Báo cáo Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

------

Trang

LỜI MỞ ĐẨU 1

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM, HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NGIỆP VỤ CHO VAY VỐN KHÁCH HÀNG DN

1.1 Cơ sở lý luận về NHTM 4

1.1.1, Định nghĩa NHTM 4

1.1.2, Chức năng của NHTM 4

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng 6

1.2.1, Lý luận chung về tín dụng 7

1.2.1.1, Khái niệm và bản chất của tín dụng 7

1.2.1.2, Chức năng của tín dụng 7

1.2.2 Tín dụng ngân hàng 8

1.2.2.1, Khái niệm 8

1.2.2.2, Đối tượng của tín dụng ngân hàng 9

1.2.2.3, Đặc điểm tín dụng ngân hàng 9

1.2.3, Các phương thức cho vay đang áp dụng 9

1.2.3.1, Cho vay từng lần 9

1.2.3.2, Cho vay theo hạn mức tín dụng 10

1.2.3.3, Cho vay theo dự án đầu tư 10

1.2.3.4, Cho vay hợp vốn 11

1.2.3.5, Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 12

1.2.3.6, Cho vay theo hạn mức thấu chi 12

1.2.3.7, Cho vay trả góp 12

1.2.3.8, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín

dung 12

1.2.3.9, Các phương thức cho vay khác 12

1.2.4, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong cho

vay DN 12

1.2.3.1, Hệ số thu nợ 12

1.2.3.2, Vòng quay vốn tín dụng 12

1.2.3.3, Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 13

1.2.3.4, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 13

1.3 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

1.3.1, Khái niệm DNNVV 13

1.3.2, Phân loại DNNVV 14

1.3.3, Vai trò DNNVV 15

1.3.4, Ưu thế và hạn chế của DNNVV 18

1.3.5, Nhu cầu vay vốn của DNNVV 19

1.3.6, Khả năng tiếp cận vốn của DNVVV 20

1.3.7, Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với DNNVV 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH QUẬN 5

2.1 Tổng quan về NHTMCP Đông Á Chi nhánh quận 5 24

2.1.1, Giới thiệu chung về NHTM Đông Á 24

2.1.2, Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Đông Á Chi nhánh Quận 5 24

2.2 Quy trình tín dụng 27

2.3 Tình hình huy động vốn tại DAB Chi Nhánh Quận 5 28

2.3.1, Tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế 28

2.3.2, Tình hình huy động vốn theo thời hạn 32

2.4 Thực trạng tín dụng DNNVV tại DAB Chi Nhánh Quận 5 34

2.4.1, Số lượng DN có quan hệ tín dụng với DAB CN Quận 5 35

2.4.2, Doanh số cho vay 36

2.4.2.1, Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng 36

2.4.2.2, Doanh số cho vay theo thời hạn đối với DNNVV 40

2.4.3, Doanh số thu nợ 42

2.4.3.1, Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng 43

2.4.3.2, Doanh số thu nợ theo thời hạn đối với DNNVV 46

2.4.4, Dư nợ cho vay đối với DNNVV 48

2.4.4.1, Dư nợ theo đối tượng khách hàng 48

2.4.4.2, Dư nợ theo thời hạn đối với DNNVV 51

2.4.5, Đánh giá tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của

Ngân hàng 54

2.4.5.1, Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 54

2.4.5.2, Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ 57

2.4.6, Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV

2.4.5.1, Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 59

2.4.5.2, Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 60

2.4.5.3, Vòng quay vốn tín dụng 62

2. 5 Đánh giá tổng quát về hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh 62

2.5.1, Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với

DNNVV và nguyên nhân 62

2.5.1.1, Kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV 62

2.5.1.2, Nguyên nhân của những kết quả đạt được trên 63

2.5.2, Tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV và nguyên nhân 64

2.5.2.1, Những tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV 64

2.5.2.2, Nguyên nhân của những tồn tại trên 65

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH QUẬN 5

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của NH đối với tín dụng DNNVV 70

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV tại DAB

CN Q5 71

3.2.1, Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng nhằm

mở rộng tín dụng đối với DNNVV 71

3.2.2, Tích cực cho vay hỗ trợ lãi suất 73

3.2.3, Tăng cường cho vay trung dài hạn để hổ trợ các DNNVV 74

3.2.4, Mở rộng thị phần cho vay 74

3.2.5, Giải pháp thu hút khách hàng 74

3.2.6, Tăng cường công tác kiểm tra các khoản vay 77

3.2.7, Các biện pháp hạn chế nợ quá hạn 79

3.2.8, Phát huy nhân tố con người 80

3.2.9, Tăng cường quan hệ tốt đẹp với Chính quyền địa phương 81

3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng

Đông Á Chi nhánh Quận 5 81

3.2.1, Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng 81

3.2.2, Kiến nghị đối với ngành Ngân hàng 84

3.2.3, Các kiến nghị hoàn thiện môi trường pháp lý 86

KẾT LUẬN 88

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Phụ lục 1: Quy trình tín dụng của DAB 1

Phụ lục 2: Mẫu hồ sơ cấp vốn tại DAB 9

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.4.2.2, DSCV theo thời hạn đối với DNNVV Bảng 2.5: DSCV theo thời hạn đối với DNNVV giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DSCV Ngắn hạn 665.621 99,01% 772.764 99,12% 1.278.033 99,19% 107.143 16,1% 505.269 65,38% DSCV Trung hạn 6.656 0,99% 6.869 0,88% 10.443 0,81% 213 3,2% 3.574 52,03% DSCV Doanh nghiệp 672.277 100% 779.633 100% 1.288.476 100% 107.356 15,97% 508.842 65,27% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Biểu đồ 2. 7: DSCV theo thời hạn đối với DNNVV giai đoạn 2006 – 2008 Do tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn nên DSCV ngắn hạn liên tục gia tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng DSCV DNNVV. DSCV ngắn hạn chiếm qua các năm lần lượt là 99,01%; 99,12%; 99,19%. Cụ thể, trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn của DAB Chi nhánh Quận 5 đạt được kết quả sau: năm 2006 đạt 665.621 triệu đồng, năm 2007 đạt 772.764 triệu đồng tăng 107.143 triệu đồng, với tốc độ tăng 16,1% so với năm 2006, năm 2008 đạt 1.278.033 triệu đồng tăng 505.269 triệu đồng, với tốc độ tăng 65,38% so với năm 2007. Thời gian đầu khi CN mới thành lập, những DN đi vay vốn Ngân hàng đa số là khách hàng mới, quy mô các DN đi vay vốn cũng là quy mô vừa và nhỏ nên hình thức cho vay ngắn hạn là phổ biến nhất. Cho đến nay, khi Chi nhánh đã hoạt động được 7 năm, đa số khách hàng DN của Chi nhánh vẫn là các công ty, DNNVV tại Quận 5 và một số quận lân cận, mục đích sử dụng vốn cũng như nhu cầu vốn của họ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu là trong ngắn hạn (bổ sung vốn lưu động). Điều này dẫn đến DSCV ngắn hạn chiếm một tỷ trọng áp đảo so với DSCV trung hạn. Theo đà phát triển, DSCV qua các năm của Chi nhánh Quận 5 tăng đáng kể đối với hình thức cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn cũng bắt đầu được mở rộng. Tuy nhiên, trong cơ cấu cho vay, tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm đa số trong DSCV. Xét về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro, ngoài ra với quy mô chưa lớn của Chi nhánh Quận 5 thì xu hướng tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, kiểm soát tốt khoản vay, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Mục đích của tín dụng trung nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung tại Chi nhánh Quận 5 đạt được qua các năm như sau: năm 2006 đạt 6.656 triệu đồng, năm 2007 đạt 6.869 triệu đồng, tăng 213 triệu đồng với tốc độ tăng 3,2 % so với năm 2006. Năm 2008 đạt 10.443 triệu đồng, tăng 3.574 triệu đồng, với tốc độ tăng 52,03% so với năm 2007. DSCV năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 là do trong năm này, vốn huy động trên 12 tháng của Chi nhánh tăng mạnh, do đó Chi nhánh có được nguồn vốn làm cơ sở cho cho vay trung hạn. DSCV trung hạn tại chi nhánh cũng đang tăng dần qua các năm, chứng tỏ Chi nhánh cũng đang chú ý đến cho vay trung hạn, vì với loại cho vay này thì lãi suất cao hơn do đó lợi nhuận cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu DSCV trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro sẽ cao. Vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, nhưng khi cho vay trung hạn CBTD phải thận trọng trong việc thẩm định cũng như xét duyệt cho vay, cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án hơn chú ý đến tài sản đảm bảo. 2.4.3, Doanh số thu nợ Cùng với DSCV, DSTN là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ một NH nào, bởi hoạt động chính của NH là "đi vay để cho vay" nên nguồn vốn luôn phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể kinh tế tham gia sử dụng vốn của NH để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì phải có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho NH. Thông qua đó NH có thể trang trải những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, hoàn trả gốc và lãi cho vốn huy động và đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy để phát triển kỹ thuật, nghiệp vụ NH. Cho vay là một hoạt động chứa nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể được hoàn trả đúng hoặc không đúng kỳ hạn, vì thế công tác thu hồi nợ luôn đóng vai trò quan trọng và được các NH đặt lên hàng đầu. 2.4.3.1, DSTN theo đối tượng khách hàng Bảng 2.6: DSTN theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DSTN Doanh nghiệp 601.652 61,6% 782.225 64,43% 957.660 60,73% 180.573 30,01% 175.435 22,43% DSTN Cá nhân 374.736 38,4% 431.804 35,57% 619.064 39,27% 57.068 15,23% 187.260 43,37% Tổng DSTN 976.388 100% 1.214.029 100% 1.576.724 100% 237.641 24,34% 362.695 29,88% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Biểu đồ 2.8: Tổng DSTN giai đoạn 2006 – 2008 Cùng với sự gia tăng của DSCV tại Chi nhánh Quận 5 thì DSTN cũng tăng dần qua các năm từ 2006 đến 2008, DSTN năm 2006 đạt 976.388 triệu đồng, năm 2007 đạt 1.214.029 triệu đồng tăng 237.641 triệu đồng, với tốc độ tăng 24,34%, năm 2008 đạt 1.576.724 triệu đồng tăng 362.695 triệu đồng, với tốc độ tăng 29,88%. Thời gian qua, mặc dù phải đối phó với những vấn đề “nóng” như dịch cúm gia cầm, giá xăng dầu tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn... nhưng các DNNVV trên địa bàn đã vượt khó trong kinh doanh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này một mặt đã tạo thuận lợi trong công tác cho vay của Chi nhánh, mặt khác việc sử dụng vốn của các DNNVV cũng đạt hiệu quả hơn, do đó việc thu nợ của ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Biểu đồ 2.9: DSTN theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2006 – 2008 DSTN của Chi nhánh tăng trong những năm qua có phần đóng góp không nhỏ của DSTN đối với khách hàng DNNVV. DSTN của DNNVV qua các năm đều chiếm trên 60% DSTN của toàn Chi nhánh. Năm 2006 DSTN DNNVV chiếm 61,6% DSTN của Chi nhánh; năm 2007 chiếm 64,43%, năm 2008 chiếm 60,73%. Điều này hoàn toàn hợp lý khi DSCV đối với DNNVV luôn chiếm trên 60% DSCV của toàn Chi nhánh. Qua bảng trên cho thấy tổng DSTN các DNNVV qua các năm liên tục tăng. Nếu như năm 2006 đạt 601.652 triệu đồng thì đến năm 2007 doanh số này đạt 782.225 triệu đồng tăng 180.573 triệu đồng, với tốc độ 30,01%; năm 2008 là 957.660 triệu đồng, tăng 22,43% so năm 2007. Đạt được thắng lợi đó là cả một quá trình nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh, từng bước khắc phục những khó khăn, nhược điểm cùng nhiều hạn chế trong lĩnh vực này, ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn chính sách khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, những năm qua chi nhánh không chỉ đơn thuần là đơn vị cho vay để lấy lãi mà còn là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. 2.4.3.2, DSTN theo thời hạn đối với DNNVV Bảng 2.7: DSTN theo thời hạn đối với DNNVV giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DSTN Ngắn hạn 596.228 99,1% 775.716 99,17% 949.355 99,13% 179.488 30,1% 173.639 22,38% DSTN Trung hạn 5.424 0,9% 6.509 0,83% 8.305 0,87% 1.085 20% 1.796 27,59% DSTN Doanh nghiệp 601.652 100% 782.225 100% 957.660 100% 180.573 30,01% 175.435 22,43% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Từ bảng 2.7 cho thấy, DSTN cho vay ngắn hạn qua các năm lần lượt là 99,1%; 99,17% và 99,13%. Ta thấy, DSTN cho vay ngắn hạn qua các năm chênh lệch không đáng kể và luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay, trên 99%, điều này cũng là lẽ đương nhiên khi mà chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu. DSTN trung hạn năm 2006 chiếm 0.9%; 0,83% vào năm 2007 và năm 2008 là 0,87%. DSTN trung hạn trong 3 năm qua cũng có tăng, nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn và có chiều hướng giảm . Tuy vậy sự sụt giảm này không đáng kể. Biểu đồ 2.10: DSTN theo thời hạn đối với DNVV giai đoạn 2006 – 2008 DSTN ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành quả tích cực. DSTN năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSTN. Với 596.228 triệu đồng DSTN năm 2006, 775.716 triệu đồng năm 2007 tăng 179.488 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ 30,1%; năm 2008, đạt 949.355 triệu đồng, tăng 173.639 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 22,38% so với năm 2007. DSTN trung hạn năm 2006 đạt được 5.424 triệu đồng, năm 2007 đạt được 6.509 triệu đồng tăng 1.085 triệu đồng, với tốc độ tăng 20 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008, DSTN đạt được 8.305 triệu đồng, tăng 1.796 triệu đồng với tốc độ tăng 27,59% so với năm 2007. Kết quả trên có được là nhờ sự phối hợp khá chặt chẽ giữa Chi nhánh với các DN trong công tác cho vay, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao. 2.4.4, Dư nợ cho vay đối với DNNVV 2.4.4.1, Dư nợ theo đối tượng khách hàng Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Dư nợ Doanh nghiệp 179.733 45,9% 177.141 43,50% 507.957 62,26% (2.592) (1,44)% 330.816 186,75% Dư nợ Cá nhân 212.122 54,1% 230.068 56,50% 307.918 37,74% 17.946 8,46% 77.850 33,84% Tổng dư nợ 391.855 100% 407.209 100% 815.874 100% 15.354 3,92% 408.665 100,36% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Biểu đồ 2.11: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2006 – 2008 Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn cho Chi nhánh. Qua bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.11 trên cho thấy dư nợ qua các năm của Chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và khá cao, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2006 dư nợ đạt 391.855 triệu đồng, năm 2007 đạt 407.209 triệu đồng, tăng tuyệt đối 15.354 triệu đồng với tốc độ tăng 3,92% so với năm 2006. Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 815.874 triệu đồng, tăng tuyệt đối 408.638 triệu đồng với tốc độ tăng 100,36% so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng dư nợ vượt bậc vào năm 2008 là do việc giải ngân cho một số khách hàng vay lớn như đã nói ở phần DSCV theo đối tượng khách hàng. Thêm vào đó trong tiến trình hội nhập từng bước của đất nước, DAB luôn cố gắng củng cố nội lực vững chắc cho mạng lưới hoạt động, trong đó có Chi nhánh Quận 5, nhờ đó mà uy tín của DAB nói chung và Chi nhánh Quận 5 ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 3 năm của Chi nhánh là 52,14%/năm, cao hơn mức bình quân 20%/năm của ngành Ngân hàng. Điều này có những ưu nhược điểm khác nhau. Về ưu điểm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cao đồng nghĩa khách hàng tìm đến Chi nhánh nhiều hơn, và được phục vụ tốt hơn. Về nhược điểm, vì tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cao do dư nợ liên tục tăng qua các năm, mà dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nếu dư nợ tăng do nợ quá hạn tăng thì đây là một rủi ro cho CN. Nhìn chung, tình hình dư nợ qua các năm tại Chi nhánh khá tốt, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và TP. HCM nói riêng. Hoạt động tín dụng DN tại Chi nhánh vẫn đang trên đà phát triển, Chi nhánh tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu chung mà DAB đề ra. Cùng với sự tăng lên tổng dư nợ của CN thì tỷ trọng dư nợ các DNNVV cũng gia tăng đáng kể và chiếm 45,9% trong tổng dư nợ của CN trong năm 2006; năm 2007 chiếm 43,5% giảm 2,4% so với năm 2006, sang năm 2008 tỷ trọng này tăng lên 18,76% và đạt được 62,26%. Tỷ trọng này là tương đối tốt vì vậy, trong những năm tới CN cần quan tâm và phát huy nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh cho vay DNNVV để bắt kịp với xu thế phát triển chung của toàn ngành NH cũng như của DAB nói chung. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí chung của toàn DAB chủ yếu nhắm đến các DNNVV- đối tượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước và càng phù hợp với CN Quận 5 vì trên địa bàn Quận 5 cũng như khu vực lân cận, số lượng DNNVV rất lớn. Biểu đồ 2.12: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2006 – 2008 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm 2006 đạt 179.733 triệu đồng, năm 2007 đạt 177.141 triệu đồng, giảm 2.592 triệu đồng với tốc độ giảm 1,44% so với năm 2006, năm 2008 con số này là 507.957 triệu đồng, tăng 330.816 triệu đồng với tốc độ tăng 186,75% so với năm 2007. Bên cạnh việc giữ vững và đẩy mạnh cho vay DNNVV, Chi nhánh cũng nên kết hợp cho vay DN lớn, vì DN lớn thường vay những khoản vay lớn, tạo lợi nhuận nhiều hơn nhưng đổi lại rủi ro sẽ cao hơn do đó khi tiến hành cho vay DN lớn CBTD cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, vào thời điểm cuối năm 2008, tình hình kinh tế bất ổn, những tác động của lạm phát như: lãi suất tiền vay, tỷ giá hối đoái tăng cao… đã ảnh hưởng không nhỏ đến các DNNVV do đó dư nợ DNNVV tăng cao 1 phần do DN gặp khó khăn nên không thanh toán nợ kịp dẫn đến nợ quá hạn (Ta sẽ xem xét nợ quá hạn ở phần sau). 2.4.4.2, Dư nợ theo thời hạn đối với DNNVV Bảng 2.9: Dư nợ cho vay theo thời hạn đối với DNNVV giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Dư nợ Ngắn hạn 176.318 98,1% 173.366 97,9% 502.044 98,8% (2.952) (1,67)% 328.678 189,59% Dư nợ Trung hạn 3.415 1,9% 3.775 2,1% 5.913 1,2% 360 10,54% 2.138 56,64% Dư nợ Doanh nghiệp 179.733 100% 177.141 100% 507.957 100% (2.592) (1,44)% 330.816 186,75% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Biểu đồ 2.13: Dư nợ cho vay theo thời hạn đối với DNNVV hàng giai đoạn 2006 – 2008 Qua bảng 2.9 ta thấy qua các năm, cơ cấu dư nợ từng năm gần giống nhau nhưng hầu như nghiêng về ngắn hạn nhiều hơn. Dư nợ ngắn hạn tăng khá ổn định, tuy nhiên do dư nợ toàn Chi nhánh năm 2008 tăng vọt nên dư nợ ngắn hạn đối với DNNVV cũng tăng vượt bậc. Theo đà phát triển, tín dụng trung hạn được mở rộng, dư nợ trung hạn cũng tăng dần nhưng xét tổng thể cơ cấu dư nợ cho DNNVV thì dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn. Xu thế này khá phù hợp với tình hình chung ngành ngân hàng, đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn sẽ góp phần giúp Chi nhánh giảm rủi ro. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh thì tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ áp đảo so với tỷ lệ dư nợ trung hạn. Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm trong tổng dư nợ DNNVV qua các năm lần lượt là 98,1%, 97,9% và 98,8% so với tổng dư nợ cho vay, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung hạn có chiều hướng giảm dần, chỉ đạt 1,9% năm 2006, 2,1% trong năm 2007 và 1,2% dư nợ DNNVV năm 2008. Điều này cho thấy 3 năm qua, tổng dư nợ các DNNVV tại chi nhánh có tăng nhưng tập trung chủ yếu vào nguồn vốn cho vay trung hạn rất hạn chế Do đó, việc tăng dư nợ trong những năm qua được quyết định bởi dư nợ cho vay ngắn hạn, điều này hoàn toàn phù hợp với ngân hàng do huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao và không thể đem vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn. Vì thế, việc cho vay ngắn hạn cao cho thấy cho vay trung hạn của ngân hàng đang bị giới hạn bởi nguồn vốn huy động trung hạn thấp. Thêm nữa, thể loại cho vay ngắn hạn mau thu hồi vốn và rủi ro thấp hơn cho vay trung hạn. Và trong những năm qua dư nợ tín dụng ngắn hạn liên tục tăng hơn 30% đã kéo theo sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 176.318 triệu đồng, năm 2007 đạt 173.366 triệu đồng, giảm 2.952 triệu đồng tương đương giảm 1,67% so với năm 2006; dư nợ năm 2008 đạt 502.044 triệu đồng, tăng 328.678 triệu đồng với tốc độ tăng 189,59% so với năm 2007. Ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể, chỉ giảm 1,67%. Dư nợ ngắn hạn năm 2007 giảm là do DSTN trong năm này cao hơn DSCV, điều này chứng tỏ trong năm này chi nhánh đã kiểm soát được nợ vay, thực hiện tốt công tác thu nợ góp phần làm giảm nợ quá hạn cho Chi nhánh. Nguyên nhân của sự gia tăng dư nợ vượt bậc trong năm 2008 là do trong năm này Chi nhánh giải ngân một số khách hàng lớn làm DSCV tăng cao do đó dư nợ cũng tăng theo. Thêm nữa, do yêu cầu của nền kinh tế ngày càng cao, người tiêu dùng càng ngày có những đòi hỏi tốt hơn về chất lượng cuộc sống. Vì thế, để đáp ứng cho những nhu cầu ấy cần phải có một lượng vốn khá lớn giúp các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm mới cung cấp cho xã hội. Chính vì thế dư nợ vốn vay của các DN mỗi năm luôn tăng trưởng. Đặc biệt vào thời điểm kết thúc năm, nhu cầu vay vốn lưu động của các thành phần kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng tăng mạnh trong những tháng trước và sau Tết âm lịch vì ngoài việc gia tăng sản xuất còn phải lo chi trả các khoản tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho nhân viên hoặc người lao động, tiền thanh toán nguyên, nhiên vật liệu trong khi tiền bán hàng của DN một bộ phận phải cho khách hàng gối đầu... So với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn cũng gia tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng vẫn còn khiêm tốn. Năm 2006 dư nợ trung hạn đạt 3.415 triệu đồng, năm 2007 đạt 3.775 triệu đồng tăng 360 triệu đồng với tốc độ tăng 10, 54% so với năm 2006; sang năm 2008 dư nợ đạt được 5.913 triệu đồng, tăng 2.138 triệu đồng, với tốc độ tăng 56,64% so với năm 2007. 2.4.5, Đánh giá tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng 2.4.5.1, Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV Vấn đề hoạt động của tín dụng Ngân hàng không chỉ nằm ở chỗ cho vay thật nhiều được xem là tốt. Mà một chỉ số cần được xem xét khi xét hoạt động tín dụng Ngân hàng có an toàn hay không đó chính là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một TCTD. Và việc thu hồi nợ là yếu tố nói lên khả năng thẩm định của CBTD qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không. Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy CBTD đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và đã tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế mọi chuyện không diễn ra như vậy. Rất nhiều doanh nghiệp đã không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nợ khó đòi và xử lý nợ khó đòi luôn là vấn đề đau đầu của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng, giả sử Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay. Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Nợ nhóm 1(Nợ đủ chuẩn) 156.853 87,27% 169.683 95,79% 454.621 89,5% 12.830 8,18% 284.938 167,92% Nợ quá hạn 22.880 12,73% 7.458 4,21% 53.335 10,5% (15.422) (67,4)% 45.877 615,14% Nợ nhóm 2(Nợ cần lưu ý) 20.903 11,63% 4.712 2,66% 42.719 8,41% (16.191) (77,46)% 38.007 806,61% Nợ nhóm 3(Nợ dưới chuẩn) 809 0,45% 1.063 0,60% 5.029 0,99% 254 31,41% 3.966 373,14% Nợ nhóm 4(Nợ nghi ngờ) 719 0,40% 974 0,55% 3.048 0,60% 255 35,52% 2.073 212,82% Nợ nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) 449 0,25% 709 0,40% 2.540 0,50% 259 57,69% 1.831 258,44% Tổng 179.733 100% 177.141 100% 507.957 100% (2.592) (1,44)% 330.816 186,75% (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Cùng với sự gia tăng của DSCV, DSTN và dư nợ, nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) của chi nhánh trong 3 năm qua cũng có sự tăng lên tương ứng. Tỷ trọng nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ qua các năm có sự biến động, năm 2006, nợ quá hạn chiếm 12,73% trên tổng dư nợ; đến năm 2007, con số này là 4,21% giảm 8,52% so với năm 2006; sang năm 2008 nợ quá hạn chiếm 10,5% tăng 6,29 % so với năm 2007. Nợ quá hạn. Nợ quá hạn của Chi nhánh trong 3 năm qua là: Năm 2006 là 22.880 triệu đồng, năm 2007 là 7.458 triệu đồng, giảm 15.422 triệu đồng, với tốc độ giảm 67,4 % so với năm 2006. Năm 2008, nợ quá hạn là 53.335 triệu đồng tăng 45.877 triệu đồng với tốc độ tăng là 615,14% so với năm 2007. Từ số liệu trên cho thấy, trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh không được khả quan, phần gia tăng thì quá cao trong khi tỷ lệ suy giảm chỉ tương đối. Năm 2007, nợ quá hạn giảm so với năm 2006 là do trong năm này, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu nợ làm nợ nhóm 2 giảm đáng kể góp phần làm giảm nợ quá hạn. Nợ quá hạn năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 là do trong năm này hầu hết các khách hàng của chi nhánh đều gặp khó khăn trong việc kinh doanh, mặc dù các KH có thiện chí trả nợ cho NH nhưng “lực bất tòng tâm” dẫn đến nợ quá hạn tăng. Mặt khác, nợ quá hạn tồn đọng khá lớn năm trước vẫn chưa được giải quyết triệt để cộng với nợ quá hạn phát sinh trong năm này đã làm con số nợ quá hạn năm 2008 tăng mạnh, đây là một điểm đáng lo ngại. Nợ quá hạn năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 một phần là do trong năm này dư nợ tăng trưởng rất mạnh, kéo theo nợ quá hạn tăng và phần lớn nợ quá hạn trong năm này đều là nợ nhóm 2 (chiếm 8,41% trên dư nợ). Đây là nhóm nợ cần chú ý, do đó Chi nhánh cần chú ý thu hồi nhóm nợ này hạn chế đến mức thấp nhất nợ nhóm này chuyển thành nợ xấu. Trong những năm tới, chi nhánh cần thận trọng hơn trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, trước khi tiến hành xét duyệt cho vay nên kiểm tra và thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng một cách chính xác và khách quan; tăng tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo; giảm dần tỷ trọng cho vay các khách hàng có tình hình tài chính thiếu lành mạnh và hoạt động kém hiệu quả. Thường xuyên thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. 2.4.5.2, Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007/ 2006 2008/ 2007 2006 2007 2008 +/- % +/- % Dư nợ 179.733 177.141 507.957 (2.592) (1,44)% 330.816 186,75% Nợ xấu 1.977 2.746 10.617 769 38,9% 7.871 286,64% Nợ xấu/ Dư nợ 1,1% 1,55% 2,09% - - - - (Nguồn: Báo cáo Tín dụng DAB CN Q5 năm 2006, 2007, 2008) [7] Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường rủi ro. Nợ xấu năm 2006 là 1.977 triệu đồng, năm 2007 là 2.746 triệu đồng tăng 769 triệu đồng, với tốc độ tăng 38,9% so với năm 2006. Năm 2008, nợ xấu là 10.617 triệu đồng, tăng 7.871 triệu đồng, với tốc độ tăng là 286,64% so với năm 2007. Nợ xấu trong cho vay DNNVV của Chi nhánh ngày càng tăng, đây là một điểm đáng ngại của Chi nhánh vì nếu không kịp thời điều chỉnh xu hướng này, khả năng gặp rủi ro tín dụng của Chi nhánh là điều có thể. Năm 2008, nợ xấu tăng đột biến là do dư nợ trong năm này tăng vọt mà dư nợ có bao gồm nợ xấu, cộng với nợ xấu trong năm trước vẫn chưa giải quyết triệt để dẫn tới nợ xấu tăng mạnh trong năm này. Mặc dù nợ xấu trong những năm qua là khá cao nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những năm qua cũng cao không kém nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn được kiểm soát ở mức cho phép, dưới 2,5%/năm. Nợ xấu chiếm trên tổng dư nợ trong 3 năm qua có sự biến động : năm 2006 là 1,1%, đến năm 2007 tăng nhẹ 1,55% và sang năm 2008 tăng lên 2,09%. Điều đó cho thấy, chất lượng tín dụng ở chi nhánh thời gian qua cần được cải thiện, mặc dù tình hình nợ xấu có xu hướng tăng nhưng tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7. NOI DUNG.doc
  • doc1. BIA CHINH.doc
  • doc2. PHU BIA.doc
  • doc3. LOI CAM ON.doc
  • doc4. MUC LUC.doc
  • doc5. DANH MUC CAC TU VIET TAT.doc
  • doc6DANHM~1.DOC
  • doc8. TAI LIEU THAM KHAO.doc
  • doc9. PHAN PHU LUC.doc
Tài liệu liên quan