Báo cáo Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Dẫn nhập: Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 5

Phần một: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12

I. Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12

II. Thơ 1945 - 1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hướng 19

III. Sự vận động và thành tựu của các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 26

Phần hai: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 31

I. Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 31

II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 33

III. Nhìn chung về sự đổi mới của văn xuôi sau 1975 35

IV. Nhìn chung về diện mạo và sự đổi mới của thơ sau 1975 39

V. Sơ lược về tình hình và thành tựu của lý luận, phê bình văn học từ sau 1975 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương, ý thức giai cấp. - Văn học 1945-1954, chủ yếu chưa xem xét con người như một cá nhân, mà nhìn mỗi con người như một thành tố của cộng đồng, từ đó sáng tạo hình tượng con người tập thể. Quan niệm con người tập thể của văn học 1945-1954 mang tính đặc thù của một thời đại khi con người được thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng và khi quần chúng nhân dân đông đảo được tập hợp vào các tổ chức của mình. Trong buổi đầu, sự thức tỉnh ấy thường đi liền với sự phủ định cái cá thể, cái "tôi" đối lập nó với cái chung, với tập thể. Một số tác phẩm từ giữa cuộc kháng chiến lại tập trung xây dựng hình tượng đám đông quần chúng như là nhân vật chính. Đó là đại đội Trần Phú trong tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, trung đội dân công trong truyện vừa Nhân dân tiến lên của Vũ Tú Nam, đám đông công nhân trong tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, các đơn vị bộ đội và dân công trong Ký sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng. - Con người quần chúng chủ yếu được thể hiện trong hành động tham gia vào các biến cố lịch sử, các hoạt động xã hội chứ không phải trong đời sống thế sự và riêng tư. Họ là con người hành động nên đời sống nội tâm thường trong sáng, dứt khoát, ít có những day dứt và hầu như không có sự bế tắc. Họ sống với hiện tại, hướng về tương lai, ít khi quay lại với quá khứ, bởi quá khứ đối với họ chỉ là sự cực khổ, tăm tối mà cách mạng đã giúp họ đoạn tuyệt dứt khoát. Con người quần chúng trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp là một mô hình nghệ thuật phù hợp với hiện thực của thời đại ấy, nó có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng trong sự đơn giản, hồn nhiên của buổi ban đầu thức tỉnh với cách mạng. Mười năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nền văn học mới đã có sự trưởng thành rõ rệt và quan niệm nghệ thuật về con người cũng có bước phát triển mới, tuy về cơ bản vẫn kế tục quan niệm con người trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nét đặc trưng cơ bản trong quan niệm con người của văn học thời kỳ này là con người trong sự thống nhất riêng - chung. Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hầu như chưa đặt vấn đề cái riêng của con người, hoặc nếu có nói đến cuộc sống riêng, số phận của một cá nhân nào đó thì cũng là để cụ thể hóa cái chung của dân tộc, giai cấp. Quan niệm con người hài hòa, thống nhất riêng - chung và đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân đã chi phối các chủ đề chính yếu, các nhân vật chính và cả việc lựa chọn, xây dựng các cốt truyện tiêu biểu của văn học thời kỳ này, nhất là trong mảng sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại. Cố nhiên, quan niệm về sự thống nhất này cũng có tính biện chứng, cái riêng không phải là "hòa tan" trong cái chung, trong ý thức cộng đồng như ở văn học kháng chiến, và con người đi tới sự thống nhất riêng - chung cũng thường phải trải qua đấu tranh tự vượt lên mình. (Riêng - chung của Xuân Diệu, ánh sáng và Phù sa của Chế Lan Viên, Cái sân gạch của Đào Vũ...). Một hướng khẳng định sự thống nhất riêng - chung trong văn học lúc này là sự thể hiện những cuộc đổi đời của con người trong xã hội mới, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh xã hội tốt đẹp, trong môi trường tập thể. (Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Quê hương của Nguyễn Địch Dũng...). Quan niệm có phần một chiều và xuôi chiều về sự thống nhất riêng - chung, lý tưởng hóa môi trường tập thể trong văn học thời kỳ này đã hạn chế việc khai thác nhiều phương diện về đời tư và thế sự của con người, nhiều nhân vật rơi vào sơ lược, công thức, ít có cá tính. 3. Con người trong văn học mời năm cả nước chống Mỹ (1964-1975) Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chống Mỹ cứu nước là sự tiếp tục của quan niệm con người trong văn học hai mươi năm trước đó, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi. Đó là con người có lý tưởng cao cả về độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, con người luôn sống với những vấn đề có ý nghĩa thời đại, với tinh thần và ý chí của cả dân tộc. Con người ấy dù ở vị trí nào cũng sống với những lý tưởng lớn lao, những tầm "vĩ mô" trong ý thức về dân tộc, thời đại, lịch sử. Con người đó đối diện với thời gian "hai mươi thế kỷ" của dân tộc, và phóng mình lên những tầm cao của không gian để nhìn "nam bắc tây đông", hỏi cả "mặt trời đỏ dậy" để tự hào "cả năm châu chân lý đang nhìn theo" (Tố Hữu). Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người của văn học chống Mỹ là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng và nhận thức đã trở thành ý chí và hành động, mỗi con người được thể hiện như là đại diện trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của nền văn học thời kỳ này, là ý thức về lịch sử và sự gắn bó với quê hương, đất nước. Với quan niệm về con người anh hùng toàn vẹn, văn học thời chống đế quốc Mỹ chú trọng mô tả con người ở các phương diện ý thức - tư tưởng, ý chí và niềm tin, cả ở hành động anh hùng và cũng rất chú ý khắc họa đời sống tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn ở họ. Lòng nhân ái, đức hi sinh, sự thủy chung, trong sáng, trọn vẹn trong cả tình cảm riêng và tình cảm chung, đó là những phẩm chất tâm hồn cao đẹp, giàu tính lý tưởng luôn được chú ý tô đậm ở mọi hình tượng con người sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Con người sử thi trong văn học thời kỳ này với hai phương diện nổi bật là chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn, là một đóng góp của văn học vào việc khám phá và thể hiện con người, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Về phương thức điển hình hóa, chủ yếu là theo lối xây dựng những hình tượng khái quát tập hợp, mỗi con người được thể hiện là đại diện trọn vẹn cho nhận thức, ý chí và sức mạnh của dân tộc, của thế hệ, thậm chí của thời đại. Trong giới hạn của quan niệm con người sử thi, cố nhiên văn học thời kỳ này không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng điệu khi thể hiện cuộc sống và con người trong chiến tranh. ở nhiều tác phẩm, nhân vật anh hùng mang đậm màu sắc lý tưởng hóa, cách xây dựng nhân vật theo hướng khái quát, tập hợp, kết tinh những phẩm chất chung của cộng đồng nhiều khi dẫn đến tình trạng thiếu cá tính, ít sinh động của những hình tượng nhân vật ấy. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn 1945-1975 có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị của đất nước, từ hiện thực chiến tranh và cách mạng, đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độ phát triển của nền văn học. II. Thơ 1945-1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hướng Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu một trong những thể loại phát triển mạnh và có nhiều thành tựu nhất trong nền văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 1. Tiến trình và những thành tựu của các chặng đường thơ Thơ 1945-1975 đã đi qua các chặng đường sau: Những năm đầu cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), 10 năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1955-1964) và 10 năm kháng chiến chống Mỹ (1964-1975). Dưới đây chúng tôi sẽ không trình bày lại diễn biến tình hình sáng tác thơ trong từng chặng đường nói trên (Xin xem cụ thể ở bài viết trong phần Phụ lục kèm theo), mà chỉ nêu tóm tắt những đặc điểm chính của thơ ở mỗi chặng đường. 1.1. Thơ thời kỳ đầu cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Cách mạng thành công đã đem lại nguồn cảm hứng mới mẻ cho thơ. Trong hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám, thơ ca tràn đầy cảm hứng lãng mạn trong niềm hân hoan trước cuộc "tái sinh mầu nhiệm" của đất nước và dân tộc, trong niềm "vui bất tuyệt" của độc lập, tự do. Bước vào cuộc kháng chiến, đứng trước một hiện thực lớn lao nhưng cũng gần gũi, bởi đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, thơ cũng phải có những biến đổi từ cái nhìn đến cách cảm, từ chất liệu đến ngôn ngữ. Trong mấy năm đầu kháng chiến, nổi lên những xu hướng chính trong thơ như sau: - Xu hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng, mà đại biểu xuất sắc nhất là Quang Dũng. Thơ Quang Dũng có cốt cách trượng phu hào hùng, lại vừa bộc lộ một tâm hồn tinh tế, hào hoa, đa cảm, một hơi thơ vừa cổ kính vừa hiện đại. Ngoài Quang Dũng, còn có thể kể Trần Mai Ninh với Nhớ máu, Hữu Loan với Đèo cả, Chính Hữu với Ngày về. - Xu hướng tìm tòi đổi mới thơ theo hướng hiện đại, mà đại diện là thơ Nguyễn Đình Thi. Thơ Nguyễn Đình Thi trong những năm đầu kháng chiến là một hiện tượng rất đáng chú ý, mở ra một hướng tìm tòi cách tân cho thơ. ý thức tìm tiếng nói nghệ thuật mới của thời đại cùng với một quan niệm có tính hiện đại về thơ tất yếu dẫn Nguyễn Đình Thi tìm đến lối thơ tự do không vần hoặc ít vần. Đáng tiếc là những cách tân của Nguyễn Đình Thi đã không được thừa nhận, thậm chí bị phê phán gay gắt tại Hội nghị tranh luận văn nghệ năm 1949 ở Việt Bắc, do đó nó không có cơ hội để tiếp tục phát triển, ít ra là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Đại chúng hóa là xu hướng mà nhiều nhà thơ đã tìm đến ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến và nó sớm trở thành khuynh hướng chủ đạo trong thơ ca giai đoạn này. Tố Hữu là một trong những người mở đầu cho xu hướng này bằng một loạt bài thơ được viết ngay sau chiến thắng Việt Bắc cuối năm 1947. Không kể các nhà thơ xuất hiện trong phong trào quần chúng, ngay cả các nhà thơ thuộc thế hệ Thơ Mới cũng lần lượt trước sau được thu hút vào xu hướng đại chúng hóa của thơ kháng chiến (Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Tế Hanh, Anh Thơ, Nguyễn Bính...). Từ những năm 1950, 1951 trở đi, thơ kháng chiến chủ yếu phát triển theo hướng đại chúng hóa, với phong trào thơ ca quần chúng được phát triển rộng khắp. Những năm cuối cuộc kháng chiến, nhu cầu khái quát lịch sử đã làm nảy nở một số bài thơ có khuynh hướng trữ tình sử thi (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việc Bắc của Tố Hữu, Quê hương Việt Bắc và Đất nước của Nguyễn Đình Thi). 1.1.2. Những đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Thơ kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước, với những biểu hiện phong phú, thấm sâu vào mọi mặt trong đời sống của con người kháng chiến. - Tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân qua hình tượng cái "Tôi" trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình trong thơ. ở nhiều bài thơ, tác giả sử dụng phương thức trữ tình nhập vai các nhân vật quần chúng để nói được một cách trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của quần chúng, bằng ngôn ngữ và giọng điệu của chính họ. - Đổi mới chất liệu thơ theo hướng mở rộng và tăng cường chất liệu của đời sống hiện thực, chủ yếu là hiện thực lao động, chiến đấu, sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Điều đó phản ánh sự biến đổi trong quan niệm thẩm mỹ của thơ ca và cũng là của thời đại. Cái đẹp gắn liền với đời sống hiện thực hàng ngày của quần chúng nhân dân, trong cái bình dị, quen thuộc. - Những đổi mới về nội dung nêu trên đã kéo theo sự biến đổi về ngôn ngữ, giọng điệu, về thể thơ. Thơ kháng chiến tiếp tục hướng đưa câu thơ về gần với điệu nói, nhưng là tiếng nói hàng ngày của đông đảo quần chúng. Khẩu ngữ, phương ngữ, địa danh, cả lời đối thoại đã có mặt khá phổ biến trong thơ cùng với những từ ngữ quân sự, chính trị, những cách xưng hô thể hiện mối quan hệ mới của con người trong đời sống cách mạng. Việc đưa nhiều chất liệu đời sống và ngôn ngữ hàng ngày vào thơ đã làm cho thơ kháng chiến trở nên chắc khỏe, sinh động, giàu tính hiện thực. Giọng điệu và nhịp điệu của thơ cũng biến đổi rõ rệt để phù hợp với nội dung cảm xúc mới, với tình điệu và nhịp điệu của cuộc sống cách mạng và kháng chiến. Về thể thơ, cùng với việc sử dụng rộng rãi các thể thơ dân gian, dân tộc như lục bát, bốn chữ, năm chữ, thì thơ tự do cũng được dùng phổ biến và bên cạnh đó là lối thơ hợp thể - xen kẽ giữa thơ tự do với thơ cách luật. 1.2. Thơ trong mười năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp - Sự mở rộng đề tài, chủ đề và nội dung cảm hứng trong thơ, bám sát và đáp ứng những nhu cầu đã trở nên đa dạng và cao hơn trước trong đời sống tinh thần, tình cảm của con người ở thời kỳ sau chiến tranh và bước vào xây dựng cuộc sống mới. Cùng với cảm hứng về cuộc sống mới, về sự hồi sinh của đất nước, về miền Nam và đấu tranh thống nhất, thơ cũng đã khai thác cảm hứng lịch sử, mà chủ yếu là về cuộc kháng chiến chống Pháp và lịch sử đấu tranh cách mạng. - Sự đa dạng hóa các dạng thức của cái "tôi" trữ tình. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự mở rộng và phát triển ấy là sự hiện diện trở lại của cái "tôi" riêng tư, mang bản sắc cá thể, nhưng luôn được đặt trong sự thống nhất với cái chung. Cái tôi tiểu sử với những kỷ niệm và ấn tượng riêng củ nhà thơ được huy động để làm sâu sắc, thấm thía hơn về những vấn đề, những tình cảm chung như tình cảm với miền Nam, lòng biết ơn và sự gắn bó với nhân dân, với kháng chiến và cách mạng. Cuộc sống trong thời bình cũng xuất hiện những nhu cầu và vấn đề của đời sống riêng tư, cá nhân, mà trước hết là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, là những niềm vui, nỗi buồn trong đời sống cá nhân của mỗi người. Thơ tình yêu đã hiện diện trở lại như một lẽ tự nhiên trong thơ của nhiều tác giả thuộc các thế hệ khác nhau. Sự khẳng định cuộc sống mới còn được thể hiện qua chủ đề về sự hồi sinh của những cuộc đời đau khổ, những tâm hồn khô héo trong cuộc đời cũ, đã tìm thấy con đường đi từ "thung lũng đau thương ra cánh đồng vui" (Chế Lan Viên). Thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận đã biểu hiện hành trình của cái tôi nhà thơ "từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người" (E luya). Cái tôi trữ tình sử thi xuất hiện từ cuối kháng chiến chống Pháp vẫn được tiếp tục phát triển trong những bài thơ có nội dung khái quát lịch sử, mà tiêu biểu là tập Gió Lộng của Tố Hữu. - Những phong cách riêng đã xuất hiện và được khẳng định, làm phong phú và đa dạng cho tiếng nói chung và diện mạo của nền thơ. Hiện tượng đáng chú ý nhất là sự trở lại đồng thời tự đổi mới của nhiều phong cách thơ đã định hình từ phong trào thơ mới: Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư. Phong cách của một số nhà thơ thuộc thế hệ kháng chiến cũng được ổn định và rõ nét hơn. Một số cây bút trẻ mới xuất hiện sau 1954 cũng bộc lộ được nét riêng, hứa hẹn trở thành những phong cách thơ làm phong phú thêm cho diện mạo của cả nền thơ. 1.3. Thơ trong mười năm kháng chiến chống Mỹ (1965-1975) Những điểm cơ bản tạo nên đặc trưng thi pháp thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và cũng là những đóng góp của thơ thời kỳ này cho tiến trình thơ Việt Nam hiện đại: 1.3.1. Thơ kháng chiến chống Mỹ đã đưa loại hình thơ cách mạng đến giai đoạn phát triển cao, mà đặc điểm nổi bật là sự kết hợp sử thi với trữ tình, tạo thành khuynh hướng trữ tình sử thi. Thơ đã sáng tạo được nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, về con người Việt Nam trong thời đại kháng chiến chống Mỹ - con người mang tư tưởng, ý chí, tầm vóc, tình cảm của cả dân tộc. Đồng thời những vấn đề chung của thời đại cũng được thể hiện qua sự trải nghiệm của mỗi cá nhân nhà thơ hoặc của một thế hệ. Thơ thời kỳ này phát triển mạnh xu hướng chính luận, nhưng không xa rời bản chất trữ tình của thể loại. 1.3.2. Về cái tôi trữ tình, thơ kháng chiến chống Mỹ tập trung xây dựng hai hình tượng: Cái "tôi" sử thi và cái "tôi" thế hệ trẻ. Đó là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tượng cái "tôi" của thơ Việt Nam hiện đại. Cái "tôi" sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước, nhân dân. Cái tôi ấy có thể cất lên lời kêu gọi, mệnh lệnh, hô hào, cổ vũ, hoặc lời khẳng định đầy tự hào về dân tộc, về cuộc chiến đấu. Cái tôi thế hệ trẻ là một đóng góp quan trọng, nổi bật của các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. 1.3.3. Cùng với xu hướng tăng cường tính chính luận, chất triết lý, thơ chống Mỹ đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Tính chính luận thường được bổ sung bằng chất suy tưởng triết lý. Ưu thế nổi trội của các nhà thơ trẻ là ở sự gia tăng chất liệu đời sống, mở rộng khả năng cho thơ chiếm lĩnh thực tại bộn bề, phong phú và đa dạng của hiện thực chiến tranh. 1.3.4. Thơ kháng chiến chống Mỹ đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ lên một bước mới. Tự do hóa được thể hiện ở nhiều cấp độ: lời thơ tổ chức câu thơ và kết cấu bài thơ, thể thơ. 2. Những khuynh hướng chính trong sự vận động của thơ Việt Nam 1945-1975 Dưới đây là những khuynh hướng trên cái nhìn bao quát cả giai đoạn thơ, nói cách khác, là những hướng tìm tòi trong sự vận động của cả nền thơ. 2.1. Tăng cường chất liệu hiện thực đời sống và yếu tố tự sự nhằm gia tăng tính hiện thực cho thơ, đưa thơ về gần với đời sống dân tộc, nhân dân Xu hướng tăng cường chất liệu hiện thực cuộc sống đã khởi đầu từ thơ kháng chiến chống Pháp, được tiếp tục trong thơ về lao động và xây dựng cuộc sống mới trong những năm hòa bình và được đẩy mạnh trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhìn chung chất liệu hiện thực đưa vào thơ không chỉ ngày càng đa dạng, phong phú hơn mà còn được chọn lọc, nâng cao hơn bằng sự phát hiện những ý nghĩa sâu sắc, giá trị độc đáo và điển hình của mỗi chi tiết, hình ảnh. Đồng thời, đó cũng là quá trình khắc phục dần hiện tượng đưa hiện thực đời sống vào thơ một cách xô bồ, thiếu chọn lọc, ngoại giới lấn át nội tâm, biểu hiện của một quan niệm thiên lệch, sùng bái hiện thực khách quan mà coi nhẹ vai trò của chủ thể trong sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Tăng cường tính chính luận, chất triết lý, suy tưởng trong thơ Gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và cách mạng, thơ không thể xa rời đời sống chính trị của đất nước trên những vấn đề cốt yếu và vì vậy tính chính luận đã trở thành một đặc điểm khá phổ biến trong thơ giai đoạn 1945-1975. Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng, triết lý, sức mạnh trí tuệ bổ sung cho nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng triết lý, suy tưởng, coi trọng sức mạnh của trí tuệ trong thơ. Thơ đối với Chế Lan Viên không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh là "khám phá sự vật ở cái bề chưa thấy, ở cái bề sâu, bề sau, ở cái bề xa". Khuynh hướng này không chỉ có ở các nhà thơ lớp trước, mà còn thu hút nhiều cây bút thuộc thế hệ thơ trẻ, bởi nó đáp ứng một đòi hỏi trong đời sống tinh thần của thời đại: Nhu cầu nhận thức, giải đáp những vấn đề tư tưởng của con người và đời sống xã hội. 2.3. Về hình thức nghệ thuật, trong thơ giai đoạn 1945-1975, nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ. * * * Thơ 1945-1975 là một giai đoạn trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Nó kế thừa những thành tựu hiện đại hóa thơ ca ở giai đoạn trước, nhưng không thể coi đó chỉ là sự nối dài của hình thức thơ mới. Thơ 1945-1975 đã tạo được diện mạo riêng với những đặc trưng thi pháp của loại hình thơ cách mạng hiện đại, góp phần làm phong phú cho nền thơ dân tộc thế kỷ XX. Trong những giới hạn và điều kiện của lịch sử, thơ giai đoạn này với cả những thành tựu và hạn chế của nó, vẫn là một phần không thể thiếu của di sản thơ ca dân tộc. III. Sự vận động và thành tựu của các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945-1975 Một trong những thành tựu nổi bật của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX là sự hình thành và phát triển hết sức mau lẹ của các thể loại văn xuôi tự sự hiện đại, đặc biệt là trong khoảng 15 năm từ 1930-1945. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong những điều kiện mới của lịch sử và văn học, trên cơ sở những thành tựu hiện đại hóa văn xuôi ở giai đoạn trước, các thể loại văn xuôi đã vận động như thế nào, có diện mạo ra sao và đạt được những thành tựu gì? Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập những vấn đề này ở mức độ khác nhau, nhưng vẫn cần làm rõ hơn từ góc nhìn thể loại. Trong phần này, chúng tôi cố gắng xem xét diện mạo và đặc điểm thể loại của văn xuôi 1945-1975 ở từng chặng đường. 1. Văn xuôi 1945-1954 1.1. Sự chuyển hướng mạnh mẽ về nội dung thể tài và loại hình nhân vật - Từ thể tài thế sự, đời tư trong văn xuôi trước 1945 đã chuyển sang thể tài lịch sử dân tộc, tập trung thể hiện hiện thực cách mạng và kháng chiến, trên quan điểm dân tộc và nhân dân. Đây cũng là nội dung thể tài bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945-1975, với những đề tài và chủ đề cụ thể ở từng thời kỳ nhỏ. - Nhân vật quần chúng trở thành nhân vật trung tâm, chính diện của các thể loại văn xuôi. Nhân vật này đã xuất hiện trong buổi đầu của nền văn xuôi mới, nhưng càng ngày càng được phát hiện và miêu tả phong phú, đa dạng, chân thực. Nhân vật quần chúng được lựa chọn và miêu tả theo quan niệm con người và những nguyên tắc thể hiện con người của văn học 1945-1954 (đã nêu ở phần I) 1.2. Về mặt thể loại, ở thời kỳ này có sự nổi trội và lấn át của thể ký. Do ưu thế nhanh nhạy, đáp ứng tốt yêu cầu nêu gương kịp thời, lại phù hợp với hoàn cảnh co hẹp của thời chiến nên thể ký (bút ký, ký sự, truyện ký, tùy bút) đã phát triển mạnh và chất ký thâm nhập cả vào các thể loại truyện - cả truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết. 1.3. Về nghệ thuật trần thuật, có sự chuyển dịch điểm nhìn và giọng điệu của người trần thuật hòa nhập vào điểm nhìn và giọng điệu của nhân vật quần chúng, tạo nên tính thống nhất một giọng và một điểm nhìn của tác phẩm. 1.4. Về kết cấu: Kết cấu trần thuật thường theo dòng sự kiện với cốt truyện đơn tuyến và chủ yếu là loại cốt truyện sự kiện, ít có cốt truyện tâm lý, kết cấu hình tượng được phân tuyến rõ rệt (địch - ta, chính diện - phản diện). 1.5. Hình thành một số mô-tip chủ đề và mô-tip cốt truyện đặc trưng ví dụ: từ bị áp bức đến thức tỉnh, vùng dậy, trưởng thành trong đấu tranh, gác tình riêng vì nhiệm vụ chung v.v.. Nhìn chung, văn xuôi thời kỳ 1945-1954 chưa để lại được nhiều tác phẩm xuất sắc, tuy đã tạo nên một diện mạo mới với những đặc điểm mới phù hợp với yêu cầu của thời đại cách mạng, kháng chiến. Sự kế thừa những thành tựu hiện đại hóa văn xuôi giai đoạn trước là có chọn lọc và chỉ ở một số phương diện. 2. Văn xuôi 1955-1964 2.1. Sự mở rộng và đa dạng về đề tài, chủ đề - Ba đề tài chính: kháng chiến chống Pháp, quá khứ lịch sử trước cách mạng tháng Tám, hiện thực cuộc sống mới ở miền Bắc. Đề tài kháng chiến có nhiều thành công hơn cả, đã tái hiện nhiều mặt, nhiều sự kiện của hiện thực cuộc kháng chiến ở nhiều địa bàn, đồng thời xây dựng được những hình tượng nhân vật có giá trị điển hình, xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa yêu cầu tái hiện sự kiện lịch sử và xây dựng nhân vật. ở đề tài về cuộc sống mới, có sự bổ sung bằng thể tài thế sự, đời tư (như các vấn đề quan hệ gia đình, khát vọng hạnh phúc, sự đổi đời của những con người có nhiều thiệt thòi, bất hạnh). Nhưng các nội dung thế sự, đời tư luôn được đặt trong quan hệ chặt chẽ với hiện thực cách mạng, là một cách khẳng định cuộc sống mới theo xu hướng vận động tích cực của cách mạng. 2.2. Sự phát triển khá đều, đạt tới độ trưởng thành của các thể văn xuôi, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết - Truyện ngắn được mùa với số lượng khá lớn các tập truyện ngắn và nhiều cây bút có sở trường về thể loại này. Truyện ngắn khá đa dạng về bút pháp và phong cách, về kết cấu. Truyện ngắn trữ tình phát triển, nhất là trong thể tài thế sự - đời tư. Truyện ngắn gần với ký vẫn tiếp tục tồn tại và có sự pha trộn các yếu tố khác (như chất phong tục, chất trữ tình). Xuất hiện một số truyện ngắn luận đề, chính luận (như Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn Khải). - Tiểu thuyết khá phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài. Có hai kiểu loại chính: tiểu thuyết là câu chuyện cuộc đời của một hoặc một vài nhân vật và loại tiểu thuyết toàn cảnh hay tiểu thuyết có quy mô sử thi. ở loại thứ nhất, cốt truyện thường chỉ có một tuyến, (dù thời gian được kể có thể dài) xoay quanh một hoặc một nhóm nhân vật chính (ví dụ: Đất nước đứng lên, Một truyện chép ở bệnh viện, Trước giờ nổ súng, Đi bước nữa, Cái sân gạch). ở loại thứ hai, tác phẩm bao quát khung cảnh xã hội rộng lớn, nhiều tuyến cốt truyện đan xen, nhiều biến cố lịch sử được tái hiện, hệ thống nhân vật đông đảo ở nhiều tầng lớp xã hội với những số phận và con đường đi khác nhau (như bộ Cửa biển của Nguyên Hồng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng). - Các thể ký và tùy bút vẫn phát triển, tuy không còn vai trò nổi trội và xâm nhập vào các thể loại khác như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 2.3. Nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật đã có bước tiến rõ rệt. Kết cấu trần thuật và điểm nhìn trần thuật đã linh hoạt, đa dạng hơn trước. Bên cạnh loại kết cấu theo chuỗi sự kiện, biến cố bên ngoài thì kết cấu tâm lý, theo diễn biến và xung đột nội tâm đã được chú ý hơn - nhất là ở truyện ngắn. Trong xây dựng nhân vật, những nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã chi phối khá rõ. 2.4. Trong văn xuôi thời kỳ này đã hình thành những dòng phong cách và phong cách cá nhân. Đây có thể xem là một dấu hiệu phát triển của văn xuôi và nền văn học nói chung 3. Văn xuôi những năm cả nước chống Mỹ 1965-1975 3.1. Cũng như toàn bộ nền văn học, bước vào thời kỳ cả nước chống Mỹ, các thể loại văn xuôi chuyển mạnh sang khuynh hướng sử thi. Thời kỳ này đã đạt đến sự phát triển mạnh mẽ và đầy đủ của loại hình văn xuôi sử thi. 3.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tong ket De tai NCKH.doc
  • docBao cao tong ket De tai NCKH - bia.doc
  • docBao cao tong ket De tai NCKH - muc luc.doc
Tài liệu liên quan