khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó. Có thể kể đến một số môi trường hay nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như sau:
- Môi trường văn hoá xã hội.
Nhân tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nghiên cứu các nhân tố này từ các giác độ khác nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Các thông tin từ môi trường này cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Một cách đơn giản có thể hiểu: Thị trường = khách hàng + Túi tiền của họ. Qua đó đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.
- Môi trường chính trị – pháp luật
Các nhân tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định về môi trường chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường thành phần nào bao gồm:
+ Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của Đảng cầm quyền.
+ Mức ổn định chính trị – xã hội.
+ Hệ thống pháp luật với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện luật pháp trong nền kinh tế xã hội.
- Môi trường kinh tế và công nghệ.
Ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố quan trọng của môi trường này: tiềm năng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát...
- Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực cho sự phát triển cho nền kinh tế thị trường với quy tắc ai hoàn thiện thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả tốt hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là nhiệm vụ của chính phủ. Vì vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh để có các chính sách và chiến lược đối phó hợp lý. Nhờ đó sẽ thực hiện được mục đích mở rộng thị trường một cách hiệu quả và chắc chắn hơn.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA SẢN PHẨM CHÈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHÈ VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN.
1. Đặc điểm nguồn nguyên liệu ảnh hưởng đến giá chè và mở rộng thị trường xuất khẩu chè của Công ty XNK Lạng Sơn.
1.1. Giống chè.
Có nhiều giống chè nhưng có một số giống chính chiếm phần lớn diện tích.Trong những năm qua viện nghiên cứu chè của Công ty đã cố gắng nghiên cứu tạo ra các giống chè thuần hoá, làm phong phú đa dạng và chủng loại chè và sau đó là nâng cao sản lượng chè sản xuất ra hàng năm. Tuy vậy hoạt động này diễn ra vẫn còn tương đối chậm. Các giống chè được trồng của công ty đó là: Văn Xương, Bát Tiên, Ngọc Thúy, Yabukia và 17 giống của Nhật đang khảo nghiệm.
1.2. Quy trình thâm canh
Đầu tư cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với nhu cầu trung bình, đầu tư cho trồng tại công ty là 6 – 7 triệu đồng 1 ha đạt 40% và cho chăm sóc là 3 – 3,5 triệu đồng/1ha đạt 80%. ở những vùng nghèo, tỉ lệ này còn thấp hơn, thậm chí có vườn chè nhiều năm không được bón phân. Quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc, không thâm canh ngay từ đầu. Bón phân chưa đủ, thiếu cân đối, nặng về phân đạm, thiếu phân hữu cơ và vi lượng. Phân bón như vậy không những làm nghèo đất, kiệt quệ cây chè mà còn tan vị đắng chát, giảm hương thơm của sản phẩm. Đặc biệt, vấn đề nghiêm trọng đáng báo động hiện nay là việc sử dụng tuỳ tiện và quá liều lượng thuốc trừ sâu. Hậu quả việc dư lượng thuốc trừ sâu trong thành phẩm vượt quá mức cho phép.
1.3. Thu hái
Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong sản xuất, sản phẩm của công đoạn này là những búp chè tươi sẽ được dùng làm nguyên liệu cho công đoạn sau.
Chè thu hái quá già ( 5 – 7 lá) và lẫn loại đã gây trở ngại cho quá trình chế biến, thíêt bị chóng hư hỏng và tất cả dẫn đến chất lượng thấp, hàng kém sức cạnh tranh.
1.4. Vận chuyển
Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn chế biến đã được bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây búp chè sẽ phải tham gia vào quá trình với những đòi hỏi khắt khe về thời gian và điều kiện bảo quản.
Chính vì vậy vận chuyển chè búp tươi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó khâu vận chuyển vẫn có nhiều nhược điểm: số lần cân nhận, thu mua trong ngày ít 2 lần/ngày (so với ấn Độ là 4 – 6 lần/ngày, nên chè thường bị lèn chặt ở sọt hái dẫn đến hấp dẫn hơi nhất là vào mùa hè; khoảng cách vận chuyển xa làm kéo dài thời gian vận chuyển cộng với không có xe chuyên dụng vận chuyển chè dẫn đến chè bị hỏng không đảm bảo chất lượng chế biến.
1.5. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Tỷ trọng các mặt hàng hiện nay OP – 10%, FBOP – 25%, P – 8%, PS – 18%, BPS – 25%, F – 10%, Dust – 4%. Như vậy tỷ lệ 3 mặt hàng tốt mới chỉ đạt 43%. Công ty đang phấn đấu đưa tỉ lệ này lên 60% trong năm 2008.
2. Công nghệ chế biến chè.
Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn hiện có:
- 02 nhà máy chế biến, 2 nhà máy này sử dụng máy vò chè năng suất 200k/1h. Máy vò chè là thiết bị quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất chè đen. Máy có tác dụng làm dập các tế bào trong lá chè đến độ thích hợp, tạo điều kiện cho sự ôxy hoá, lên men ở giai đoạn tiếp theo, nhằm tạo ra hương vị và màu sắc đặc biệt cho nước chè, tạo hình đẹp cho cánh chè. Máy do viện chế tạo có thể điều chỉnh được năng suất và tốc độ vò. * (Báo cáo khoa học môi trường dữ liệu: 2004/Số 3/khoa học và công nghệ nội sinh đề mục: 75.33 Dịch vụ sinh hoạt). Trong đó:
+ 1 nhà máy chuyên sản xuất chè đen theo qui trình OTD với công suất chế biến 18 tấn búp tươi trên ngày, với thiết bị của Nga.
+ 1 nhà máy chế biến chè xanh với công suất chế biến 17 tấn búp tươi trên ngày, với thiết bị của Đài Loan và Trung Quốc, có thể chế biến theo hai phương pháp sào và diệt men. Công ty còn có một dây truyền chuyên sản xuất chè túi lọc với công suất 85 túi trên phút.
- Ngoài các sản phẩm truyền thống là chè xanh và chè đen, để tận dụng hết năng lực của nhà máy thíêt bị và nhà xưởng. Công ty còn tổ chức sản xuất chè vàng với năng lực chế biến từ 2000 – 2500kg trên ngày...
3. Các mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty XNK Lạng Sơn.
Gồm 3 loại: Chè đen, chè xanh và chè vàng.
* Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi -> làm héo -> vò -> lên men -> sấy khô -> sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ.
Sau khi sàng sẩy, phân loại (trong quá trình tinh chế) chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, FBOP, PS, F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè.
* Chè xanh: Gồm 2 loại:
+ Chè luộc: Đặc điểm nước xanh, vị dịu, có hương thơm tự nhiên của chè, có thể ướp hoặc không ướp hương. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và các nước Đông á.
+ Chè xào: hương vị đậm đà, có thể dùng làm nguyên liệu cho chè ướp hương. Sản phẩm hiện tiêu thụ tại thị trường trong nước. Chè sao – luộc: hình dạng viên, xoăn tròn, nước xanh, vị đậm, được ưa chuộng trên thị trường Châu á. Chè xanh Nhật: được sản xuất bằng dây chuyền sản xuất tự động của Nhật Bản, sản phẩm có đặc điểm nước xanh, hương tự nhiên, sản phảm được tiêu thụ trong nước và thị trường Đông á.
* Chè vàng: chè hiện nay chỉ có duy nhất TQ mới sản xuất được và nơi có nghề truyền thống sản xuất chè vàng là huyện (Phúc Nhĩ, Vân Nam, TQ). Trên thế giới chỉ có VN và TQ mới có nguyên liệu chè Tuyết Shan để sản xuất chè vàng. Quy trình để sản xuất chè vàng cũng rất phức tạp và cầu kỳ. Bắt đầu từ khi hái chỉ lấy loại búp có một tôm và 2 – 3 lá non (cuống của những ngọn chè này khi soi kính hiển vi sẽ thấy có vẩy mọc như mọc nhĩ – chỉ có ở chè Tuyết Shan) mang ra hong nắng cho nó vừa đủ héo để nó tự lên men sau đó mang đi vò, cho vào ủ (gọi là ủ mà) từ 6 đến 10 tiếng. Sau đem đi sấy khô 7 phần, còn 3 phần thì dừng lại và đem ủ lần thứ 2 (gọi là ủ hương) để lên hương chè vàng từ 2 – 4h (thậm chí 6 giờ cũng phụ thuộc vào thời vụ) sau đó đem sấy khô hoàn toàn ở mức độ 3 – 5%. Từ đó mới được gọi là “chè vàng”. Chè vàng nước của nó phải sánh, óng ánh có viền vàng, trông giống như mật ong. Uống vào có vị thơm phảng phất của mùi gỗ thông, mùi chè mạn và mát.
III. THỰC TRẠNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN THỜI GIAN QUA.
1. Tình hình xuất khẩu chè của công ty XNK Lạng Sơn.
1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Tuy công ty thành lập được chưa lâu nhưng trong thời gian qua, năm nào công ty kinh doanh của công ty khá tốt. Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch có sự tăng trưởng rõ rệt.
1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
******
1.3. Giá cả và chất lượng chè xuất khẩu.
Giá chè xuất khẩu của công ty nhìn chung là thấp, chưa phản ánh được giá trị thực của sản phẩm, chỉ bằng khoảng 65 – 70% giá chè trên thế giới vì chè Việt Nam thường có chất lượng không cao và dùng để đấu trộn.
*****
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy chất lượng chè loại tốt của công ty ngày càng tăng. Năm 2004 chiếm 28%, năm 2005 là 41,6%, năm 2006 là 42,7%, năm 2007 là 43,9%. Như vậy tỷ lệ 3 mặt hàng tốt mới chỉ đạt cao nhất là 43,9%. Công ty đang phấn đấu đưa tỷ lệ này lên 60% trong năm 2008.
1.4. Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty XNK Lạng Sơn.
Thị trường quốc tế của Công ty XNK Lạng Sơn chủ yếu là: Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc, Đài Loan...
Để hiểu rõ hơn ta sẽ xem xét một số thị trường sau:
- Thị trường Mỹ:
Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn, mỗi năm chừng 90.000 tấn. Ta lại đang trong tiến trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ nên việc xâm nhập vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi.
-Thị trường Anh:
Đây là thị trường rất lớn, về lâu dài sẽ có lợi cho xuất khẩu chè của Việt Nam. Dung lượng nhập khẩu chè của Anh vào loại lớn nhất thế giới, phần lớn hoạt động môi giới chè đều diễn ra ở đây. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu sang Anh là một việc hết sức quan trọng.
Tuy vậy sản lượng xuất khẩu sang Anh của công ty vẫn còn hạn chế vì trước khi Việt Nam mở cửa chè Việt hầu như vắng bóng tại thị trường này. Khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất vào năm 2007 đạt 5 nghìn tấn chè búp tươi. Đây là một thành tích đáng ghi nhận nhưng đối với thị trường khó tính này chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm vì Anh được coi là thị trường khó tính nhất đối với loại hàng hoá này.
- Thị trường Đài Loan:
Đài Loan mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 nghìn tấn chè của Việt Nam. Sở dĩ có lượng lớn như vậy là do Đài Loan có một ngành công nghiệp chế biến chè phát triển với những thương hiệu nổi tiếng. Chè của Việt Nam được bán vào Đài Loan với giá chè bán thành phẩm, nguyên liệu. Sau đó các doanh nghiệp Đài Loan chế biến lại, gắn nhãn mác mới và bán ra thị trường có giá trị cao. Những sản phẩm chè thành phẩm này lại được xuất đi khắp thế giới và ngay cả ngược lại thị trường Việt Nam với thương hiệu của Đài Loan.
2. Thực trạng giá chè và mở rộng thị trường xuất khẩu tại công ty.
Nằm trong Top 10 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới nhưng giá chè xuất khẩu của VN lại chỉ bằng trên dưới 70% giá chè xuất khẩu của các nước xuất khẩu chè.
Hiện nay, chất lượng chè của công ty chỉ được đánh giá là trung bình so với thế giới. Mặc dù, chất lượng chè xuất khẩu đã có tăng qua các năm nhưng mức tăng chậm, tỷ trọng chè chất lượng cao còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đồng đều. Có một vấn nạn mà ngành chè nói chung và công ty phải đối mặt đó là công tác quản lý chè nguyên liệu để tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè thành phẩm. Điều này gây cản trở lớn trong việc nâng cao giá trị chè xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty.
3. Một số đánh giá về hoạt động nâng cao chất lượng chè và mở rộng thị trường tại Công ty XNK Lạng Sơn.
3.1. Những kết quả đạt được.
Công ty XNK Lạng Sơn thành lập chưa lâu (7 năm trở lại đây) nhưng những kết quả đạt được trong quy trình hoạt động tương đối ngắn này thì thật đáng ghi nhận. Cụ thể công ty đã đạt được những thành tựu sau đây:
- Công ty đạt Huy chương vàng hội chợ thương mại quốc tế EXPO 2002.
- Bằng khen các mặt hàng xuất khẩu chè theo phương pháp OTD – 2001.
- Chứng nhận là thành viên Hiệp hội chè Việt Nam năm 2000.
- Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
- Bằng khen Hội chợ triển lãm chào mừng hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASIAN 33 và ANSEM 3 năm 2001.
- Giải thưởng vàng sản phẩm chè đen túi lọc.
- Trong những năm qua, công ty có những chiến lược phát triển theo hướng tăng dần về diện tích và sản lượng, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, xây dựng những vùng chè đặc sản phục vụ xuất khẩu.
- Trong công nghiệp chế biến công ty đã có những chuyển biến khá mạnh. Công ty hướng dần vào việc thoả mãn nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Các thiết bị, công nghệ dần được đổi mới nhằm đẩy mạnh khâu chế biến thành phẩm, cải tiến mẫu mã hấp dẫn các đối tượng khách hàng.
- Công ty ra đời sau khi hiệp hội chè Việt Nam được thành lập 2 năm (từ năm 1998). Đây là một thuận lợi đối với công ty XNK Lạng Sơn bởi lẽ Hiệp hội có nhiệm vụ “liên kết rộng rãi các thành phần kinh tế tham gia sản xuất – chế biến xuất nhập khẩu dịch vụ chè từ Trung ương đến địa phương, kinh tế trong và ngoài quốc doanh để thực hiện mục tiêu đổi mới mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành chè, trọng tâm mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần xây dựng trung du và miền núi ngày càng vững mạnh” .* (Báo cáo hoạt động 10 năm của hiệp hội chè VN).
- Tạo mối liên kết chặt chẽ với các đối tác kinh doanh, thực hiện tốt việc xuất nhập khẩu trong nhiều năm. Và nhờ đi đúng hướng như vậy mà từ khi thành lập đến nay công ty chưa năm nào bị thua lỗ. Sản lượng hàng năm vào khoảng trên dưới 50 tấn búp chè tươi chất lượng tương đối ổn định và hàng năm sản xuất được 1300 – 1500 tấn chè tạo doanh thu lên tới 15 – 18 tỉ đồng.
3.2. Những tồn tại và hạn chế.
Trong sản xuất nguyên liệu: Trong thời gian qua các nhà máy chế bién thiếu hụt nguồn nguyên liệu do tư thương cạnh tranh mua trên địa bàn. Trong vườn chè mà công ty quản lý có tới 20 điểm tranh chấp nguyên liệu với công ty, có thời điểm mỗi ngày thất thoát trên 20 tấn nguyên liệu, bằng 4 tấn chè thành phẩm.
Dùng nhiều phân vô cơ làm đất bị nghèo dinh dưỡng, độ pH tăng cao.
Vườn chè thiếu hay không có cây bóng mát do nhận thức sai lầm rằng đây là nơi trú ngụ của sâu bệnh nên đã cho chặt. Thiếu cây bóng mát làm cho đất bị xói mòn, mực nước ngầm xuống thấp, chè bị héo vào những tháng nóng.
Chè trồng trên dốc nhiều, lại không có hệ thống tưới nước đầy đủ.
Những điều trên dẫn đến tình trạng:
- Chất lượng sản phẩm kém. Nhiều đánh giá cho rằng chất lượng của ta chỉ đạt mức trung bình so với thế giới. Chất lượng thấp làm giảm năng lực cạnh tranh, kéo giá chè XK xuống thấp hơn hẳn giá chè thế giới.
- Công ty đã mở ra nhiều thị trường mới nhưng chưa có bạn hàng thực sự lâu dài do sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì, ta chủ yếu xuất chè có kích thước và kiểu dáng tự nhiên. Trong khi người tiêu dùng đặc biệt người tiêu dùng ở các nước tư bản lại ưa thích sản phẩm tiện dụng và cho phép tiết kiệm thời gian.
- Chưa hình thành hệ thống phân phối trực tiếp ở nước ngoài. Ngay cả ở các thị trường truyền thống, các thị trường lớn như Nga, I rắc... cũng phải bán qua các nhà nhập khẩu của họ. Xuất khẩu phải qua nhiều khâu trung gian vòng vèo (do cơ chế trả nợ).
- Chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến, yểm trợ còn thấp. Các hình thức quảng cáo còn nghèo nàn - đây là nhược điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam. Công tác tiếp thị yếu, chưa có một đội ngũ tiếp thị chuyên môn.
- Vẫn theo quan điểm Marketing truyền thống, coi trọng khâu tiêu thụ. Đã có các dây chuyền công nghệ như vậy, đã sản xuất ra các sản phẩm như vậy, vấn đề phải quan tâm là tìm đầu ra.
- Tất cả những hạn chế trên còn có chung một nguyên nhân là tổ chức quản lý của ngành chè chưa được hợp lý. Các đơn vị sản xuất chè còn manh mún, phân tán, còn phân biệt nặng nề giữa trung ương và địa phương.
4. Các nguyên nhân khách quan.
* Khó khăn cho sản xuất chè:
- Những người trồng chè ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp còn phải nộp phí quản lý, khấu hao vườn chè, bảo hiểm, xã hội... có thể lên tới 33% tổng sản lượng khoán, mức đóng góp này là quá nặng nề. Trong khi đó, điều kiện canh tác chè lại khó khăn hơn nhiều so với các loại cây khác. Hơn nữa, chè chủ yếu được trông và chế biến ở vùng trung du và miền núi, nên hạ tầng cơ sở vùng chè còn rất nhiều và yếu.
* Khó khăn cho XK chè:
- Cũng như với xuất khẩu nói chung, hiện nay tuy đã có những dịch vụ hỗ trợ XK song các dịch vụ này chưa thực sự phát huy tác dụng.
Dịch vụ thông tin về thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh... của các cơ quan nhà nước thuộc các Bộ, ngành TW, các đại diện thương mại của ta ở nước ngoài hay của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam không đáng kể. Chủ yếu là phải tự tìm kiếm qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo về những chuyến đi thực tế.
- Còn nhiều tồn tại trong công tác hải quan. Các thủ tục hải quan tuy đã được đơn giản đi nhưng người xuất khẩu vẫn gặp nhiều phiền phức bởi thái độ quan liêu của các nhân viên hải quan.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG – MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ CHÈ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN.
I. DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020.
Theo đánh giá của tổ chức FAO sản lượng chè đen thế giới tăng 1,9% một năm để lên mức 3,1triệu tấn vào năm 2017. Trong khi sản lượng chè xanh tăng 4,5% mỗi năm để đạt 1,7 triệu tấn.
Tiêu dùng chè đen được kỳ vọng sẽ đạt mức 2,8 triệu tấn vì vậy dư thừa cung chè sẽ vào khoảng 300.000 ngàn tấn. Kaison Chang, chuyên gia về chè của FAO cho biết, điều này sẽ thúc đẩy người nông dân nâng cao chất lượng và giảm sản lượng.
*********
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY XNK LẠNG SƠN THỜI GIAN TỚI TRONG VIỆC XUẤT KHẨU CHÈ.
1. Định hướng nâng cao giá chè xuất khẩu.
- Giải quyết tình trạng bất hợp lý giữa nhà máy với vùng nguyên liệu:
Đây là một sự lãng phí về đầu tư xảy ra ở nhiều nơi và đối với công ty cũng không tránh khỏi. Công suất của các nhà máy vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu đến 4 lần. Do đó sản xuất và xuất khẩu chè cần có tổ chức lại theo hướng quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Công ty cân cân đối các vùng nguyên liệu, định hướng những diện tích đất phù hợp để trồng chè và có chính sách thu mua và bao tiêu sản phẩm hợp lý nhằm gắn quyền lợi của người sản xuất với người xuất khẩu. Đồng thời cũng cần có biện pháp cương quyết xử lý nhà máy không đủ điều kiện về công nghệ, lựa chọn một số đầu mối xuất khẩu để ổn định nguồn hàng và tạo thuận lợi trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Có chính sách hỗ trợ đa dạng và linh hoạt tài chính.
Để phục vụ cho định hướng đến năm 2010 và 2020, ngành chè có nhu cầu lớn về vốn cả ngắn hạn và dài hạn để đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng vùng chè nguyên liệu, xúc tiến thương mại, quảng bá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1978.doc