Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 17: Phát triển mạng lưới xe buýt tpHCM giai đoạn sau năm 2020

Hệ thống cơ sở hạ tầng sau năm 2020. Giai đoạn từ sau 2020 dự kiến mạng lưới đường bộ tại TPHCM đã hoàn chỉnh theo Quy hoạch GTVT đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Các Quốc lộ: 1A, 1K, 13, 22, 50, 51 được đầu tư mở rộng nâng cấp lên từ 6-12 làn đường. Các tỉnh lộ: 10, 12, 15, 16 được nâng cấp mở rộng lên từ 6-8 làn đường. Mạng lưới đường cao tốc: Hồ Chí Minh – Trung Lương, Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, đường cao tốc liên vùng phía Nam, hoàn thành.

Mạng lưới đường cao tốc khi đưa vào hoạt động sẽ làm giảm đáng kể thời gian di chuyển từ các vùng phụ cận đi TP.HCM và ngược lại. Bốn tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4 hoàn thành góp phần làm giảm lượng phương tiện đi xuyên tâm thành phố, giảm áp lực cho hệ thống đường phố nội đô. Bốn tuyến đường trên cao là mạng lưới đường cao tốc đô thị làm tăng vận tốc hành trình trong thành phố. Mạng lưới đường phố chính nội đô được mở rộng nâng cấp, mở mới làm tăng đáng kể diện tích mặt đường của thành phố, góp phần làm cho việc lưu thông của xe buýt dễ dàng hơn và cũng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Hệ thống cơ sở hạ tầng sau năm 2020 sẽ tạo thành “bộ khung cơ sở” nối thành phố với các đô thị vệ tinh (Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Biên Hòa, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Tân An ), các khu công nghiệp (Bình Dương, Tây Bắc, Trảng Bàng, Đức Hòa, ), các cảng biển (cảng Cát Lái, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải) và các sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành. Mạng lưới đường thứ cấp ở địa phương sẽ được phát triển để nối kết với “bộ khung cơ sở” tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn thành phố.

Bến xe Miền Tây và bến xe Miền Đông được di dời ra khu vành đai 3, xây dựng thêm bến xe Sông Tắc và bến xe Xuyên Á.

pdf12 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 17: Phát triển mạng lưới xe buýt tpHCM giai đoạn sau năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 293 CHƢƠNG 17 PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI XE BUÝT Tp.HCM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020 17.1 Hệ thống metro và cơ sở hạ tầng giai đoạn sau 2020 a) Hệ thống metro Sẽ có tất cả 7 tuyến Metro và 3 tuyến tramway được xây dựng hoàn tất sau năm 2020: - Tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên - Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương – Khu đô thị Tây Bắc - Tuyến Metro 3a: Bến Thành – BX Miền Tây – Tân Kiên - Tuyến Metro 3b: Ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước - Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Nhà Bè - Tuyến Metro số 5: Cầu Sài Gòn – BX Cần Giuộc. - Tuyến số 6: Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm. - Tuyến xe điện số 1: Bến Thành – Miền Tây. - Tuyến xe điện số 2: BX Cần Giộc – Ga metro quận 2. - Tuyến xe điện số 3: CVPM Quang Trung – Nguyễn Oanh. Hình 17.1 Tuyến metro số 3b Ngã sáu Cộng hoà – Hiệp Bình Phước Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 294 Hình 17.2 Tuyến metro số 4 Thạnh Xuân – Nhà Bè Hình 17.3 Tuyến metro số 5 Cầu Sài Gòn - Bến xe Cần Giuộc Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 295 b) Hệ thống cơ sở hạ tầng sau năm 2020. Giai đoạn từ sau 2020 dự kiến mạng lưới đường bộ tại TPHCM đã hoàn chỉnh theo Quy hoạch GTVT đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Các Quốc lộ: 1A, 1K, 13, 22, 50, 51 được đầu tư mở rộng nâng cấp lên từ 6- 12 làn đường. Các tỉnh lộ: 10, 12, 15, 16… được nâng cấp mở rộng lên từ 6-8 làn đường. Mạng lưới đường cao tốc: Hồ Chí Minh – Trung Lương, Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, đường cao tốc liên vùng phía Nam, … hoàn thành. Mạng lưới đường cao tốc khi đưa vào hoạt động sẽ làm giảm đáng kể thời gian di chuyển từ các vùng phụ cận đi TP.HCM và ngược lại. Bốn tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4 hoàn thành góp phần làm giảm lượng phương tiện đi xuyên tâm thành phố, giảm áp lực cho hệ thống đường phố nội đô. Bốn tuyến đường trên cao là mạng lưới đường cao tốc đô thị làm tăng vận tốc hành trình trong thành phố. Mạng lưới đường phố chính nội đô được mở rộng nâng cấp, mở mới làm tăng đáng kể diện tích mặt đường của thành phố, góp phần làm cho việc lưu thông của xe buýt dễ dàng hơn và cũng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng sau năm 2020 sẽ tạo thành “bộ khung cơ sở” nối thành phố với các đô thị vệ tinh (Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Biên Hòa, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Tân An…), các khu công nghiệp (Bình Dương, Tây Bắc, Trảng Bàng, Đức Hòa,…), các cảng biển (cảng Cát Lái, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải) và các sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành. Mạng lưới đường thứ cấp ở địa phương sẽ được phát triển để nối kết với “bộ khung cơ sở” tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn thành phố. Bến xe Miền Tây và bến xe Miền Đông được di dời ra khu vành đai 3, xây dựng thêm bến xe Sông Tắc và bến xe Xuyên Á. Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 296 Đường sắt quốc gia được nối mạng đi các tỉnh miền tây, Tây Ninh, Bình Dương. Tuyến đường sắt nhẹ khu đô thị Thủ Thiêm – Nhơn Trạch. Hình 17.4 Hệ thống giao thông đường bộ Tp.HCM giai đoạn sau 2020 Hệ thống đƣờng dành riêng Giai đoạn sau 2020 quy hoạch phát triển hạ tầng của thành phố đã hoàn thiện gồm các đường trục Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai, đường hướng tâm, đường phố chính nội đô. Các đường phố này đều có bề rộng mặt đường >21m và thu hút lưu lượng đi lại rất lớn. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện đi đôi với sự gia tăng nhanh chóng việc thiết lập các đường dành riêng cho xe buýt một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho hệ thống hoạt động an toàn hơn, đúng giờ và tăng chất lượng dịch vụ. Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 297 Hình 17.5 Mạng lưới đường dành riêng đề xuất đến 2025 Bảng 17.1 Danh mục đường dành riêng phát triển mới đến 2025 Từ Đến Trục đƣờng Bà Quẹo Phú Lâm Lũy Bán Bích An Lạc Tân Kiên QL1A Bến Thành Phà Bình Khánh Nguyễn Tất Thành-Huỳnh Tấn Phát Nguyễn Văn Linh Nhà Bè Trục Bắc Nam Hàng Xanh Bùng binh Cây Gõ Điện Biên Phủ -3/2 Hàng Xanh Bùng binh Cây Gõ XVNT-Nguyễn Thị Minh Khai- Hồng Bàng Bùng binh Cây Gõ BX Miền Tây Hồng Bàng-Kinh Dương Vương Phú Lâm Lê Minh Xuân Bà Hom-TL10 Cầu Phú Long Bến Bạch Đằng Hà Huy Giáp-Nuyễn Oanh-Nguyễn Kiệm-Phan Đình Phùng-Hai Bà Trưng Ngã 6 Gò Vấp TL7 Quang Trung-Tô Kí-TL15 Tân Thới Hiệp Cầu Phú Cường Lê Văn Khương-TL8 Trường Chinh Ngã 3 Giòng Phan Văn Hớn-TL14 Bà Quẹo Ngã 4 Gò Mây Tân Kì Tân Quý Tổng chiều dài đường dành riêng cho xe buýt đến 2025 là 410km Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 298 17.2 Các tuyến xe buýt phát triển mới 17.2.1 Các tuyến buýt cơ bản Các tuyến BRT gia tăng nhanh chóng do nhu cầu đi lại tăng rất cao tại thời điểm sau 2020. Mạng lưới đường bộ phát triển cũng là điều kiện để có thể xây dựng các tuyến BRT. Mạng lưới BRT đóng vai trò rất lớn trong việc vận chuyển lượng HK lớn khi mà mạng lưới đường sắt đô thị chưa đủ điều kiện xây dựng do chi phí quá cao. Sau năm 2020 dự kiến sẽ có 25 tuyến BRT với sản lượng trên 2,8 triệu lượt HK/ngày chủ yếu là các tuyến chạy trên các trục đường vành đai, đường quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm nhưng sẽ không chạy vào trung tâm (dừng tại các trạm trung chuyển tại đường vành đai 2) ngoại trừ một số ít tuyến cho phép đi vào khu trung tâm (5 tuyến). Sự phát triển BRT sẽ thay thế vai trò các tuyến buýt nhanh. TP.HCM trong tương lai là thành phố đa trung tâm nên việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các tiểu trung tâm là tất yếu. Cùng với mạng lưới đường sá xây dựng mới, các tuyến buýt mới sẽ lan tỏa bao phủ các khu vực này. Mạng lưới tuyến buýt cơ bản tăng nhanh chóng về số lượng cũng như diện tích bao phủ phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân: tăng thêm 2 tuyến vành đai trên đường vành đai 3 và 96 tuyến nhánh mới, chủ yếu ở các quận 2, 7, 9, huyện Nhà Bè, Bình Chánh theo các tuyến đường giao thông mới của quận huyện. Bảng 17.2 Thông số mạng lưới buýt cơ bản giai đoạn sau 2020 Số lượng tuyến Cự ly (km) Số xe Sản lượng dự kiến (HK/ngày) Trục 4 88 339 223.264 Chính 17 326 902 735.005 Vành đai 7 (+2) 179 352 226.750 Nhánh 210 (+96) 2.945 6.785 3.945.678 BRT 25(+18) 687 957 2.808.516 TỔNG 263 4.228 9.340 7.939.211 17.2.2. Mạng lƣới tuyến buýt chuyên dùng. Mạng lƣới tuyến nối kết tiếp tục phát triển cùng với hệ thống đường sắt và hoàn thiện ở giai đoạn này. Việc đưa vào hoạt động các tuyến đường sắt đô thị cần Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 299 gắn liền với xây dựng phát triển các tuyến buýt nối kết. Mạng lưới tuyến nối kết sẽ được phát triển hoàn thiện phục vụ cho nhu cầu HK sử dụng đường sắt đô thị. Các tuyến con thoi tiếp tục phát triển phục vụ nhu cầu đi lại từ các bến xe liện tỉnh mới xây dựng: Miền Tây, Miền Đông, Sông Tắc, Xuyên Á, các ga đường sắt: Tân Kiên, An Bình, Tân Thới Hiệp… đến các đầu mối giao thông khác như Sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành, bến tàu Bạch Đằng hay các đầu mối trung chuyển HK khác. Một số tuyến con thoi có điểm đầu cuối tại BX Miền Đông, BX Miền Tây được điều chỉnh đầu bến về BX Miền Đông mới, BX Miền Tây mới. Do bến xe Miền Tây mới đã xây dựng xong nên di dời các đầu bến tuyến phụ cận tại BX Miền Tây về đây. Bảng 17.3 Thông số mạng lưới buýt chuyên dùng giai đoạn sau 2020 Số tuyến Cự ly (km) Số xe Sản lƣợng (HK/ngày) Đêm 22 373 129 44.220 Con thoi 40 (+13) 939 1.172 372.838 Sinh viên 16 415 1.038 299.520 Học sinh 1.894 300.000 Công nhân 25 (+2) 477 938 332.000 Phụ cận 29 1,050 1.111 465.989 Nối kết 21 (+5) 191 469 355.710 Cao điểm 14 217 532 260.288 Tổng 167 3.253 7.283 2.074.855 Hình thức đưa rước học sinh dự kiến đạt 300.000 lượt/ngày. 17.2.3 Các thông số chính mạng lƣới giai đoạn sau 2020 Bảng 17.4 Các tuyến buýt mới phát triển Nhóm Số lƣợng Cự ly (km) Tuyến cơ bản mới 117 2.004,25 Vành đai 2 75,2 Nhánh 96 1.392,05 BRT 19 537 Tuyến chuyên dùng mới 20 618,22 Con thoi 13 537,27 Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 300 Nối kết 5 37,11 Công nhân 2 43,84 Tổng 137 2.622,47 Có 20 tuyến buýt nhanh và 1 tuyến BRT sẽ ngưng hoạt động trong giai đoạn này do BRT sẽ thay thế hoàn toàn buýt nhanh và metro thay thế BRT. Bảng 17.5 Tổng kết mạng lưới tuyến xe buýt sau 2020 Số tuyến Số xe Sức chứa Sản lƣợng dự kiến (HK/ngày) Công cộng hóa Cơ bản 263 9.340 783.850 7.939.211 29,5 % Chuyên dùng 167 7.283 566.085 2.074.855 Tổng 430 16.623 1.349.935 10.014.066 Số tuyến/ triệu dân: 31,85 Bảng 17.6 Thông số đoàn phương tiện sau 2020 Loại xe Buýt cơ bản Buýt chuyên dùng Tổng số xe Sức chứa B40 593 107 700 28.000 B55 4.502 491 4.993 274.615 B80 3.288 6.685 9.973 797.840 BRT 957 0 957 249.480 Tổng 9.340 7.283 16.623 1.349.935 Số xe buýt chuẩn /1000 dân: 1,81 17.3 Đánh giá chung toàn bộ mạng lƣới giai đoạn sau 2020 Chiều dài đường xe buýt: 2.106 km, gia tăng 812 km (62%). Tổng cự ly các tuyến xe buýt cơ bản giai đoạn sau 2020: 4.228 km, gia tăng 1368 km (47,8%). Tỉ lệ trùng lắp toàn mạng: 50,2 %. Xét theo từng quận huyện, tỷ lệ trùng lắp vẫn còn khá cao ở các quận nội thành. Bảng 17.7 Đánh giá các tiêu chí mạng lưới theo từng quận. Quận Cự ly xe buýt (km) Chiều dài đường xe buýt (km) Tỉ lệ trùng lắp (%) Mật độ tuyến (km/km 2 ) Hệ số tuyến (km/km) Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 301 Q1 128,3 40,3 68,6 5,21 0,52 Q2 188,1 67,4 64,2 1,35 0,54 Q3 57,0 25,8 54,7 5,25 0,56 Q4 27,0 9,9 63,2 2,37 0,36 Q5 73,3 28,7 60,9 6,71 0,50 Q6 84,7 25,6 69,8 3,56 0,39 Q7 152,0 65,8 56,7 1,84 1,25 Q8 77,1 41,7 45,8 2,18 0,56 Q9 351,7 149,1 57,6 1,31 0,71 Q10 62,1 26,5 57,4 4,63 0,68 Q11 57,8 24,0 58,4 4,68 0,60 Q12 228,6 99,9 56,3 1,89 0,73 PHÚ NHUẬN 44,4 18,1 59,3 3,70 0,55 BÌNH THẠNH 178,2 46,0 74,2 2,22 0,74 GÒ VẤP 103,2 46,8 54,7 2,37 0,41 TÂN BÌNH 156,9 56,4 64,1 2,52 0,53 TÂN PHÚ 92,0 47,2 48,7 2,94 0,43 BÌNH TÂN 243,2 120,0 50,7 2,31 0,80 THỦ ĐỨC 231,7 111,1 52,1 2,33 0,96 BÌNH CHÁNH 486,9 275,3 43,5 1,09 0,66 HÓC MÔN 227,0 127,7 43,7 1,17 0,43 NHÀ BÈ 124,3 80,3 35,4 0,80 1,27 CỦ CHI 383,9 238,7 37,8 0,55 0,22 CẦN GIỜ 59,6 50,9 14,6 0,07 0,29 Trung bình 2,63 0,61 Tỉ lệ trùng lắp mạng lƣới trên địa bàn thành phố là 52% Lưu ý: Tỉ lệ trùng lắp toàn mạng < trung bình tỉ lệ trùng lắp 24 quận huyện, do mạng lưới tuyến buýt cơ bản không những chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố mà còn có một số tuyến hoạt động trên địa phận các tỉnh: Long An, Bình Dương. Cùng với sự gia tăng mạng lưới đường bộ, diện tích bao phủ của mạng lưới xe buýt cũng gia tăng đáng kể ở các quận mới và các huyện ngoại thành như quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn , Nhà Bè. Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 302 Bảng 17.8 Độ bao phủ mạng lưới từng quận Diện tích đất (km 2 ) Độ bao phủ (km2) Tỉ lệ độ bao phủ Quận 1 7,73 7,61 0,98 Quận 2 49,74 31,42 0,63 Quận 3 4,92 4,92 1,00 Quận 4 4,18 4,14 0,99 Quận 5 4,27 4,27 1,00 Quận 6 7,19 6,86 0,95 Quận 7 35,69 24,25 0,68 Quận 8 19,18 16,48 0,86 Quận 9 114 65,58 0,58 Quận 10 5,72 5,68 0,99 Quận 11 5,14 5,05 0,98 Quận 12 52,78 40,89 0,77 Quận Gò Vấp 19,74 17,39 0,88 Quận Tân Bình 22,38 14,96 0,67 Quận BìnhThạnh 20,76 15,76 0,76 Quận Phú Nhuận 4,88 4,50 0,92 Quận Thủ Đức 47,76 39,14 0,82 Quận Tân Phú 16,06 14,82 0,92 Quận Bình Tân 51,89 45,04 0,87 Huyện Củ Chi 434,5 142,50 0,33 Huyện Hóc Môn 109,18 57,02 0,52 Huyện Bình Chánh 252,69 136,30 0,54 Huyện Nhà Bè 100,41 44,30 0,44 Huyện Cần Giờ 704,22 29,57 0,04 Trung bình 0,75 Theo tính toán có 9,18 triệu dân số vùng đô thị thành phố HCM (68%) tiếp cận với mạng lưới xe buýt thành phố với khoảng cách đi bộ ≤500m Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 303 Hình 17.6 Khu vực tiếp cận xe buýt có cự ly < 500m giai đoạn sau 2020 Bảng 17.9 Bảng tổng hợp đánh giá các tuyến cơ bản qua từng giai đoạn Số tuyến Cự ly (km) Chiều dài đƣờng xe buýt (km) Tỉ lệ trùng lắp (%)/số tuyến CB Độ bao phủ (km2) Trƣớc điều chỉnh 111 2.068 908 56,6/111 = 0,51 417,6 Sau điều chỉnh 2010 133 2.090 1.192 42,9/133 = 0,32 498 Giai đoạn 2011 - 2015 165 2.784 1.294 53,5/165 = 0,32 529,2 Giai đoạn 2016 - 2020 167 2.860 1.294 54,7/167 = 0,32 529,2 Giai đoạn sau 2020 263 4.228 2.106 50,2/263 = 0,19 778,5 Sự hoàn thiện các quy hoạch về mạng lưới đường giao thông của thành phố góp phần rất lớn phát triển mạng lưới. Các thông số chiều dài đường xe buýt và độ Chương 17 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 304 bao phủ tăng rất nhanh. Số tuyến tăng nhanh và chủ yếu tăng độ bao phủ các khu ngoại thành. 17.4 Đánh giá toàn bộ mạng lƣới qua 4 giai đoạn. Bảng 17.10 Các tiêu chí của mạng lưới tuyến xe buýt Trước điều chỉnh 2010 2015 2020 2025 Số tuyến toàn mạng 152 210 280 314 430 Số tuyến cơ bản 111 133 165 167 263 Số tuyến chuyên dùng 41 77 115 147 167 Dân số (triệu người) 8,72 9,46 10,29 12 13,5 Số tuyến/triệu dân 17,43 22,19 27,2 26,16 31,85 Số xe 3.208 5.305 9.124 12.649 16.623 Sức chứa (chỗ) 159.993 323.638 617.740 989.065 1.349.935 Số xe buýt chuẩn/1000 dân 0,33 0,62 1,09 1,49 1,81 Cự ly buýt cơ bản (km). 2.068 2.090 2.784 2.860 4.228 Cự ly buýt chuyên dùng (km) 1.568 1.929 2.608 3.154 3.253 Chiều dài đường xe buýt (km). 908 1.192 1.294 1.294 2.106 Tỉ lệ trùng lắp toàn mạng/số tuyến cơ bản 0,51 0,32 0,32 0,32 0,19 Mật độ tuyến trung bình 24 quận huyện (km/km2) 1,86 2,06 2,23 2,23 2,63 Hệ số tuyến trung bình 24 quận huyện (km/km) 0,35 0,4 0,44 0,44 0,61 Độ bao phủ (km2). 417,6 498 529,2 529,2 778,5 Dân số tiếp cận (triệu người) (% dân số thành phố) 5,67 (65%) 6,18 (65,3%) 6,34 (61,6%) 6,47 (53%) 9,18 (68%) Sản lượng dự kiến (HK/ngày). 830.848 2.398.779 4.173.584 6.821.515 10.014.066 Công cộng hóa. 5,4% 13,3% 19,3% 25,3% 29,5% (Chi tiết hệ thống xem tập phụ lục 17.1 17.2 và Atlas)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChương 17 phát triển mạng lưới xe buýt tphcm giai đoạn sau năm 2020.pdf