Báo cáo Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Thành

ông tác hạch toán kế toán đảm bảo được hạch toán chính xác, đầy đủ đúng theo quy định của Nhà nước và của NHNNo&PTNT Việt Nam. Chi đúng, chi đủ các khoản tiền lương, tiền làm thêm giờ, công tác phí Chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý kho quỹ được an toàn tuyệt đối.

Công tác chính:

Tổng thu: 295 tỷ đồng

Tổng chi ( chưa lương): 271 tỷ đồng

Chênh lệch thu chi (chưa lương): 24 tỷ đồng. Bình quân 286 triệu đồng/cán bộ

Tiền lương và các khoản thu nhập theo chế độ của cán bộ nhân viên được đảm bảo theo chế độ quy định. Lương năng suất đạt 1,26 hệ số.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh quyết liệt hơn. Các sản phẩm dịch vụ mới cũng được các NHTM đưa vào hoạt động nhằm tăng thêm năng lực cạnh tranh và thu hút vốn nhàn rỗi. Là một chi nhánh thuộc Ngân hàng thương mại quốc doanh chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã không ngừng đưa ra nhiều biện pháp để đẩy mạnh công tác tăng trưởng nguồn vốn. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành làm đề tài viết luận văn để tìm hiểu cụ thể vấn đề này. Nội dung báo cáo của em gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về NHNNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành. Do vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân của em còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Võ Ngoạn và các thầy cô giáo khoa Tài chính- Ngân hàng nhà trường cùng ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chức ở NHNNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Khái quát về NHNNo&PTNT Chi nhánh Hà Thành 1. Một số nét giới thiệu về chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành. - Sự hình thành và phát triển của chi nhánh: + Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành. + Tên viết tắt: Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành. + Là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. + Địa chỉ: Số nhà 236- Phố Lê Thanh Nghị- Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Trước đây Chi nhánh có tên gọi là Chi nhánh NHNNo &PTNT Chợ Mơ, là chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNNo&PTNT Thăng Long. Chi nhánh Chợ Mơ bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12 tháng 3 năm 2001. Điạ chỉ số nhà 486- Phố Bạch Mai-Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Ban đầu Chi nhánh Chợ Mơ gồm một phòng giao dịch mang tên phòng giao dịch Kim Đồng. Ngày 12/01/2004 Chi nhánh Chợ Mơ mở thêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số 31/QĐ-TCCB &ĐT của Giám Đốc Chi nhánh NHNNo&PTNT Thăng Long, trụ sở làm việc tại số 484-Phố Trương Định-Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Theo quyết định số 1292/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Chợ Mơ được điều chỉnh thành chi nhánh cấp I mang tên Chi Nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành về phụ thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam, đồng thời chuyển địa điểm về số nhà 236-Phố Lê Thanh Nghị- Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Khi được nâng cấp và chuyển địa điểm thì Chi nhánh đã mở rộng và có thêm rất nhiều các phòng chức năng và phòng giao dịch. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành: Ban Giám Đốc Phòng KH&KD Phòng KT&NQ Phòng Hành Chính,Tổ Chức Phòng Marketing Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng GD Trương Định Phòng GD Lê Đại Hành Phòng GD Kim Liên Phòng GD Chợ Mơ Phòng GD Kim Đồng Trong đó: Phòng KH&KD:Phòng kế hoạch và kinh doanh Phòng KT&NQ:Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng GD :Phòng giao dịch +Phạm vi hoạt động của chi nhánh: - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. - Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. - Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng. - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ. - Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức. + Công tác tổ chức cán bộ và mạng lưới hoạt động: Tính đến ngày 31/12/2009 số cán bộ nhân viên là 91 người, trong đó có: - Trình độ trên đại học: 6 - Trình độ đại học :68 - Trình độ cao đẳng: 3 - Trình độ trung cấp : 06 - Trình độ khác :08 Trong đó: - Ban Giám Đốc :03 - Giám đốc, PGĐ phòng giao dịch : 05 - Trưởng phòng nghiệp vụ:04 - Phó phòng nghiệp vụ :05 - Trưởng phòng giao dịch :05 - Phó phòng giao dịch :01 - Các cán bộ nghiệp vụ các phòng:58 - Phòng KH&KD :18 - Phòng KT&NQ : 37 - Phòng Hành Chính :13 - Phòng Marketing :06 - Phòng GD Kim Đồng :07 - Phòng GD Trương Định :06 - Phòng GD Lê Đại Hành :06 - Phòng GD Kim Liên :06 - Phòng GD Chợ Mơ :07 2. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Hà Thành đã và đang hoạt động trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Các nghiệp vụ mà chi nhánh cung cấp bao gồm: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức. Phát hành kỳ phiếu nội và ngoại tệ. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất và kinh doanh trên các lĩnh vực. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu. - Chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền điện tử. - Chi trả lương cán bộ công nhân viên. - ủy thác đầu tư trong nước và ngoài nước. - Chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ. Chương 2: Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành 1. Công tác huy động vốn 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VND Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tiền gửi không kỳ hạn 5161 20,2 7161 7,2 Tiền gửi có kỳ hạn 20370 79,8 91893 92,8 Tổng 25531 100 99054 100 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008-2009) Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn huy động chủ yếu của NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành. Lượng TGCKH này tăng nhanh qua 2 năm. TGKKH cũng tăng nhưng tốc độ không bằng tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể, năm 2008 số tiền gửi không kỳ hạn tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành là 5161 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2009, con số đó tăng lên 7161 tỷ đồng tăng 2 tỷ so với năm 2008, chiếm 7,2%. Nhìn chung trong 2 năm lượng TGKKH tăng. Ngân hàng cũng không định hướng là phát triển theo cơ cấu mà tiền gửi không kỳ hạn chiếm đa số. Một trong những định hướng của ngân hàng là phát triển tăng lượng tiền gửi có kỳ hạn. Kết quả được thể hiện năm 2008 lượng tiền gửi có kỳ hạn tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành là 20370 tỷ đồng, chiếm 78,9% tổng nguồn vốn huy động năm 2008. Sang năm 2009 con số này là 91893 tỷ đồng tăng 71523 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 4,5% chiếm tỷ trọng là 92,8%. Như vậy ta thấy, sau 2 năm thì cả nguồn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành đều tăng và đã đi đúng hướng vạch ra trước là tăng tỷ trọng lượng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn. 1.2. Công tác tài chính kế toán Công tác hạch toán kế toán đảm bảo được hạch toán chính xác, đầy đủ đúng theo quy định của Nhà nước và của NHNNo&PTNT Việt Nam. Chi đúng, chi đủ các khoản tiền lương, tiền làm thêm giờ, công tác phí… Chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý kho quỹ được an toàn tuyệt đối.‏ Công tác chính: Tổng thu : 295 tỷ đồng Tổng chi ( chưa lương): 271 tỷ đồng Chênh lệch thu chi (chưa lương): 24 tỷ đồng. Bình quân 286‏ triệu đồng/cán bộ Tiền lương và các khoản thu nhập theo chế độ của cán bộ nhân viên được đảm bảo theo chế độ quy định. Lương năng suất đạt 1,26 hệ số. 2. Công tác tín dụng Bảng 2.1. Kết cấu dư nợ phân theo loại vốn Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Ngắn hạn 334 78,2 504 66,3 Trung, dài hạn 93 21,8 256 33,7 Tổng 427 100 760 100 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008-2009) Qua bảng 2.1 ta thấy, NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành có dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn hẳn dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 334 tỷ đồng, chiếm 78,2%. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn là 504 tỷ đồng, chiếm 66,3%. Tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là 1,5%, tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn cao hơn là 2,7%. Năm 2008, dư nợ trung và dài hạn là 93%, chiếm 21,8%. Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn tăng lên 256 tỷ đồng, chiếm 33,7%. Nhìn chung, kết cấu dư nợ phân theo loại vốn của chi nhánh NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành tăng khá cao, đặc biệt ở dư nợ ngắn hạn. Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn 0,9 17,6 Tổng dư nợ 428,6 765,2 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,21% 2,3% (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008-2009) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ chiếm một phần không lớn. Năm 2008 tỷ lệ này nhỏ chiếm 0,21% trên tổng dư nợ và tăng lên ở năm 2009, chiếm 2,3%. Tuy nhiên, nhìn vào sự tăng lên của tỷ lệ nợ quá hạn ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang giảm . 3. Hoạt động huy động vốn 3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn (gồm VND và ngoại tệ quy đổi) ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng nguồn vốn Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng 2008 2.322 1.770 3.5 2009 2.404 82 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008-2009) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động được là 2322 tỷ đồng, sang năm 2009 nguồn vốn đạt được 2404tỷ đồng, tăng hơn năm 2008 là 82 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 3,5%. Nhìn chung trong 2 năm qua thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh, tốc độ tăng cao. Thực trạng công tác huy động vốn của NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành không chỉ biểu hiện qua các số liệu phản ánh tình hình tăng trưởng mà còn được thể hiện qua các số liệu phản ánh cơ cấu vốn huy động. 3.2 Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động của VND. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tiền gửi TCTD 320 13,6 31993 31,7 Tiền gửi dân cư 2031 86,4 68873 68,3 ( nguồn số liệu báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008- 2009) Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ dân cư là chủ yếu và tăng nhanh qua 2 năm. Năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư là 2031 tỷ đồng chiếm 86,4%. Năm 2009, nguồn vốn này tiếp tục tăng mạnh lên mức 68873, chiếm 68,3%. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi TCTD cũng tăng nhanh chóng. Năm 2008 nguồn vốn huy động từ tiền gửi tổ chức tín dụng là 320tỷ đồng, chiếm 13,6%. Năm 2009 nguồn vốn này tiếp tục tăng mạnh lên mức 31993, chiếm 31,7%. Nhìn chung, nguồn vốn mà NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Thành huy động được chủ yếu từ tiền gửi dân cư và tốc độ tăng trưởng từ 2008 đến 2009 lớn ở mức 33,9%. 3.3. Cơ cấu huy động theo bản tệ Bảng 3.3 Cơ cấu huy động theo bản tệ (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng số tiền tỷ lệ tăng trưởng Nội tệ (tỷ đồng) 2054 228,8% 1410 - 46% Ngoại tệ (quy đổi) 297 483,8% 1037 248% (Nguồn số liệu: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008-2009) Qua bảng báo cáo trên, ta thấy nguồn vốn huy động bằng các ngoại tệ tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng là 3,5%. Cụ thể là, năm 2008 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 297 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên mạnh là 1037 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ có giảm nhưng tỷ trọng của nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn ngoại tệ mà ngân hàng huy động được gần ngang nhau. 3.4. So sánh cung cầu của nguồn vốn huy động. Bảng 3.4 Cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn huy động 2322 2404 Tổng dư nợ 423 758 Hiệu suất SDV 18,2 31,5 Qua bảng số liệu, ta thấy trong giai đoạn 2008 - 2009 tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ đều tăng, đạt hiệu suất lần lượt là 18,2% và 31,5%. Mặc dù, hiệu quả sử dụng vốn của NHNNo và PTNT chi nhánh Hà Thành chưa cao, nhưng hiệu suất sử dụng vốn đã tăng đáng kể. 3.5. cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của VN Bảng 3.5. Cơ cấu vốn huy động tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước và dân cư theo kỳ hạn Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng trưởng Tiền % Tiền gửi CKH dưới 12 tháng 1001 6258 5257 525 Tiền gửi CKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 6850 42632 35782 522 Tiền gửi CKH từ 24 tháng trở lên 13156 43980 30824 234 ( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008- 2009) Qua bảng báo cáo trên ta thấy nguồn vốn NH huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước và dân cư tăng nhanh qua 2 năm. Cụ thể, năm 2008 TGCKH từ 24 tháng trở lên của các TCTD trong nước và dân cư là 13156 tỷ đồng và năm 2009 tăng mạnh lên 43980 tỷ đồng, tăng lên 30824 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng trưởng 234%. Năm 2008, TGCKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng của các tổ chức tín dụng trong nước và dân cư là 6850 tỷ đồng, sang năm 2009 tiền gửi này tăng thêm 35782 tỷ đồng lên đến 42632 tỷ đồng, tăng 522%. TGCKH của các tổ chức tín dụng & dân cư dưới 12 tháng huy động được ít hơn so với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và từ 24 tháng trở lên. Năm 2008, tiền gửi CKH của các TCTD trong nước & dân cư kỳ hạn dưới 12 tháng là 1001 VND, năm 2009 là 6258 tỷ VND tăng thêm 5257 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 525%. Chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Thành là một chi nhánh mới thành lập trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nên tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn so với tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước. 3.6 Lãi suất huy động Bảng 3.6: Bảng lãi suất trong từng thời kỳ Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng trưởng % Vốn huy động % Vốn huy động Tiền % Lãi suất bình quân đầu vào 10.8 2322 8.0 2404 82 3.5 Lãi suất bình quân đầu ra 13.2 9.5 Chênh lệch lãi suất bình quân 2.4 1.5 ( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008- 2009) Lãi suất huy động là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng vốn của NHTM. Xu thế của các NHTM là cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng giá. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay lãi suất vẫn là công cụ coi trọng để thu hút khách hàng. Qua bảng báo cáo trên ta thấy chênh lệch lãi suất bình quân của chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Thành giảm qua 2 năm. Cụ thể, năm 2008 chênh lệch lãi suất bình quân là 2.4%, năm 2009 chênh lệch lãi suất bình quân giảm xuống còn 1.5%. Do chênh lệch lãi suất bình quân giảm nên nguồn vốn mà NH huy động được qua 2 năm tăng ít ở mức 3.5%. Để thu hút khách hàng nhằm tăng nguồn vốn huy động NH đã nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí giao dịch và những chi phí không cần thiết. 4. Đánh giá kết quả thực trạng huy động vốn của chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành Năm 2009 là năm đầy khó khăn, đặc biệt đối với chi nhánh NH NNo&PTNT Hà Thành là chi nhánh mới thành lập. Để đạt được kết quả huy động vốn như trên, chi nhánh đã không ngừng tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng. Tiếp cận với các khách hàng lớn, chiến lược để khai thác về nguồn vốn và tăng trưởng dư nợ theo đúng định hướng của NHNNo&PTNT Việt Nam. Các mục tiêu giải pháp ngay từ đầu năm đã được xác định thường xuyên, đúng định hướng của ngành cũng như chiến lược trong cạnh tranh của chi nhánh. Ban hành các nội quy, quy trình nghiệp vụ và phân cấp uỷ quyền được phân định rõ ràng. Qua các đợt huy động vốn theo chương trình của NHNNo&PTNT Việt Nam (tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc tế lao động 1/5; chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm dự thưởng; chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh dần). Chi nhánh đã tích cực tiếp thị đến các khách hàng trên địa bàn nhưng kết quả chưa đạt theo kế hoạch TW giao do trên địa bàn các tổ chức tín dụng khác huy động với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. Nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng. Cơ cấu nguồn vốn được đặc biệt quan tâm chú trọng, nhất là nguồn vốn ổn định. Thường xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Sử dụng vốn có nhiều chuyển biến tích cực. Tích cực mở rộng thị trường, thị phần. Có chiến lược khai thác khách hàng trong huy động vốn và cho vay vốn. Năm 2009 đã phát triển thêm nhiều khách hàng mới có quan hệ tiền gửi, tiền vay thường xuyên với số dư lớn. Duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ. Phát triển thêm được nhiều khách hàng mới có triển vọng cả về tiền gửi lẫn tiền vay. Quan tâm đến việc nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng quy chế tài chính của NHNNo&PTNT Việt Nam. Để đạt chênh lệch lãi suất hợp lý, chi nhánh đã cố gắng trong việc huy động nguồn vốn rẻ, tích cực thu nợ gốc và lãi đúng hạn. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh... Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hàng ngày cân đối vốn để xác định nhu cầu vốn phù hợp. Đảm bảo thu nhập, đời sống và điều kiện làm việc của CBNV theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. Hình ảnh của chi nhánh ngày càng được khẳng định, tạo niềm tin đối với khách hàng trên địa bàn. 4.1. Những mặt làm được: Công tác huy động vốn luôn được chi nhánh chú trọng và tìm mọi biện pháp để khơi tăng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn và dư nợ của chi nhánh tăng trưởng. Cơ cấu nguồn vốn được đặc biệt quan tâm chú trọng, nhất là nguồn vốn ổn định. Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn từ các TCKT, TCTD,dân cư…Đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm và triển khai tổ chức các hình thức tiết kiệm theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam. Sử dụng vốn có chuyển biến theo hướng tích cực, tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ gia đình, cho vay tiêu dùng… đồng thời đã tiếp cận với một số dự án của các doanh nghiệp lớn. Quan tâm nâng cao tới chất lượng tín dụng, việc thẩm định cho vay đảm bảo đúng quy định. Nắm bắt sự biến động của lãi suất tiền gửi, tiền vay để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thị trường. Thường xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Phục vụ tốt hoạt động thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc và an toàn thanh toán theo đúng quy định. Chi nhánh NHNNo& PTNT Hà Thành tích cực mở rộng thị trường, thị phần. Có chiến lược khai thác khách hàng trong huy động vốn và vay vốn. Chi nhánh đã phát triển thêm nhiều khách hàng có quan hệ tiền gửi thường xuyên với số dư lớn. Duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ. Phát triển thêm nhiều khách hàng mới có triển vọng cả tiền gửi lẫn tiền vay. Quan tâm đến việc nâng cao năng lực tài chính, thực hiện theo đúng quy chế tài chính của NHNNo & PTNT Việt Nam. Để đạt chênh lệch lãi suất cao, chi nhánh đã cố gắng trong việc huy động nguồn vốn rẻ, tích cực thu nợ gốc và lãi đúng hạn. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh… Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hàng ngày cân đối vốn để xác định nhu cầu vốn phù hợp. Chi nhánh đã tổ chức đào tạo và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBNV và cứ tham gia vào chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ của NHNNo & PTNT Việt Nam. Hình ảnh chi nhánh ngày càng được khẳng định, tạo thiện cảm đối với khách hàng. Cán bộ tín dụng đã chủ động hơn trong tiếp cận khách hàng, mở rộng dựa trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng, mở rộng hạn mức dư nợ đối với khách hàng truyền thống. Chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu dư nợ cho vay, từ cho vay phụ thuộc vào các Tổng công ty lớn như công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam… với dư nợ từng lần rất lớn sang cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cầm cố, dư nợ từng món nhỏ song tính ổn định và lợi nhuận mang lại cao, tăng tính chủ động trong công tác kế hoạch của Chi nhánh. Việc thu hồi nợ, nợ đã XLRR tại Chi nhánh được thực hiện sát sao, tập trung tìm mọi biện pháp để thu hồi triệt để nên trong năm đã thu hồi được một lượng lớn nợ xấu và nợ đã XLRR giúp tăng thu nhập của Chi nhánh. 4.2. Những mặt hạn chế: Chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Thành là một chi nhánh mới thành lập nên thị trường, thi phần còn hạn chế. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh nhưng tính chất ổn định chưa cao. Tỷ lệ tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động còn thấp. Dư nợ bình quân trên một cán bộ nhân viên còn thấp. Trình độ chuyên môn CBNV chưa đồng đều nên đòi hỏi thường xuyên mở các lớp tập huấn theo từng chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thao tác. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có những cán bộ thiếu năng động, làm việc cầm chừng, trách nhiêm chưa cao, nói nhiều làm ít. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành 1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng trong năm 2010 Thực hiện định hướng, mục tiêu chung của NHNNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở kết quả huy động vốn năm 2008, năm 2009 và định hướng phát triển của chi nhánh. Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành xác định nhiệm vụ kinh doanh năm 2010 như sau: - Tiếp tục kiện toàn, hoàn chỉnh công tác tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. - Phấn đấu hoàn thành tốt kết quả kinh doanh năm 2010 NHNNo&PTNT Việt Nam giao, cụ thể: - Theo dõi, nắm bắt thường xuyên những tác động, diễn biến tình hình tài chính thế giới, trong nước để chủ động việc cân đối nguồn vốn. Tiếp tục thực hiện việc khoán chi chỉ tiêu huy động vốn đối với nhóm và người lao động. - Chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn có tính ổn định. Rà soát, cơ cấu lại lãi suất các khoản tiền gửi của các tổ chức theo phương châm vừa giữ được nguồn vốn vừa có lãi suất đầu vào hợp lý. - Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định và trên cơ sở kế hoạch TW giao. Đầu tư tín dụng có chọn lọc, trọng tâm. Ưu tiên khách hàng truyền thống, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các đối ứng nguồn vốn, dịch vụ... Chú trọng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu. - Năng cao chất lượng tín dụng. Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. - Phấn đấu đạt kế hoạch kinh doanh TW giao năm 2010 (bao gồm kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch dư nợ, kế hoạch tài chính...) 2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Chi nhánh - Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để xây dựng biểu lãi suất của Chi nhánh cho phù hợp với biến động của thị trường. - Tổ chức một số đợt huy động vốn có khuyến mãi và ưu đãi hướng vào tiết kiệm của dân cư. Tiếp tục bám sát các khách hàng truyền thống đồng thời phát huy sức mạnh của cán bộ Chi nhánh để tiếp cận thêm các khách hàng mới có nguồn tiền lớn đặc biệt là tiền gửi thanh toán. - Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng, an toàn, hiệu quả theo hướng chủ đạo NHNNo Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh Hà Thành. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cho vay theo hướng tăng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cầm cố, đời sống bằng việc nghiên cứu thêm một số sản phẩm dịch vụ cho vay mới để giảm sự cho vay phụ thuộc vào các Tổng công ty lớn giúp ổn định dư nợ. - Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR nhằm tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh và lành mạnh hoá bảng cân đối kế toán. 3. Một số kiến nghị: Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành là một chi nhánh mới thành lập, hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong công tác huy động vốn và đầu tư tín dụng. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra thấp nên ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính của chi nhánh trong bối cảnh hiện tại nguồn thu từ tín dụng là chủ yếu. Chi nhánh xây dựng kết quả kinh doanh năm 2010 dựa trên kết quả thực hiện KHKD năm 2009, định hướng phát triển kinh doanh, kế hoạch tài chính cho năm 2010 và phù hợp với khả năng của chi nhánh. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh tốt, chi nhánh đã chủ động tiếp cận các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án đầu tư có hiệu quả để làm tiền đề phát triển cho năm 2010 và các năm tiếp theo. Theo KHKD NHNNo&PTNT Việt Nam giao cho Chi nhánh năm 2009 (dư nợ nội tệ 690 tỷ, ngoại tệ 5534 USD) là quá thấp đối với một Chi nhánh cấp 1 trên địa bàn Hà Nội. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tài chính cũng như mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh cho các năm tiếp theo của Chi nhánh. Để việc điều hành KHKD năm 2010 tại Chi nhánh được thông suốt (trên cơ sở KHKD năm 2010 Chi nhánh đã đăng ký), đảm bảo tài chính, thu nhập của CBNV và uy tín của ngân hàng trước khách hàng. Căn cứ vào khả năng tăng trưởng nguồn vốn, định hướng và thực tế hoạt động đầu tư tín dụng của Chi nhánh. Đề nghị Tổng giám đốc, ban KHTH NHNNo&PTNT Việt Nam giao chi tiêu dư nợ nội và ngoại tệ trong KHKD năm 2010 theo đăng ký‏‎ KHKD của Chi nhánh để Chi nhánh có điều kiện mở rộng khách hàng, tạo tiền đề để mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh cho các năm tiếp theo. Kết luận Đối với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh sôi động hiện nay thì hoạt động huy động vốn là một trong hoạt động cơ bản đầu tiên của Ngân hàng để tạo nguồn vốn kinh doanh cho mình và cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận cao cho chính Ngân hàng và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Với những thế mạnh của mình NHNNo & PTNT Chi nhánh Hà Thành luôn chú trọng và tìm mọi biện pháp để khơi tăng công tác huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26169.doc
Tài liệu liên quan