Báo cáo Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên trang thiết bị trường học Thành Phát

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SXKD VÀ HIỆU QUẢ SXKD

1. Vị trí, vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1

1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh 1

1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh 1

1.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Nông nghiệp 1

1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công nghiệp 2

1.2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn du lịch 2

1.2.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ 2

1.3. Vị trí và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 3

1.3.1. Vị trí 3

1.3.2. Vai trò 3

2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

2.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

2.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 4

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

2.2.1. Các nhân tố vi mô 5

2.2.2. Các nhân tố vĩ mô 7

2.2.3. Các nhân tố trong việc ra chiến lược của doanh nghiệp 9

2.2.4. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành 10

2.2.5. Sản phẩm thay thế 11

2.2.6. Khách hàng 11

2.3. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 12

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12

2.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế-xã hội 15

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRANG THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÀNH PHÁT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

1. Khái quát về Công ty 15

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty 15

1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 18

1.2.1. sơ đồ bộ máy quản lý 18

1.2.2. Ban giám đốc 18

1.2.3. Các phòng ban chức năng 19

2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua 20

2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20

2.1.1. vốn kinh doanh 21

2.1.2. Doanh thu 22

2.1.3. lợi nhuận 22

2.1.4. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước 24

2.1.5. Chế độ tiền lương, thưởng của cán bộ công nhân viên 24

2.1.6. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua 24

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

25

2.2.1. Con người 25

2.2.2. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị 27

2.2.3. Tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 28

2.2.4. Máy móc thiết bị 28

2.2.5. Các đoàn thể công đoàn 28

2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua 29

2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 29

2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30

2.3.3. Mức năng suất lao động bình quân 31

2.3.4. Mức doanh thu bình quân mỗi lao động 31

3. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32

3.1. Những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32

3.1.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng 32

3.1.2. Trình độ tay nghề 32

3.1.3. Tổ chức phân công công việc trong sản xuất, kinh doanh 32

3.1.4. Máy móc thiết bị còn hạn chế 32

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan 33

3.2.2. Nguyên nhân khách quan 33

 

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY THHH MỘT THÀNH VIÊN TRANG THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÀNH PHÁT TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC

1. Mụ tiêu nhiệm vụ của Công ty giai đoạn 2011-2015 34

1.1. những thuận lợi và khó khăn của công ty: 34

1.2. Định hướng phát triển Công ty đến 2015 35

1.3. Mục tiêu của Công ty 36

1.4. Nhiệm vụ của Công ty 37

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát trong thời gian tới 38

2.1. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề 38

2.2. Đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại cho phù hợp với quy trình sản xuất 39

2.3. Cần tiếp tục cải tổ bộ máy quản trị của Công ty 39

2.4. Liên tục mở rộng mạng lưới với khách hang 39

Một số kiến nghị 41

1. Kiến nghị với công ty 41

2. Kiến nghị với nhà nước 42

Kết luận 43

Tài liệu tham khảo

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên trang thiết bị trường học Thành Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe doạ cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh này là yếu các doanh nghiệp có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm… do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính ( có thể hình thành một tập đoàn nắm giữ về giá) có khả năng chi phối khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm them tin phân tích đánh giá chính xác khả năng của đôí thủ cạnh tranh này là để tìm ra một chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 2.2.5. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của công ty trong những ngành khác nhưng thoả mãn những nhu cầu của người tiêu thêm giống như các công ty trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau. Hâù hết các sản phẩm của các công ty thì đều có sản phẩm thay thế, số lượng, chất lượng, mẫu mã, bao bì của các sản phẩm, các chính sách của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Như vậy, sự hình thành tồn tại của những sản phẩm thay thế tạo thành sức cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá của công ty có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của công ty. Ngược lại nếu sản phẩm của một công ty có rất ít các sản phẩm thay thế, công ty có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng them. 2.2.6. Khách hàng Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng đây chính là lực lượng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, lực lượng quyết định đến sự phát triển hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng là một yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp, nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có khách hàng sản phẩm không tiêu thụ được ứ đọng vốn doanh nghiệp không thể tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tất cả các tiêu chí về sản phẩm (giá cả, chất lượng, mức độ phục vụ,...) của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được hay ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. 2.3. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. *. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng - Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: là tổng lợi nhuận so với tổng giá thành sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. + Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp theo giá thành Tổng giá thành Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thành hàng hoá sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra ( gồm vốn cố định và vốn lưu động). + Tỷ suất lợi nhuận theo Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp vốn kinh doanh Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh: được tính bằng doanh thu trên vốn kinh doanh. + Tỷ suất doanh thu Tổng doanh thu theo vốn kinh doanh Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng vốn doanh thu. 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *. Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả lao động trong quá trình kinh doanh - Mức năng suất lao động bình quân: Được xác định bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên tổng số lao động bình quân. + Mức năng suất lao Tổng giá trị sản xuất kinh doanh động bình quân Tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. - Mức doanh thu bình quân mỗi lao động: Được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân. + Mức doanh thu bình Tổng doanh thu quân mỗi lao động Tổng mức lao động bình quân Cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. - Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân. + Mức lợi nhuận bình Tổng lợi nhuận quân mỗi lao động Tổng số lao động bình quân - Hệ số sử dụng thới gian lao động: Xác định bằng tổng lao động thực tế trên tổng thời gian định mức. Cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp. + Hệ số sử dụng thời Tổng lao động thực tế gian lao động Tổng thời gian định mức *. Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản cố định và vốn cố định. - Hệ số sử dụng tài sản cố định: Xác định bằng tổng TSCĐ được huy động trên tổng TSCĐ hiện có. + Hệ số sử dụng tài Tổng TSCĐ được huy động sản cố định Tổng TSCĐ hiện có - Hệ số sử dụng thời gian của TSCĐ: Xác định bằng tổng thời gian làm việc thực tế trên tổng thời gian định mức. - Hệ số sử dụng công suất thiết bị: + Hệ số sử dụng Tổng công suất thực tế công suất thiết bị Tổng công suất thiết kế Cho biết công suất sử dụng của máy móc thiết bị. - Hệ số đổi mới TSCĐ: Được xác định bằng tổng giá trị TSCĐ được đổi mới trên tổng số TSCĐ hiện có. + Hệ số đổi mới Tổng giá trị TSCĐ được đổi mới TSCĐ Tổng số TSCĐ hiện có - Sức sản xuất của TSCĐ: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng vốn cố định. + Sức sản xuất Giá trị tổng sản lượng của TSCĐ Tổng vốn cố định - Sức sinh lời của vốn cố định: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng nguyên giá bình quân TSCĐ. + Sức sinh lời của Tổng lợi nhuận vốn cố định Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng vốn cố định. + Hiệu quả sử dụng Giá trị tổng sản lượng vốn cố định Tổng số vốn cố định *. Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Sức sinh lời của Tổng lợi nhuận vốn lưu động Tổng vốn lưu động - Số vòng quay của vốn lưu động: + Số vòng quay của Tổng doanh thu – Thuế doanh thu vốn lưu động Tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kinh doanh. Tốc độ quay càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. - Thời gian của một vòng luân chuyển trong kỳ: + Thời gian của một Thời gian của kỳ kinh doanh vòng luân chuyển Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian luân chuyển vòng càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 2.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội. *. Tăng thu ngân sách cho chính phủ. Mọi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh thì đều phải có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,... Đây là nguồn thu chính của Chính phủ. *. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm tòi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. *. Phân phối lại thu nhập. Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để từng bước xoá bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế xã hội, phân phối lại thu nhập thì đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các vùng kinh tế kém phát triển. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRANG THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÀNH PHÁT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 1. Khái quát về Công ty 1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát có trụ sở đặt tại 2B/7 đường số 8, khu phố 2, phường tân quy, quận 7, tp.hcm. Ra đời từ năm 1996 với tên gọi tổ hợp sản xuất thành phát. Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, qua nhiều lần thay đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Năm 2000 Công ty mang tên là cơ sở sản xuất thành phát. đến năm 2004 là Công Ty TNHH SX-DV-TM Thành phát Trần. cho đến tháng 12 năm 2005 đổi tên thành Công Ty TNHH Trang Thiết Bị Trường Học Thành Phát. Từ tháng 08 năm 2009 đổi tên Công Ty thành Công Ty TNHH MTV Trang Thiết Bị Trường Học Thành Phát. Khi mới ra đời, Công ty chỉ là một Xưởng sản xuất nhỏ. Chuyên sản xuất bàn ghế học sinh, trang thiết bị trường học, văn phòng, sản xuất đồ gỗ gia dụng. Để đứng vững, và phát triển trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, và đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị để sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, và kinh doanh mua bán trang thiết bị trường học, văn phòng, kim khí điện máy,… Sau một thời gian thành lập từ một cơ sở sản xuất nhỏ đã phát phát triển thành một công ty ổn định được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước, lấy được uy tín của nhiều khách hàng. Chất lượng sản phẩm của công ty được bảo đảm và ngày càng được nâng cao với sự phong phú về chủng loại , kiểu dáng , mẫu mã, giá cả lại hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài khu vực. Có được như vậy là kết quả của sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm viêc, chính sách đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình hội nhập với cơ chế thị trường đầy biến động, công ty cũng gặp những khó khăn sau: Do nguồn lực còn hạn hẹp nên đầu tư thiết bị không đồng bộ. Cạnh tranh với nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Mặc dù gặp những khó khăn song sản phẩm được tạo ra vẫn đủ sức cạnh tranh với thị trường và lấy được uy tín của khách hàng. *Sau đây là lĩnh vực sản xuất và số năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chính của công ty: Sản xuất: STT Ngành nghề Từ năm Đến năm Số năm kinh nghiệm 1 - sản xuất bàn ghế học sinh và trang thiết bị trường học 1996 2011 15 năm 2 - sản xuất bàn ghế thao tác chuyên dung phục vụ cho công ty, xí nghiệp. 1996 2011 15 năm 3 - thiết kế và thi công trang trí nội thất. 1996 2011 15 năm 4 - sản xuất đồ gỗ gia dụng. 1996 2011 15 năm 5 - sản xuất bàn ghế, tủ thiết bị gia dụng sắt, inox, nhôm… 1996 2011 15 năm kinh doanh: STT Ngành nghề Từ năm Đến năm Số năm kinh nghiệm 1 - Mua bán máy móc trang thiết bị văn phòng 2004 2011 7 năm 2 - Mua bán văn phòng phẩm. 2004 2011 7 năm 3 - Lắp ráp và mua bán văn phòng phẩm. 2007 2011 4 năm 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát gồm những cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề giỏi. Ngay từ khi bắt đầu làm việc tại Công ty họ đã nỗ lực hết mình, bằng những kiến thức đã được trang bị trước đó và không ngừng học hỏi kinh nghiệm để góp phần cho Công ty và cải thiện chính cuộc sống của bản thân. 1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng kế hoạch sản xuất Phòng thiết kế Phòng kế hoạch tổng hợp Tổ mộc Tổ nhám Tổ sơn PU Tổ sắt Tổ sơn tĩnh điện Tổ lắp ráp Tổ vận chuyển Sau đây là cơ cấu của các phòng ban trong Công ty: 1.2.2. Ban giám đốc *. Giám đốc : trực tiếp điều hành Công ty, thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Giám đốc có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong các hoạt động của Công ty và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng của Công ty, cũng như nâng cao đời sống người lao động. 1.2.3. Các phòng ban chức năng : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc, được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp ban giám đốc đề ra các quy định, theo dõi, hướng dẫn các bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo cho sản xuất thông suốt. Các phòng chức năng bao gồm : *. Phòng kinh doanh + Xây dựng kế hoạch kinh doanh. + Tiếp cận kế hoạch đã duyệt, xây dựng chương trình biện pháp chậm hàng yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh doanh. + Phối hợp cùng phòng kỹ thuật sản xuất xây dựng xử lý các mẫu không phù hợp, chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ ngành hàng. + Cập nhật, tổng hợp phân tích các thông tin liên quan đến thị trường và sản phẩm các đối thủ cạnh tranh, qua đó đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán tài chính + Tổ chức công tác kế toán, Lập các báo cáo kế toán – tài chính, kế toán quản trị theo quy định. + Xây dựng kế hoạch tài chính và tổng hợp các kế hoạch sản xuất kinh doanh để trình GĐ công ty. + Thường xuyên định kỳ phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc các giải pháp hoàn thiện và củng cố hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp. Phòng kế hoạch sản xuất + Tiếp nhận kế hoạch, xuất hàng kịp thời cho nhu cầu. + Lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng. + Xây dựng giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. + Điều hành sản xuất theo từng hợp đồng. + Quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm. + Cùng với phòng Tổ chức Lao động, phòng kỹ thuật công nghệ xây dựng định mức lao động và định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm. phòng kế hoạch tổng hợp + Tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thông tin giữa Giám đốc với các phòng ban trong công ty + Lập kế hoạch chung về các mặt công tác, tập hợp mọi thông tin về các mặt công tác của công ty. Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch. + Theo dõi, tổng hợp, điều phối và đôn đốc các bộ phận trong công ty  thực hiện  đúng kế hoạch thời gian. Phòng thiết kế + Chuyên trách về thiết kế sản phẩm + Đưa ra các ý tưởng sáng tạo + Thiết kế những sản phẩm mới + Dự báo sản phẩm trong tương lai 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Những năm mới thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa có hiệu quả, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, nhà xưởng chật trội, cán bộ công nhân viên còn ít kinh nghiệm nên công ty gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2004 đến nay, nhất là từ những năm 2007 trở lại đây là những năm Công ty liên tục kinh doanh có hiệu quả. Đó là do sự đổi mới hội nhập và sự năng động của Công ty trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã chọn được hướng đi đúng là sản xuất nội thất trường học, mua bán thiết bị văn phòng. Từ đó có đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng quá trình sản xuất theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, phù hợp xu hướng phát triển hiện nay. Bên cạnh đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, cùng với bộ máy quản lý gọn nhẹ có trình độ, có chuyên môn vững vàng, nhạy bén, linh hoạt, năng động sáng tạo và đội ngũ công nhân lành nghề... Công ty đã thu được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Đây là kết quả của những hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều sâu, phân công tổ chức hợp lý. 2.1.1 Vốn kinh doanh Bảng 1: ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2008 % 2009 % 2010 % Tổng vốn KD -Vốn CĐ - Vốn LĐ Nghìn - - 18.838.829 7.134.813 11.704.016 100 37,9 63,1 33.672.053 10.569.159 23.102.894 100 31,4 68,6 46.178.663 15.938.516 30.240147 100 34,5 65,5 Qua bảng phân tích trên ta có thể chia ra một số đặc điểm về vốn kinh doanh của công ty: - Vốn kinh doanh của công ty tuy không lớn nhưng những năm gần đây cũng tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng cao. - Nguồn vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. - Nguồn vốn cố định có tăng do công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất và mở rộng cơ sở sản xuất . - Nguồn vốn của chi nhánh được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn tự có, vốn vay ngân hàng… Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2008 đạt 18.838.829 nghìn đồng.Tổ nguồn vốn kinh doanh năm 2009 đạt 33.672.053 Nghìn đồng. Tăng hơn 14.833.224 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 78,7%. Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2010 đạt 46.178.663 nghìn đồng tăng hơn 12.506.610 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 37,1%. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do công ty biết tận dụng những nguồn vốn khác để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 2.1.2. Doanh thu : Bảng 2: ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu 25.123.167 52.120.816 67.426.180 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh) Qua số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty TNHH MTV Trang thiết bị trường học thành phát có xu hướng đi lên ,doanh thu của năm sau lớn hơn doanh thu của các năm trước đạt 25.123.167 ngàn đồng. Năm 2000 doanh thu đạt 52.120.816 ngàn đồng. Tăng lên 26.997.263 ngàn đồng. tương ứng với tỷ lệ 107% so với năm 2008 . Năm 2010 doanh thu đạt 67.426.180 nghìn đồng tăng lên 15.305.364 tương ứng với tỷ lệ 29,4% so với năm 2009 . Điều đó chứng tỏ sản phẩm mà chi nhánh bán ra đã có chỗ đứng ngày một khả quan trên thị trường. Đạt được doanh thu trên là do Công ty đầu tư đúng hướng kịp thời, máy móc thiết bị hiện đại nên đã thu hút nguồn hàng để sản xuất đạt hiệu quả cao. 2.1.3. Lợi nhuận: Phân tích chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát không chỉ đơn thuần dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu vì đôi khi chỉ tiêu về tổng doanh thu thì đạt và vượt mức nhưng các chỉ tiêu quan trọng khác không đạt. Vì vậy nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu mà đã vội vàng kết luận công ty đó kinh doanh có hiệu quả là không đúng. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với cái thu về. Mà lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh được mối quan hệ đó. Phân tích lợi nhuận của công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát là để có1 cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 3: ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu 25.123.167 52.120.816 67.426.180 Chi phí 24.892.996 51.595.200 66.439.856 Lợi nhuận trước thuế 230.171 525.616 986.324 Nộp ngân sách 64.448 91.982 246.581 Lợi nhuận sau thuế 165.723 433.633 739.743 Công ty đã nỗ lực rất lớn, cố tìm cách giảm chi phí và bố chí lao động hợp lý. Nhờ đó mà Công ty đã thu được kết quả này, đây là thành quả do đóng góp của cả cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty Bảng 4: ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1. Tổng doanh thu Ng. đồng 25.123.167 52.120.816 67.426.180 2. Tổng lợi nhuận Ng. đồng 165.723 433.633 739.743 3. Tỷ suất LN trên DT Ng. đồng 0,006 0,008 0.011 Qua đó ta có thể thấy được : Năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì có 0,006 đồng lợi nhuận. Năm 2009 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì có 0,008 đồng lợi nhuận tăng lên 0,002đồng lợi nhuận so với năm 2008. Năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì có 0.011 đồng lợi nhuận tăng lên 0.03 đồng lợi nhuận so với năm 2009. 2.1.4. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: Trong thời gian vừa qua do Công ty sản xuất tốt, điều hành sản xuất hợp lý, phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề giỏi, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nên các khoản nộp ngân sách hàng năm đều tăng. Cụ thể : Bảng 5: Các khoản nộp ngân sách ĐVT : nghìn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Nộp ngân sách 64.448 91.982 246.581 Hàng năm Công ty nộp vào ngân sách Nhà nước đầy đủ theo quy định, năm sau cao hơn năm trước với số lượng đáng kể. 2.1.5. Chế độ tiền lương , thưởng của cán bộ công nhân viên : Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên Công ty : Bảng 6: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 Thu nhập bình quân đồng/người/tháng 2.700.000 3.350.000 3.700.000 Trong thời gian vừa qua, do hoạt động sản xuất của Công ty đạt hiệu quả. Vì vậy bên cạnh việc góp phần tăng tích luỹ cho Nhà nước, tăng đầu tư phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Hàng năm Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, tham quan, du lịch... Chính điều đó đã làm cho cán bộ công nhân viên thêm phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.6. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua. Trong những năm qua nhờ sự không ngừng đổi mới để thích nghi với cơ chế mới, đó là cơ chế thị trường với sự tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau. Như vậy muốn tồn tại và đứng vững trên cơ chế mới thì mỗi một doanh nghiệp phải tự tìm cho mình hướng đi, đó là sản xuất như thế nào? tận dụng nguồn lực ra làm sao? để khi sản xuất ra sản phẩm thì có hiệu quả cao nhất. Qua những số liệu kết quả đạt được như trên thì chúng ta thấy Công ty đã có bước tiễn rõ rệt. Mức doanh thu đạt được của Công ty hàng năm đều tăng, đây chính là những kết của sự không ngừng sản xuất tích cực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chính hiệu quả này mà việc đóng góp của Công ty cho ngân sách Nhà nước được đảm bảo và liên tục tăng. Còn về đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên Công ty được đảm bảo mức thu nhập khá. Không những thế cán bộ công nhân viên Công ty còn được đảm bảo về đời sống tinh thần bên cạnh đời sống vật chất. Tóm lại, trong suốt thời kỳ đổi mới Công ty đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích lệ. Những chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách cho Nhà nước, tiền lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, ...liên tục tăng. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1. Con người: Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. ý thức được điều đó, Ban Giám đốc Công ty luôn quan tâm bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới : thời kỳ công nghiệp hoá_hiện đại hoá. Việc bố trí lao động phải hợp lý, đúng ngành nghề sẽ phát huy được hiệu quả trong các lĩnh vực. Song song với công tác đào tạo cán bộ, Công ty đã có nghị quyết kiện toàn tổ chức , sắp xếp bộ máy quản lý Công ty đồng thời xây dựng quy chế làm việc của Công ty để cán bộ công nhân viên thực hiện. Trong quá trình sắp xếp lại lao động, Công ty đã tinh giảm lao động để góp phần giảm chi phí giá thành ( xem bảng sau ). Bảng 7: Đặc điểm lao động Bộ phận Tổng cộng Đại học Trung cấp Trung học Số năm kn SL % SL % SL % >10.n % 1.Giám đốc 1 1 100 0 1 100 3.Phòng KD 4 3 75 1 25 0 3 75 4. Phòng kếtoán-tài chính 3 2 66,7 1 33,3 0 2 66,7 5. Phòng KHSX 3 3 100 0 0 2 66,7 6.Phòng KHTH 4 2 50 2 50 0 2 50 7.tổ mộc 8 1 12,5 3 37,5 4 50 5 62,5 8. tổ nhám 9 0 2 11,1 8 89,9 3 33,3 9. tổ sơn pu 6 0 2 33,3 4 66,7 3 50 10. tổ sắt 5 2 40 3 60 3 60 11. tổ sơn tĩnh điện 6 0 3 50 3 50 2 40 12. Tổ lắp ráp 8 0 2 25 6 75 5 62,5 13 .Tổ vận chuyển 7 0 0 7 100 2 28,6 Tổng cộng 64 12 18,8 17 26,6 35 54,7 33 51,6 ( Nguồn báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 - 2010). Từ những số liệu trên từ đó có thể rút ra một số đặc điểm về lao động của công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát. Lao động của công ty có quy mô nhỏ, chỉ gồm 64 người. Trong đó, số lượng lao động quản lý có trình độ cao chiếm 18,8% trong tổng số lao động. Người lao động trong công ty chủ yếu là những người đã gắn bó lâu năm với công ty Công ty có đội ngũ công nhân sản xuất tay nghề cao, tương đối ổn định, đủ điều kiện để sản xuất và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Đội ngũ quản trị viên đều là những người có năng lực, có trình độ chuyên môn, có thâm niên công tác lâu năm. Chính vì có sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nên đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh của Công ty. Bên cạnh bộ phận lao động gián tiếp còn có bộ phận sản xuất trực tiếp của Công ty. Đây là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, bao gồm những công nhân có trình độ tay nghề cao được đào tạo từ trường ra được chia làm nhiều tổ theo trình độ chuyên môn, tay nghề nên đã phát huy được năng lực của toàn đội ngũ, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị : Bảng 8: STT Tên máy Công suất thiết kế Công suất sử dụng 1 2 3 4 5 6 Máy cắt sắt Máy chà nhám Máy phun sơn tĩnh điện Máy phun sơn pu Máy cắt ván Máy dán keo 150 (cây sắt/h) 100 (tấm ván/máy/h) 250 (tha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH MTV Trang thiết bị Trường Học Thành Phát.doc
Tài liệu liên quan