Báo cáo Ngành dệt may – da giày

A. TỔNG QUAN NGÀNH.5

I. KHÁI NIỆM, PHÂN NGÀNH . Error! Bookmark not defined.

1. Khái niệm. Error! Bookmark not defined.

2. Phân ngành. Error! Bookmark not defined.

3. Mục đích phân tích ngành. Error! Bookmark not defined.

II. QUY MÔ NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY THẾ GIỚI .5

1. Quy mô ngành.5

Hiện tại, EU là thị trường tiêu dùng dệt may lớn nhất thế giới, tuy vậy, đến năm 2025, vị trí

này dự báo được thay thế bởi Trung Quốc.5

Sản xuất giày dép của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới.5

2. Thương mại dệt may – da giày toàn cầu.6

Việt Nam nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.6

Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới.6

III. QUY MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY VIỆT NAM .7

1. Quy mô và đặc điểm doanh nghiệp ngành .7

2. Giá trị ngành .9

IV. CHUỖI GIÁ TRỊ .10

1. DỆT MAY .12

BÔNG.12

DỆT .13

MAY.16

PHÂN PHỐI.18

TIẾP THỊ, BÁN HÀNG .18

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỐI GIÁ TRỊ.18

2. DA GIÀY.20

NGUYÊN LIỆU .20

SẢN XUẤT .20

V. PHÂN TÍCH SWOT.21

VI. DIỄN BIẾN NGÀNH.22

1. Tiêu thụ .22

1.1. Xuất khẩu.22

1.2. Tiêu thụ nội địa.254

2. Sản xuất.25

3. Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết .29

Doanh thu thuần năm 2015 của nhiều doanh nghiệp may gia công giảm sút .29

Thêm nhiều hơn số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận giảm .30

VII. TRIỂN VỌNG NGÀNH.31

Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam tốt hơn trong năm 2016 hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng

tăng lên, trong đó có dệt may, da giày:.32

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp đơn hàng sản xuất và vốn đầu tư chảy mạnh

vào ngành Dệt may – Da giày Việt Nam:.32

Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may – da giày có khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời

gian tới nhờ chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ mới đây của Chính phủ:.33

Một số chi phí đầu vào tiếp tục giữ ở mức thấp: .33

B. CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH TẠI LPB .34

I. TÌNH HÌNH CHO VAY NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY TẠI LPB ĐẾN NGÀY

31/12/2015 .34

1. Dư nợ và nợ xấu theo nhóm nợ. Error! Bookmark not defined.

2. Dư nợ và nợ xấu theo kỳ hạn . Error! Bookmark not defined.

3. Dư nợ và nợ xấu theo đối tượng khách hàng. Error! Bookmark not defined.

4. Dư nợ và nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn . Error! Bookmark not defined.

5. Dư nợ và nợ xấu theo Chi nhánh . Error! Bookmark not defined.

II. TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY TRONG HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.34

Nhóm Ngân hàng nước ngoài đang chiếm thị phần tín dụng cao đối với nhóm khách hàng

Dệt may – Da giày đầu ngành .35

Đối với nhóm ngân hàng trong nước, thị phần cấp tín dụng nhóm khách hàng đầu ngành dệt

may - da giày thuộc về 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước .35

Tín dụng ngành Dệt may- Da giày của LienVietPostBank còn rất khiêm tốn nếu so với nhu

cầu vốn sản xuất kinh doanh năm 2015 của ngành .36

III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CỦA KHỐI NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUAN

HỆ KINH DOANH QUỐC TẾ.37

1. Đánh giá về rủi ro của ngân hàng khi đầu tư/cấp tín dụng đối với ngành .37

2. Đề xuất .37

pdf37 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ngành dệt may – da giày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, chất lượng cây bông kém nên không cạnh trạnh được với các nước xuất khẩu lớn như Mỹ, Ấn Độ, Brazil bất chấp các chính sách phát triển của Chính phủ (như không thu tiền hạt giống đối với người trồng bông). Do đó, không bất ngờ khi Việt Nam trở thành nước nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Băng la đét và Trung Quốc. Và trong tương lai, việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn bông nhập khẩu là có thể. DỆT 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nghìn tấn Sản lượng sợi Tăng trưởng sản lượng sợi Biểu đồ 6: Sản lượng sợi qua các năm (Nguồn: GSO) Sản xuất sợi nội địa tăng trưởng 2 chữ số trong giai đoạn 2005-2014: Năm 2014, sản lượng sợi đạt 1,5 triệu tấn, tăng 16,8% so với năm 2013, tăng 90,5% so với năm 2010, tăng 495,4% so với năm 2005. Trong giai đoạn 2005-2014, sản lượng sợi ghi nhận mức tăng bình quân 22,9%/năm. Quy mô sản xuất sợi tăng nhanh do nhiều dự án trong nước và đầu tư FDI đi vào vận hành nhằm đón đầu những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do 14 -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Triệu USD Kim ngạch nhập khẩu xơ sợi Kim ngạch xuất khẩu xơ sợi Tăng trưởng nhập khẩu xơ sợi Tăng trưởng xuất khẩu xơ sợi Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sợi qua các năm (Nguồn: GSO) Việt Nam đã và đang ký kết mang lại. Đặc biệt là để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được kỳ vọng sẽ giúp ngành dệt may tăng hơn 20 tỷ USD đến năm 2020. Trong đó, có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Texhong với quy mô khoảng 450.000 tấn sợi/năm tại KCN Hải Yên, Quảng Ninh; Sợi Thế Kỷ xây thêm nhà máy với công suất 30.000 tấn sợi/năm tại KCN Trảng Bàng 3, Tây Ninh. Ngoài ra, trong bối cảnh giá bông cao tại thị trường Trung Quốc do chính sách thu mua bông nội địa giá cao và cấp hạn ngạch bông nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp lớn của nước này đã chuyển nhà máy sản xuất sợi sang Việt Nam để tận dụng nguồn bông nhập khẩu giá rẻ, sau đó xuất ngược trở lại Trung Quốc – là nguyên nhân thứ 2 khiến sản lượng sợi tăng mạnh. Lệch pha về cung và cầu của lĩnh vực sợi là sự đứt gãy tiếp theo trong chuỗi giá trị dệt may: Cụ thể, năm 2014, Việt Nam sản xuất được 1,5 triệu tấn sợi, nhưng lại xuất đi 858,3 nghìn tấn, tức gần 60% sản lượng sợi sản xuất được. Trong khi đó, nước ta lại nhập khẩu về 739,9 nghìn tấn, tức 86,2% lượng xuất đi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, gồm: chất lượng sợi không phù hợp, quy mô khâu dệt nhuộm hoàn tất chưa phát triển tương xứng và đặc tính may gia công xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, sản phẩm sợi của nước ta chưa đa dạng về chủng loại (chủ yếu là sợi cotton, sợi polyester), chất lượng các sản phẩm sợi tập trung ở phân khúc cấp thấp, trung bình nên không đáp ứng được nhu cầu dệt nhuộm vốn đòi hỏi nhiều loại sợi khác nhau (sợi len, sợi spandex, sợi nylon). Thứ hai, năng lực của khâu dệt nhuộm chậm phát triển hơn so với khâu sợi khiến đầu ra của sợi bị tắc nghẽn, buộc các doanh nghiệp sợi phải tìm đường xuất khẩu. Thứ ba, khâu may của Việt Nam có đến 80% là gia công nên việc chọn nguyên liệu phải theo sự chỉ định của khách hàng. Các doanh nghiệp không thể chủ 15 -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Triệu m2 Sản lượng vải Tăng trưởng sản lượng vải Biểu đồ 8: Sản lượng vải trong nước qua các năm (Nguồn: GSO) -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2005200620072008200920102011201220132014 Triệu USD Nhập khẩu vải các loại Tăng trưởng nhập khẩu vải Biểu đồ 9: Kim ngạch nhập khẩu vải qua các năm (Nguồn: GSO) động đặt nguồn nguyên liệu vải trong nước tác động không tốt đến nhu cầu của khâu dệt nhuộm và sợi trong nước. Khâu Dệt, nhuộm và hoàn tất chậm phát triển đã tạo thành nút thắt cổ chai trong chuỗi giá trị dệt may: Năm 2014, năng lực sản xuất vải của nước ta đạt 1,3 tỷ m2, tăng 6,8% so với năm 2013, tăng 12,5% so với năm 2010, tăng 136% so với năm 2005. Trong giai đoạn 2005-2014, sản lượng vải chỉ tăng bình quân 11,1%/năm. Các mức tăng trưởng trên đều thấp hơn các mức tăng trưởng sản lượng sợi trong cùng thời kỳ so sánh. Đặc biệt, do năng lực nhuộm và hoàn tất của Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,8 tỷ m2 vải/năm nên 40% vải thô làm ra được xuất khẩu sang các nước có hệ thống nhuộm, hoàn tất tốt như Hàn Quốc, Trung Quốc, sau đó xuất ngược trở lại Việt Nam. Khâu dệt, nhuộm, hoàn tất có những lợi thế là nguồn cung sợi đầu vào dồi dào, nhu cầu vải đầu ra cao nhưng lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Đầu tư vào khâu này đòi hỏi những yêu cầu rất lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và những yêu cầu khắt khe về môi trường nhưng khả năng thu hồi vốn lại chậm. Do đó, chỉ những doanh nghiệp nước ngoài mới đủ khả năng đầu tư. Hơn nữa, nhiều địa phương cũng đưa ra các chính sách hạn chế dự án dệt nhuộm do lo ngại ô nhiễm môi trường khiến quy mô ngành chậm mở rộng. Sự mất cân đối tiếp tục diễn ra ở nguồn cung vải khi Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu: Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cần sử dụng khoảng 8 tỷ m2 vải để sản xuất, trong đó, nguồn vải trong nước chỉ đáp ứng được 16,4%, còn lại là nhập khẩu. Trái với tốc độ tăng trưởng thấp của sản xuất vải trong nước, giá trị vải ngoại nhập lại tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2014. Cụ thể, năm 2014, kim ngạch nhập khẩu vải đạt 9,4 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2013, tăng 75% so với năm 2010, tăng 281% so với năm 2005. Trong giai đoạn 2005-2014, giá trị nhập khẩu bình quân tăng 16,6%/năm. Về cơ cấu 16 thị trường nhập khẩu vải, năm 2014, nhập từ Trung Quốc chiếm 49,5%, Hàn Quốc 19,6%, Đài Loan 14,8%, Nhật Bản 5,9%, Hồng Kông 2,7%. MAY 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Triệu USD Kim ngạch nhập khẩu NPL Tăng trưởng nhập khẩu NPL Biểu đồ 10: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may – da giày qua các năm (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ phát triển không tương xứng khiến Việt Nam phải nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu cho khâu may: Ngoài vải, Việt Nam cũng phải nhập khẩu thêm các vật liệu dựng khác như cúc, khuy, khóa kéo, chỉ may để hoàn chỉnh sản phẩm. Năm 2015, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may – da giày đạt 5 tỷ USD, tăng 90,9% so với năm 2010, chiếm 21,9% kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn 2010-2015, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 17,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (16,8%). Việc đầu tư chưa đúng mức vào sản xuất nội địa nguyên phụ liệu ngành may cũng như tính chất gia công của khâu may (mua nguyên phụ liệu theo sự chỉ định của khách hàng) là nguyên nhân chính khiến ngành dệt may phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu. Ở mắt xích may, Việt Nam mới ở mức độ sản xuất cấp thấp: CMT (Cut – Make – Trim) (Gia công): Đây là hình thức sản xuất đơn giản nhất khi các tổ chức mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển, các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Hình thức sản xuất này có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, khoảng 4% và thường được các nước phát triển chuyển giao sang thực hiện ở các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhân công dồi dào và giá rẻ. Tại Việt Nam, 80% lượng doanh nghiệp sản xuất theo hình thức này. FOB (Free on Board) (mua nguyên liệu – bán thành phẩm): Đây là một phương thức sản xuất ở bậc cao hơn so với CMT và có tỷ 17 suất sinh lời khoảng hơn 7%. Khác với CMT, các nhà xuất khẩu theo FOB sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp từ các người mua của họ. Tại Việt Nam, khoảng 18% lượng doanh nghiệp sản xuất theo phương thức này. Có thể kể đến những cái tên như: CTCP dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM), CTCP đầu tư và thương mại TNG, CTCP Everpia Việt Nam. Có 3 phương thức sản xuất FOB như sau: FOB cấp I: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách mua chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu. FOB cấp II: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. Điểm cốt yếu là các doanh nghiệp phải tìm được các nhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp các nguyên liệu đặc biệt và phải tin cậy về chất lượng, thời hạn giao hàng. FOB cấp III: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công hoạt động sản xuất theo phương thức này, các doanh nghiệp cần phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần. ODM (Original Design Manufacturing) (Thiết kế dựa trên ý tưởng sẵn có, sản xuất): Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và bán lại cho người mua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới. OBM (Original Brand Manufacturing) (Tự thiết kế, sản xuất, phân phối): Các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình. Các nhà sản xuất theo phương thức OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường các quốc gia lân cận. Khoảng 2% lượng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất theo ODM và OBM, điển hình là: Việt Tiến, Phong Phú, May 10. Tỷ suất sinh lời của 2 phương thức này có thể đạt 30-40%. Hiện nay, ngành dệt may gặp khó khăn khi dịch chuyển lên các phương thức sản xuất cao hơn do không có khả năng tìm được nguồn vải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng và không đủ khả năng về tài chính để đề phòng giải quyết cho các trường hợp phát sinh rủi ro khi thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng thời hạn. Đặc biệt, ngành may mặc Việt Nam đang rất yếu ở mảng thiết kế sản phẩm vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thông tin về nhu cầu khách hàng, xa thị trường tiêu dùng cuối cùng. 18 PHÂN PHỐI 86% 14% Doanh thu xuất khẩu Doanh thu nội địa Biểu đồ 11: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ dệt may (Nguồn: LPB Research tổng hợp) Doanh nghiệp dệt may Việt Nam chú trọng nhiều hơn vào hoạt động xuất khẩu: Về sản xuất, năm 2014, sản lượng quần áo mặc thường đạt 3,7 tỷ chiếc, trong đó, 70% dành cho xuất khẩu, 30% cho tiêu dùng nội địa. Về doanh thu, năm 2014, doanh thu xuất khẩu hàng dệt may đạt 20,9 tỷ USD, doanh thu nội địa đạt 70.000 tỷ đồng (3,3 tỷ USD), tương ứng với cơ cấu tỷ trọng 86% doanh thu đến từ xuất khẩu, 14% từ nội địa. Trong giai đoạn 2010-2015, giá trị xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân 18,3%, trong khi tăng trưởng tiêu dùng dệt may nội địa là 10-15%. TIẾP THỊ, BÁN HÀNG Đây là mắt xích yếu nhất trong chuỗi giá trị dệt may, hạn chế sự xâm nhập của hàng dệt may Việt Nam ra bên ngoài thế giới: Do khoảng cách địa lý xa thị trường tiêu dùng cuối cùng, do phương thức xuất khẩu gia công làm triệt tiêu động lực tìm kiếm, khảo sát nhu cầu thị trường nên các doanh nghiệp dệt may nước ta đang phụ thuộc rất lớn vào khâu trung gian để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Họ phải thông qua các nhà bán buôn khu vực, văn phòng đại diện của hãng thời trang lớn thế giới để có các hợp đồng gia công, rất ít doanh nghiệp dệt may có được các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Việc không nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của người mua cũng như xu hướng thời trang mới trên thế giới khiến mắt xích may dậm chân rất lâu ở phương thức sản xuất gia công. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỐI GIÁ TRỊ Ngành dệt may Việt Nam đang phát triển những mắt xích có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị: 3 mắt xích đó gồm Dệt, May, Phân phối. Hiện nay, các doanh nghiệp đang làm tốt nhất ở khâu may gia công do khâu này không đòi hỏi đầu tư cao về Các DN dệt may Việt Nam Các nhà sản xuất khu vực Các nhà buôn Người mua toàn cầu Người tiêu dùng Văn phòng đại diện T h iếu liên k ết 19 Biểu đồ 121: Giá trị gia tăng dệt may (Nguồn: LPB Research tổng hợp) Bảng 8: Cân đối thặng dư thương mại (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Tiêu chí 10T2015 Năm 2014 Tổng xuất khẩu (XK) 22208 24692 XK dệt may 18953 20949 Trong đó: XK vải 830 800 XK Xơ sợi 2119 2543 XK vải không dệt 377 456 XK NPL dệt may 759 744 Tổng nhập khẩu (NK) 13790 15461 Bông 1419 1443 Xơ sợi các loại 1264 1559 Vải 8395 9428 NPL dệt may 2712 3031 NK cho XK 10971 12239 Cân đối Xuất khẩu - NK cho XK 11237 12453 Tỷ lệ GTGT 50,6% 50,4% công nghệ và tận dụng được nguồn lao động giá rẻ. Tỷ suất sinh lời của khâu này cũng ở mức thấp, khoảng 4% (tỷ suất sinh lời năm 2015 của các CTCP SX&TM may Sài Gòn là 3,7%, ĐT&TM TNG là 3,9%, may Phú Thịnh Nhà Bè là 5,5%). Ở khâu dệt, các sản phẩm chủ yếu vẫn là sợi, chăn, ga, gối, đệm. Tỷ suất sinh lời của khâu này cao hơn khâu may, khoảng hơn 7% (tỷ suất sinh lời năm 2015 của CTCP Sợi Thế Kỷ là 6,9%, Everpia Việt Nam là 13%). Ở khâu phân phối, không có số liệu cụ thể về tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, bước đầu, các doanh nghiệp đã đặt nền móng bằng việc phát triển thương hiệu Made in Vietnam cũng như chuỗi cửa hàng Vinatex. Tại thị trường xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam cũng dần được biết đến như cứ điểm sản xuất cho hàng dệt may toàn cầu. Trong chuỗi giá trị dệt may xuất khẩu, Việt Nam thu về 50,6% giá trị: Cụ thể, trong 10 tháng 2015, giá trị thặng dư từ xuất khẩu (sau khi trừ đi giá trị nhập khẩu cho xuất khẩu) đạt 11,2 tỷ USD, bằng 50,6% giá trị xuất khẩu, tăng nhẹ so với mức 50,4% của năm 2014. Như vậy, nếu coi giá trị của 1 sản phẩm xuất khẩu là 100%, Việt Nam chỉ thu về 50,6% giá trị. Đó là tiền công sản xuất của tất cả doanh nghiệp dệt may tham gia và giá trị phần nguyên liệu nội địa trong quá trình hoàn chỉnh sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng. Gần 50% giá trị còn lại thuộc về giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu và khâu Tiếp thị, hậu mãi trong khi phần lớn công đoạn tạo ra sản phẩm là do doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận. Điều này đặt ra cơ hội cũng như thách thức cho ngành Dệt may Việt nam là phải chuyển sang các khâu nguyên phụ liệu và tiếp thị, hậu mãi để đạt được giá trị gia tăng lớn nhất. Nguyên liệu thô Dệt May Phân phối Tiếp thị, hậu mãi Giá trị gia tăng 20 2. DA GIÀY NGUYÊN LIỆU Cũng giống như Dệt may, ngành Da giày phụ thuộc hơn 50% vào nguyên liệu nhập khẩu: Theo Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso Vietnam), sản xuất da thuộc trong nước (sản xuất mũ giày, lót giày, túi cặp) trong năm 2014 đạt 210 triệu m2, đáp ứng được 24,4% nhu cầu về da thuộc. Sản xuất giả da trong nước cũng đáp ứng được 4,2% nhu cầu; sản xuất vải dệt (sản xuất mũ giày, túi cặp, ba lô) đáp ứng 17,5%; vải không dệt (làm lót, đệm mũ giày, túi) đáp ứng được 12,5%; carton (sản xuất đế trong) đáp ứng 16,7%; sản xuất đế giày các loại có tỷ lệ đáp ứng cao nhất - 58,7% nhu cầu. Riêng nhập khẩu da thuộc trong năm 2014 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 37,7% so với năm 2013. Chưa kể nhập khẩu nguyên phụ liệu khác được gộp với ngành dệt may là 5 tỷ USD trong năm 2014. Hiện nay, chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng FOB, khoảng 70% doanh nghiệp sản xuất da giày, túi xách của Việt Nam theo phương thức gia công. Nhà sản xuất không được chủ động tìm kiếm và đặt nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất mà phải theo chỉ định của khách hàng, thường là đối tác nước ngoài. Do đó, không tạo động lực cho lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu phát triển. SẢN XUẤT Sản lượng giày ghi nhận các mức tăng trưởng cao những năm gần đây: Năm 2014, Việt Nam sản xuất được 861,9 triệu đôi giày, trong đó có 251,2 triệu đôi giày da; 55,4 triệu đôi giày vải; 555,3 triệu đôi giày thể thao, tương ứng với tỷ trọng là 29,1%; 6,4% và 64,4%. Đối với giày dép da, sản lượng giày tăng trưởng 10,3% năm 2014; 2,6% năm 2013 và 10,8% năm 2012. Đối với giày thể thao, sản lượng giày tăng trưởng 15,5% năm 2014; 19,9% năm 2013 và 5,5% năm 2012. Đối với giày vải, tốc độ tăng thấp hơn, lần lượt ở các mức 4,3%; 3,9%; 3,0%. Trong giai đoạn 2005-2014, tổng sản lượng giày ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 6,6%, trong đó, sản lượng giày dép da tăng bình quân 2,1%; giày vải tăng 6,0% và giày thể thao 9,9%. Hầu hết các thương hiệu giầy quốc tế lớn như Nike, Adidas, Reebok, Puma, New Balance, Reebok, Salomon đều đặt hàng gia công tại Việt Nam. Hiện có 90% sản lượng giày dép là dành cho xuất khẩu. 21 IV. PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh Điểm yếu  Khâu may, sản xuất và phân phối ít nhiều đã khẳng định được thế mạnh khi giúp hàng dệt may, giày dép có được vị trí cao tại các thị trường xuất khẩu khó tính là Mỹ (dệt may và da giày đều có thị phần lớn thứ 2); EU (dệt may đứng 4, da giày đứng thứ 2), Nhật Bản.  Việt Nam có chi phí lao động thấp hơn một số quốc gia cạnh tranh là Trung Quốc (lương cơ bản năm 2013 khoảng 410 USD/tháng), Thái Lan (390 USD/tháng), Indonesia (210 USD/tháng), của Việt Nam là 180 USD/tháng.  Các mắt xích đều có những điểm yếu: nguyên phụ liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, khâu thiết kế chưa phát triển, khâu may phần lớn ở cấp độ gia công, không chú trọng tới mảng tiếp thị, bán hàng. Điều này khiến giá trị gia tăng của ngành còn thấp.  Phần lớn các doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính mỏng, khó có khả năng dịch chuyển nhanh sang các mắt xích có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cơ hội Thách thức  Hai hiệp định thương mại là TPP và FTA Việt Nam – EU sẽ đem lại những cơ hội rất lớn cho ngành dệt may thông qua: (1) Gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường Mỹ và EU do thuế nhập khẩu giảm xuống 0%. (2) Gia tăng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giải bài toán nguyên liệu tại Việt Nam  Việt Nam đón nhận được luồng dịch chuyển đơn hàng sản xuất từ Trung Quốc, Hàn Quốc nhờ chi phí nhân công thấp, tình hình xã hội ổn định  Đáp ứng các quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của hiệp định TPP, “từ vải trở đi” của FTA Việt Nam – EU trong bối cảnh Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ngoài hiệp định là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ  Thách thức đối với doanh nghiệp nội địa khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp FDI về đơn hàng, lao động. Từ đó, khó nâng được tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI.  Đảm bảo tuân thủ chính sách phát triển của Chính phủ khi khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ (dệt nhuộm) nhưng lại hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. 22 V. DIỄN BIẾN NGÀNH 1. Tiêu thụ 1.1. Xuất khẩu Giá trị xuất khẩu dệt may – da giày liên tục tăng trưởng 2 chữ số trong giai đoạn 2010- 2015 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Triệu USD Nguyên phụ liệu dệt may - da giày Xơ sợi dệt các loại Túi xách, ví, ba lô, mũ, ô Giày dép các loại Hàng dệt, may Tăng trưởng tổng kim ngạch XK Biểu đồ 13: Kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày các năm (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày đạt 41,7 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2014. Tính riêng từng sản phẩm, xuất khẩu hàng dệt may đạt 22,8 tỷ USD, chiếm 54,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày. Xuất khẩu giày dép các loại đạt 12 tỷ USD, chiếm 28,8%. Xuất khẩu túi xách, ví, ba lô đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 6,9%. Xuất khẩu xơ, sợi dệt đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 6,1%. Xuất khẩu nguyên phụ liệu đạt 1,4 tỷ, chiếm 3,4%. Trong giai đoạn 2010-2015, tổng giá trị xuất khẩu dệt may – da giày tăng bình quân 17,5%/năm. Xét riêng từng thành phần, xuất khẩu hàng dệt may tăng bình quân 15,4%/năm; giày dép các loại tăng 18,7%/năm; túi xách, ví, ba lô tăng 24,1%/năm; xơ, sợi dệt tăng 12,9%/năm; nguyên phụ liệu tăng 22,4%/năm. Khoảng 80% doanh nghiệp dệt may – da giày Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn sản xuất trong khi đầu vào và đầu ra đã có các chủ hàng, các công ty có chuỗi giá trị toàn cầu cung cấp, bao tiêu. Đây là nguyên nhân cốt lõi giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Hơn nữa, mức độ tinh xảo của các sản phẩm dệt may Việt Nam chưa cao, chủ yếu là áo khoác (chiếm 22,6% giá trị xuất khẩu dệt may trong 10 tháng 2015), áo thun (chiếm 19,8%), quần áo trẻ em (5,9%), trong khi các sản phẩm giá trị cao hơn là váy có giá trị xuất khẩu thấp, chiếm 5,3%, áo Ghilê (chiếm 0,4%). Phần lớn kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày của Việt Nam thuộc về khối doanh nghiệp FDI 23 65,70% 34,30% Giá trị xuất khẩu của khối FDI Giá trị xuất khẩu của khối trong nước Biểu đồ 14: Cơ cấu xuất khẩu của các khối doanh nghiệp năm 2015 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Năm 2015, giá trị xuất khẩu dệt may – da giày đạt được 41,7 tỷ USD, trong đó có tới 65,7% giá trị thuộc về doanh nghiệp FDI, còn lại 34,3% thuộc về doanh nghiệp nội địa, trong khi số lượng doanh nghiệp FDI và nội địa tương ứng là 25% và 75%. Xu hướng chung của các đối tác nhập khẩu lớn tại Mỹ, Nhật Bản và châu Âu là chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói, từ kéo sợi, dệt vải cho đến cắt, may hoặc tương tự với lĩnh vực da giày. Do đó, các doanh nghiệp FDI với lợi thế về đầu tư sản xuất theo chuỗi khép kín đang là đối tượng tìm đến của các nhà nhập khẩu lớn tại Mỹ, EU, Nhật Bản. Điều này giải thích vì sao giá trị xuất khẩu của khối FDI chiếm gần 70% giá trị xuất khẩu dệt may – da giày cả nước. Riêng trong tháng 10, các doanh nghiệp FDI đóng góp giá trị xuất khẩu lớn cho hàng dệt may Việt Nam có thể kể đến những cái tên như: Sakurai Việt Nam (Nhật), May Tinh Lợi (Crystal Hong Kong), Hanesbrands Việt Nam Huế (Mỹ), Hansae Việt Nam (Hàn Quốc). Phía doanh nghiệp Việt Nam có các doanh nghiệp điển hình là May Việt Tiến, May Bắc Giang, May Sông Hồng, May Nhà Bè Mức độ xuất khẩu theo thị trường là khá tập trung khi 5 thị trường xuất khẩu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm 80,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi đối với da giày là 40 quốc gia. Trong 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam đều đã có quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương. Thị trường Mỹ: Năm 2015, xuất khẩu dệt may – da giày của Việt Nam sang Mỹ đạt 16,3 tỷ USD, là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39,1% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may - da giày. Tính riêng hàng dệt may, năm 2015, Mỹ nhập khẩu 111,9 tỷ USD, trong 24 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Khác Nguyên phụ liệu Xơ sợi dệt Túi, ví Giày dép các loại Hàng dệt may Thị phần xuất khẩu Biểu đồ 15: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2015 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) đó, nhập từ Việt Nam đạt 11,3 tỷ USD. Với giá trị này, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ đạt 10%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc (thị phần 38,6%). Hiệp định TPP vừa kết thúc đàm phán vào tháng 11/2015 và dự kiến hiệu lực năm 2018 sẽ thúc đẩy hàng dệt may – da giày sang Mỹ nhờ mức thuế giảm mạnh Thị trường EU: EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may – da giày lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 20,2%. Trong 9 tháng đầu năm 2015, thị trường này tiêu thụ 69 tỷ USD hàng dệt may nhập khẩu. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại EU đạt 3,4%, đứng thứ 4 sau Trung Quốc (thị phần 37%), Băng la đét (17%), Thổ Nhĩ Kỳ (11,5%), Ấn Độ (6,7%). Hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_nganh_det_may_da_giay.pdf