Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thông qua thực hiện phân cấp ODA

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện đối với các chương trình. Dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong dự toán ngân sách hàng năm, cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ vốn đối ứng cho các chương trình dự án ODA thuộc diện Nhà nước cấp phát từ ngân sách. Cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ và quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thông qua thực hiện phân cấp ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khai thác tiềm năng bên trong để phát triển. Vốn ODA không thể thay thế cho nguồn vốn trong nước vì: - Vốn ODA chỉ được sử dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tức là chỉ gián tiếp tác động đến phát triển sức mạnh của một quốc gia. Điều này là tôn chỉ, là mục đích của các nhà tài trợ. - Vốn ODA dù có sẵn cũng chỉ được thực hiện theo khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước, có nghĩa là nó phụ thuộc vào tích luỹ nội bộ của nền kinh tế. Vốn ODA gắn với các khoản nợ nước ngoài của nền kinh tế, do vậy khi tính toán nhu cầu vay ODA cần phải tính đến khả năng trả nợ của nền kinh tế. THùC TR¹NG QU¸ TR×NH PH¢N CÊP QU¶N Lý Vµ Sö DôNG ODA T¹I VIÖT NAM 1. Thực trạng phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2004 ODA là một nguồn vốn quan trọng của ngân sách. Phần lớn ODA được các nhà tài trợ cung cấp xho Chính phủ Việt Nam theo hình thức tín dụng ưu đãi. Chính phủ phải thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương. Quá trình thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA phải tuân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Quy chế vay và trả nợ nước ngoài và chế độ hiện hành khác của nhà nước. Đồng thời ODA cũng phải tuân theo những quy chế của nhà tài trợ. Sự phân cấp quản lý sử dụng ODA được thể hiện trong Nghị định 17/2001/QĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ngày 4/5/2001. Theo nghị định này, việc phân cấp ở các công đoạn cụ thể trong chu trình quản lý và sử dụng ODA như sau: 1.1 Phân cấp thẩm quyền phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA (Điều 20) (1) Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt các chương trình, dự án ODA nhóm A, bao gồm : - Các chương trình tín dụng, dỗ trợ cán cân thanh toán sử dụng vốn ODA - Các chương trình, dự án phát triển cấp quốc gia, cấp ngành hoặc kiên vùng lãnh thổ sử dụng vốn ODA - Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có mụ tiêu liên quan đến thể chế và chính sách nhà nước, pháp luật, cải cách hành chính, văn hoá thông tin, an ninh, quốc phòng ( không phụ thuộc vào quy mô vốn) - Các chương trình, dựa án sử dụng vốn ODA có mức vốn đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Viêc quy đổi đồng tiền từ của nước tài trợ sang tiền Việt Nam thực hiện theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm lập văn kiện dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Các chương trình, dự án hỗ trợ kĩ thuật sử dụng vốn ODA có mức vốn từ 1 triệu USD trở lên. (2) Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt các chương trình, dự án ODA không quy định tại (1). Khi ra quyết định phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan chủ quản phải căn cứ vào các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, căn cứ vào hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình, dự án ODA, Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. 1.2 Phân cấp trong thẩm định chương trình, dự án ODA ( Điều 18) Chương trình, dự án ODA trình cấp có thẩm quyền thẩm định phải có trong danh mục Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và Nhà tài trợ thoả thuận tài trợ. Đối với chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ kế hoạch đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định. Đối với chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng Cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền phê duyệt giao cho cơ quan chức năng trực thuộc chủ trì thẩm định. Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định được phép sử dụng các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và địa phương, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định chương trình dự án 1.3 Phân cấp trong điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình dự án ODA trong quá trình thực hiện (Điều 31) 1.3.1 Đối với các chương trình, dự án ODA do Thủ tướng chính phủ hê duyệt, nếu có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nội dung trong quá trình thực hiện, Cơ quan chủ quản phải gửi văn bản giải trình điều chỉnh, bổ sung cho Bộ kế hoạch và Đầu tư để giải quyết theo quy định dưới đây: a. Bộ kế hoạch đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong những trường hợp sau: - Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi mục tiêu đã được phê duyệt. - Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án làm tăng tổng vốn quá 10% so với tổng vốn đã được phê duyệt, hoặc chưa tới 10% nhưng qua 1.000.000 USD đối với chương trình, dự án đầu tư và quá 100.000USD đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (nếu là tiền của Nhà tài trợ thì phải quy đổi ra USD theo tỷ giá của nhà tài trợ) 1.3.2 Đối với chương trình, dự án ODA do Cơ quan chủ quan phê duyệt, nếu có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nội dung trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án gửi văn bản giải trình điều chỉnh bổ sung cho Chủ dự án và Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định để giải quyết theo quy định dưới đây: a) Thủ trưởng Cơ quan chủ quản có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án ODA, trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định và Chủ dự án, đối với những trường hợp sau: - Điều chỉnh, bổ sung nôi dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi mục tiêu đã được phê duyệt. - Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án làm tăng tổng vốn quá 10% so với tổng vốn đã được phê duyệt, hoặc chưa tới 10% nhưng qua 500.000USD đối với chương trình, dự án đầu tư và qua 50.000 USD đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật. b. Chủ dự án phê duyệt những trường hợp điều chỉnh, bổ sung khác không quy định tại mục a. 1.3.3 Ngoài quy định tại mục b. phần 2.3.2 trên, Chủ dự án còn có quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung trong những trường hợp sau: - Điều chỉnh tổng vốn( quy đổi ra tiêng Việt Nam) của chương trình, dứan ODA do nguyên nhân thay đổi tỷ giá hoặc do điều chỉnh, bổ sung trị giá phần vốn đối ứng huy động. - Điều chỉnh cơ cấu vốn (điều chỉnh dòng ngân sách) của chương trình, dự án ODA nhưng không làm thay đổi mục tiêu và không làm tăng tổng vốn của chương trình, dự án phê duyệt. 1.4 Phân cấp trong quản lý Nhà nước về ODA 1.4.1 Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA( Điều 37) Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ phê duyệt danh mục và nội dung chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ và chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, điều hành vĩ mô việc quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA. 1.4.2 Bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA có nhiệm vụ : a) Chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và đề cương các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng phê duyệt. b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. c) Chuẩn bị nội dung và tiếnhành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA, đại diện cho Chính Phủ ký kết điều ước quốc tế khung về ODA với các nhà tài trợ. d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA, chủ trì phối hợp với Bộ tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. e) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. f) Chủ trì phối hợp với Bộ tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong kế hoạch vốn hàng năm. Cùng với Bộ Tài Chính chủ trì, phố hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong Ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính Phủ và Quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. g) Chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý, thực hiện và hiệu quả hoạt động các chương trình, dự án ODA. Làm đầu mối trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành. Kiến nghị Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA thuộc thẩm quyền quy định. h) Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA, tạo điều kiện chia sẻ thông tin và khai thác có hiệu quả hệ thống này. j) Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA có tính đến yêu cầu hài hoà thủ tục với các Nhà tài trợ. 1.4.3 Bộ Tài chính có nhiệm vụ : a) Phối hợp với cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và điều phối các nguồn vốn ODA, hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án ODA có liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụngvốn ODA. b) Chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án ODA vốn vay với Nhà tài trợ, theo uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính Phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ODA, trừ các điều ước quốc tế về ODA quy định tại mục a phần 2.4.4 c) Đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA, kể cả trong trường hợp Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các điều ước quốc tế nêu trên. d) Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng cho các chương trình, dự án ODA - Quy định cụ thể thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn của các chương trình, dự án ODA trên cơ sở của pháp luật hiện hành và quy định tại các điều ước quốc tế về ODA đã ký với Nhà tài trợ. - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện đối với các chương trình. Dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong dự toán ngân sách hàng năm, cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ vốn đối ứng cho các chương trình dự án ODA thuộc diện Nhà nước cấp phát từ ngân sách. Cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ và quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. - Tổ chức cho vay lại và thu hồi phần vốn vay lại của các chương trình, dự án ODA thuộc diện Nhà nước cho vay lại. - Bố trí ngân sách Nhà nước để trả nợ các khoản ODA vốn vay khi đến hạn - Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn ODA, tổ chức hoạch toán kế toán ngân sách Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, tổng hợp số liệu rút vốn, thanh toán và trả nợ đối với chương trình, dự án ODA báo cáo Chính Phủ và thông báo cho các cơ quan liên quan e) Biên soạn và phổ biến tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về giải ngân và quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA. 1.4.4 Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ: a) Phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàm phán,theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế: WB, IMF, ADB…Bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án ODA cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. b) Phối hợp với Bộ Tài chính lưa chọn và chỉ thị các ngân hàng thương mại để uỷ quyền thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với nguồn vốn ODA, uỷ quyền cho vay lại và thu hồi vốn trả nợ ngân sách trong trường hợp cần thiết. c) Tổng hợp theo định kỳ ( 6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính và cá cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các Ngân hàng. 1.4.5 Bộ ngoại giao có nhiệm vụ: a) Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động ODA cũng như chính sách đối tác trên cơ sở chính sách đối ngoại chung. b) Tham gia đàm phán, góp ý kiến xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA, thực hiện các thủ tục đối ngoại cần thiết trong việc uỷ quyền đàm phán, uỷ quyền ký kết, thông báo, phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA. c) Thông báo cho các cơ quan hữu quan Việt Nam về thời điểm và điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài tiến hành vận động ODA phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từng thời kỳ. 1.4.6 Bộ Tư pháp có nhiệm vụ: a) Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong dự thảo điều ước quốc tế về ODA trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. b) Thẩm định và cho ý kiến về những vấn đề khác nhau giữa điều ước quốc tế về ODAvà pháp luật trong nước theo đề nghị của cơ quan được uỷ quyền chủ trì đàm phán, theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế về ODA. c) Cung cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về ODA hoặc các vấn đề pháp lý khác theo đề nghị của cơ quan được uỷ quyền chủ trì đàm phán. 1.4.7 Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ: a) Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất quản lý nhà nước về ODA. b) Tham gia ý kiến về nội dung trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án ODA. Thẩm tra và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện chương trình, dự án ODA trước khi trình Chính phủ, Thủ tương chính phủ xem xét quyết định. c) Giúp Chính Phủ và Thủ tướng chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế này. 1.4.8 Nhiệm vụ của Bộ, ngành khác và Uỷ ban Nhân dân cấp Tỉnh: a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình, dự án ODA theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chương trình, dự án ODA trong thời gian quy định. b) Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ: - Phối kết hợp với Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch hu hút và sử dụng ODA. Xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo vùng, lãnh thổ đối với tất cả các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố, kể cả các chương trình, dự án do Bộ, ngành hoặc các tỉnh, thành phố khác chủ trì thực hiện. 1.4.9 Cơ quan chủ quản có nhiệm vụ: a) Chỉ định một tổ chức trực thuộc để làm tham mưu cho lãnh đạo và làm cơ quan đầu mối quản lý tổng hợp các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực ngành, địa phương mình. Xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đầu mối và thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước về ODA. b) Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xác định, chuẩn bị, quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA c) Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA và vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án ODA đã ký kết thuộc thẩm quyền phê duyệt. d) Xây dựng, kiện toàn hệ thống theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA trong ngành, địa phương mình. Kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của chương trình, dự án ODA theo thẩm quyền, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định. 2. Đánh giá chung về quá trình phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong 10 năm qua, với 3 lần điều chỉnh các văn bản pháp quy liên quan quản lý và sử dụng ODA, sự phân cấp quản lý và sử dụng ODA cũng có thay đổi dần từng bước. Mỗi lần điều chỉnh đều có sự phân cấp nhiều hơn quyền hạn cho các cơ quan chủ quản, chủ dự án trong sử dụng và quản lý ODA, tăng dần sự chủ động trong xét duyệt các dự án ODA cũng như xử lý một số vấn đề kỹ thuật có liên quan. Dưới đây là ví dụ so sánh các nghị định (trước và sau) về quản lý và sử dụng ODA để minh hoạ vấn đề này. 2.1.Nghị định 20/CP. Năm 1993, khi bắt đầu tiếp nhận ODA tõ céng ®ång quèc tÕ, Chính phủ Việt Nam đã có các cam kết về trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vèn nµy, trước hết bằng việc xây dựng một khung pháp luật cho hoạt động thu hút và tiếp nhận nguån vèn ODA. Ngày 15/3/1994 Chính phủ ban hành nghị định 20/CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là b­íc ®i đầu tiên để thể hiện cam kết nói trên. Trong t×nh h×nh hiÖn nay, Nghị định 20/CP không tránh khỏi sự kh«ng phï hîp bëi tÝnh chÊt đơn giản và sơ lược đối với thực tế tiếp nhận ODA không ngừng biến đổi và trở nên ngày một đa dạng và phức tạp hơn. 2.2 .Nghị định 87/CP . Sau 3 năm thi hành, nghÞ ®Þnh 20/CP tỏ rõ không phï hîp để đáp ứng với yêu cầu quản lý trong tình hình hiÖn nay và do vậy vào ngày 5/8/1997 nghÞ ®Þnh 87/CP ra đời .Sù khác nhau căn bản của hai nghÞ ®Þnh ®­îc thể hiện ở các điểm: Quy định một cách cụ thể trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của các Bộ, ngành có tham gia quản lý điều hành vốn ODA. Có sự phân cấp mạnh trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự ánODA. Giao trách nhiệm nhiều hơn cho các Bộ, các địa phương trong quá trình xây dựng, phê duyệt, thẩm định dự án. Giảm bớt một cách đáng kể các thủ tục, đẩy nhanh hơn quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là các dự án đầu tư. Đảm bảo thống nhất được nội dungvới các văn bản có liên quan. Nhất là các văn bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Nghị định 87/CP cũng bộc lộ một số vấn đề tồn tại và cần được chỉnh sửa, đó là : Trong Nghị định có quy định 8 Bộ tham gia quản lý Nhà nước nguồn vốn ODA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ). Có ý kiến cho rằng cần mở rộng hơn nữa trách nhiệm ,nghĩa vụ và quyền hạn của các cơ quan nói trên. Tránh tình trạng nhiều đơn vị quản lý mà vẫn lỏng lẻo, chậm chạp. Sự phân cấp phê duyệt dự án như hiện nay có còn phù hợp nữa hay không? Chính phủ phê duyệt những dự án từ mức 500.000 USD trở lên đối với viện trợ không hoàn lại có nhỏ quá không ? Có phải trong Nghị định chỉ chú trọng nhiều về những khâu đầu như kêu gọi, chuẩn bị dự án, thẩm định, trình duyệt.. và coi nhẹ khâu kiểm tra, theo dõi, đánh giá dự án? Để kiểm tra chặt chẽ hơn nữa chế độ báo cáo hiện nay của các chủ dự án, của các cơ quan chủ quản thì cần quy định những gì? Có công cụ gì để chế tài ? Một số đơn vị sử dụng vốn ODA cho rằng các quy định Việt Nam và phía nước ngoài về trình tự, thủ tục xét duyệt dự án vẫn còn rườm rà, phải qua nhiều bước, nhiều cấp xét duyệt nên giai đoạn chuẩn bị dự án thường tốn nhiều thời gian (1,5 đến 3 năm). Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan Nhà nước chậm được đổi mới, thiếu triệt để nên ở mỗi bước đều có thể bị chậm trễ, đặc biệt là các bước thẩm định và phê duyệt nghiên cứu khả thi, phê duyệt để triển khai các hạng mức sử dụng vốn dư sau đấu thầu. Đề nghị tiếp tục cải tiến về thủ tục và trình tự giải ngân cho các dự án ODA sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế là trong vòng 56 ngày. Hiện nay trình tự thủ tục và thanh toán còn rườm rà tốn nhiều thời gian. Đã có một số nhà thầu yêu cầu chủ dự án thanh toán trả chậm, điều này gây khó khăn lớn cho chủ dự án và thiệt hại cho Nhà nước. Đối với các dự án do phải chờ phê duyệt bổ sung giá trị hợp đồng nên một số khôi lượng đã hoàn thành không giải ngân được gây khó khăn cho các nhà thầu. Xem xét thêm về cơ chế cho vay lại (Quyết định số02/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính). Nếu lãi xuất ưu đãi trong trường hợp cho vay bằng ngoại tệ được tính bằng 2/3 lãi xuất thương mại tham chiếu tại thời đi ký hiệp định cộng với phí nước ngoài (nếu có) và phí dịch vụ cho vay lại thì sẽ rất khó khăn đối với các chủ dự án trong tình hình hiện nay. Nguồn vốn để lập đề cương, xây dựng báo cáo tiền khả thi, khả thi cho các dự án ODA hiện nay hầu như không được cấp. Nguồn kinh phí này có hay không còn tuỳ thuộc vào mức độ “linh hoạt” của các cơ quan chủ quản, các chủ dự án. Quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất và chuyên môn nhất định. Nhưng thực tế hiện nay có không ít dự án, cán bộ làm công tác này có sự điều độngthay đổi rất nhiều thậm chí rất tuỳ tiện, điều này làm cho phía nước ngoài khó hiểu và bất bình. Vẫn có nhiều ý kiến đề nghị miễn thuế (nhập khẩu, VAT,..) đối với các dự án ODA. 2.3.Nghị định 17/CP. Với 8 chương, 46 điều, Nghị định 17/CP ra ngày 4/5/2001 về Việc Ban hành Quy chế Quản lý và Sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (có hiệu lực từ 19/05/01 thay thế nghị định 87/CP, đã đề cập một cách tương đối chi tiết toàn bộ quá trình từ thu hút, vận động, đến thực hiện và theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA. Nét mới ở nghị định so với Nghị định 87/CP thể hiện ở một số điểm: Có sự điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các lĩnh vực sử dụng ODA với định hướng ưu tiên cao nhất là xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Điều 3.1.a,3.2.a) Tăng cường phân cấp phê duyệt dự án trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước chặt chẽ nguồn vốn ODA. Cụ thể, mức phê duyệt của thủ trưởng các cơ quan chủ quảnđối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật được nâng từ dưới 500.000 USD lên dưới 1000.000 USD. (Mức phê duyệt các dự án đầu tư được điều chỉnh theo Nghịđịnh 52/CP). Quy chế cũng quy định rằng những người có thẩm quyền phê duyệt này “phải căn cứ vào các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và căn cứ vào hiệu quả kinh tế-xã hội của chương trình, dự án ODA, danh mục chương trình, dự án ODA đã được chính phủ phê duyệt và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình” (Điều 20.2). Ban chuẩn bị chương trình, dự án ODA và Ban quản lý dự án ODA được quy định cụ thể về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn. Điều 13 Quy chế về Ban chuẩn bị chương trình, dự án ODA đã quy định một loạt các nhiệm vụ cho Ban này trong đó bao gồm việc nghiên cứu các quy định của phía Việt Nam và bên tài trợ về quá trình chuẩn bị ,thực hiện chương trịnh dự án và lập kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án ODA trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Những nội dung trên nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực tới tiến độ triển khai các chương trình, dự án ODA và khắc phục một trong những nguyên nhân lớn gây chậm trễ cho việc tiến hành các dự án hiện nay. Đồng bộ hoá với các văn bản quy phạm pháp luật khác có tính đặc thù của dự án ODA . Ví dụ, tại giai đoạn thẩm định dự án, trong quy chế có quy định rằng “ trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định phải xem xét các nội dung đẫ thoả thuận với Nhà tài trợ, ý kiến thẩm định của nhà tài trợ hoặc đại diện của Nhà tài trợ, ý kiến đồng thuận hoặc ý kiến khác nhau giữa các bên phải được phản ánh trong báo cáo thẩm định” (điều 18.6) hoặc trong quá trình chuẩn bị dự án, Quy chế quy định rằng ngoài các nội dung bắt buộc theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các chương trình, dự án ODA đầu tư phải có thêm nội dung mang tính chất đặc thù của chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA như “ lý do sử dụng vốn ODA,thế mạnh của Nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ hoặc đánh giá các điều kiện ràng buộc theo quy định của Nhà tài trợ đối với chương trình, dự án ODA”. Tại Nghị định 20/ CP ban hành năm 1995, trong quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành theo nghị định này, mọi vấn đề liên quan đến ODA đều phải có ý kiến phê duyệt của Thủ Tướng Chính phủ. Tới Nghị định 87/CP ban hành năm 1999, đã có sự phân cấp ban đầu. Theo quy định tại Quy chế mới ban hành theo Nghị định, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA không hoàn lại trị giá từ 500.000 USD trở lên. Trên cơ sở danh mục các chương trình, dự án đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại trị giá dưới 500.000 USD. Tới Nghị định 17/CP ban hành năm 2001, việc phân cấp được đẩy thêm một bước cụ thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1387.doc
Tài liệu liên quan