Theo sốliệu của Trung tâmKhuyến nông quốc gia, từnăm1993 đến 2005, tổng kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến lâmlà 66,6 tỷ đồng, chiếm12,3% tổng nguồn kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông khuyến lâmnói chung. Bình quân mỗi năm
kinh phí được cấp cho hoạt động khuyến lâm là 5,12 tỷ đồng. Từnăm 2003, kinh phí nhà
nước đầu tưcho hoạt động khuyến lâm đã tăng lên mức trên 10 tỷ đồng/năm,riêng năm
2005, đạt gần 12 tỷ đồng, tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn (96,4% tổng
kinh phí).
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hộ gia đình là 2 triệu ha và tổ chức là 3 triệu ha (đến 30/9/2007 được 62%).
Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung, cho khu vực thành thị / nông thôn và
cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ năm 1996 đến nay. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.000 đồng và thu
nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất.
Thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,27% (2002) và gần 1% (2004) của tổng thu nhập bình
quân.
Việc thống kê số việc làm được tạo ra trong ngành lâm nghiệp là tương đối khó và
hiện chỉ có thể thực hiện gián tiếp hoặc thông qua các chương trình, dự án. Số liệu thống kê
của dự án 661 cho biết cả nước có 389.500 hộ tham gia các hoạt động của dự án 661. Số liệu
thống kê của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) cho thấy cả nước
có trên 250.300 người tham gia các hoạt động chế biến gỗ, trong đó số lao động ở các tỉnh,
thành phố ở phía Nam chiếm 229.100 người (91,5%).
Các chỉ tiêu về môi trường
Các chỉ tiêu chủ yếu về đa dạng sinh học là số lượng các hệ sinh thái quan trọng, số
lượng các loài động, thực vật quý hiếm và tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng (Protected Areas) so
với diện tích tự nhiên cả nước. Hiện tại diện tích rừng đặc dụng ở Việt nam chỉ chiếm khoảng
6% diện tích tự nhiên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Danh mục các
loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
13
tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, hiệu quả và hiệu lực của quy định sẽ
rất hạn chế, nếu quy định này không được cấp nhật hàng năm theo vùng hoặc theo tỉnh, thành
phố.
Việc xác định diện tích rừng theo đai cao và độ dốc giúp cho công tác phân cấp rừng
phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và đánh giá gián tiếp khả năng
phòng hộ của các khu rừng. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy
hoạch rừng cho thấy đất trống đồi núi trọc ở cấp độ dốc trên 25° chiếm 15% diện tích
ĐTĐNT và tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững
Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến 2010 là một chỉ tiêu trung gian nhằm hướng
đến xây dựng chỉ tiêu "Lâm phận quốc gia ổn định" (Permanent forest estate) để tạo hành
lang pháp lý cho quản lý và phát triển rừng bền vững. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp
2006-2020 và Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16,2
triệu ha bao gồm 5,6 triệu ha đất rừng phòng hộ, 2,2 triệu ha đất rừng đặc dụng và 8,4 triệu ha
đất rừng sản xuất.
Để tái tạo rừng tự nhiên từ rừng tự nhiên nghèo kiệt và trên đất trống có cây gỗ mọc
rải rác, kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã được áp dụng. Tính đến hết 2006 cả
nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sính tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.398 ha
vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên diện tích khoanh nuôi tái sinh thành rừng thấp, trung bình chỉ ở mức
150.000 ha / năm (2001-2005).
Diện tích đất trồng rừng mới hiên nay là khoảng 1,37 triệu ha cho rừng sản xuất, 0,6
triệu ha cho rừng phòng hộ và 0,13 triệu ha cho rừng đặc dụng. Các vùng có nhiều diện tích
đất trồng rừng mới là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.
Trồng cây phân tán đã trở thành một truyền thống tốt đẹp ở nhiều địa phương. Số
lượng trồng cây phân tán hàng năm của cả nước là khoảng 200 triệu cây /năm trong suốt thời
kỳ 2001-2005.
Diện tích rừng sản xuất năm 2005 là quá nhỏ, mới đạt 4,5 triệu trên 8,5 triệu ha diện
tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất đến năm 2010. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chủ yếu
tập trung ở Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Diện tích rừng trồng sản xuất còn
quá nhỏ bé với diện tích gần 1,4 triệu ha trong đó các vùng có diện tích rừng trồng sản xuất
lớn nhất là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long.
Diện tích trồng rừng mới hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là khoảng 170.000 ha
đến 190.000 ha /năm, trong đó tỷ lệ rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ là tương
đương. Tuy nhiên từ năm 2006 tỷ lệ này đã thay đổi nghiêng về trồng rừng sản xuất, do nhu
cầu gỗ rừng trồng cho thị trường trong nước và quốc tế tăng mạnh.
Diện tích trồng rừng lại hàng năm sau khai thác duy trì ở mức trên dưới 20.000 ha /
năm tức là tương đương với diện tích khai thác hàng năm là 20.000 ha và lượng khai thác là 1
triệu m3 / năm từ rừng trồng (ước sản lượng gỗ là 50 m3 gỗ /ha).
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
14
Hiện chưa có số liệu chính xác về giá trị sản xuất của lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, số
liệu xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của Tổng Cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu LSNG
năm 2004 đạt 200 triệu USD, trong đó hàng mây tre đan chiếm ưu thế với hơn 70% giá trị
xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng LSNG năm 2004 đạt 300 triệu USD.
Chứng chỉ rừng là đặc biệt quan trọng và cần thiết để sản phẩm gỗ và LSNG của Việt
nam có thể thâm nhập vào thị trường lâm sản thế giới. Cho đến tháng 11/2005 chưa có khu
rừng nào của Việt nam được cấp chứng chỉ của FSC và mới có 86 chứng chỉ CoC đã được
cấp cho các doanh nghiệp chế biến của Việt nam. Năm 2006 mới có một đơn vị duy nhất ở
Việt nam được cấp chứng chỉ rừng FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng là Công ty liên
doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định).
Các chỉ tiêu về Chương trình Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các
dịch vụ môi trường
Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên có diện tích 5,3 triệu ha (chiếm 89,1% diện tích có
rừng) cần tiếp tục nâng cao chất lượng để có được 5,68 triệu ha rừng phòng hộ đến 2010 và
các năm sau, như nhiệm vụ đã xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam
2006-2020. Các vùng có diện tích có rừng phòng hộ chung và đồng thời có diện tích rừng tự
nhiên phòng hộ lớn nhất là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
và Tây Nguyên.
Việt nam hiện có 128 khu bảo tồn thiên nhiên với 30 Vườn quốc gia, 47 khu dự trữ
thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan và tổng diện tích trên 2,34 triệu ha,
trong đó 1,93 triệu ha có rừng, khoảng 412.000 ha chưa có rừng. 95,7% diện tích có rừng đặc
dụng là rừng tự nhiên.
Trong nhiều năm qua, dự án 661 và các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế khác
đã hỗ trợ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và các tỉnh tổ chức khoán bảo
vệ rừng cho các cộng đồng, hộ gia đình nhằm tạo thu nhập cho các hộ nông dân sống phụ
thuộc vào rừng. Diện tích khoán bảo vệ trong giai đoạn 2001-2006 trung bình là 2,7 triệu
ha/năm.
Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển
biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kiểm lâm theo quan
điểm xã hội hóa nghề rừng và bảo vệ rừng. Hiện cả nước có 57/64 tỉnh, thành phố đã phân
công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, với 4.477 kiểm lâm viên được phân công quản lý
5.310/5.985 xã có nhiều rừng.
Trong giai đoạn 1999-2006 bình quân một năm diện tích bị cháy giảm còn 4.631 ha
trong đó nguyên nhân chính là do người dân đốt nương làm rẫy.
Hàng năm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy có giảm từ 59.379 vụ
năm 2000 xuống còn 39.592 vụ năm 2005 và 38.708 vụ năm 2006, tuy nhiên tình trạng phá
rừng, khai thác trái phép lâm sản vẫn diễn biến rất phức tạp do một số địa phương buông lỏng
việc quản lý rừng.
Để thúc đẩy người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, UBTVQH, Chính phủ và
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã ban hành một số pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn thực
hiện quy chế dân chủ ở xã và xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
15
dân cư thôn, bản. Tính đến cuối năm 2006, 18.961 thôn bản trong cả nước đã xây dựng được
Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía Bắc.
Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Trong các năm từ 1970-1980, lượng khai thác từ rừng tự nhiên là 2 triệu m3 gỗ/ năm;.
trong giai đoạn 1981-1990 giảm xuống còn 1 triệu m3/ năm; thời kỳ 1991-2000 còn khoảng
500 ngàn m3/năm và từ năm 2000 đến nay, Chính phủ chỉ cho phép khai thác từ 300.000 m3
đến 200.000 m3 gỗ/năm.
Khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên của cả nước trong thời kỳ từ
2001-2005 trung bình mỗi năm đạt 2,53 triệu m3, trong đó chủ yếu từ rừng trồng. Riêng năm
2005, khối lượng gỗ khai thác của cả nước đạt hơn 2,7 triệu m3, trong đó có hơn 2,5 triệu m3
từ gỗ rừng trồng. Trên thực tế khối lượng gỗ khai thác hàng năm có thể còn cao hơn số công
bố. Tuy không thể thống kê được lượng LSNG đã khai thác, nhưng thông qua công suất của
các cơ sở chế biến LSNG và lượng LSNG xuất và nhập khẩu có thể ước đoán lượng khai thác
hoặc giá trị sản xuất của LSNG. Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 gần 200 triệu
USD, riêng hàng mây tre đan đạt 138 triệu USD, chiếm đứng đầu các mặt hàng LSNG xuất
khẩu, sau đó là mật ong, quế, hồi....
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 ngàn ste
củi, trong đó các địa phương miền Bắc khai thác 19.256,7 ngàn ste, chiếm 73,4% tổng sản
lượng củi khai thác của cả nước.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của cả nước đã tăng từ 13.500 tỷ
đồng năm 2000 lên 60.060 tỷ đồng năm 2005 theo giá thực tế và 7.529 tỷ đồng năm 2000 lên
21.532 tỷ đồng năm 2005 theo giá so sánh 1994.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu các
mặt hàng lâm sản của Việt Nam đạt gần 1,79 tỷ USD, trong đó giá trị mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng giá trị xuất khẩu, phần giá trị còn lại (230 triệu
USD) thuộc về các mặt hàng làm từ mây, tre ( khoảng 10%), quế, hồi và các sản phẩm khác
(khoảng 2,6%).
Năm 2005, tổng giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập nhập khẩu cả nước đạt hơn 650,7
triệu USD, tăng 20,8% so với tổng giá trị nhập khẩu của năm trước. Thị trường nhập khẩu gỗ
và nguyên liệu gỗ chính vào Việt Nam là Malaysia với 20,8% tổng thị phần, tiếp theo là Lào,
Campuchia, Trung Quốc, Mỹ...
Trong năm 2005, cả nước đã chế biến được hơn 3,1 triệu m3 gỗ xẻ các loại, bao gồm
cả gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu; gần 86 triệu m2 gỗ ván sàn; 42,6 triệu m2 gỗ
dán, 286,7 triệu m2 ván ép và hàng triệu bàn làm việc, giường, tủ; hàng chục triệu bộ salong,
sập gụ, tủ chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. 100% khối lượng các mặt
hàng gia dụng và 75-98% gỗ xẻ, gỗ ván sàn, ván ép...là do khu vực tư nhân sản xuất.
Chỉ tiêu về Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khuyến lâm
Hiện nay đã có một mạng lưới các đơn vị nghiên cứu khoa học lâm nghiệp bao gồm
các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo về lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất, các đơn vị ở địa
phương và các tổ chức phi chính phủ.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Viện nghiên
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
16
cứu duy nhất của ngành lâm nghiệp với tổng số 301 cán bộ (2005) và 325 cán bộ nghiên cứu
(2006).
Theo số liệu điều tra, hiện có 163 nguồn giống với tổng diện tích 5.967 ha tại 35/64
tỉnh, thành phố, trong đó: lâm phần tuyển chọn: 813,7 ha (chiếm 13,6%), rừng giống chuyển
hóa: 4.768 ha (chiếm 79,9% về diện tích) rừng giống: 215,2 ha (chiếm và 3,6%), vườn giống:
169,7 ha (chiếm 2,9%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng.
Trong giai đoạn 1996-2005, các đề tài nghiên cứu về lâm sinh, đề tài nghiên cứu về
trồng rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,6% (37/122 đề tài). Có 60 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực
chế biến lâm sản và 17 đề tài nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp cấp Bộ, nhưng đều ở quy mô
nhỏ. Các nghiên cứu về thương mại và thị trường còn chưa được quan tâm. Hầu hết các đề tài
nghiên cứu do Viện KHLN và Trường đại học lâm nghiệp thực hiện.
Tại thời điểm cuối năm 2005, lực lượng cán bộ khuyến nông trên toàn quốc đã có trên
25 ngàn người, trong đó các tỉnh miền Bắc có 20.112 người chiếm 80,3% tổng số cán bộ
khuyến nông trong cả nước. Tuy nhiên, số cán bộ khuyến lâm hiên tại là rất ít. Tại các Trung
Tâm khuyến nông tỉnh có nhiều rừng cũng chỉ có 1-2 cán bộ khuyến lâm, đa số các trạm
khuyến nông và ở tất cả các xã không có cán bộ khuyến lâm.
Tính đến năm 2005, số cán bộ kiểm lâm có gần 9.500 người. Về trình độ đào tạo có
đến 50% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, và 50% còn lại có trình độ trung hoặc sơ
cấp. Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã chiếm gần 40% lực lượng cán bộ kiểm lâm của cả nước. Số
cán bộ thuộc các Chi cục lâm nghiệp hoặc phòng Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh (nơi chưa thành lập chi cục) có 559 người, trong đó các tỉnh phía Bắc có
328 người, các tỉnh phía Nam có 231 người.
Số doanh nghiệp chế biến lâm sản ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam, nhưng bình
quân trên 1 doanh nghiệp về lao động, vốn và lợi nhuận trước thuế thì các doanh nghiệp thì ở
địa bàn phía Nam có qui mô bình quân vượt trội so với các doanh nghiệp ở địa bàn phía Bắc.
Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm
trường quốc doanh, 149 lâm trường đã được chuyển đổi thành 79 công ty lâm nghiệp, 56 ban
quản lý rừng phòng hộ và giải thể 9 lâm trường. Tổng diện tích đất thu hồi giao lại cho địa
phương là 225.685 ha. Tổng diện tích các công ty đang quản lý gồm gần 1,5 triệu ha đất các
loại.
Tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp lâm nghiệp cuối
năm 2005 là 1.731 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định bình quân của 304 doanh nghiệp
sản xuất lâm nghiệp đạt 718, 5 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp đạt
2,36 tỷ đồng.
Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn chu kỳ 2001-2005, cả nước có
26.606 hộ lâm nghiệp. Số hộ này đang quản lý 115,5 nghìn ha đất, trong đó có 108,5 nghìn ha
đất lâm nghiệp, chiếm gần 94% tổng diện tích đất được giao quản lý. Tính bình quân trên cả
nước mỗi hộ được giao quản lý 4,3 ha đất, trong đó có 4,1 ha đất lâm nghiệp. Nhìn chung, số
hộ lâm nghiệp còn quá ít chưa đến 1% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước
(11,2 triệu hộ ).
Cả nước có 2.457 trang trại lâm nghiệp, sử dụng tổng số 18.862 lao động trong đó có
8.680 lao động thường xuyên và quản lý tổng diện tích 56.276 ha đất các loại, trong đó có
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
17
51.038 ha đất lâm nghiệp.Tính bình quân cả nước 1 trang trại lâm nghiệp sử dụng 7,7 lao
động, trong đó có 3,5 lao động thường xuyên, quản lý 22,9 ha đất các loại, trong đó có 20,8
ha đất lâm nghiệp.
Trong cả nước, có 2.547 trang trại lâm nghiệp với tổng giá trị hàng hóa 102,2 tỷ đồng,
tổng thu nhập đạt 53,56 tỷ đồng. Tính bình quân trên cả nước trong năm 2005, giá trị hàng
hóa một trang trại đạt 41,6 triệu đồng và thu nhập đạt 21,8 triệu đồng.
Đầu tư tài chính cho ngành lâm nghiệp
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 16%
vốn đầu tư của Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trong tổng số vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp năm 2005 (568,6 tỷ đồng), vốn đầu tư cho dự án
Trồng mói 5 triệu ha rừng đã chiếm 512,8 tỷ đồng. Các nguồn vốn khác đầu tư cho lâm
nghiệp là vốn ODA (318,9 tỷ đồng), vốn tín dụng (145,4 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp và hộ
gia đình (98,5 tỷ đồng), vốn địa phương (81,8 tỷ đồng) và vốn từ thuế tài nguyên và bán cây
đứng là 36,8 tỷ đồng.
Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng
434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới, ADB, Quỹ
môi trường toàn cầu GEF và Liên hiệp Châu Âu EU. Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành
lâm nghiệp là: Đức, Nhật, Phần Lan, CIDA Ca Na Đa.
Hiện Tổng Cục Thống kê chưa thống kê số liệu về các dự án FDI cho riêng ngành lâm
nghiệp. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, đến 2004 toàn quốc có 420 dự án đầu tư nước
ngoài cho ngành lâm nghiệp với tổng vốn 1,3 tỷ USD, trong đó có 210 dự án còn hiệu lực với
vốn thực hiện đến 332 triệu USD.
Đầu tư cho khoa học công nghệ lâm nghiệp có sự gia tăng đầu tư đáng kể trong năm
2006 với mức đầu tư trên 38 tỷ đồng / năm, trong đó nghiên cứu lâm sinh vẫn là một ưu tiên
trong nghiên cứu.
Tổng vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 là 1.194,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung
ương (43%) và vốn của các dự án đầu tư nước ngoài (27%) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn đầu
tư cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn vốn chủ yêú đầu tư cho lâm nghiệp.
Đầu tư về nhân lực cho ngành lâm nghiệp
Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 1993 đến 2005, tổng kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến lâm là 66,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông khuyến lâm nói chung. Bình quân mỗi năm
kinh phí được cấp cho hoạt động khuyến lâm là 5,12 tỷ đồng. Từ năm 2003, kinh phí nhà
nước đầu tư cho hoạt động khuyến lâm đã tăng lên mức trên 10 tỷ đồng/năm, riêng năm
2005, đạt gần 12 tỷ đồng, tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn (96,4% tổng
kinh phí).
Số liệu Tổng điều tra nghiệp và nông thôn của Tổng cục Thống kê, năm 2001 cho
thấy cả nước có hơn 31 triệu lao động trong độ tuổi có khả năng lao động sống ở khu vực
nông thôn, trong đó 75% làm việc trong ngành nông nghiệp, 0,2% làm việc trong ngành lâm
nghiệp, 3,7% làm việc trong ngành thủy sản.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
18
Kết luận
Phần lớn các chỉ tiêu trong Hệ thống FOMIS lần này được lựa chọn từ Hệ thống chỉ
tiêu quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu ngành NN&PTNT và hệ thống chỉ tiêu của một số tổ chức
quốc tế và các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là số liệu của nhiều chỉ tiêu thống
kê quốc gia và ngành vẫn chưa được thu thập.
Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành, giữa các Viện nghiên cứu
và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp, thậm chí ngay trong cùng một bộ
về khái niệm, định nghĩa và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu hiện hành.
Việc thu thập thông tin để tính toán các chỉ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn do sự phân
tán thông tin, sự thiếu đồng bộ trong công tác thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin, hạn chế
về năng lực của các cơ quan chuyên môn; ngân sách hạn hẹp; số liệu thống kê chuyên ngành
hầu hết chưa được công bố công khai (trừ một số chỉ tiêu tổng hợp của Tổng Cục Thống kê
và của Bộ Nông nghiệp và PTNT...). Nhiều chỉ tiêu cần có trong các Báo cáo quốc gia đối
với các Thoả thuận đa phương về môi trường (MEAs) vẫn chưa thu thập được.
Việc xây dựng bộ chỉ tiêu và vận hành hệ thống FOMIS chắc chắn sẽ tốn kém cả về
kinh phí và thời gian, vì vậy cần được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ, cần có sự hỗ trợ cả về
kỹ thuật và tài chính và sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế quan tâm đến
lĩnh vực này.
Khuyến nghị:
¾ Thống nhất định nghĩa về ngành lâm nghiệp và rừng
¾ Nâng cao chất lượng kiểm kê tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
¾ Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp liên ngành trong điều tra, khảo sát các
chuyên đề liên quan đến lâm nghiệp
¾ Xây dựng Kế hoạch hành động về phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Bộ
Nông nghiệp và PTNT trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên
ngành lâm nghiệp.
¾ Thực hiện thành công Đề án “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành lâm
nghiệp đến năm 2010” theo Quyết định số 3427/QĐ-BNN-LN.
¾ Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin
cho các chỉ tiêu hiện có.
¾ Tiếp tục xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp các thống tin cho
các chỉ tiêu mới.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương
Tổng quan về Lâm nghiệp
Việt Nam
19Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Khái quát về điều kiện tự nhiên và rừng
Việt nam 1.1
Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28'
kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến
bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái
Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền
dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía
Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía
Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích
331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và
hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000
hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có
vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi,
đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh
lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài
trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa
mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng
chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới
3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung
lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ
Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Đồng bằng chỉ
chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi
ngăn cách thành nhiều khu vực. Đồng bằng
rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ với diệ i
diện tích 40.000 km² và chuỗi cácđồng bằng nh n
Trung với tổng diện tích 15.000 km².
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyế
Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa n
Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới
gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ V
khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay
từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ
đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Việt Namn tích 16.700 km², đồng bằng Nam Bộ vớ
ỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miề
Việt nam nhìn từ vũ trụ 20
n, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.
ên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển
gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới
iệt Nam, hình thành nên các miền và vùng
đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao,
trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC
có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
21
nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ
ẩm không khí trên dưới 80%.
Rừng miền trung Việt Nam (Nguồn: Chi cục KL
Quảng Nam)
Việt Nam có một mạng lưới
sông ngòi dày đặc với 2.360
con sông có chiều dài trên 10
km, trong đó có 13 hệ thống
sông lớn có diện tích lưu vực
trên 10.000 km2. Hai sông lớn
nhất là sông Hồng và sông Mê
Công tạo nên hai vùng đồng
bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ
thống các sông suối hàng năm
có dung lượng chảy trên 310 tỷ
m3 nước. Chế độ nước của
sông ngòi chia thành mùa lũ và
mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-
80% lượng nước cả năm và
thường gây ra lũ lụt.
Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 9 vùng, đó là: vùng Tây
Bắc, vùng Trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng
Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Hệ sinh thái của
Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy,
sông suối, rặng san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại
chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có nơi nào
khác trên thế giới đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là
nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó1.
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam có nhiều định nghĩa khác nhau về
rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng chủ yếu : Rừng là
một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các
quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó;
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại
những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này
được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất
cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có sự cân bằng
đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật,
trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm
vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác
động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Tuy vậy cần có
một định nghĩa thống nhất và thực tế về rừng và ngành lâm nghiệp Việt nam.
1 Theo Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt. ừng.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
22
Rừng. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như
sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là
thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ